1. Vài Nét Về Dân Tộc Pà Thẻn
Dân số : 6.811 người
Ngôn Ngữ: Thuộc ngữ hệ Hmông – Dao.
Tên gọi khác: Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Ðỏ
Nhóm địa phương:
Địa bàn cư trú: Hà Giang, Tuyên Quang, Đồng Nai, Thái Nguyên, Hà Nội
Địa bàn cư trú:
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Pà Thẻn ở Việt Nam có dân số 6.811 người, có mặt tại 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Pà Thẻn cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (5.771 người, chiếm 84,7% tổng số người Pà Thẻn tại Việt Nam), Tuyên Quang (877 người), Đồng Nai (27 người), Thái Nguyên (25 người), Hà Nội (20 người).
2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng trọt
Một cánh đồng lúa của người Pà Thẻn
(Ảnh sưu tầm)
Người Pà Thẻn trước đây sống bằng nghề trồng trọt trên nương rẫy.Cây lương thực chính là cây lúa và cây ngô. Lúa có nhiều loại: lúa tẻ (mô ha la, mô cò nhà, mô ta tớ, mô nhơ) và lúa nếp (mô cằm đi, bôn tri, bù mr khó). Trên một đám nương, người Pà Thẻn chỉ canh tác 2 – 3 năm, tuỳ vào độ màu mỡ của đất, rồi sau đó bỏ hóa, đi tìm đất làm nương mới. Việc tìm đất làm nương mới thường do người già, người có nhiều kinh nghiệm sản xuất đảm nhiệm. Họ thường chọn nơi có rừng già, có lớp mùn dày, không dốc lắm để làm nương lúa và những vùng đất có pha sỏi để làm nương ngô. Khởi đầu cho việc khai phá nương mới là chặt cây:
Họ phát các loại cây nhỏ, dây leo, rồi chặt cây to. Việc phát nương được thực hiện vào mùa khô. Sau khi phát nương được vài ba tháng, cây đã khổ, đồng bào tiến hành đốt, thu dọn sạch nương. Để trồng hạt lúa, người Pà Thẻn dùng gậy chọc lỗ – tra hạt. Người đàn ông cầm gậy đi trước chục lỗ, người đàn bà theo sau tra hạt. Khi lúa chín, người Pà Thẻn dùng I li chác – một loại nhíp nhỏ cắt từng bông một. Hàng ngày đi thu hoạch lúa, họ để lúa lại ở trên nương phơi luôn. Khi gặt hết vụ mới mang về để trên gác bếp. Sau cây lúa là cây ngô. Cây ngô được trồng trên những nương ít màu mỡ hơn, có thể là những nương đã trồng lúa vụ trước, nhưng nay đã cằn, không còn trồng lúa được nữa. Ngoài lúa và ngô, người Pà Thẻn còn trồng thêm các loại bầu, bí, đậu đồ, khoai sọ, khoai lang, sắn…
Từ ngày Nhà nước thực hiện chính sách định canh, định cư (1968), người Pà Thẻn đã xuống núi, định cư ở vùng núi thấp cùng đồng bào khác . Từ khi xuống núi người Pà Thèn vẫn làm nghề nông, trồng lúa, ngô, khoai, sắn, nhưng không dùng gậy chọc lỗ nữa, mà dùng trâu kéo cày trên các thửa mộng bậc thang.
2.2. Chăn nuôi
Người Pà Thèn chăn nuôi gia súc, gia cầm như các dân tộc khác trong vùng. Con trâu, con bò được nuôi trong mọi gia đình theo phương thức chăn thả. Sáng thả trâu, bò lên núi rừng tự tìm cỏ ăn, chiều lùa 1 lùa về chuồng. Con lợn, con gà, con vịt được nuôi nhiều để vừa làm, hiến sinh trong lễ tết, cúng bái và kết hợp ăn thịt.
2.3. Khai thác tự nhiên
Người Pà Thẻn cư trú ở vùng rừng núi, đã thu hái lâm thổ sản cải thiện đời sống của mình. Những ngày mùa đói kém, gặp những năm múa màng thất bát, đồng bào vào rừng tìm củ mài, củ nâu và những loại cây có củ về ăn. Hàng ngày đi làm lên rừng, lên núi, mùa nào thức ấy, đồng bào hái măng, rau rừng các loại, hoa quả trên rừng, nấm hương, mộc nhỉ, mật ong, củi đóm… mang về sử dụng. Những ngày nhàn rỗi, thanh niên nam giới khoẻ mạnh thường đi săn bắn, đánh bắt cá ở các sông suối về cải thiện bữa ăn.
2.4. Ngành nghề thủ công
Nghề dệt của người Pà Thẻn (Ảnh sưu tầm)
Người Pà Thèn có hai nghề thủ công được tồn tại lâu, đó là dệt và nghề đan lát. Nghề dệt có từ lâu đời, gắn với đặc điểm trang phục của đồng bào. Sản phẩm dệt của họ cũng được các dân tộc xung quanh ưa thích, cho nên còn được đem bán, trao đổi với dân tộc khác. Nghề đan lát ở người Pà Thẻn cũng khá phát triển. Họ tự túc đồ đan như chiếc gùi, chiếc dậu, cót phơi thóc lúa.
