Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Bố Y
Showing posts with label ₪ Dân tộc Bố Y. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Bố Y. Show all posts

Saturday, March 18, 2017

Trang phục của dân tộc Bố Y ở Lào Cai (Triệu Minh Bắc)

Thiếu nữ Dân tộc Bố Y

Người Bố Y mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu hoa văn 
Áo của phụ nữ Bố Y có hai loại, áo trong và áo ngoài. Áo trong (pủ đy) là loại áo kiểu tứ thân mở ngực, có một chiếc cúc đồng cài giáp cổ. Hai vạt áo trước có hai túi nhỏ cân xứng nhau để đựng tiền và đồ. Đây là loại trang phục cố truyền của phụ nữ Bố Y, ngày nay rất ít người sử dụng nó mà cất kỹ trong hòm, khi chủ nhân quá cố sẽ mặc để sang bên kia thê giới.

Trong khi đó, áo ngoài của đồng bào Bố Y (pủ pấp) được làm bằng vải thô, nhuộm chàm dài khoảng 60 cm và rộng chừng 55 cm. Áo may kiểu tứ thân không có cúc cài, chỉ có một đôi dây vải, một chiếc đính phía dưới vạt áo trái, một chiếc đính nơi xẻ tà nách bên phải, khi mặc áo chúng được buộc lại với nhau.

Trang phục phụ nữ Bố Y đẹp hơn, đặc sắc hơn là nhờ chiếc khăn đội đầu, váy và tạp dề. Khăn đội đầu (ba can) được làm bằng vải nhuộm chàm dài 300 cm, rộng 35 cm. Hai đầu khăn được khâu vắt mép bằng chỉ màu ghi, cạnh mép khăn dùng chỉ màu khâu thưa để đường chỉ nổi rõ có tính chất trang trí cho khăn.

Váy của phụ nữ Bố Y được dệt nhiều màu sắc như xanh, đỏ, tím, ghi và chàm. Cách mặc váy truyền thống của phụ nữ Bố Y: trước hết đặt váy to vào giữa bụng và buộc dây sau lưng, sau đó đặt váy nhỏ vào giữa lưng và buộc dây trước bụng. Bộ váy truyền thống của phụ nữ Bố Y thực chất là hai mảnh vải xếp nếp khép lại, khi mặc tạo kẽ hở (váy hở) ở hai bên hông để đi lại dễ dàng. Trước đây, họ thường mặc váy trong các dịp lễ hôi, cưới xin, thì nay, tập tục đó đang dần bị mai một.

Tạp dề (vẩy dao) bằng vải thô nhuộm chàm dài khoảng 115cm, rộng 80cm. Tạp dề được đeo ngoài áo và váy trong những dịp lễ tết, hội hè, cưới xin gồm hai phần: yếm che và dây đeo. Yếm che bằng vải chàm, giữa yếm có thêu họa tiết hoa văn hình con cua cách điệu. Dây đeo bằng vải chàm được đính hai bên cạnh nhỏ của tạp dề. Khi dùng buộc vòng qua cổ. Dây buộc sau lưng được đính trên hai cạnh to của tạp dề, khi dùng buộc thắt sau lưng.

Cũng giống như cách làm đẹp của phụ nữ dân tộc khác, phụ nữ Bố Y thường trang bị cho mình nhiều loại phụ kiện thời trang đi kèm như dây chuyền, vòng cổ, vòng tay. Trong lễ, tết họ mặc áo dài liền váy kiểu chui đầu. Cổ áo ny rộng xuống tới bụng có thuê hoa văn hình hoa lá đối xứng, ống tay viền vải khác màu ở cửa tay. Bên trong mặc váy nhiều nếp gấp kiểu Hmông Hoa. Đầu đội khăn chàm đen có thêm hoa văn bằng chỉ màu, trong khi đó, tóc được búi ngược lên đỉnh đầu.

Cách ăn mặc của dân tộc Bố Y ngày nay khiến nhiều người cho rằng nó giống với người Nùng, thậm chí phụ nữ nhóm Tu Dí ăn mặc theo kiểu người Hán nhưng áo có ống tay rời.

Trang Phục nam, nữ dân tộc Bố Y

Trong khi phụ nữ thường vận trang phục cầu kỳ thì nam giới khá đơn giản với áo cổ viền, loại áo cánh ngắn, tứ thân,quần lá tọa màu chàm bằng vải tự dệt.

Mặc dù trong quá trình lịch sử, người dân tộc Bố Y bị nhiều trào lưu văn hóa khác du nhập nhưng họ vẫn giữ được nét riêng độc đáo, đó là lối mặc và trang trí đi kèm với Xiêm và phong cách áo dài mang tính thẩm mỹ riêng.
 Triệu Minh Bắc

Friday, June 24, 2016

Vài nét về dân tộc Bố y (Long Nhật)

Tên tự gọi:Bố Y.
Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia...
Nhóm địa phương: Bố Y và Tu Dí.
Dân số: 2.273 người.
Ngôn ngữ: Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), còn nhóm Tu Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Lịch sử: Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm.

Hoạt động sản xuất: Người Bố Y vốn giỏi làm ruộng nước nhưng đến Việt Nam cư trú ở vùng cao nên chủ yếu phải dựa vào canh tác nương rẫy và lấy ngô làm cây trồng chính. Bên cạnh đó mỗi gia đình thường có một mảnh vườn để trồng rau. Ngoài nuôi gia súc, gia cầm họ còn nuôi cá ruộng và biết làm nhiều nghề thủ công như dệt, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc, đan lát, làm đồ gỗ...

