Người Lô Lô chủ yếu sinh sống ở miền Bắc nước ta
Trang phục thường ngày cũng nói lên nét văn hóa của vùng miền đó. Cũng như nhiều dân tộc khác, dân tộc Lô Lô có trang phục riêng, mang những nét độc đáo của văn hóa dân tộc. Người phụ nữ họ mặc những chiếc váy độc đáo và thú vị.
Nguồn sống chủ yếu của người Lô Lô là trồng ngô hoặc lúa nương. Người Lô Lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Có hai nhóm: Lô Lô hoa hay Di trắng (bình dân) và Lô Lô đen hay Di đen (quý tộc).
Văn hóa dân gian Lô Lô đa dạng, đặc sắc thể hiện qua các điệu nhảy múa, hát ca, truyện cổ... Cách bố trí hoa văn trên khăn áo, váy, quần có nét riêng biệt rất sặc sỡ. Lịch của người Lô Lô chia một năm thành 11 tháng, mỗi tháng tương ứng với tên một con vật.
Kẹo hồ lô ngọt
Người Lô Lô có trống đồng, được bảo quản bằng cách chôn xuống đất và chỉ khi nào sử dụng mới đào lên. Tộc trưởng của mỗi họ là người được giữ trống. Trống chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đánh để giữ nhịp cho các điệu nhảy múa. Họ là một trong số ít các dân tộc ở Việt Nam hiện nay còn sử dụng trống đồng trong sinh hoạt. Trống đồng là một nhạc cụ truyền thống của người Lô Lô gắn liền với huyền thoại về nạn hồng thuỷ. Theo huyền thoại thì ngày xưa có nạn lụt lớn, nước dâng cao đến tận trời. Có hai chị em nhờ trời cứu để chị vào trống đồng to, em vào trống đồng nhỏ. Hai chị em thoát chết nhờ trống nổi lên mặt nước. Hết lụt họ ở trên núi, sống với nhau thành vợ, thành chồng. Họ là thuỷ tổ của loài người tái sinh.
Quan niệm về âm dương, sự sinh sôi nảy nở có lẽ còn được bảo tồn rõ ràng với lối hoà tấu hai trống đực và cái cùng một lúc. Trống treo trên giá đặt ở phía chân người chết; mặt của hai trống quay lại với nhau. Người đánh trống đứng ở giữa, cầm dùi đánh bằng hai đầu, cứ một đầu dùi đánh một trống. Chỉ những người đàn ông chưa vợ hoặc có vợ không ở trong thời kỳ thai nghén mới được đánh trống.
Quan niệm về âm dương, sự sinh sôi nảy nở có lẽ còn được bảo tồn rõ ràng với lối hoà tấu hai trống đực và cái cùng một lúc. Trống treo trên giá đặt ở phía chân người chết; mặt của hai trống quay lại với nhau. Người đánh trống đứng ở giữa, cầm dùi đánh bằng hai đầu, cứ một đầu dùi đánh một trống. Chỉ những người đàn ông chưa vợ hoặc có vợ không ở trong thời kỳ thai nghén mới được đánh trống.
Trống đồng không những là một tài sản quý, một nhạc cụ độc đáo mà còn là một khí cụ mang tính chất tôn giáo. Có tiếng trống đồng thì hồn người chết mới tìm được đường về nơi sinh tụ đầu tiên của tổ tiên.
Nhiều người Di ở Tây Bắc Vân Nam còn giữ một hình thức phức tạp của chế độ nô lệ. Người Di trắng và một vài nhóm tộc khác còn bị giữ làm nô lệ. Những nô lệ "đẳng cấp cao" thì được phép canh tác trên ruộng đất của họ, lại có nô lệ của mình và dần dần có thể "mua" tự do cho mình.
Người Lô Lô có nhiều nét văn hóa đặc sắc
Theo nghiên cứu của các nhà dân tộc học Việt Nam ở thế kỷ XX: Dân tộc Lô Lô thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến cùng các dân tộc Hà Nhì, Phù lá, Cống, La Hủ, Si La. Một số ý kiến cho rằng dân tộc Lô Lô được chia thành 3 nhóm: Nhóm Lô Lô đen, Lô Lô hoa và Lô Lô trắng. Tuy nhiên phần lớn ý kiến lại chủ yếu chia thành hai nhóm: Lô Lô đen và Lô Lô hoa, một trong những dân tộc thiểu số lâu đời của Việt Nam.
Dân tộc Lô Lô hoa có khoảng trên 2 nghìn người chủ yếu sống tỉnh Hà Giang. Còn người Lô Lô đen có khoảng gần 4 nghìn người chủ yếu sống ở 2 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng). Sự phân chia này chủ yếu dựa vào đường nét và màu sắc của bộ trang phục của từng nhóm. Nhưng, dù có được chia thành mấy nhóm thì các nhà nghiên cứu vẫn đánh giá dân tộc Lô Lô luôn có ý thức, tự tôn dân tộc, tính cộng đồng và tinh thần đoàn kết cao, thể hiện rõ nét trong việc gìn giữ trang phục của dân tộc mình.