2.5. Trao đồi, mua bán
Dân tộc Pà Thẻn ít người cho nên họ không có chợ riêng nên thường họp chợ chung với các dân tộc trong vùng. Ra chợ, người Pà Thẻn thường bán các lâm sản quý như nấm hương, mộc nhỉ, mật ong, măng khô. Những con vật nuôi như gà, vịt, lợn, thậm chí cả trâu đều được người Pà Thẻn đem bán. Ở chợ, họ thường mua muối ăn, kim khâu và những đồ dùng cần thiết liên quan đến trang sức cho phụ nữ
3. Văn hoá truyền thống
3.1. Làng
Một góc làng dân tộc Pà Thẻn (Ảnh sưu tầm)
Người Pà Thẻn sinh sống thành từng làng, nhưng làng của người Pà Thẻn có đặc điểm là chịu nhiều chi phối của trình độ sản xuất, hoàn cảnh kinh tế – xã hội. Theo các cụ già kể lại, ngày mới di cư đến Việt Nam trước sự cạnh tranh của cư dân bản địa, họ phải dựng làng trên nhiều triền núi cao. Mặt khác lúc đó họ sống bằng nghề trồng trọt theo phương thức phát đốt, chọc, trỉa trên các triền đất dốc, đất nhanh chóng bạc máu thường xuyên phải thay đổi nương sản xuất. Do đó làng của họ là làng du canh, du cư, không ổn định, làng ít hộ, cư trú thưa thớt. Từ những năm 60 của thế kỷ XX sau khi thực hiện định canh, định cư, người Pà Thẻn xuống núi, làm ăn ổn định. Ở vùng núi thấp, họ dựng làng ở gần khe suối, có khả năng bắc máng tre dẫn nước về đến nhà. Tuỳ theo từng địa plnrơng, số lượng nhà ở trong làng khác nhau. Ở vùng hữu ngạn sông Lam, các xã Tân Trịnh, Tân Lập, Yên Bình, nơi số dân số chiếm 4/5 dân số của người Pà Thẻn, có làng đông tới 30 – 40 nóc nhà. Những nơi khác, làng người Pà Thẻn thường sống rải rác dọc theo các con sông suối.
Trong một làng người Pà Thẻn thường có nhiều dòng họ cùng cư trú, trong đó một dòng họ lớn nhất: đông người, có uy thế về kinh tế – xã hội trong cộng đồng làng.
3.2. Nhà ở
Người Pà Thẻn cũng như các dân tộc khác rất quan tâm đến ngôi nhà ở. Dù là môi trường tự nhiên thế nào, đã ở đó làm ăn là phải làm nhà để ở. Khi chọn đất làm nhà, người Pà Thẻn thường quan tâm đến hướng nhà. Đất được chọn làm nhà thường là chân núi, để khi dựng nhà, nhà (lựa lưng vào núi và mặt trước nhà là khoảng không gian rộng rãi, có tầm nhìn xa, nhưng đồng bào kiêng, ở tầm xa đó có núi hoặc sông hướng thẳng vào phía trước nhà. Đồng bào quan niệm rằng làm nhà vào những hướng đó thì các thành viên trong nhà hay bị đau yếu, các con vật nuôi trong nhà không phát triển.
Người Pà Thẻn ở nhà đất. Nguyên vật liệu làm nhà là gồm tre, nứa là những nguyên vật liệu sẵn có ở trong rừng, tại địa phương, không cần mua mà chỉ đi lấy về dùng. Để dựng một ngôi nhà ổn định, chủ nhà phải tự đi vào rừng chọn gỗ, chặt cây, dùng trâu kéo gỗ về gần nhà tập trung. Khi nào những cây cột, kèo, xà đã lấy về đủ, đến ngày dựng nhà, chủ nhà mới nhờ sự giúp đỡ của xóm giềng cả về công sức cũng như của cải.