Bộ nữ phục Bố Y có một nét đẹp riêng ở gam màu lạnh, lối tạo hoa văn bằng sáp ong trên váy và chiếc yếm dài trước ngực. Nghề dệt, nhuộm và may mặc truyền thống của họ đang bị mai một dần.

Ăn: Người Bố Y ăn ngô xay nhỏ đem luộc cho chín dở rồi mới đồ lên gọi là mèn mén.
Mặc:Trước đây, phụ nữ mặc váy xoè như váy của phụ nữ Hmông, váy được tạo hoa văn bằng cách bôi sáp ong lên mặt vải rồi đem nhuộm chàm. Áo ngắn 5 thân có ống tay rời, xiêm che ngực và bụng. Phụ nữ đeo trang sức bằng bạc gồm dây chuyền, vòng tay, khuyên tai; tóc được búi ngược lên đỉnh đầu, đội khăn chàm có thêu hoa văn bằng chỉ màu. Ngày nay, họ mặc giống như người Nùng trong cùng địa phương. Phụ nữ nhóm Tu Dí ăn mặc theo kiểu người Hán nhưng áo có ống tay rời.
Ở: Người Bố Y cư trú ở Quản Bạ (Hà Giang) và Mường Khương (Lào Cai). Họ ở nhà đất có 2 mái lợp gianh, gỗ hoặc ngói, tường đất trình. Nhà có 3 gian, có sàn gác trên quá giang là chỗ để lương thực và là chỗ ngủ của những người con trai chưa vợ.
Quan hệ xã hội: Có sự phân hoá giai cấp rõ rệt. Tầng lớp trên gồm trưởng bản (pin thàu) và người giúp việc (xéo phải).
Cưới xin - Gồm 3 bước:
Bước 1: Nhà trai cử 2 bà mối sang nhà gái xin lá số cô gái về để so tuổi. Nhà gái thường tỏ thiện chí bằng cách tặng nhà trai 10 quả trứng gà nhuộm đỏ. Nếu thấy "hợp tuổi", nhà trai cử 2 ông mối sang trả lá số và xin "giá ăn hỏi".
Bước 2: Lễ ăn hỏi. Sau lễ này, hôn nhân của đôi trai gái coi như được định đoạt.
Bước 3: Lễ cưới. Nhà trai đưa sính lễ cho nhà gái. Ngoài một số thực phẩm còn có 1 bộ trang phục nữ. Chàng rể không đi đón dâu. Khi về nhà chồng, cô dâu cưỡi ngựa do em gái chồng dắt và mang theo một cái kéo, 1 con gà mái nhỏ để đến giữa đường thì thả vào rừng.
Sinh đẻ: Xưa kia, người phụ nữ có tục đẻ ngồi, cắt rốn cho trẻ bằng mảnh nứa, nhau (rau) chôn ngay dưới gầm giường. Khi đứa trẻ được 3 ngày làm lễ cúng mụ, đặt tên tục, đến khi được 2- 3 tuổi mới đặt tên chính thức. Nếu đứa trẻ hay ốm đau thì phải tìm bố nuôi cho vía của nó có chỗ nương tựa.

Làng bản của người Bố Y đã định cư từ nhiều đời. Hầu hết các kiến trúc của họ đều kiên cố. Có thể bắt gặp nhiều mái ngói âm dương (ngói máng) hay ngói gỗ trên những căn nhà trình tường.

Ma chay: Ma chay là thể hiện tình cảm của người sống với người chết và đưa hồn người chết về quê cũ. Trước khi đưa đám bắn 4 phát súng, lúc khiêng quan tài cho chân người chết đi trước. Từ nhà đến huyệt phải nghỉ 3 lần (nếu vợ hoặc chồng còn sống) hoặc 4 lần (nếu vợ hoặc chồng đã chết). Người nhà để tang 3 năm, trong thời gian có tang con trai không được uống rượu, con gái không được đeo đồ trang sức, con cái không được lấy vợ, lấy chồng.
Thờ cúng: Trên bàn thờ đặt 3 bát hương thờ trời, táo quân và tổ tiên. Dưới gầm bàn thờ đặt một bát hương thờ thổ địa. Nếu bố mẹ vợ chết không có người thờ cúng thì con rể lập bàn thờ nhỏ cạnh cửa để thờ.
Lễ tết:Có nhiều Tết: Nguyên đán, Rằm tháng giêng, 30 tháng giêng, Hàn thực, Ðoan ngọ, Mùng 6 tháng 6, Rằm tháng 7, Cơm mới. Tết Cơm mới tổ chức vào tháng 8 hay tháng 9 âm lịch, có bánh chưng, bánh chay và xôi nhuộm màu.

Ði chợ luôn là nhu cầu của cư dân vùng cao biên giới Việt - Trung, cả người trẻ lẫn người già. Phút nghỉ ngơi của người phụ nữ Bố Y 

Lịch: Người Bố Y tính ngày, tháng theo âm lịch.
Học: Trước đây có một số người dùng chữ Hán để ghi gia phả, viết bài cúng, làm lá số...
Văn nghệ: Ở nhóm Tu Dí thường hát đối đáp tại phiên chợ xuân hay tại nhà, lời ca bằng tiếng Hán, được phụ hoạ bằng kèn lá.
Chơi: Trong dịp hội hè, người Bố Y có các trò chơi đánh đu, cờ tướng, đánh quay, đánh khăng.
Long Nhật (sưu tầm)


Nghệ nhân dân gian say mê gìn giữ văn hóa dân tộc Bố Y (Minh Huyền)

Phụ nữ Bố Y trong trang phục truyền thống

Nghệ nhân Lồ Lài Sửu, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai là một trong những người đã khổ công suốt 20 năm sưu tầm, sáng tác, truyền dạy và phục dựng những bài ca dao, dân ca cùng làn điệu múa dân gian truyền thống của người Bố Y với mong muốn gìn giữ văn hóa truyền thống trong cuộc sống đương đại trước nguy cơ bị phai nhạt, mất dần bản sắc.

