Vương quốc Chămpa hùng mạnh một thời nay chỉ còn tồn tại trong những kiến trúc cổ nằm rải rác trên miền đất Nam Trung Bộ trở vào phía đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ ảnh được thực hiện dưới con mắt nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Nguyễn Vũ Phước. Là một nhiếp ảnh gia Việt Nam, anh từng giành hơn 300 giải thưởng từ các cuộc thi quốc tế của nhiều tổ chức, Liên đoàn Nhiếp ảnh ở các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Serbia,...
Một số tác phẩm của anh từng được trưng bày ở nhiều quốc gia. Bức ảnh trên ghi lại khoảnh khắc một cậu bé mục đồng đang cho cừu ăn bằng tay. Hạn hán tại Ninh Thuận khiến việc chăn nuôi gia súc của người Chăm nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Ngoài chụp ảnh cho một số hoạt động kinh doanh, quảng cáo, nhiếp ảnh gia này còn giữ lại những khoảnh khắc đời thường từ nỗi buồn, niềm vui nhỏ của tất thảy mọi người anh gặp. Anh tâm niệm đó là những điều anh muốn viết thêm vào cuốn nhật ký của mình. Nguyễn Vũ Phước chụp cảnh trẻ em chơi đùa trên cồn cát Nam Cương.
Bóng phụ nữ người Chăm đổ dài trên cồn cát Nam Cương.
Những thiếu nữ chơi đùa trên đụn cát.
Sống giữa miền đất khô hạn, những cô gái Chăm vẫn có thể tạm quên đi nhọc nhằn nhờ trò té nước giản đơn mà đầy ắp tiếng cười.
Thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài đang rảo bước trước Po Klong Garai, khu di tích Chămpa cổ vốn nằm gần công quốc Chăm thời trung cổ.
Nụ cười rạng rỡ của phụ nữ Chăm dưới bóng hoa sen.
Giờ kể chuyện - Trong văn hóa Chăm, những người có tuổi luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dạy thế hệ trẻ.
Người Chăm vốn nổi tiếng với những tác phẩm tinh xảo làm từ gốm. Một trong những ngôi làng gốm cổ xưa nhất của Đông Nam Á chính là Bàu Trúc.
Người Chăm tưởng nhớ đến những người đã mất trong một dịp lễ. Người chết được mai táng dưới lòng đất trong tư thế đầu nằm dưới đá.
Hoàng hôn trên cánh đồng cát bất tận nằm gần Phan Rang.
Phạm Huyền (sưu tầm)