Nhìn từ khía cạnh tâm linh, người Pà Thẻn làm nhà chỉ cấn xem ngày, chứ không cần xem giờ. Họ tránh ngày trùng với ngày chết của bồ mẹ và ngày Thân. Khi làm nhà, đồng bào thường chọn con vật lớn như ngày con Trâu, ngày con Hổ. Vì cho rằng chọn những ngày đó, khi làm làm xong vào ở sẽ khoẻ mạnh và may mắn hơn. Người Pà Thèn cũng không chọn ngày trùng với năm tuổi của chủ nhà để dựng nhà. Liên quan lịch chọn đất làm nhà, đồng bào Pà Thẻn còn sử dụng giải pháp mang lính tâm linh khác. Tại mảnh đất định chọn làm nhà, người ta đào một hố nhỏ, là phẳng đáy hổ, người ta đặt xuống hố một đĩa nhỏ có chứa gạo được nhóm thành các nhóm: nhóm tượng trưng cho người, mỗi người là một hạt, các nhóm tượng trưng cho gia súc, gia cầm, mỗi loại được tượng con trưng bằng 5 hạt gạo, rồi lấy bát úp lại và vàng mã. Chủ nhà tháp cúng. Thầy cúng hoặc chủ nhà tự khấn vái lạy, rồi đốt vàng mã gửi cho thổ thần. Sáng sớm hôm sau, chủ nhà ra xem, nếu thấy hương cháy không hết, hoặc các hạt gạo trong bát ở dưới hố bị xê dịch, hoặc bị côn trùng ăn mất, có nghĩa là đất dữ, không làm nhà ở được. Nếu hương cháy hết, các hạt gạo trên đĩa vẫn nguyên vị trí, thì đó là đất lành, có thể làm nhà ở tốt. Cách xem đất như trình bày trên, nghe giải thích đầy màu sắc mê tín, duy tâm, nhưng thực chất đấy là việc làm có tính khoa học cao. Hiện tượng những hạt gạo trong đĩa bị xê dịch, chính là sự báo hiệu về mảnh đất cỏ nhiều côn trùng làm hại cho người, không nên đến làm nhà ở đó.
Nhà ở của người Pà Thẻn là nhà bốn mái, nhà có hai cửa ra vào nhà. Cửa chính mở chính giữa phía trước cửa nhà, nhìn thẳng vào bàn thờ; cửa phụ mở ở gian chái nhà, đi vào gian bếp. Bố trí bên trong nhà ở của người Pà Thẻn: sát vách sau, gian giữa nhà là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nhưng bàn thờ này không được dựa vào vách sau nhà. Có hai bàn để thờ, bàn thờ chính, đặt cao hơn là nơi để bát hương, nơi trú ngụ của tổ tiên, bàn thờ phụ, đặt thấp hơn là chỗ bày thức ăn cúng, là nơi tổ tiên ăn uống. Vì có hai bàn thờ, cho nên có người nhầm tưởng là thờ hai loại khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một.
Tục vào nhà mới của người Pà Thẻn là đưa bếp lửa vào trước, tiếp đó là bàn thờ tổ tiên, rồi đến lương thực, thực phẩm.
3.3. Y phục, trang sức
Trang phục của người Pà Thẻn, ngoài sự phân biệt theo giới tính, trang phục lao động hàng ngày, không có trang phục mang chức năng xã hội. Trong các dịp cưới xin, lễ tết, hội hè người ta mặc những bộ y phục mới hơn và khâu đẹp hơn.
Bộ y phục đặc trưng nhất cho dân tộc Pà Thẻn là bộ y phục của phụ nữ, còn bộ y phục của nam giới đã bị thay đổi nhiều. Bộ y phục phụ nữ nổi lên với cách dùng màu đỏ tươi làm màu nền. Bộ nữ phục bao gôm khăn, áo, váy, thắt lưng, tạp dề. Phụ nữ Pà Thẻn để tóc dài, được quấn quanh đầu bằng khăn đội đầu. Khăn đội đầu có hai loại: khăn trong – ar sọ và khăn ngoài – sừ chi. Khi đội đầu, chiếc khăn trong có vai trò giữ tóc, còn khăn ngoài được vấn nhiều vòng tạo cho khăn có hình dáng tương tự như khăn xếp của nam giới dân tộc Kinh, nhưng rộng hơn và trang trí các màu đỏ, trắng, kẻ sọc xen kẽ. Áo nữ kẻ ô là loại áo cắt không cổ, xẻ thẳng xuống trước ngực, không cúc, thân sau dài hơn thân trước, khi mặc vắt chéo hai vạt áo trước với nhau. Màu chủ đạo của toàn bộ chiếc áo là màu đỏ tươi. Váy – két tanh là loại váy mở, dài quá chân, phần cạp váy được xếp nếp để khi mặc vừa với vòng bụng, nhìn tổng thể, chiếc váy cũng là một màu đỏ tươi. Thắt lưng – tơ he to có Mi dụng giữ váy bám sát eo lưng, nhưng đồng thời cũng là một vật trang trí… Thắt lưng có hai màu: đen và trắng. Thường ngày đi làm trên ruộng, mương, chị em dùng thắt lưng màu đen, trong các dịp lễ hội, đi chợ, hay mới sinh, chị em dùng loại thắt lưng màu trắng. Trên y phục – váy, áo của phụ nữ Pà Thẻn được trang trí nhiều hoa văn. Hoa văn trên váy, áo thường có nhiều mô típ:
Vòng cổ trang sức của phụ nữ Pà Thẻn
(Ảnh sưu tầm)
mô típ hoa văn hình học (hình vuông, hình thoi, hình tam giác, hình răng cưa, hình sao, hình lược… ), mô típ hoa văn động vật (con chó, chân chó, nghé con, chân gà, mắt cua, con tằm…).