Là người con của dân tộc Bố Y, ngay từ nhỏ được sống trong môi trường văn hóa truyền thống, chị Lồ Lài Sửu đã đam mê những bài hát câu hát vì nội dung rất sâu sắc và ý nghĩa, giai điệu và lời bài hát chan chứa tình người, tình yêu thương quê hương đất nước. Niềm đam mê thôi thúc chị tìm đến các cụ ông, cụ bà trong thôn để học hát dân ca, đồng thời, cũng tìm hiểu thêm về các phong tục tập quán, các tri thức dân gian để làm giàu thêm kiến thức cho bản thân. Từ năm 1995, chị Sửu chủ động sưu tầm và học hỏi những bài hát dân ca Bố Y (hát ru, bài đồng dao, các bài hát giao duyên...), ghi chép lại, sau đó phiên âm ra tiếng phổ thông. Khi xã tổ chức các chương trình văn nghệ hoặc đi giao lưu văn nghệ ở các xã khác, chị dùng chính những bài hát học được để hát cho bà con nghe và mọi người hào hứng tán thưởng. Cũng từ đây, chị bắt đầu sáng tác những bài hát, điệu múa gắn với nét văn hóa, tập quán của dân tộc mình, sau đó truyền dạy cho các chị em và các em học sinh là người dân tộc Bố Y ở trong thôn cùng múa hát, biểu diễn cho nhân dân trong thôn, trong xã vào các dịp lễ hội và ngày hội đại đoàn kết… Ngoài ra, chị Sửu còn tham gia làm cộng tác viên cung cấp thông tin về văn hóa ẩm thực của dân tộc Bố Y cho ngành văn hóa.
Không chỉ giỏi việc nước, gia đình chị Sửu còn là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh 5 năm liên tục và là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương từ năm 2014 đến nay với nguồn lãi từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, kinh doanh vận tải, cung ứng vật tư nông nghiệp... lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.
 Minh Huyền (sưu tầm)


Trang phục của dân tộc Bố Y ở Lào Cai (Mạnh Tưởng)

Dân tộc Bố Y ở Hà Giang
Người Bố Y mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu hoa văn sặc sỡ.
Áo của phụ nữ Bố Y có hai loại, áo trong và áo ngoài. Áo trong (pủ đy) là loại áo kiểu tứ thân mở ngực, có một chiếc cúc đồng cài giáp cổ. Hai vạt áo trước có hai túi nhỏ cân xứng nhau để đựng tiền và đồ. Đây là loại trang phục cố truyền của phụ nữ Bố Y, ngày nay rất ít người sử dụng nó mà cất kỹ trong hòm, khi chủ nhân quá cố sẽ mặc để sang bên kia thê giới.

Trong khi đó, áo ngoài của đồng bào Bố Y (pủ pấp) được làm bằng vải thô, nhuộm chàm dài khoảng 60 cm và rộng chừng 55 cm. Áo may kiểu tứ thân không có cúc cài, chỉ có một đôi dây vải, một chiếc đính phía dưới vạt áo trái, một chiếc đính nơi xẻ tà nách bên phải, khi mặc áo chúng được buộc lại với nhau.
Trang phục phụ nữ Bố Y đẹp hơn, đặc sắc hơn là nhờ chiếc khăn đội đầu, váy và tạp dề. Khăn đội đầu (ba can) được làm bằng vải nhuộm chàm dài 300 cm, rộng 35 cm. Hai đầu khăn được khâu vắt mép bằng chỉ màu ghi, cạnh mép khăn dùng chỉ màu khâu thưa để đường chỉ nổi rõ có tính chất trang trí cho khăn
Váy của phụ nữ Bố Y được dệt nhiều màu sắc như xanh, đỏ, tím, ghi và chàm. Cách mặc váy truyền thống của phụ nữ Bố Y: trước hết đặt váy to vào giữa bụng và buộc dây sau lưng, sau đó đặt váy nhỏ vào giữa lưng và buộc dây trước bụng. Bộ váy truyền thống của phụ nữ Bố Y thực chất là hai mảnh vải xếp nếp khép lại, khi mặc tạo kẽ hở (váy hở) ở hai bên hông để đi lại dễ dàng. Trước đây, họ thường mặc váy trong các dịp lễ hôi, cưới xin, thì nay, tập tục đó đang dần bị mai một.
Tạp dề (vẩy dao) bằng vải thô nhuộm chàm dài khoảng 115cm, rộng 80cm. Tạp dề được đeo ngoài áo và váy trong những dịp lễ tết, hội hè, cưới xin gồm hai phần: yếm che và dây đeo. Yếm che bằng vải chàm, giữa yếm có thêu họa tiết hoa văn hình con cua cách điệu. Dây đeo bằng vải chàm được đính hai bên cạnh nhỏ của tạp dề. Khi dùng buộc vòng qua cổ. Dây buộc sau lưng được đính trên hai cạnh to của tạp dề, khi dùng buộc thắt sau lưng.
Cũng giống như cách làm đẹp của phụ nữ dân tộc khác, phụ nữ Bố Y thường trang bị cho mình nhiều loại phụ kiện thời trang đi kèm như dây chuyền, vòng cổ, vòng tay. Trong lễ, tết họ mặc áo dài liền váy kiểu chui đầu. Cổ áo ny rộng xuống tới bụng có thuê hoa văn hình hoa lá đối xứng, ống tay viền vải khác màu ở cửa tay. Bên trong mặc váy nhiều nếp gấp kiểu Hmông Hoa. Đầu đội khăn chàm đen có thêm hoa văn bằng chỉ màu, trong khi đó, tóc được búi ngược lên đỉnh đầu.
Cách ăn mặc của dân tộc Bố Y ngày nay khiến nhiều người cho rằng nó giống với người Nùng, thậm chí phụ nữ nhóm Tu Dí ăn mặc theo kiểu người Hán nhưng áo có ống tay rời.

