Theo số liệu tổng điều tra tháng 4 năm 1999, cả nước ta có 129.723 người (ước tính hiện nay là 158.000 người) thì ở Lâm Đồng là nơi có nhiều người Cơ Ho cư trú nhất (113.200 người và Lâm Đồng được coi là quê gốc của người cơ Ho. Số còn lại được phân bố ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận.
Tộc người Cơ Ho có nhiều nhóm với tên gọi là Cơ Ho Srê, Cơ Ho Cơ Ròn, Cơ Ho Nộp, Cơ Ho Lạch và Cơ Ho Chil.
Trong hôn nhân của người Cơ Ho, dù ở nhóm Cơ Ho nào cũng đã và đang duy trì tính chất mẫu hệ (con gái cưới chồng, con trai ở rể, con cái lấy họ của mẹ). Trình tự hôn nhân của người Cơ Ho như sau:
Đối với người Cơ Ho, chủ động hôn nhân thuộc về con gái. Nếu cô gái ưng chàng trai nào trong buôn hoặc ngoài buôn, sẽ báo với bố mẹ nhờ người mai mối đi cùng với em trai ruột của mẹ mình đến nhà trai để đánh tiếng rằng: cô A muốn bắt anh B làm chồng. Nếu chàng trai đồng ý thì nhà gái xin ngày dạm hỏi. Người mai mối đem lễ vật gồm gà, rượu, chuỗi hạt cườm... sang nhà trai làm lễ hỏi (nếu chàng trai không đồng ý để cô gái bắt làm chồng sẽ tìm mọi cách từ chối, nếu không chối được, đợi khi nhà gái đến xin cưới sẽ thách cưới thật cao để nhà gái nản lòng mà bỏ). Nhưng xưa nay chuyện này hiếm gặp trong cộng đồng người Cơ Ho.
Sau lễ hỏi là lễ xin cưới. Lễ xin cưới cũng gồm hạt cườm, vòng đồng, rượu, gà... Trong ngày xin cưới nhà trai có quyền thách cưới. Tuỳ hoàn cảnh nhà gái, vật thách cưới có thể là gà, rượu cần, cao hơn là trâu, chiêng, ché. Khi nhà gái chấp nhận số lượng lễ vật thách cưới thì đến ngày cưới đem lễ sang nhà trai. Nhà trai đặt lễ của nhà gái lên bàn thờ nhà mình cúng tổ tiên, thông báo với tổ tiên rằng con trai trong gia đình đã gả bán cho nhà gái từ ngày hôm nay. Sau khi cúng lễ ở nhà trai, họ hàng nhà gái rước rể về, tổ chức đám cưới tại nhà mình. Nhà trai cử một số anh em họ hàng và bạn bè của chú rể đưa chú rể về nhà... vợ. Trong ngày cưới của nhà giá, Già làng hoặc người cậu ruột của cô dâu tế lễ trước bàn thờ tổ tiên và cúng Yàng cầu mong cho đôi trẻ hạnh phúc. Tiếp đó đôi vợ chồng trao còng cho nhau. Sau đó Già làng và người em trai mẹ cô dâu co lời dặn dò vợ chồng trẻ ăn ở chung thuỷ. Tiếp đến là ăn uống kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Trai gái trong buôn cùng nhảy múa ca hát. Sau ngày cưới chú rể ở hẳn nhà gái. Con cái sinh ra mang họ mẹ.
Sau lễ hỏi là lễ xin cưới. Lễ xin cưới cũng gồm hạt cườm, vòng đồng, rượu, gà... Trong ngày xin cưới nhà trai có quyền thách cưới. Tuỳ hoàn cảnh nhà gái, vật thách cưới có thể là gà, rượu cần, cao hơn là trâu, chiêng, ché. Khi nhà gái chấp nhận số lượng lễ vật thách cưới thì đến ngày cưới đem lễ sang nhà trai. Nhà trai đặt lễ của nhà gái lên bàn thờ nhà mình cúng tổ tiên, thông báo với tổ tiên rằng con trai trong gia đình đã gả bán cho nhà gái từ ngày hôm nay. Sau khi cúng lễ ở nhà trai, họ hàng nhà gái rước rể về, tổ chức đám cưới tại nhà mình. Nhà trai cử một số anh em họ hàng và bạn bè của chú rể đưa chú rể về nhà... vợ. Trong ngày cưới của nhà giá, Già làng hoặc người cậu ruột của cô dâu tế lễ trước bàn thờ tổ tiên và cúng Yàng cầu mong cho đôi trẻ hạnh phúc. Tiếp đó đôi vợ chồng trao còng cho nhau. Sau đó Già làng và người em trai mẹ cô dâu co lời dặn dò vợ chồng trẻ ăn ở chung thuỷ. Tiếp đến là ăn uống kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Trai gái trong buôn cùng nhảy múa ca hát. Sau ngày cưới chú rể ở hẳn nhà gái. Con cái sinh ra mang họ mẹ.