Bộ y phục của nam giới có nhiều nét chung với y phục của nam giới trong vùng như: áo người Nùng, người Mông. Đó là chiếc áo bà ba, cài cúc vải. Quần nam giới được cắt may theo kiểu chân què. Đồ trang sức của phụ nữ Pà Thẻn có: khuyên tai, vòng cổ, vòng nhẫn và túi đeo.
Trẻ em gái được mẹ và chị trổ lỗ tai từ khi lên 5, lên 6 tuổi. Tuổi còn nhỏ, bắt đầu các em dùng chỉ màu để giữ lồ tai. Bước vào tuổi 13, tuổi dậy thì, các em bắt đầu đeo khuyên tai bằng bạc và đôi khuyên tai này sẽ được đeo suốt đời. Vòng cổ của chị em phụ nữ được làm từ những sợi dây bạc có tiết diện tròn hay lục lăng. Chiếc vòng cổ thường có đường kính khoảng từ 25 cm cho đến 30 cm. Vòng tay mà chị em phụ nữ sử dụng có hai loại: vòng kép có tiết diện tròn và vòng đơ có tiết diện vuông. Chất liệu làm vòng tay cũng là bạc. Nhẫn thì đối với chị em phụ nữ người Pà Thẻn cũng là vật trang sức, nhưng không mang tính phổ biến như khuyên tai. Họ chỉ dùng loại nhẫn có bản •K’I. Túi đeo thường được chị em dùng để chứa đựng đồ dùng mang theo như trầu, vỏ, vôi, thuốc… Nhưng về sau, túi đeo thêm chức năng thẩm mỹ cho đồng bộ với bộ váy, áo, khăn đẹp mang trên người.
Nam giới Pà Thẻn ít khi dùng đồ trang sức. Họ thường dùng tủi đeo giống như túi đeo của phụ nữ và có người đeo nhẫn bạc.
3.4. Ẩm thực
Người Pà Thẻn nấu cơm lam trong hội thi (Ảnh sưu tầm)
Nguồn lương thực chính của người Pà Thèn là lúa gạo – mồ chi, khi thiếu ăn thì họ dùng cả ngô. Cơm gạo tẻ được nấu bình thường và nấu ăn thường xuyên. Người Pà Thẻn thỉnh thoảng có nâu cơm nếp, thổi xôi nhưng ít. Gạo nếp được sử dụng nhiều hơn trong các dịp lễ tết hội lễ cưới xin, ma chay. Ngô – cà xị, tuy là lương thực có vai trò phụ so với lúa gạo, nhưng ngô lại được sử dụng theo nhiều cách khác nhau:
với ngô non thì ăn luộc, ngô già thì ăn nướng, ngô còn được nấu độn với cơm. nấu cháo ngô ăn thay gạo trong mùa đói kém. Thực phấm được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày là các loại rau, đậu, bầu bí; thỉnh thoảng có ăn cá, trứng. Rau xanh có loại thu hái từ tự nhiên, có loại hái ngay trong vườn nhà; thịt gia cầm, gia súc và thịt do đánh bẫy, săn bắt được từ rò từ sông, suối.
Cách chế biến thực phẩm: Rau xanh đồng bào Pà Thẻn thường nấu canh. Canh rau xanh, canh đỗ tương là những món ăn thường trong bữa ăn của người Pà Thẻn. Với các loại thực phẩm là thịt, củ, thức ăn của đồng bào thường ăn nướng hoặc làm thành món chua. Món ăn nướng làm đơn giản, thịt, cá nướng không tẩm ướp gia vị mà chỉ muối rồi đem nướng trên than củi hồng. Nướng chín bốc mùi thơm là ăn ngay. Món ăn chua làm cầu kì hơn. Thịt thú rừng (nai, hoẵng), thịt gia súc (lợn, trâu, ngựa), gia cầm (gà) đều có thể làm thành món chua để dành ăn trong vài ngày. Cách chế biến món ăn chua là thịt thái lát mỏng, cá chặt khúc, ướp muối, trộn với thính gạo rang, sau đó nhét vào óng nứa, lèn chặt, để ra chô thoáng khoảng 15-20 ngày là có thê ăn được. Người Pà Thẻn còn có cách bảo quản thực phẩm bằng cách sấy khô: thịt sấy khô, măng khô, mộc nhỉ khô…
3.5. Phương tiện vận chuyển
Cũng như các dân tộc khác, người Pà Thẻn sử dụng gùi như công cụ vận chuyển hàng hóa phổ biến.
3.6. Ngôn ngữ
Tiếng nói: Tiếng nói của người Pà Thẻn thuộc người hệ Mông nhưng do một thời gian dài chung sống với người Tày, tiếng nói có pha trộn nhiều tiếng Tày trong vùng mà họ tiếp xúc hàng ngày.
Chữ viết: Trước đây người Pà Thẻn dùng chữ Hán để ghi chép các sách cúng, làm văn tự: giá thú, khai sinh, khai tử, các văn tự về nơi đất đai khác.