Trang Phục nam, nữ dân tộc Bố Y

Trong khi phụ nữ thường vận trang phục cầu kỳ thì nam giới khá đơn giản với áo cổ viền, loại áo cánh ngắn, tứ thân,quần lá tọa màu chàm bằng vải tự dệt.
Mặc dù trong quá trình lịch sử, người dân tộc Bố Y bị nhiều trào lưu văn hóa khác du nhập nhưng họ vẫn giữ được nét riêng độc đáo, đó là lối mặc và trang trí đi kèm với Xiêm và phong cách áo dài mang tính thẩm mỹ riêng.

Mạnh Tưởng (sưu tầm)

Bản sắc văn hóa của dân tộc Bố Y (Minh Trang)

- Bố Y là một trong những dân tộc có dân số ít nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Dân tộc Bố Y có khoảng 3.000 người sinh sống chủ yếu một số tỉnh miền núi, biên giới cực Bắc của Việt Nam. Trong đó tập trung nhất ở xóm Nậm Lương, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ và rải rác ở một số xã khác của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đến nay, đồng bào dân tộc Bố Y vẫn giữ được bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. 

Dân tộc Bố Y (còn có các tên gọi khác như: Pu Y; Chủng Chá; Trọng Gia; Tu Dí; Tu Dìn; Pu Nà) sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong cuộc sống hằng ngày, người Bố Y có thể làm mộc, rèn các dụng cụ nông nghiệp và sinh hoạt, nung gốm… Phụ nữ từ xa xưa đã biết trồng bông, dệt vải, may vá, thêu thùa trang phục, túi và khăn. Đồng bào Bố Y ở Hà Giang vẫn giữ truyền thống “phụ quyền trong gia đình”, tức là mọi vấn đề trong nhà đều do người đàn ông quyết định. Trong một ngôi nhà, có thể 3 đến 4 thế hệ cùng sống chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu giữa các thế hệ. Ông Ngũ Khởi Phương, chuyên gia nghiên cứu về phong tục, tập quán, văn hóa và cuộc sống của dân tộc Bố Y, cho biết: “Người Bố Y hiện còn 10 dòng họ và còn giữ được cách ăn ở, cách nói năng và các Lễ hội như: Lễ Tết, Lễ cưới, lễ tang. Hiện còn giữ được một số làn điệu dân ca. Trong xóm này toàn là đồng bào Bố Y và hiện còn khoảng 700 người sinh sống”.

Trong mỗi dòng họ của đồng bào Bố Y có hệ thống tên đệm từ 5 - 9 chữ. Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng. Chính vì vậy trong mỗi gia đình người Bố Y, dòng họ anh em trai chỉ khác nhau về tên gọi, còn tên đệm thì giống nhau. Người Bố Y xưng hô theo tuổi tác chứ không phân biệt theo chi, nhánh hay con chú, con bác.


Tuy là một dân tộc có dân số ít ở Hà Giang nhưng cho đến nay, dân tộc Bố Y vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống, tạo nên bản sắc riêng, độc đáo. Như trong lễ cưới, chú rể không được đi đón dâu và cô em gái của chú rể sẽ mang con ngựa đẹp nhất đến đón chị dâu về nhà chồng. Trong gia đình, con trai không được cắt tóc cho bố, con gái không được chải đầu cho mẹ. Chỉ lúc bố mẹ mất, con trai, con gái mới được chải đầu cho bố mẹ. Trong thời gian để tang ba năm, con trai không được uống rượu, con gái không được mang đồ trang sức, đoạn tang mới được tính chuyện cưới hỏi.

Hàng năm, đồng báo Bố Y tổ chức nhiều các lễ hội, Tết như: Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Giêng, Tết Đoan ngọ, Tết cơm mới… Những ngày này, đồng bào làm xôi nếp nhuộm đỏ, bánh dày, bánh chưng, bánh chay để cúng trời đất, tổ tiên và cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt; mọi người bình an - khoẻ mạnh… Trong các lễ hội, lễ cưới hỏi, người Bố Y thường hát đối đáp bằng những làn điều dân ca của mình. “Hát dân ca gồm có hát chào hỏi, chúc nhau, hát ngăn cửa ở lễ cưới, hát giao duyên, như bài hát chào hỏi. Hiện có rất nhiều bài hát mà dân tộc chúng tôi hay hát”.


Đồng bào dân tộc Bố Y thường mặc áo ngắn năm thân, xẻ nách phải. Viền cổ áo, ống tay áo được khâu hay thêu trang trí hoa văn sặc sỡ. Áo của phụ nữ Bố Y có hai loại, áo trong và áo ngoài. Hai vạt trước của áo ngoài có hai túi nhỏ cân xứng nhau thường để đựng tiền hay đồ dùng cá nhân và thường may bằng vải thô, nhuộm chàm. Trang phục phụ nữ Bố Y đẹp và đặc sắc hơn trang phục nam giới là nhờ chiếc khăn đội đầu, váy và tạp dề phía trước. Váy của phụ nữ Bố Y được dệt nhiều màu sắc như xanh, đỏ, tím, ghi và chàm. Bộ trang phục truyền thống thường được mặc trong các dịp lễ hội, cưới hỏi.

