Dân tộc Chăm (Hoàng minh Thắng) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Saturday, September 3, 2016

Dân tộc Chăm (Hoàng minh Thắng)

Phụ nữ người Chăm với trang phục truyền thống bên tháp cổ
Tổng số dân: 400.000
Khu vực có số dân đáng kể: Campuchia 217.000, Việt Nam 162.000, Malaysia 10.000, Thái Lan 4.000, Hoa Kỳ 3.000, Pháp 1.000, Lào 800, Ả Rập Saudi 100.
Ngôn ngữ: Chăm, Khmer, Việt, Mã Lai
Tôn giáo: Đa phần theo Hồi giáo dòng Sunni. Một bộ phận theo Ấn Độ giáo.

Sắc tộc có liên quan
Utsul, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru, Mã Lai,Indonesia, Philippines
Người Chăm, (tiếng Chăm: Urang Campa), còn gọi là người Chàm, người Chiêm , dân Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia hay người Nam Đảo.
Dân số người Chăm tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 132.873 người; theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tiếng Chăm thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Autronesian).

Lịch sử
Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia như Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai và Chu Ru.
Nước Chiêm Thành khoảng thế kỉ 12.
Trước thế kỷ thứ 7 có vương quốc Lâm Ấp từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà Hán (192) đến năm Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, Lâm Ấp có nhiêu thay đổi, đặc biệt là liên tục xây tháp Ân giáo và dựng bia tiếng Phạn, lịch sử bắt đầu được rõ ràng. Các tên gọi khác nhau của vương quốc này theo văn bia tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ là Campapura, Campanagara, Nagara Campa, Nagar Cam. Còn sử sách Trung Quốc gọi là Lâm Ấp quốc, Hoàn Vương Quốc và Chiêm Thành quốc. Vương quốc này bắt đầu suy tàn từ đầu thế kỷ 15 sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh trong thời vua Vĩnh Lạc Đế đối với ba triều đại:nhà Hậu Trần (Đại Việt), nhà Hồ (Đại Ngu) và triều đại Vijaya (Chiêm Thành).
Sau khi quân đội nhà Minh rút về, vương quốc Champa được phục hồi nhưng chia thành 2 tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 1428-1471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433-1832). Tiểu vương quốc Vijaya bị quân đội Đại Việt tiêu diệt vào thời vua Lê Thánh Tông để thôn tính đất đai vào năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê tức năm 1471). Năm đó, tiểu vương quốc Panduranga cũng trở thành chư hầu của Đại Việt. Năm Hiển Tông thứ 2 chúa Nguyễn (năm Chính Hòa thứ 14 nhà Lê tức năm 1693), Nguyễn Hữu Cảnh đã một lần chinh phục Tiểu vương quốc Panduranga, đổi tên Chiêm Thành quốc thành Thuận Thành trấn, rồi đổi Thuận Thành trấn thành Bình Thuận phủ. Nhưng, năm 1694, trong khi Nguyễn Hữu Cảnh tây chinh đánh Campuchia, tướng người Chăm tên Ốc Nha Đạt và tướng người Thanh tên A Ban đã tập hợp được đông đảo lực lượng người Chăm Pa, nổi dậy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng chúa Nguyễn tại đây. Chúa Nguyễn (vua Nguyễn Hiển Tông tức Nguyễn Phúc Chu) đã bất đắc dĩ cầu hòa với người Champa và cho phép người Champa phục hồi Thuận Thành trấn (Khu Tự trị Champa). Hòa ước giữa chúa Nguyễn và chúa Champa được ghi rõ trong Nghị Định Ngũ Điều vào năm Hiển Tông thứ 21 (năm Vĩnh Thạnh thứ 8 nhà Lê tức năm 1712) và được duy trì cho đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832). Sau giải thể khu tự trị vào năm 1832, một số người Chăm liên minh với Lê Văn Khôi, nổi dậy để phục hồi Thuận Thành trấn nhưng kết thúc thất bại. Hậu duệ của chúa Champa có ông Dụng Gạch (Bo Gait, Bộ Gạch), một vị hoàng tử anh hùng, phó chủ tịch ủy ban hành chính lâm thời huyện Hòa Đa (Bắc Bình ngày nay) phụ trách miền núi sau Cách mạng tháng Tám.