Một điều đáng chú ý là nếu nhà gái chưa đem đủ lễ vật thách cưới, chú rể và cô dâu sẽ ở nhà chồng đến khi trả đủ lễ vật, chú rể mới về nhà vợ. Có trường hợp do hoàn cảnh nhà trai khó khăn, cô dâu có thể ở nhà chồng một thời gian rồi hai vợ chồng mới về ở hẳn nhà mình.
Nhìn chung, phong tục hôn nhân, trình tự tiến hành hôn nhân đã nêu ở trên là những nội dung cơ bản của hôn nhân trong cộng đồng người Cơ Ho. Nhưng tại các nhóm người Cơ Ho khác nhau thì hôn nhân cũng có những điểm khác nhau - ví dụ: người Cơ Ho Nộp, sau ngày cưới chú rể ở nhà vợ một thời gian, sau đó vợ chồng có thể ở riêng. Người vợ có thể sinh đẻ ở trong nhà, không phải làm chòi ở ngoài rẫy đẻ một mình như những người Co Ho khác hoặc như tục lệ của một số dân tộc ít người khác của Tây Nguyên. Đáng lưu ý là trong buôn lỡ có cô nào không chồng mà chửa cũng được sinh đẻ tại nhà.
Nhìn chung, phong tục hôn nhân, trình tự tiến hành hôn nhân đã nêu ở trên là những nội dung cơ bản của hôn nhân trong cộng đồng người Cơ Ho. Nhưng tại các nhóm người Cơ Ho khác nhau thì hôn nhân cũng có những điểm khác nhau - ví dụ: người Cơ Ho Nộp, sau ngày cưới chú rể ở nhà vợ một thời gian, sau đó vợ chồng có thể ở riêng. Người vợ có thể sinh đẻ ở trong nhà, không phải làm chòi ở ngoài rẫy đẻ một mình như những người Co Ho khác hoặc như tục lệ của một số dân tộc ít người khác của Tây Nguyên. Đáng lưu ý là trong buôn lỡ có cô nào không chồng mà chửa cũng được sinh đẻ tại nhà.
Nhóm Cơ Ho Chil thì nhà trai thử thách nhà gái 3 đến 5 năm mới cho cưới. Nhà gái phải giúp nhà trai tiền vốn, heo gà và thóc giống để làm ăn sau khi cưới.
Hiện nay hôn nhân người Cơ Ho đã tiến bộ và giản tiện về thách cưới, về tổ chức ăn uống linh đình. Không còn chuyện các cô gái thích ai thì bắt bằng được người đó. Tuy nhiên dù năm nữ được tự do tìm hiểu nhưng chuyện cưới xin vẫn là do nhà gái chủ động. Việc con cái sinh ra phải mang họ mẹ chính là yếu tố nguyên thuỷ vẫn được duy trì trong xã hội hiện đại. Chúng ta chủ khẳng định tính chất mẫu hệ trong cộng đồng người Cơ Ho mà không coi đó là chế độ mẫu quyền bởi vì trong các gia đình người Cơ Ho, từ xưa nay người chồng vẫn là đồng chủ nhà với vợ, cũng có quyền quyết định mọi việc, con trai con gái trong gia đình có quyền ngang nhau. Hàng chục thế hệ đã qua và cho đến ngày nay, người Cơ Ho vẫn đề cao hôn nhân một vợ một chồng. Những hành vi đi ngược với chuẩn mực đạo đức như ngoại tình, loạn luân, ly hôn không lý do... sẽ bị xử phạt. Nhẹ thì phạt trâu, rượu. Nặng thì ngoài việc bị phạt còn có thể bị đuổi ra khỏi cộng đồng. Đây là quy định nghiêm ngặt nhưng rất tiến bộ đã có từ xa xưa trong cộng đồng người Cờ Ho.
Hoàng Duy Trần (sưu tầm).