Ông Lục Sương Minh, Trưởng phòng dân tộc huyện Quản Bạ, cho biết: Tuy sống hòa đồng cùng các dân tộc khác nhưng đồng bào dân tộc Bố Y vẫn giữ được nét văn hóa riêng, độc đáo. Ông Lục Sương Minh nói: “Dân tộc Bố Y hòa đồng rất nhanh với sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Dân tộc vẫn giữ  được nét văn hóa của dân tộc, từ truyền thống đến các lễ hội về đám ma, đám cưới, phong tục tập quán từ xưa đến nay. Hiện chúng tôi đã tuyên truyền để hỗ trợ dân tộc Bố Y để phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc vì đây là một dân tộc ít người”.

Để  bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Bố Y, trong đó các giá trị văn hoá vật thể, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và tiến hành Đề án khảo sát và thực hiện Đề án nghiên cứu Hát dân ca của người Bố Y. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các nghệ nhân ghi chép, xây dựng kế hoạch mở lớp để nghệ nhân truyền dạy dân ca cho thế hệ trẻ. Chính quyền địa phương cũng khuyến khích, vận động đồng bào sử dụng trang phục, ngôn ngữ của dân tộc trong cuộc sống hàng ngày để tiếp tục duy trì và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Bố Y trong tương lai.

Minh Trang (sưu tầm)

Dân tộc Bố Y (Minh Trang)

 Tên dân tộc : Bố Y (Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà).
Dân số: 1.864 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú : Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.
Phong tục tập quán :
Tôn giáo chính là thờ tổ tiên. Nhà ở thường là nền đất, có một sàn gác trên lưng quá giang - là nơi để lương thực và là chỗ ngủ của những người con trai chưa vợ. Lễ cưới của người Bố Y khá phức tạp. Chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng.

Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ và 120 ngày đối với tang cha.
Ngôn ngữ :
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Văn hoá :
Vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, tục ngữ, dân ca khá phong phú.
Trang phục :
Nữ mặc váy xèo, áo năm thân và có xiêm che ngực. Một số mặc giống người Nùng, số khác mặc giống người Hán.
Kinh tế :
Sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy. 

Minh Trang (sưu tầm)

Dân tộc Bố Y giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong các nghi lễ (Hoàng Thoại)

Người Bố Y.

Dân tộc Bố Y là một trong những dân tộc có dân số ít nhất của tỉnh Hà Giang. Dân tộc Bố Y còn có các tên gọi khác là Chủng Chá, Trọng Gia. Mặc dù dân số ít, nhưng cho đến nay, dân tộc này vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nên bản sắc riêng, độc đáo trong các nghi lễ.
Trong phong tục cưới xin của đồng bào Bố Ý cũng có những nét riêng, độc đáo. Sau khi bà mối bày tỏ nguyện vọng của nhà trai và được nhà gái chấp thuận thì đem lá số cô gái về nhờ thấy cúng so tuổi. Được tuổi thì đem lễ vật đến trả lá số và xin được ăn hỏi. Nhà gái khi đưa lá số con gái mình thường gửi 10 quả trứng gà nhuộm màu đỏ tỏ lòng quý mên chàng rể tương lai. Khi cô dâu về nhà chồng thì mang theo một chiếc kéo để tỏ rõ bổn phận của người phụ nư đảm đang biết may vá, thêu thùa... và một con gà mái nhỏ, đến giữa đường thì thả gà vào rừng. Đặc biệt, chú rể sẽ không có mặt trong đoàn đón dâu và em gái chú rể sẽ dắt theo một con ngựa đẹp mã để rước chị dâu về. Đối với dân tộc Bố Y thì dù là ngày xưa hay ngày nay vai trò của ông mối trong hôn nhân cũng rất được coi trọng. Đó là người có uy tín, thông hiểu lễ nghĩa, biết đối đáp bằng các điệu hát...
Đối với các nghi lễ trong tang ma được đồng bào thực hiện rất trang trọng, nghiêm túc. Dân tộc Bố Y chỉ cúng một giỗ đầu. Thời kỳ tang chế là ba năm, con trai không được uống rượu, con gái không được mang đồ trang sức, đoạn tang mới được tính chuyên cưới xin. Dân tộc Bố Y quan niệm con người có 36 hồn. Hồn có hai dạng, hồn khôn và hồn dại. Hồn khôn thì phù hộ con cái sức khỏe, làm ăn tấn tới... còn hồn dại chỉ làm hại người ta.
Tết, dân tộc Bố Y cũng như các dân tộc anh em khác trong vùng, hàng năm đều có các lễ tết như: Tết Nguyên đán (Đân chinh), rằm tháng giêng (síp hả), tết đoan ngọ (Toản vù), tết cơm mới... Trong những dịp nay, đồng bào thường làm xôi nếp nhuộm đỏ, làm bánh dày, bánh chưng, bánh chay... để cúng tổ tiên, trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, bội thu.