Phù điêu mô tả thủy chiến giữa người Chăm và người Khmer ở đền Bayon.
Champa thừa kế Lâm Ấp được thành lập sau cuộc nổi dậy của một viên quan địa phương (quan Công Tao) tên là Khu Liên (Kiu-lien) chống lại chính quyền nhà Hán năm 192 tại huyện Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là Huế). Lãnh thổ của Chăm Pa ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số vùng Tây Nguyên. Lâm Ấp chịu ảnh hưởng lớn văn hóa và tôn giáo Trung Quốc nhưng sau các cuộc chiến với quốc gia láng giềng Phù Nam, cũng như sự thôn tính lãnh thổ của quốc gia này vào thế kỷ 4, đã hòa trộn văn hóaẤn Độ. Theo văn bia tiếng Phạn tại Mỹ Sơn, vua Champa và vua Campuchia đều là hậu duệ của hoàng tử Asvattaman, một anh hùng lưu vong bạc mệnh trong sử thi Ấn Độ Mahabarata thuộc nhà Kuru. Riêng, các chúa Panduranga thì thuộc dõng Pandu nên Champa (Vijaya, thuộc nhà Kuru) và Panduranga (thuộc nhà Pandu) vốn là 2 quốc gia thù địch với nhau. Sử sách Trung Quốc luôn ghi rõ 2 nước Chiêm Thành (Champa) và Tân Đồng Long (Panduranga) là 2 quốc gia riêng.
Lịch sử của vương quốc Chăm Pa là các cuộc xung đột với Trung Quốc, Đại Việt, Khmer và Mông Cổ, cũng như xung đột nội bộ. Chính là do các cuộc xung đột này mà Chăm Pa mất dần lãnh thổ vào tay Đại Việt, một quốc gia có tổ chức chính quyền và quân sự tốt hơn. Chăm Pa trong quá khứ là một nước chư hầu của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Đại Việt nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa và sự toàn vẹn lãnh thổ. Người Chăm Pa là những chiến binh giỏi đã sử dụng địa hình đồi núi để chiếm ưu thế. Năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê (1471), Tiểu vương quốc Vijaya chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với Đại Việt dưới triều đại vua Lê Thánh Tông. Khoảng 60.000 quân Chăm Pa bị giết và 30.000 bị bắt làm tù binh. Ngược lại, Tiểu vương quốc Panduranga tiếp tục phát triển dưới sự bảo trợ của chúa Nguyễn và vua Gia Long (Nguyễn Thế Tổ) trong 4 đạo: Đạo Pa-nrang (Đạo Phan Rang tức Tỉnh Ninh Thuận), Đạo Kraong (Đạo Long Hương / Liên Hương tức Huyện Tuy Phong Tỉnh Bình Thuận), Đạo Pảrik (Đạo Phan Rí tức Huyện Bắc Bình Tỉnh Bình Thuận) và Đạo Pạjai (Đạo Phố Hài, huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Thành phố Phan Thiết). Đến vua Minh Mạng, Khu Tự trị Thuận Thành đã bị xóa sổ và trở thành phủ Ninh Thuận.
Dân số và cư trú
Một làng của người Chăm ở Ninh Thuận

