Cô gái Tày Lạng Sơn với trang phục dân tộc truyền thống
Đến với làng quê Bắc Sơn là đến với những mái nhà sàn san sát, nép mình theo chân núi hay triền đồi. Khi bình minh lên, những mái nhà ẩn hiện trong làn sương như một bức tranh thủy mặc làm say đắm lòng người. Ngôi nhà sàn chính là nét văn hoá tiêu biểu trong làng, bản người Tày. Đây là loại nhà phổ biến nhất của của người tày nói chung và người tày Bắc Sơn nói riêng. Nhà sàn của cư dân Bắc Sơn được xây dựng khá công phu. Nhà được dựng bằng các loại gỗ quí như: nghiến, lý, đinh...,
cột nhà hình tròn hoặc vuông, chân cột kê trên đá tảng, hệ thống cột kèo lắp ráp bằng mộng. Mái nhà lợp bằng ngói máng hay còn gọi là ngói âm dương. Cô gái Tày Lạng Sơn với trang phục dân tộc truyền thống Ảnh: Song ToànNhà sàn thường có 3 hoặc 5 gian, mỗi gian đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể và được tất cả các thành viên trong gia đình chấp hành nghiêm túc. Trước đây, dưới gầm sàn bao giờ cũng là nơi nuôi nhốt gia súc, gia...Đến với làng quê Bắc Sơn là đến với những mái nhà sàn san sát, nép mình theo chân núi hay triền đồi. Khi bình minh lên, những mái nhà ẩn hiện trong làn sương như một bức tranh thủy mặc làm say đắm lòng người.
Ngôi nhà sàn chính là nét văn hoá tiêu biểu trong làng, bản người Tày. Đây là loại nhà phổ biến nhất của của người tày nói chung và người tày Bắc Sơn nói riêng. Nhà sàn của cư dân Bắc Sơn được xây dựng khá công phu. Nhà được dựng bằng các loại gỗ quí như: nghiến, lý, đinh..., cột nhà hình tròn hoặc vuông, chân cột kê trên đá tảng, hệ thống cột kèo lắp ráp bằng mộng. Mái nhà lợp bằng ngói máng hay còn gọi là ngói âm dương.
Nhà sàn thường có 3 hoặc 5 gian, mỗi gian đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể và được tất cả các thành viên trong gia đình chấp hành nghiêm túc. Trước đây, dưới gầm sàn bao giờ cũng là nơi nuôi nhốt gia súc, gia cầm nhằm bảo vệ chúng khỏi thú rừng, nhưng hiện nay, việc di dời chuồng trại gia súc, gia cầm ra xa nhà, để đảm bảo vệ sinh và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người đã được đông đảo bà con hưởng ứng, tạo nên một cảnh quan, môi trường mới cho các làng, bản người Tày nơi đây. Hội lồng tồng (xuống đồng) là lễ hội rất đặc trưng của một nền nông nghiệp lúa nước lâu đời cũng là nét văn hoá độc đáo của dân tộc Tày thường được tổ chức vào tháng giêng, ngay sau tết Nguyên đán. Lễ hội xuống đồng tổ chức có hai phần, phần lễ nhằm cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt bội thu, phần hội có các trò chơi như tung còn, kéo co, hát ví....là những trò trơi dân gian. Sau những năm, tháng mai một, hiện nay lễ hội đã được khôi phục ở xã Quỳnh Sơn, xã Vạn Thủy, góp phần vào việc bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống của người Tày.
Mùa vàng ở Bắc Sơn
Cũng như đồng bào các dân tộc khác trong cộng đồng người Việt, người Tày nói chung và người Tày Bắc Sơn nói riêng có nhiều ngày lễ tết trong năm. Đặc biệt là 2 ngày tết đậm nét của cư dân nông nghiệp là ăn mừng lúa xanh (khẩu kheo) lúa bắt đầu xanh, ăn mừng cơm mới (khẩu mẩy) lúa chín. Trong hai ngày tết này, các gia đình thịt con gà hay con vịt đem lên bàn thờ cúng tổ tiên. Khi ăn mừng cơm mới, họ thường ra đồng lấy 4 hay 5 bông lúa chín về đưa lên bàn thờ với ý nghĩa là báo cáo tổ tiên và cầu cho mùa màng tốt tươi. Bên cạnh đó, hát then, hát ví là nét sinh hoạt văn hoá văn nghệ không thể thiếu trong các lễ hội cũng như đời sống sinh hoạt của người Tày. Những làn điệu này mang âm hưởng dân gian đã trường tồn cùng thời gian, đó chính là tiếng lòng, là nguồn suối mát lành trong tâm hồn của người Tày. Nhưng những nét đẹp văn hóa cộng đồng vẫn được gìn giữ “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Đồng bào thường có tục đổi công để cùng nhau làm những việc lớn như dựng nhà, gả chồng, lấy vợ cho con cái, việc đồng áng... Mỗi khi gia đình nào trong bản có sản phụ ở cữ đều được bà con đến thăm hỏi, giúp đỡ, có thể là con gà, hay chục bơ gạo nếp... Đó là những truyền thống tương thân, tương ái rất tốt đẹp vẫn được đồng bào phát huy.
Với những giá trị văn hoá thuần Việt được gìn giữ và phát huy, đó là tiền đề để xây dựng khu dân cư tiên tiến, xây dựng làng văn hóa và tiến tới xây dựng nông thôn mới.
Quỳnh Sơn