Trang  phục dân tộc Bố Ý sử dụng trong các lễ hội thay thổi theo thời gian. Trước đây, phụ nữ mặc váy xoè như váy của phụ nữ Hmông, váy được tạo hoa văn bằng cách bôi sáp ong lên mặt vải rồi đem nhuộm chàm. Áo ngắn 5 thân có ống tay rời, xiêm che ngực và bụng. Phụ nữ đeo trang sức bằng bạc gồm dây chuyền, vòng tay, khuyên tai; tóc được búi ngược lên đỉnh đầu, đội khăn chàm có thêu hoa văn bằng chỉ màu. Ngày nay, họ mặc giống như người Nùng trong cùng địa phương. Phụ nữ nhóm Tu Dí ăn mặc theo kiểu người Hán nhưng áo có ống tay rời. Trong các lễ hội của dân tộc Bố Ý thường có hát đối đáp tại phiên chợ xuân hay tại nhà, lời ca bằng tiếng Hán, được phụ hoạ bằng kèn lá. Dịp hội hè, dân tộc Bố Y có các trò chơi đánh đu, cờ tướng, đánh quay, đánh khăng.
Để giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc Bố Y, các ngành chức năng cần có những nghiên cứu, sưu tầm về vốn văn hóa truyền thống của bà con, nhất là về hệ thống ngôn ngữ. Đồng thời phát huy vai trò của những người cao tuổi trong việc giáo dục truyền thống, vốn văn hóa tốt đẹp của dân tộc cho thanh thiếu niên dân tộc Bố Y. Bởi đây chính là thế hệ sẽ gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Bố Y trong tương lai./.

Hoàng Thoại (sưu tầm)

Dân tộc Bố Y (Hoàng Thoại)

Tên dân tộc: Bố Y (Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà). Dân số: 1.864 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang. 
Phong tục tập quán:
Tôn giáo chính là thờ tổ tiên. Nhà ở thường là nền đất, có một sàn gác trên lưng quá giang - là nơi để lương thực và là chỗ ngủ của những người con trai chưa vợ. Lễ cưới của người Bố Y khá phức tạp. Chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng.

Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ và 120 ngày đối với tang cha.
Ngôn ngữ:
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Văn hoá:
Vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, tục ngữ, dân ca khá phong phú.
Trang phục:
Nữ mặc váy xèo, áo năm thân và có xiêm che ngực. Một số mặc giống người Nùng, số khác mặc giống người Hán.
Kinh tế:
Sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy.

Hoàng Thoại (sưu tầm)

Dân tộc Bố Y (Hoàng Yên:trích bách khoa toàn thư)

Tổng số dân 2.971.460 (2000)
Khu vực có số dân đáng kể
Trung Quốc, Việt Nam
Ngôn ngữ Tiếng Bố Y, tiếng Trung, tiếng Việt
Tôn giáo Vật linh, Phật giáo, Kitô giáo
Sắc tộc có liên quan Người Tráng

Người Bố Y (tiếng Trung: 布依族bính âm: Bùyīzú), còn gọi là Chủng CháTrọng GiaTu DíTu Dìn hay Pu Nà.
Người Bố Y nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai.
Dân tộc Bố Y có dân số khoảng 2.971.460 người, chủ yếu sống tại Trung Quốc (các tỉnh Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên), và chỉ khoảng 1.900 người sinh sống tại Việt NamHYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_B%E1%BB%91_Y" \l "cite_note-1" \t "_blank" ở các huyện biên giới ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang.
Mặc dù tại cả Trung Quốc lẫn Việt Nam họ được nhà nước công nhận như là một nhóm sắc tộc riêng rẽ, nhưng chính họ lại tự coi mình là người Tráng.
Địa bàn cư trú
Tại Việt Nam theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bố Y có dân số 2.273 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Bố Y cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (1.398 người, chiếm 61,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Hà Giang (808 người, chiếm 35,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Yên Bái (19 người), Tuyên Quang (18 người).
Ngôn ngữ
Người Bố Y nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Bố Y rất gần gũi với tiếng Tráng. Có một sự liên tục phương ngôn giữa hai thứ tiếng này. Tiếng Bố Y có dạng chữ viết riêng của mình, được các nhà ngôn ngữ tạo ra trong thập niên 1950 dựa trên bảng chữ cái La tinh và với các quy tắc phát âm tương t như hệ thống bính âm được đặt ra cho tiếng Trung La tinh hóa.