Người Chăm được xác định là cư dân bản địa ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam và đã có quá trình định cư lâu đời ở khu vực này. Trải qua hàng ngàn năm, dưới những biến cố lịch sử, xã hội mà chủ yếu là do chiến tranh và mẫu thuẫn nội bộ, người Chăm không còn cư trú tập trung ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ mà phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Hiện nay tổng số người Chăm trên thế giới khoảng 400.000 người, phân bố chủ yếu ở Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Cộng đồng Chăm lớn nhất thế giới là vào khoảng trên 217.000 người tại Campuchia, được gọi là Khmer Islam; kế đến là Việt Nam. Malaysia có trên 10.000 người, Thái Lan khoảng 4.000 người và Hoa Kỳ trên 3.000 người...
Một số người Chăm di cư sang các nước khác, như tộc Utsul ở đảo Hải Nam, đến bang Terengganu của Malaysia. Trong thế kỷ 20, nhiều người Chăm hoặc gốc Chăm di cư sang Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Người Chăm ở Lào có hơn 800 người, trong đó có 600 người sống ở thủ đô Viêng-chăn, cộng đồng này di cư từ Campuchia do sự diệt chủng của Khơ-me Đỏ.

Người Chăm ở Việt Nam và Campuchia.

Phân bố dân cư ở Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 người Chăm sinh sống, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm H'roi, Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận, và Chăm Nam Bộ.
Chăm H'roi bao gồm những người Chăm sống rải rác ở miền núi các tỉnh Phú Yên, Bình Định; tổng số khoảng 20.500 người. Người Chăm Hroi có nguồn gốc từ những người Chăm cổ là một bộ phận của cộng đồng Chăm Việt Nam và từ lâu được gọi là Chăm Hroi. Người Chăm Hroi theo tín ngưỡng dân gian chịu ảnh hưởng từ đạo Bàlamôn.
Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận hay Đông Chăm gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Campaduraga; tổng số khoảng 98.000 người (Ninh Thuận: 66.000; Bình Thuận: 32.000), đây là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng 67,60% tổng số người Chăm ở Việt Nam. Người Chăm Ninh Thuận-Bình Thuận có hai nhóm chính phân theo tín ngưỡng là Chăm Ahiêr (Chăm Bàlamôn) và Chăm Awal (Chăm Bàni). Ngoài ra còn có một nhóm nhỏ người Chăm Bàni đã cải sang theo Hồi giáo chính thống vào thập niên 1960 do tiếp xúc với người Chăm Nam Bộ.
Chăm Nam Bộ hay Tây Chăm bao gồm những người Chăm sinh sống chủ yếu ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh; tổng số khoảng 26.700 người. Cộng đồng này đến từ Campuchia, và có nguồn gốc xa hơn nữa lại từ Nam Trung Bộ Việt Nam như hai cộng đồng trên.
Sự hình thành nhóm Chăm Nam Bộ ở Tây Ninh khởi đầu từ năm 1755 khi tướng Nguyễn Cư Trinh chiêu dụ người Chăm bị hà hiếp trên đất Chân Lạp về định cư ở núi Bà Đen. Tới thời Minh Mạng, từ năm 1834, người Chăm từ Chân Lạp tiếp tục về định cư ở 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá. Thời Tự Đức, người Chăm lại tiếp tục tới Quang Hóa định cư vào các năm 1849, 1857.