3.7. Tín ngưỡng tôn giáo
Chữ Hán được người Pà Thẻn sử dụng (Ảnh minh họa)
Người Pà Thẻn tin vào vạn vật hữu linh, mọi vật từ sinh vật sống đến vật vô tri vô giác đều có linh hồn. Những linh hồn này đều là những “vật sống” tàng hình, nhưng chúng có tác động lẫn nhau và tác động đến cuộc sông của con người, của cây trồng, vật nuôi của con người. Những linh hồn có khá năng “siêu nhiên” như vậy được đồng bào gọi bằng một tên chung là quơ – ma hay là pa quơ – con ma Những con ma này trường tồn ở cả ba tầng: trên trời, trên mặt đất và dưới mặt đất. Ma có hai loại: ma lành và ma dữ. Ma lành là ma phù hộ cho con người, che chở cho con người mồi khi gặp điều khó khăn trắc trở. Ma lành gồm có ma trời, ma thổ địa, ma bản, ma tổ tiên. Ma dữ là ma chuyên làm hại người, hại cây trồng, vật nuôi. Để trị loại ma này phải là những thầy cúng cao tay. Theo quan niệm dân gian ma này gồm: ma rừng già, ma gà, ma lói, ma hòn đá, ma của những người bất đắc kỳ tử, ma thuồng luồng, ma chó sói. Trong các loại ma này, đáng sợ nhất là ma thuồng luồng.
Những quan niệm về ma như trình bày ở trên đây làm cơ sở cho sự hình thành các nghi lễ hội hè, thờ cúng trong dân gian như: thờ cúng tổ tiên, các lễ tết hội hè…
Thờ cúng tổ tiên: Theo quan niệm của đồng bào Pà Thẻn, người ta có 5 hồn, trong đó có một hồn ngự trốn đỉnh đàu, các hồn còn lại ngự ở tứ chi và ở cơ thể con người. Khi các hồn đó rời khỏi xác là người ta chết lúc đó hồn biến thành ma. Đồng bào cũng quan niệm rằng, khi người chết đi thì chỉ còn hai hồn. Hai hồn này cũng rất dữ nếu không được chăm sóc cẩn thận. Do vậy khi làm tang ma, thầy cúng phải cúng và tiễn đưa cả hai hồn: một hồn đưa lên mộ, một hồn đưa về với tổ tiên. Xuất phát từ quan niệm như vậy, cho nên người Pà Thẻn có phong tục thờ cúng tổ tiên.
Bàn thờ cúng tổ tiên của người Pà Thẻn gồm hai bàn: bàn thờ chính, bàn thờ phụ. Bàn thờ chính được đặt ở gian giữa đối diện với cửa chính ra vào nhà. Trên bàn thờ chính thường chỉ có một bát hương. Nếu gia đình nào trên bàn thờ chính có hai bát hương thì gia đình đó đã lấy rể. Trong hai bát hương trên bàn thờ chính, bát bên phải bàn thờ, thờ tổ tiên nhà vợ, còn bát bên trái bàn thờ, thờ tổ tiên người ở rể. Nét đặc trưng chính việc thờ tổ tiên của người Pà Thẻn là trên bàn thờ chính luôn có hai bát nước lã. Bát nước này được đậy bằng một chiếc đĩa và luôn phải co1 nước. Thông thường cứ 6 tháng mới được mở xem và tiếp nước một lần cho đầy. Hết năm, thay toàn bộ nước trong bát đó. Trên vách bàn thờ hình có dán một tờ giấy đỏ, kích thước 50cm X 70cm. Neu gia đình làm lễ cúng thì trên bàn thờ chính còn bày thêm hoa thờ. Hoa thờ có thể vẽ ngay trên tờ giấy đỏ. Hoa thờ tượng trưng cho âm binh cùa thầy cúng Bàn thờ phụ được bài trí đơn giản hơn. Đó là một tấm ván được để ngang trước cửa buồng ngủ của chủ nhà. Đây là nơi bày các lỗ vật khi cúng (gà, lợn, các thức ăn khác…). Người Pà Thẻn có tập quán không bao giờ bày đặt lễ vật cúng lên bàn thờ chính.