Làng nhỏ của người Bố Y tại Trung Quốc
Lịch sử
Người Bố Y là nhóm sắc tộc trong số các sắc tộc Thái bản địa của vùng bình nguyên Quý Châu. Họ là một trong số các dân tộc cổ đại nhất tại Trung Quốc, sinh sống trong khu vực này đã trên 2.000 năm. Cho tới khi thành lập nhà Đường, người Bố Y và người Tráng có liên hệ chặt chẽ với nhau; nhưng các khác biệt giữa hai nhóm sắc tộc ngày càng trở lên nhiều hơn và từ khoảng năm 900 trở đi thì họ đã thực sự là 2 dân tộc khác biệt.
Nhà Thanh hủy bỏ hệ thống các thủ lĩnh địa phương và giao nhiệm vụ cai trị cho các quan chức triều đình tại địa phương kiêm quản cả quân đội. Việc này đã tạo ra sự thay đổi trong kinh tế khu vực; và từ đó trở đi, đất đai nằm trong tay của một số ít chủ đất và điều đó đã gây ra sự nổi dậy của dân chúng. Trong cuộc nổi dậy Nanlang năm 1797, người Bố Y bị đàn áp nặng nề và nhiều người phải di cư sang Việt Nam.
Việt Nam
Đặc điểm kinh tế
Người Bố Y sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Họ nuôi nhiều gia súc, gia cầm, đặc biệt họ có nhiều kinh nghiệm nuôi . Hàng năm, khi mùa mưa đến, họ ra sông tìm vớt trứng cá và cá lớn để thả vào ao và ruộng nước.
Trước đây, người Bố Y thường làm mộc, rèn, gốm, đục đá và chạm bạc. Phụ nữ biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may thêu quần áo, túi khăn.
Tổ chức cộng đồng
Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ. Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng.
Hôn nhân gia đình
Lễ cưới của người Bố Y khá phức tạp và tốn kém.
Trong lễ đón dâu, thường nhà trai chỉ có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi còn son trẻ, 2 đôi đã có vợ có chồng. Nét độc đáo của người Bố Y là chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Nhà gái cũng cử ra một đoàn, thành phần như nhà trai. Khi về nhà chồng, cô dâu mang theo một chiếc kéo và một con gà mái nhỏ, đi đến giữa đường thì thả gà vào rừng.
Xưa kia người phụ nữ Bố Y có tục đẻ ngồi, nhau của đứa trẻ chôn dưới gầm giường của mẹ. Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ, nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ, 120 ngày đối với tang cha.
Văn hóa
Vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, tục ngữ, dân ca khá phong phú.
Nhà cửa
Tuy người Bố Y cư trú trên vùng cao, có lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn, hầu như quanh năm sương mù bao phủ. Nhưng họ vẫn ở nhà nền, loại nhà phổ biến có đặc điểm: cấu trúc ba gian, hai mái vuông, xung quanh trình tường, phía trước là một hàng hiên. Bộ khung được sử dụng bằng các vật liệu vững chắc như gỗ hoặc tre. Mái bằng cỏ gianh, song cũng có nhà lợp ngói. Bộ khung cấu tạo cân đối bởi hai kèo đơn và năm hàng cột, trong đó, có đôi cột trốn là đôi cột giữa.
Cũng đã xuất hiện một số nhà có hiên bốn mặt. Đối với loại này thì cột trốn lại là đôi cột ngoài. Nhà thường thấy một cửa chính đi vào giang giữa, một cửa phụ nơi đầu hồi để qua bếp đun và hai cửa sổ trông ra hàng hiên. Tuy là nhà nền, nhưng nhà nào cũng có một sàn gác trên lưng quá giang. Đó là nơi để ngũ cốc và làm chỗ ngủ của những người con trai chưa lập gia đình.
Nhà của người Bố Y thường quần tụ bên bờ suối, trên sườn đồi hay trong thung lũng nhưng nền đã được tôn cao,
Trang phục
Có phong cách tạo dáng, chủng loại và phong cách mỹ thuật riêng.
         Trang phục nam
Nam giới thường mặc áo cổ viền, loại áo cánh ngắn, tứ thân; quần lá tọa màu chàm bằng vải tự dệt.
         Trang phục nữ
Những năm đầu thế kỷ, phụ nữ Bố Y để tóc dài, tết quấn quanh đầu, hoặc đội khăn có trang trí hoa văn đội thành hình chữ nhân cao mái trên đầu, hoặc khăn chàm bình thường quấn ngang trên đầu.
Họ mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu hoa văn sặc sỡ. Ngày xưa, họ mặc váy xòe giống phụ nữ H'mông Hoa, khi mặc áo lồng vào phía trong cạp váy. Đồng bộ với áo là chiếc xiêm khác màu (thường là màu đen trên nền vải xanh), trước ngực được trang trí hoa văn ngũ sắc, ngắn tới thắt lưng. Áo có chiếc xiêm khâu chiết phía trên, có dải thắt lưng rồi buông thõng sau lưng. Phụ nữ ưa mang nhiều đồ trang sức như dây chuyền, vòng cổ, vòng tay.
Trong lễ, tết họ mặc áo dài liền váy kiểu chui đầu. Cổ áo ny rộng xuống tới bụng có thuê hoa văn hình hoa lá đối xứng, ống tay viền vải khác màu ở cửa tay. Bên trong mặc váy nhiều nếp gấp kiểu Hmông Hoa. Đầu đội khăn chàm đen.
Phong cách trang phục riêng của Bố Y không phải là loại áo xẻ nách của phụ nữ, mà là lối mặc và trang trí đi kèm với Xiêm, và phong cách áo dài có nét riêng biệt, mặc dù trong quá trình lịch sử người Bố Y có giao thoa văn hóa với nhiều dân tộc khác.
Chỉ dẫn.

Hoàng Yên (sưu tầm)

Sunday, March 20, 2016

Dân tộc Bố Y


Người Bố Y (tiếng Trung: 布依族, bính âm: Bùyīzú), còn gọi là Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn hay Pu Nà.

Người Bố Y nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai.

Dân tộc Bố Y có dân số khoảng 2.971.460 người, chủ yếu sống tại Trung Quốc (các tỉnh Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên), và chỉ khoảng 1.900 người sinh sống tại Việt Nam[1] ở các huyện biên giới ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang.


Mặc dù tại cả Trung Quốc lẫn Việt Nam họ được nhà nước công nhận như là một nhóm sắc tộc riêng rẽ, nhưng chính họ lại tự coi mình là người Tráng.
Địa bàn cư trú[sửa | sửa mã nguồn]
Tại Việt Nam theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bố Y có dân số 2.273 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Bố Y cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (1.398 người, chiếm 61,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Hà Giang (808 người, chiếm 35,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Yên Bái (19 người), Tuyên Quang (18 người).

Ngôn ngữ
Người Bố Y nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Bố Y rất gần gũi với tiếng Tráng. Có một sự liên tục phương ngôn giữa hai thứ tiếng này. Tiếng Bố Y có dạng chữ viết riêng của mình, được các nhà ngôn ngữ tạo ra trong thập niên 1950 dựa trên bảng chữ cái La tinh và với các quy tắc phát âm tương tự như hệ thống bính âm được đặt ra cho tiếng Trung La tinh hóa.