Tại Châu Đốc, từ năm 1818, vua Gia Long đã cho tu sửa bảo Châu Đốc và chiêu dụ người Việt, Hoa, Chăm, Khmer đến định cư. Nhóm này gọi là Chăm Châu Đốc. Tới năm 1841, nhà Nguyễn rút quân khỏi Chân Lạp, nhiều người Chăm cũng theo về định cư ở An Giang. Tới năm 1859, người Chăm ở Campuchia nổi dậy chống vua Ang Duong. Bị đàn áp, hàng nghìn người Chăm sang Châu Đốc tị nạn. Tới giai đoạn Khmer Đỏ, từ 1975, nhiều người Chăm từ Campuchia tiếp tục sang Châu Đốc lánh nạn.
Trong cả hai nhóm người Chăm Nam Bộ trên:
Có một thành phần là người gốc từ quần đảo Mã Lai và Indonesia, được gọi Chăm Chà-và (Cham Chvea, Cham Java, Cham Jva), tên gọi này có thể bắt nguồn từ người Jawa Kur[4], người Hồi giáo nói tiếng Khmer. Người Jawa Kur là con cháu của những thủy thủ đến từ Malaysia, Indonesia, họ kết hôn với phụ nữ Khmer bản địa và con cái của họ nói tiếng Khmer nhưng theo đạo Hồi (dòng Sunni). Người Jawa Kur hiện còn sống tại nhiều vùng Campuchia và vùng Châu Đốc (tỉnh An Giang, Việt Nam). Do có sự tương đồng về nguồn gốc Nam Đảo, người Chăm từ Việt Nam và người Jawa Kur đã sống cùng nhau ở Campuchia, tạo thành một cộng đồng và có chung tín ngưỡng Islam Sunni.
Nhóm người Chăm từ Nam Trung Bộ đã sống hòa đồng với người Jawa nói trên và theo Hồi giáo Sunni, và tự xưng là người Islam dòng Sunni.
Nhóm người Chăm từ Nam Trung Bộ nhưng không theo đạo Hồi "mới" của người Jawa Kur mà vẫn giữ lại đạo Hồi có từ lúc ở miền Trung Việt Nam. Nhóm này bị 2 nhóm trên gọi là Chăm Jahed (Chăm xấu, cũ). Có thể xem họ giống với người Chăm Bani ở Bình Thuận.
Bài chi tiết: Hồi giáo tại Việt Nam
Một số cộng đồng Chăm sau khi sang Campuchia lại tiếp tục sang Malaysia và Thái Lan. Họ đều có nguồn gốc từ miền Trung Việt Nam, di cư khỏi vùng đất cũ của mình do sựNam tiến của Đại Việt cách đây nhiều thế kỷ. Đa số họ theo Hồi giáo Sunni và có tiếp xúc chặt chẽ với người Malaysia và Indonesia do có cùng tôn giáo và ngôn ngữ cùng thuộcngữ tộc Malay-Polynesia. Ở Campuchia, do tôn giáo của mình mà người Chăm còn được gọi là Khmer Islam.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chăm ở Việt Nam có dân số 161.729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chăm cư trú tập trung tại các tỉnh: Ninh Thuận (67.274 người, chiếm 41,6% tổng số người Chăm tại Việt Nam), Bình Thuận (34.690 người, chiếm 21,4% tổng số người Chăm tại Việt Nam), Phú Yên(19.945 người), An Giang (14.209 người), thành phố Hồ Chí Minh (7.819 người), Bình Định (5.336 người), Đồng Nai (3.887 người), Tây Ninh (3.250 người)[2].
Tín ngưỡng, Tôn giáo
Tôn giáo đầu tiên [cần dẫn nguồn] của Chămpa là 1 dạng của Ấn giáo Tamil Shaivism, tới từ miền Nam Ấn Độ qua đường biển. Khi các thương gia Ả Rập, Ba Tư dừng chân ở miền duyên hải Trung bộ Việt Nam trên đường tới Trung Hoa, Hồi giáo (Islam) bắt đầu ảnh hưởng tới văn hóa của người Chăm.