3.8. Lễ hội
Lễ tết, hội hè: Dân tộc nào cũng có lễ tết, hội hè nhằm tạo ra một không khí mới, giải toả phần nào những bức xúc trong đời sống và là dịp con người có cơ hội giao lưu, thăm hỏi, vui vẻ với nhau. Trong một năm, người Pà Thèn có nhiều ngày lễ tết, nhưng có một số lễ tết đáng biết sau: tết Nguyên đán, tết Thanh minh, tết 15/ 5 (Tết Rau kiệu)
Tết Nguyên đán: là tết mở đầu năm mới, tết to nhất trong năm. Tết này được chuẩn bị nhộn nhịp từ ngoài 20 tháng Chạp: các gia đình mổ lợn, làm món thịt lạp, lạp xường, người Pà Thèn không gói bánh chưng ăn tết mà làm bánh giầy – tộ gộ; sửa chữa công cụ sản xuất (như cày, cuốc) để sẵn sàng bước vào năm mới sản xuất được may mắn.30 tết làm lễ tất niên, gia đình nào cũng thắp hương lên bàn thờ, bày mâm thờ tổ tiên (mâm cúng chỉ có thịt gà, không có thịt lợn), thay nước trên thờ (thay nước trong bát, chứ không thay bát và đĩa đậy). Khi cúng tổ tiên người ta khép cửa lại. Cũng trong tối 30 tết, người Pà Thẻn còn ngoài hiên nhà nhằm ngăn chặn không cho các loại ma khác vào . Cúng lễ này xong cửa nhà được đóng kín đến sáng hôm sau. Sáng mùng 1 Tết, từng gia đình tự làm lễ xin nước mới (gả ỏ). Lễ vật đi xin bao gồm 1 nén hương, 2 củ thạch sương bồ (loại củ mọc trên núi đá, Iilé người Pà Thẻn phải mất công đi tìm lấy về từ những tháng trước đó) một tờ giấy bản (vàng mã). Họ cầu mong nguồn nước luôn sạch sẽ quanh năm, suốt tháng.. Khoảng gần ngày mồng 1 Tết, người Pà Thẻn có tục ăn cháo gà. Tục ăn cháo gà vào khoảng 4 giờ sáng và liên quan đến sự tích: ngày xưa, có một gia đình nghèo, tết đến bố chẳng có gì cho con cái ăn. Theo phong tục tối 30 tết các gia đình đều đóng kín cửa, ông bố mò mẫm trong đêm đến nhiều xóm ăn trộm gà. Trộm được gà về ông bố làm gà, nấu cháo gà. Đến sáng cháo gà đã nấu xong, ông bố gọi vợ, các con dậy ăn trong cảnh trộm ăn, trộm uống không để cho hàng xóm biết. Tục ăn cháo gà này còn lưu giữ lại trong phong tục ăn tết của người Pà Thẻn. Ngày mồng 1 Tết, người ta thường hay đi chúc tết các gia đình trong họ hàng, làng xóm thân thiết. Tục ăn tết năm mới kéo dài từ 29 tết đến hết 15 tháng Giêng, ngày 15 thủng Giêng không làm lễ tiễn đưa tổ tiên về.
Tết Thanh minh: tổ chức vào ngày 3/3 hàng năm. Tết này không cúng vào buổi trưa, mà cúng vào buổi tối. Đồng bào giải thích rằng, cúng vào buổi tối, ma tổ tiên và ma người thân mới kịp về. Mâm cỗ tết này có bánh, thịt, xôi 4 màu: màu trắng tự nhiên của gạo nếp, màu vàng (nhuộm vàng nước ngâm củ nghệ), màu tím (nhuộm bằng nước ngâm lá da líu), màu đỏ (nhuộm bằng nước ngâm lá da tớ), rau. Mâm cúng còn bày thêm 5 chén đĩa. Nơi đặt mâm cúng là ngoài hiên, bởi vì đây là tết mồ mả. (cúng xong ở ngoài hiên, người ta dọn mâm cúng vào nhà hưởng lộc. Sáng ngày 4/3, đồng bào mới đi tảo mộ với vật cúng là gà, xôi, rượu.
Tết 15/5: Đây là tết Rau kiệu – tế ủ chúng. Dịp tết này, người đào lấy hết củ kiệu mang về nhà. Mâm cúng lúc đầu bày ở bàn thờ tổ tiên, sau đó đem ra cúng ở hiên, rồi mới được đưa vào nhà để ăn.
Tết 27/9: Đây là tết Cơm mới, mâm cúng như tết năm mới.
Tục nhảy lửa của người Pà Thẻn (Ảnh sưu tâm)
Tục nhảy lửa – Pồ di: Tục này được tổ chức vào sau ngày 15/10 âm lịch hàng năm, tức là sau ngày thu hoạch xong vụ mùa. Để tổ chức nhảy lửa cần có thầy cúng cao tay người Pà Thẻn, cần 1 con lợn khoảng 30 kilôgam để cúng trời (Ngọc Hoàng), chuẩn bị một đống củi khô, bãi rộng – thường là ruộng của làng vừa thu hoạch vụ mùa xong, đất ruộng khô ráo, mời một số nam thanh niên sẵn sàng đến dự, tham gia vào cuộc nhảy lửa.