Lịch sử
Làng nhỏ của người Bố Y tại Trung Quốc
Người Bố Y là nhóm sắc tộc trong số các sắc tộc Thái bản địa của vùng bình nguyên Quý Châu. Họ là một trong số các dân tộc cổ đại nhất tại Trung Quốc, sinh sống trong khu vực này đã trên 2.000 năm. Cho tới khi thành lập nhà Đường, người Bố Y và người Tráng có liên hệ chặt chẽ với nhau; nhưng các khác biệt giữa hai nhóm sắc tộc ngày càng trở lên nhiều hơn và từ khoảng năm 900 trở đi thì họ đã thực sự là 2 dân tộc khác biệt.

Nhà Thanh hủy bỏ hệ thống các thủ lĩnh địa phương và giao nhiệm vụ cai trị cho các quan chức triều đình tại địa phương kiêm quản cả quân đội. Việc này đã tạo ra sự thay đổi trong kinh tế khu vực; và từ đó trở đi, đất đai nằm trong tay của một số ít chủ đất và điều đó đã gây ra sự nổi dậy của dân chúng. Trong cuộc nổi dậy Nanlang năm 1797, người Bố Y bị đàn áp nặng nề và nhiều người phải di cư sang Việt Nam.

Đặc điểm kinh tế
Người Bố Y sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Họ nuôi nhiều gia súc, gia cầm, đặc biệt họ có nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Hàng năm, khi mùa mưa đến, họ ra sông tìm vớt trứng cá và cá lớn để thả vào ao và ruộng nước.

Trước đây, người Bố Y thường làm mộc, rèn, gốm, đục đá và chạm bạc. Phụ nữ biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may thêu quần áo, túi khăn.

Tổ chức cộng đồng
Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ. Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng.

Hôn nhân gia đình
Lễ cưới của người Bố Y khá phức tạp và tốn kém.

Trong lễ đón dâu, thường nhà trai chỉ có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi còn son trẻ, 2 đôi đã có vợ có chồng. Nét độc đáo của người Bố Y là chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Nhà gái cũng cử ra một đoàn, thành phần như nhà trai. Khi về nhà chồng, cô dâu mang theo một chiếc kéo và một con gà mái nhỏ, đi đến giữa đường thì thả gà vào rừng.

Xưa kia người phụ nữ Bố Y có tục đẻ ngồi, nhau của đứa trẻ chôn dưới gầm giường của mẹ. Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ, nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ, 120 ngày đối với tang cha.

Văn hóa
Vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, tục ngữ, dân ca khá phong phú.

Nhà cửa
Tuy người Bố Y cư trú trên vùng cao, có lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn, hầu như quanh năm sương mù bao phủ. Nhưng họ vẫn ở nhà nền, loại nhà phổ biến có đặc điểm: cấu trúc ba gian, hai mái vuông, xung quanh trình tường, phía trước là một hàng hiên. Bộ khung được sử dụng bằng các vật liệu vững chắc như gỗ hoặc tre. Mái bằng cỏ gianh, song cũng có nhà lợp ngói. Bộ khung cấu tạo cân đối bởi hai kèo đơn và năm hàng cột, trong đó, có đôi cột trốn là đôi cột giữa.

Cũng đã xuất hiện một số nhà có hiên bốn mặt. Đối với loại này thì cột trốn lại là đôi cột ngoài. Nhà thường thấy một cửa chính đi vào giang giữa, một cửa phụ nơi đầu hồi để qua bếp đun và hai cửa sổ trông ra hàng hiên. Tuy là nhà nền, nhưng nhà nào cũng có một sàn gác trên lưng quá giang. Đó là nơi để ngũ cốc và làm chỗ ngủ của những người con trai chưa lập gia đình.

Nhà của người Bố Y thường quần tụ bên bờ suối, trên sườn đồi hay trong thung lũng nhưng nền đã được tôn cao,

Trang phục
Có phong cách tạo dáng, chủng loại và phong cách mỹ thuật riêng.

Trang phục nam
Nam giới thường mặc áo cổ viền, loại áo cánh ngắn, tứ thân; quần lá tọa màu chàm bằng vải tự dệt.

Trang phục nữ
Những năm đầu thế kỷ, phụ nữ Bố Y để tóc dài, tết quấn quanh đầu, hoặc đội khăn có trang trí hoa văn đội thành hình chữ nhân cao mái trên đầu, hoặc khăn chàm bình thường quấn ngang trên đầu.

Họ mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu hoa văn sặc sỡ. Ngày xưa, họ mặc váy xòe giống phụ nữ H'mông Hoa, khi mặc áo lồng vào phía trong cạp váy. Đồng bộ với áo là chiếc xiêm khác màu (thường là màu đen trên nền vải xanh), trước ngực được trang trí hoa văn ngũ sắc, ngắn tới thắt lưng. Áo có chiếc xiêm khâu chiết phía trên, có dải thắt lưng rồi buông thõng sau lưng. Phụ nữ ưa mang nhiều đồ trang sức như dây chuyền, vòng cổ, vòng tay.

Trong lễ, tết họ mặc áo dài liền váy kiểu chui đầu. Cổ áo ny rộng xuống tới bụng có thuê hoa văn hình hoa lá đối xứng, ống tay viền vải khác màu ở cửa tay. Bên trong mặc váy nhiều nếp gấp kiểu Hmông Hoa. Đầu đội khăn chàm đen.


Phong cách trang phục riêng của Bố Y không phải là loại áo xẻ nách của phụ nữ, mà là lối mặc và trang trí đi kèm với Xiêm, và phong cách áo dài có nét riêng biệt, mặc dù trong quá trình lịch sử người Bố Y có giao thoa văn hóa với nhiều dân tộc khác.