Phong tục đón tết của dân tộc Lô Lô Hà Giang
Lô Lô là một dân tộc ít người ở Việt Nam hiện đang cư trú tại Hà Giang, từ nhiều đời nay đã định cư và sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Cùng Mix Tourist du lịch Hà Giang để khám phá phong tục đón tết ở dân tộc này nhé!
Mỗi khi mùa xuân đến tràn về trên núi rừng Tây Bắc, những người dân tộc Lô Lô đang cố hoàn thành nốt những ông việc cuối cùng của năm cũ để chuẩn bị đón một mùa xuân mới với những điều may mắn và tốt đẹp. Bầu không khí không quá ồn ào và khoa trương, những phong tục tập quán trong ngày lễ Tết của người dân tộ Lô Lô rất mộc mạc nhưng lị tràn đầy sức sống và rất hấp dẫn.
Bắt đầu từ ngày 28 – 29 tháng Chạp tất cả mọi người đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ và đưa những rác rưởi bên trong nhà ra các ngã ba hay các ngã tư để đổ, với ý nghĩa là xua đuổi những rủi ro và điều không may mắn của năm cũ để chuẩn bị cho những việc đón năm mới.
Đến chiều 30 tết theo như phong tục của người dân tộc Lô Lô thường tổ chức bữa cơm tất niên sum họp cho cả nhà. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được gia chủ tổ chức cúng sức khỏe và gọi hồn ( hồn sống) về với ông bà, cha mẹ và vợ con và anh em sum họp đầy đủ với nhau để chào đón năm mới. Đối với những người con gái thì sẽ dùng gà trống để cúng còn đối với đàn ông thì cúng bằng gà mái.
Khi bạn tham quan du lịch Hà Giang, đêm đón giao thừa là đêm nhộn nhịp nhát trong năm và hầu như ả bản đều thức. Những cụ bà cùng với những cháu bé bên bếp lửa hồng với nồi bánh chưng và kể chuyện cổ tích dân gian còn các cụ ông thì cùng nhau nhâm nhi những chén rượu. Những thanh niên nam nữ thì đi qua nhà nhau để xin lộc bằng cách lấy chộm một vài thanh củi hay mấy ngọn rau đem về nhà. Khắp nơi là hương khói, bên trong nhà thì đèn sáng tỏ, bên ngoài đường thì thắp lên những ngọn đuốc sáng rực, trẻ em cùng với thành niên trong làng thì đổ ra các ngả đường và tập trung ở các sân chơi đợi đến gà gáy sáng.
Phong tục đón tết của dân tộc Lô Lô Hà Giang
Theo phong tục của người dân tộc Lô Lô thì người dân đón giao thừa bắt đầu từ tiếng gà gáy đầu tiên trong bản, không cần biết là gà nhà ai nhưng chỉ cần là gà ở trong làng có một con cất lên tiếng gáy đầu tiên là chủ nhà sẽ gọi mọi người đón năm mới. Sau khi thắp hương cũng lạy ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu thì trong gia đình sẽ cử người đi gánh nước, người thì đi cho lợn ăn và khua hết các con vật dậy, những tiếng chó sủa, tiếng heo kêu và tiếng ngựa hí vang lên ầm ĩ khắp làng.
Ngày tết của người dân Lô Lô chính là cuộc gặp gỡ những người trong nhà, theo phong tục tập quán của người dân tộc Lô Lô thì dù ai đi bất cứ đâu làm bất cứ nghề gì thì hằng năm mỗi khi tết đền đều mong muốn trở về sum họp với gia đình và cùng tạ ơn tổ tiên. Người dân Lô Lô có câu sau: “Sống nhớ về tổ tiên và mồ mả chứ không phải sống vì món ăn”, chính vì vậy ngoài quan niệm vật chất thì còn có phần tâm linh bên trong đó chính là mồ mả và bát hương để cúng ông bà cha mẹ.
Lý Thị Ninh (sưu tầm)