Không rõ chính xác khi nào Hồi giáo tới Champa nhưng các di chỉ ngôi mộ có niên đại vào thế kỷ 11 đã được phát hiện. Nhìn chung người ta cho rằng Hồi giáo tới Đông Dương nhiều sau khi đã tới Trung Quốc trong suốt thời kì nhà Đường (618–907), và các nhà buôn Ả Rập và Ba Tư trong vùng đã tiếp xúc trực tiếp với người Chăm chứ không phải với các dân tộc khác. Điều này có thể giải thích tại sao chỉ có người Chăm theo Hồi giáo theo kiểu Ba Tư (chú trọng Ali như phe Shiia) một cách truyền thống trong vùng Đông Dương.
Đa số người Chăm, đặc biệt là ở Campuchia, theo Hồi giáo các phe Sunni, thực hiện các trụ cột của nó bao gồm cả cầu nguyện năm lần một ngày, ăn chay trong tháng Ramadan và thực hiện hành hương hajj đến thánh địa Mecca. Từ nhiều năm nay, các đại diện từ Campuchia đã tham gia vào cuộc thi quốc tế ngâm thơ Kinh Qur'an tại Kuala Lumpur. Các cộng đồng người Hồi giáo các phe Sunni Chăm ở Campuchia điều hành các trường học tôn giáo, và được đứng đầu bởi một Mufti. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ người Chăm, tự gọi mình Kaum Jumaat, duy trì một sự thích nghi thần học Hồi giáo phe Shiia, theo đó họ cầu nguyện chỉ vào thứ Sáu và tổ chức Ramadan chỉ trong ba ngày. Ở Việt Nam cũng có nhóm tương tự được gọi là adat Bini (Bà Ni, Ăwal, Triều Nguyễn gọi là Ni Tục). Một số thành viên của nhóm này có tham gia vào cộng đồng Chăm Hồi giáo Sunni và đang xảy ra sự chia rẽ, tranh cãi giữa Kaum Jumaat (Shiia) và các phe Sunni tại Campuchia, Bini và các phe Sunni tại Việt Nam. Một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi này là ảnh hưởng từ các thành viên trong gia đình của họ đã sang các nước Hồi giáo theo các phe Sunni để nghiên cứu về Hồi giáo có xu hướng phải bắt trước cả tông giáo lẫn phong tục Ả Rập, họ tin rằng người Chăm phải bỏ toàn bộ phong tục xưa và trở thành một người như Mã Lai, như Ả Rập.
Tại Tây Sumatra, người Minangkabau lưu truyền huyền thoại về võ sư Harimau Campo (hổ Champa). Harimau Campo cùng với các võ sư Ninik Datuak Suri Dirajo (từ Padang Panjang), Kambiang Utan (dê rừng Campuchia), Kuciang Siam (mèo Xiêm), Anjiang Mualim (chó Gujarat) là 5 tông phái chính của môn võ Pencak Silat.
Bài chi tiết: Hồi giáo tại Việt Nam
Ở Việt Nam, có khoảng 60.000 người Chăm theo adat Cham (Bà Chăm, Ahiér, Triều Nguyễn gọi là Chiêm Tục). Mặc dù cả hai adat - adat Cham và adat Bini đều là adat của tín độ Hồi giáo nhưng sự nhầm lẫn của người Pháp cho rẳng adat Cham là đạo Bà La Môn (Ấn giáo) đã dẫn đến quan niêm sai lầm khó sửa lại, là họ tự cho rằng mình là tín độ Ấn giáo! Tất nhiên, ngày nay họ không có một hệ thống đẳng cấp nghiêm ngặt, dù trước đó họ có thể đã được chia thành đẳng cấp Nagavamshi Kshatriya[5] cùng với 1 thiểu số đẳng cấp Brahmin có vai vế[6]. Các đền thờ vua được coi là các vị thần Ấn giáo hóa thân xưa được gọi là Bimong trong tiếng Chăm. Các thầy tế lễ được chia thành 3 cấp, cấp bậc cao nhất được gọi là Po Adhia hay Po (đọc a-sá), tiếp theo là Po Tapáh và thấp nhất là Po Paséh.