Vào chập tối, thầy cúng, thanh niên, dân làng đến nơi tổ chức nhảy lửa – chỗ chất đống củi, khá đông đủ, dân làng đứng vòng ba phía của đống củi, phía còn lại là nơi để thầy cúng làm việc và một số nam thanh niên chuẩn bị sẵn sàng nhảy lửa ngồi. Thầy cúng tay trái cầm que gõ đàn, tay phải lắc đàn pà sán tàu, miệng niệm thần chú, khấn mời Ngọc Hoàng, mời thần đất đến nhập vào những thanh niên, có vía nhẹ ngồi đó. Khi thầy cúng làm việc thì đống củi được châm lửa đốt lên. Thầy cúng mời được “ma’ trời nhập vào ai thì người đó tự nhiên đứng dậy, đi về phía đống lửa đang cháy, đi vòng quanh đống lửa, rồi bất thình lình nhảy vào đống lửa, hất tung củi đang cháy, hất tung than đang hồng, lao vào đống lửa xuyên từ bên này sang bên kia, mấy lần liên tục. Khi nhảy lửa như vậy, họ đi chân không, không giầy, dép, không mũ, nón, mặc quần áo bình thường, nhưng khi ra khỏi đống lửa, chân không bị bỏng, tóc không bị cháy, quần áo vẫn nguyên vẹn.
Hiện tượng đi chân không, giẫm lên than hồng, không chỉ có ở dân tộc Pà Thẻn, mà còn có ở dân tộc Tày (Bắc Kạn), dân tộc Chăm (Ninli Thuận), dân tộc Dao (Lào Cai) và dân tộc Bulgari ở nước Bulgari .
3.9. Gia đình, dòng họ
Gia đình của người Pà Thẻn là gia đình nhỏ phụ hệ. Con cái sinh ra được tính theo dòng bố, chỉ con trai được kế thừa tài sản do bố mẹ để con trai cũng là người có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, chăm sóc mồ mả dòng họ. Gia đình người Pà Thẻn cũng là gia đình phụ quyền. Người chồng và người con trai trưởng có được quyền lực lớn trong việc giải quy 1 những vấn đề trong nhà cũng như trong cộng đồng. Theo quan niệm phụ quyền, một gia đình có nhiều con trai thì bố mẹ rất đáng tự hào, một dòng họ có nhiều con trai là dòng họ mạnh.
Người Pà Thẻn tự gọi mình là người “tám họ”. Những họ đó là: họ Phù, họ Tẩn, họ Táy, họ Húng, họ Sình, họ Là, họ Dư… Họ coi đây là những họ gốc. Tuy nhiên trong thực tế, ta thấy người Pà Thẻn còn có các họ khác như: họ Bàn, họ Triệu. Có học giả cho rằng họ Bàn là họ của dân tộc Dao. Các họ của người Pà Thẻn mang tính huyết thống cho nên bị cấm kết hôn với nhau. Tên những họ nêu trên là tên theo họ Hán. Cũng những tên họ đó, nhưng theo tiếng Pà Thẻn phát âm như họ Phù là Ca bô, họ Sình là Ca sơ, họ Đừ là Ca đo, họ Làn là Ca lu Mỗi họ gốc hiện nay lại chia ra thành các chi lớn, chi nhỏ như Họ Phù rân Trịnh chia thành ba chi: Ca bỏ cộ là họ Phù to, Ca bô ca đe là họ Phù dê và Ca bô ca xi là họ Phù gio bep. Trong tên chi họ trên, những từ: I ộ, ca đe, ca xi là đe phân biệt các chi với nhau. Tên mỗi chi họ đều gắn với một truyền thuyết riêng. Thí dụ, chi họ Phù ca bô ca đe liên quan đến truyền thuyết con dê cứu người họ này. Họ Húng có truyền thuyết về một con rắn – puốc ke, chuyên đi săn ăn thịt người, rồi bị một người họ Húng giết chết. Hiện nay họ Húng có chi Húng puốc ke.
3.10. Tục lệ cưới xin
Lễ rước dâu của người Pà Thẻn (Ảnh sưu tầm)
Người Pà Thẻn thực hiện hôn nhân ngoại tộc hôn nhân dòng tộc (dòng họ). Việc hôn nhân trong dòng tộc bị nghiêm cấm, thậm chí những họ lớn, có nhiều chi như họ Phù, họ Sình, việc hôn nhân giữa các chi họ vẫn bị cấm nghiêm ngặt. Hôn nhân của người Pà Thẻn là hôn nhân một vợ, một chồng bền vừng. Những trường hợp lấy vợ hai được coi như ngoại lệ và chỉ trong những tình huống cụ thể như vợ cả không có con hoặc vợ cả bị bệnh nặng lâu dài… Tập quán người Pà Thẻn ít có trường hợp vợ chồng ly dị và dư luận cộng đồng lên án mạnh mẽ những hành vi uy,ngoại tình. Sau lễ cưới, đôi tân hôn về cư trú bên nhà chồng. Tuy nhiên cũng có tục ở rể tạm thời và tục ở rể đời. Tục ở rể tạm thời thường do nhà gái yêu cầu. Thời gian ở rể dài nhất là 12 năm. Nếu không muốn ở rể thời hạn theo yêu cầu của nhà gái thì có thể thay thế bằng tiền. Mỗi năm ở rể có thể thay bằng một đồng bạc trắng, nhưng chỉ được thay thế nhiều nhất là nửa thời hạn, chứ không thể thay thế hết. Tục ở rể đời thường được thực hiện khi nhà gái không có con trai. Theo tục này, sau hôn nhân người chồng phải sang ở hẳn bên nhà vợ đế thừa hường tài sản thừa kế do bố mẹ vợ để lại và thờ ma hai nhà trên hai bàn khác nhau: một bàn thờ thờ ma nhà họ mình, một bàn thờ thờ ma nhà họ vợ; con cái sinh ta mang họ nhà vợ. Trong trường họp ở rể đời, thường tổ chức đám cưới giản hơn, lễ vật ít hơn.
