Tín ngưỡng cúng Thần lúa của người Xơ Đăng, Quảng Nam (Hoàng Thị Vinh) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Wednesday, August 3, 2016

Tín ngưỡng cúng Thần lúa của người Xơ Đăng, Quảng Nam (Hoàng Thị Vinh)

Tín ngưỡng về Thần lúa của ngưi Xơ Đăng luôn tồn tại cùng các lễ thức dân gian mang tính tâm linh trong các lễ hội cổ truyền, vừa phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của ngưi Xơ Đăng từ bao đời nay…
Đồng bào dân tộc Xơ Đăng vùng núi Quảng Nam sinh sống chủ yếu tại ba xã: Trà Cang, Trà Nam và Trà Linh thuộc huyện miền núi Nam Trà My. Cuộc sống của đồng bào Xơ Đăng nơi đây chủ yếu dựa vào các thung lũng ruộng bậc thang, trồng trọt và canh tác nương ry xung quanh plơi (làng).

Đời sống của đồng bào Xơ Đăng còn khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt nên những gì đồng bào không giải thích được, họ đều viện vào ở các đấng siêu nhiên, thần linh hoặc các lễ thức tín ngưỡng dân gian khác... để cầu mong các đấng siêu nhiên, thần linh... đó phù hộ và chở che cho cuộc sống ngưi Xơ Đăng luôn được yên lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt. Từ đó sinh ra nhiều nghi lễ, tín ngưỡng dân gian và đã ăn sâu vào tiềm thức để hôm nay vẫn còn in đậm dấu ấn và mãi trường tồn trong tâm thức của cộng đông dân tộc Xơ Đăng nơi đây.

Thần lúa đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống của đồng bào Xơ Đăng. Họ cho rằng: Mỗi mùa rẫy, việc sản xuất thuận lợi lúa, bắp đầy kho đều do Thần lúa ban tặng hoặc gặp phải thất thu cây lúa, cây bắp cho ít hạt là do Thần lúa giận hờn hay trách vì dân làng có những lời xấu đối với Thần Sơri. Nên vào mùa lúa trĩu hạt, đồng bào Xơ Đăng nơi đây có tục ăn mừng lúa mới với nghi thức rước hồn lúa diễn ra khá long trọng. 

Mỗ
i làng đng bào Xơ Đăng thường có từ 15 đến 20 nóc và mỗi nóc thường có từ 8 đến 10 gia đình cùng sinh sống. Họ ở nhà sàn, mái thấp, lợp bằng lá nón. Nhà ở thường xúm xít gần nhau, xen vào giữa là những kho thóc của từng gia đình. Theo truyền thống, bà chủNóc là người duy nhất được săn sóc đến các lễ thức liên quan đến hồn lúa. Cũng có những nơi, công việc đó do ông chủ Nóc hay những người già có kinh nghiệm mà sức khỏe còn tốt am hiểu phong tục tập quán đảm nhận. Các cây chọc lỗ dùng xong được dựng lại đó để bảo vệ hồn lúa. Lúa giống được để vào một chiếc gùi dưới chân một cây nêu mà trên ngọn có cắm bông lau, tưng trưng cho hoa lúa. Các gia đình trong nóc được phân phát dần thứ lúa đó để trỉa trên rẫy. Bao giờ người ta cũng để một ít giống nhằm tổ chức một bữa ăn mời bạn bè đến dự và trong bữa ăn đó, họ tổ chức lễ đầu mùa để mời người sống, các vong hồn, các thần linh về tham dự, và tiễn đưa hồn lúa lên rẫy để hồn tác động đến cây trồng.

Kho thóc của người Xê Đăng nằm biệt lập, xa làng và khu dân cư nhưng không bao giờ mất cắp.

Khi thu hoạch, lễ đưa hồn lúa về kho cũng được coi trọng. Tục căng dây đưa hồn lúa về kho của đồng bào Xơ Đăng được tổ chức chu đáo. Những nơi qua suối đều phải bắc cầu (cầu tượng trưng cho hồn lúa đi). Ở những ngã ba phải cắm hoa làm dấu chỉ đường cho hồn lúa, khi đến kho, cũng phải bắc cầu cho hồn lúa lên, sau khi sửa soạn chỗ nghỉ chu đáo cho hồn lúa trong kho thóc. Họ phải bảo vệ không cho lúa dính nước khi tiến hành các nghi lễ. Có nơi còn giữ không động chạm tới nước trong thời gian tuốt lúa. 
Mùa thu hoạch xong, sau lễ ăn cơm mới người Xơ Đăng chuẩn bị cho những tháng nghỉ ngơi. Trong những tháng nghỉ ngơi đó, người Xơ Đăng đỏ lửa lò rèn tranh thủ rèn các công cụ phục vụ sản xuất. Hoặc nay ở nhà này, mai ở nhà khác, ngày ở làng này, đêm sang làng khác, dự lễ ở mọi nhà, ở nhiều làng. Mọi người vui say và quên đi những ngày lao động mệt nhọc. Họ hò reo, ca hát, đánh cồng đánh chiêng cầu mong mùa màng sang năm được tốt tươi, lương thực sẽ thừa thãi…

Hoàng Thị Vinh (sưu tầm)

Share with your friends