Masjid Jamiul Azhar ở xã Châu Phong, Tân Châu.

Người Chăm ở Việt Nam về mặt tín ngưỡng có 3 nhóm chính:
Chăm ở Ninh Thuận-Bình Thuận theo adat Cham;
Bini (phe Shiia) ở Ninh Thuận-Bình Thuận theo adat Bini, là 1 dạng Hồi giáo theo phe Shiia;
Sunni (văn bản Đảng CSVN ghi là Islam) ở An Giang và Nam Bộ theo Hồi giáo các phe Sunni, đặc biệt là phái Shafi'i, họ có mối liên hệ gắn bó với thế giới các phe Sunni bên ngoài, chủ yếu thông qua Hồi giáo ở Đông Nam Á như Malaysia.
Ngoài ra, cộng đồng Chăm H'roi ở miền núi theo tín ngưỡng dân gian cũng có thể xếp vào nhóm thứ nhất.
Tại tỉnh Ninh Thuận, nơi có nhiều người Chăm ở Việt Nam cư trú, có khoảng 44.000 người Chăm và gần 31.000 người Bini. Trong số 34 làng Chăm ở Ninh Thuận, có 23 làng Chăm và 11 làng Bini[7]. Tại tỉnh Bình Thuận, nơi có 4 làng toàn Chăm và 9 làng hỗn hợp thì có gần 25.000 người Chăm và khoảng 10.000 người Bini [8].
Tại tỉnh An Giang có 9 xã có người Chăm sinh sống, trong đó khoảng 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh[9], sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú và Châu Thành, gần như toàn bộ theo Hồi giáo Sunni. Người Chăm ở Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ cũng hầu hết theo đạo Hồi.
Đặc điểm kinh tế

Những tượng đá (điêu khắc Chăm). Hiện vật cổ

Chăm là một dân tộc có nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời như thêu, dệt, làm đồ gốm, làm gạch, chế tạo công cụ sản xuất, buôn bán, đóng thuyền, đánh cá, điêu khắc... đặc biệt là nghề trồng lúa nước được người Chăm phát triển từ rất sớm và luôn có những cải tiến về giống và thủy lợi.
Người Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông. Trước kia, người Chăm không trồng cây trong làng vì cho rằng cây sẽ là nơi cư trú của ma quỷ.
Tổ chức cộng đồng
Người Chăm thường sinh sống tập trung trong palei Cam (làng Chăm). Mỗi paley có khoảng 300 đến 400 hộ gia đình, cùng theo một tôn giáo nhất định, gồm nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Mỗi paley đều có một đơn vị hành chính của làng là: Hội đồng phong tục và Po Paley (Trưởng làng), trong đó, Po Palei là người đóng vai trò rất quan trọng trong Palei. Luật tục Chăm ghi:
“Ếch có nắp đậy hang;
Làng có chủ cai quản.”
Po Paley được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, luôn vì mọi người, có lòng vị tha. Đồng thời Po Paley cũng phải là người lao động giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình hạnh phúc, con cháu xum họp đoàn kết. Người Chăm ví Po Paley như là cây cao, bóng cả:
“Cây to lan tỏa một lòng,
Xòe ra che mát cho người dừng chân.”
Hội đồng phong tục do dân làng bầu chọn và có nhiệm vụ trông coi về vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng. Thành viên của Hội đồng phong tục đều là những người có uy tín trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, có quyền phân xử những thành viên trong paley vi phạm Luật tục. Trong trường hợp người vi phạm ngoan cố thì khi cha, mẹ hoặc người thân chết, Hội đồng phong tục sẽ cấm các tu sỹ, chức sắc không được cúng lễ và xem như người vi phạm đã bị loại ra khỏi cộng đồng.
Người Chăm có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người.
Mỗi một dòng họ có một chiết Atâu, một Akauk Guăp và một vật tổ riêng. Luật tục Chăm quy định, Akauk Guăp phải là người cao tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có uy tín trong dòng họ, gia đình giàu có, không được có chồng chắp vợ nối.
Hôn nhân gia đình
Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở người Chăm. Đàn ông lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong gia đình và gia phả. Phong tục Chăm quy định con theo họ mẹ, họ bên mẹ được xem là gần (họ nội). Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.
Hoàng minh Thắng (sưu tầm)

Share with your friends