3.11. Tập quán sinh đẻ và nuôi con nhỏ
Dân tộc nào cũng yêu quý con, người Pà Thẻn cũng vậy, cho nên có em bé cả gia đình yêu quý, quan tâm nuôi nấng, dạy dỗ trẻ. Người Pà Thẻn có tục đặt tên cho con trẻ từ khi còn bé. Tên đặt theo thứ tự của I IU con do một bố mẹ sinh ra: cả, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy… và kèm tiiro tên bố. Người Pà Thẻn đặt tên chính thức cho con mình khi chúng lớn lên. Tên chính thức được dùng cho đến khi chết, đi về với tổ tiên. Vì vậy, việc đặt tên chính thức phải được tiến hành theo một nghi lễ do thầy cúng chủ trì. Thầy cúng viết một số tên định đặt cho đứa trẻ lên tròn mảnh giấy, rồi đặt những mảnh giấy đó lên bàn thờ trình thần linh, thắp hương cúng. Sau đó thầy cúng nhặt lấy một trong bất kì mảnh giấy ghi Tên trên mảnh giấy vừa nhặt ra sẽ là tên chính thức của đứa bé. Ớ nhiều nơi, người ta cũng tổ chức đặt tên cho con gái, nhưng không tiến hành theo các nghi lễ phức tạp như đặt tên cho con trai. Dù con gái có tên chính thức, nhưng trong cuộc sống thường ngày, người ta vẫn không gọi theo tên chính thức đó, mà gọi theo tên chồng. Nghi lễ đặt tên chính cho con trai có giá trị khi chết về tổ tiên mới được tổ tiên thừa nhận vì đã có tên đăng ký với tổ tiên từ trước rồi.
3.12. Tập quán tang ma
Người Pà Thẻn quan niệm rằng, chết là kế tục” sự sống ở một thế giới khác – sự sống của linh hồn con người ở thế giới bên kia. Việc làm ma cho người chết là ước mong của người sống, của thân nhân, giúp cho linh hồn người chết có được sự an lành ở thế giới mới.
Khi có người chết, người Pà Thẻn ra sân bắn ba phát súng chỉ trời để báo cho tổ tiên biết, cho “trời” biết dưới trần gian có người đã ra đi vĩnh viễn. Nếu người chết là thầy cúng thì người ta không ra sân bắn súng, mà phải trổ nóc nhà ra để bắn. Thi hài được đặt trên một tấm giết đan bằng tre ở trước bàn thờ. Người nhà rửa mặt, thay quần áo sạch cho người chết, ở phía đầu người chết đặt một bát cơm và một quả trứng luộc đã bóc vỏ. Người ta úp lên thân người chết 12 cái bát tượng trưng cho 12 hồn người. Lễ vật dùng trong đám ma do con cái họ hàng thân thích của người chết đóng góp. Mỗi người con đẻ khi về chịu tang bố phải mang theo một con lợn khoảng 25 kilôgam trở lên để góp vào các nghi thức tang lễ. Đứa con nghèo không có lợn, cũng phải mang theo ít nhất 7 con gà, trong đó có một con gà trống to. Đối với con gái khi cha mẹ chết không nhất thiết phải đóng góp lễ vật. Quan tài người Pà Thẻn là khúc gỗ độc mộc bổ đôi, khoét rỗng giữa. Thi hài được cho vào quan tài khi nửa dưới của quan tài đã đặt ở dưới huyệt, đầu người chết quay về hướng núi. Cuốc xẻng dùng đào, lấp huyệt, sau ba ngày mới được mang về nhà.
3.13. Văn nghệ dân gian
Dân tộc Pà Thẻn có một vốn văn học nghệ thuật dân gian phong phú. Có nhiều truyện cổ, các làn điệu dân ca, ca dao, tục ngừ, câu đố, giải đố. Truyện về nguồn gốc cây lúa nói lên tình thân giữa con người và con chó, con lợn với con người. Như sáng kiến của các con chó, mèo, lợn mà có được cây lúa để người Pà Thẻn gieo trồng, sản xuất, nhân lên, phát triển cây lúa, nuôi sống con người và các con vật. Truyện cổ lên án chàng trai lười, không chịu quét sạch đường cho hạt lúa tự lăn về nhà, cho đến bây giờ con người mới phải khổ sở ra đồng gặt lúa, mang lúa về nhà.
Hồng Văn (sưu tầm)