Trang phục của người Lô Lô đen có màu đen làm chủ đạo. Đối với người phụ nữ, họ mặc áo ngắn, màu đen chàm để hở bụng, xe ngực, hai ống tay hẹp nối từ bả vai xuống cổ tay bằng những khoanh vải màu xanh, đỏ, tím, vàng (thường là chín vòng màu khác nhau). Hai vạt áo trước được trang trí bởi một diềm vải hoa đỏ, khuy áo bằng vải, cài bằng cúc đồng có hình tròn; phía sau lưng được chắp những miếng vải màu hình tam giác tạo thành các ô vuông với những hoa văn răng cưa kiểu bông lúa, hình sóng nước, mạng nhện; gấu áo được trang trí bằng diềm hoa đỏ rộng khoảng 1 cm và đường vải màu xanh rộng khoảng 0,5 cm chạy từ hai vạt cổ áo xuống đến gấu áo... Phụ nữ Lô Lô đen mặc quần ống rộng, phía ngoài quần được choàng một tấm vải từ phía sau ra đằng trước mặt và cuộn chặt trước bụng, tấm vải này có tác dụng cuốn chặt cạp quần, tạo cho dáng của người phụ nữ đẹp hơn.
Người Lô Lô đen mặc trang phục với màu đen chủ đạo
Đầu được đội khăn cuốn rất cầu kỳ, gồm có ba lớp khăn, hai lớp bên trong màu trắng, lớp bên ngoài màu đen, khi đi làm hoặc đi chợ, họ đội loại nón lá được đan rất đẹp mắt, nón được đan bằng tre, chóp hơi khum, phía mặt trong nón được trang trí bằng chiếc cánh của con cánh cam, quai nón được buộc bằng hai sợi dây được se từ chỉ hoặc len nhiều màu. Dây đeo thắt lưng được trang trí khá cầu kỳ, đằng trước bao gồm nhiều đồng xu và chìa khoá làm bằng nhôm. Đằng sau có treo 1 túi trầu được bọc bằng tấm vải nhỏ màu xanh.
Trang phục của nam giới dân tộc Lô Lô đen gần giống với trang phục của các dân tộc Tày, Nùng. Nam giới Lô Lô đen mặc áo thân dài đến trên đầu gối, xẻ tà hai bên, cài cúc bên nách phải, thường chít khăn trên đầu, dắt mối khăn phía sau gáy, trên khăn không trang trí, mặc quần chân què, cạp lá toạ; đeo thêm 1 vòng tay bằng bạc. Tất cả trang phục là do bàn tay khéo léo của người phụ nữ cắt, khâu. Riêng chiếc áo của phụ nữ, đó là một nghệ thuật tạo hình. Áo ngắn hở bụng nhưng lại bó gọn đôi “bồng đào”, dù có lao động nặng hay nhẹ, áo vẫn bó gọn thân hình thon thả đẹp như thân lưng những con ong rừng. Ngày nay, phần bụng hở được mặc thêm một áo lót mỏng màu trắng hồng hoặc xanh da trời bằng vải phin.
Văn hóa người Lô Lô là một phần trong bản sắc văn hóa Việt Nam
Đồ trang sức của người Lô Lô đen được làm bằng bạc, nó không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ, tâm linh mà còn là thứ hồi môn cho con gái khi đi lấy chồng. Người Lô Lô quan niệm, khi đeo đồ trang sức bằng bạc có thể trừ được tà ma, giữ vía cho con người và phòng được gió độc. Trong bộ trang phục của người phụ nữ Lô Lô đen không thể thiếu được chiếc vòng cổ, đây là thứ trang sức đắt tiền bởi số lượng bạc để tạo ra chiếc vòng bạc là khá lớn. Ngay từ khi còn nhỏ, người phụ nữ Lô Lô đã được sâu tai, những chiếc hoa tai cũng được làm bằng bạc hình tròn, hình bông hoa..., hoa tai làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt của người phụ nữ được duyên dáng hơn. Nhẫn đeo tay được các cô gái Lô Lô ưa dùng nhất, tuỳ theo mỗi người có thể đeo nhiều hay ít, đeo ngón nào cũng được.
Những chi tiết, phụ kiện nhỏ trên bộ trang phục của người Lô Lô đều thể hiện tính thẩm mỹ, sự tinh tế và quan niệm riêng về cái đẹp của họ. Điều đó cũng cho thấy giá trị phi vật thể và đời sống tinh thần phong phú của cộng đồng dân tộc Lô Lô đen tại Cao Bằng.
Hoàng Vinh