Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Dao
Showing posts with label ₪ Dân tộc Dao. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Dao. Show all posts

Sunday, April 9, 2017

Lễ nhập khẩu và đặt tên trong đám cưới người dân tộc Dao (Đặng Ngọc Thanh)

Lễ nhập khẩu và đặt tên trong đám cưới người Dao
Nhập khẩu cho cô dâu và đặt tên cho chú rể  - “Thim tinh - sất giềm bủa” - là một trong gần 30 nghi lễ độc đáo của lễ cưới truyền thống dân tộc Dao đỏ - Lào Cai, hiện được lưu giữ khá nguyên vẹn.Vào ngày chính của lễ cưới, khi đoàn đón dâu của nhà trai và đoàn đưa dâu của nhà gái về đến bên nhà trai và đang ở trong lều tạm thì gia đình chú rể tổ chức lễ nhập khẩu cho cô dâu và lễ đặt tên cho chú rể.
Đây là nghi lễ quan trọng và bắt buộc bởi chỉ khi hoàn thành nghi lễ này cô dâu và chú rể mới được chính thức vào nhà và cô gái mới chính thức trở thành thành viên của nhà chồng cũng như được ma nhà chồng che chở, bảo vệ.
Nghi lễ này được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2h hôm trước tới 11h hôm sau, do thầy cúng thực hiện. Ông Lý Văn Sang, thầy cúng bản Tả Phìn (huyện Sa Pa - Lào Cai) cho biết: “Đặt tên cho chú rể và cô dâu là nghi lễ quan trọng do đó cần chọn giờ cẩn thận, trong đó tốt nhất là những giờ Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ. Thầy cúng sẽ chọn một trong 4 giờ này để làm lễ nhập khẩu cho cô dâu và lễ đặt tên cho chú rể rồi mời được phép đón dâu vào nhà”.Để thực hiện nghi lễ này, gia đình sẽ chuẩn bị một mâm lễ đặt trước bàn thờ tổ tiên gồm 1 con lợn, 1 con gà trống, 6 chén rượu, 1 ấm rượu và một gói gạo bọc trong tấm vải trắng, bên trong có hai hào bạc trắng và một tập tiền âm để thầy cúng dùng làm lễ. Ngoài ra, chủ nhà treo một vuông vải đỏ ở giữa tấm vải có gài một tấm bạc trắng có chữ "kết hôn" lên trên bàn thờ tổ tiên và treo một vuông lên trên cửa chính.Chuẩn bị xong, thầy cúng sẽ bắt tay vào làm lễ và cúng. Nội dung bài cúng trình bày về quá trình vất vả đi tìm con dâu của gia đình chú rể. Gia đình đã phải đi các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, đến lắm nơi, nhiều chốn và cuối cùng đã tìm được cô con dâu ưng ý nhất về. Sau khi xin tuổi cô gái về đối chiếu cùng con trai không có gì vướng mắc, gia đình đã làm lễ ăn hỏi từ đầu năm. Bên gái cũng chuẩn bị trang phục từ đầu năm. Bên trai đã chuẩn bị đón dâu đầy đủ. Chủ gia đình đã nhờ được thầy tìm ngày tháng kết hôn tốt. Vậy mong tổ tiên chấp nhận và giúp thầy cúng nhập thêm khẩu vào gia đình, giúp hai người kết hôn và bảo vệ đám cưới, hai bên khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, phù hộ cho đám cưới bình yên không gây mất đoàn kết, phù hộ cho hai vợ chồng trẻ sống hạnh phúc, sinh được nhiều con cái thông minh, tài giỏi, làm ăn giàu sang phú quý….Sau khi đọc bài cúng, ông thầy đưa tập tiền âm phủ trao cho tổ tiên, rồi lấy một tờ giấy đỏ ra ghi tên tuổi cô dâu vào, từ nay cô dâu đã thành người trong nhà và được các ma nhà chú rể bảo vệ.Tiếp sau lễ nhập khẩu cho cô dâu là lễ đặt tên (sất giềm bủa) cho chú rể. Sở dĩ chú rể cũng phải làm lễ dặt tên bởi trong quan niệm cổ truyền của đồng bào, một người đàn ông từ khi sinh ra cho đến khi lấy vợ phải có đủ 3 tên gọi gồm: tên khi còn trẻ con, tên khi lấy vợ và tên khi làm lễ cấp sắc. Để đặt được tên, thầy cúng sẽ thống nhất với bố mẹ chú rể về tên gọi. Tên được đặt trong lễ cưới chỉ dùng khi cúng và chết mà không được dùng gọi hằng ngày.Khi các thành viên tham gia đã thống nhất được tên gọi, người chủ hôn dẫn chú rể ra quỳ trước bàn thờ tổ tiên. Thầy mo làm lễ cúng và thông báo tên mới của chú rể cho tổ tiên biết và tiếp nhận. Nội dung bài cúng trong lễ đặt tên cho chú rể là thông báo cho tổ tiên biết gia đình có con trai đã lớn khôn, đã xác định được tên gọi, từ nay đã xây dựng gia đình, xin thông báo cho tổ tiên biết và phù hộ cho vợ chồng hạnh phúc, làm ăn phát đạt, sinh nhiều con cái thông minh... Khi thầy cúng làm lễ xong, chú rể quỳ lễ 12 lễ và đứng lạy 12 lạy trước bàn thờ tổ tiên. Nghi lễ nhập khẩu cho cô dâu và đặt tên cho chú rể kết thúc cũng là lúc đội kèn chuẩn bị đi đón dâu vào nhà.
Đặng Ngọc Thanh

Lễ cấp sắc của dân tộc Dao (Triệu Sính Lầy)

Lễ cấp sắc của người Dao.
Cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của đàn ông Dao. Lễ cấp sắc cũng tương tự như lễ thành đinh của một số dân tộc khác. Đối với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành, được làm nghề cúng bái và được giao tiếp với cõi âm. Lễ cấp sắc có nhiều bậc: 3 đèn, 7đèn và 12 đèn. Ông thầy trong lễ cấp sắc phải chọn thầy cao tay,
ngày tháng cấp sắc được chọn rất cẩn thận, người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ trong các bản sắc. Việc cấp sắc trong gia đình được tuân thủ từ trên xuống dưới. Buôỉ lễ cấp sắc có thể làm thủ tục cho một người hoặc vài người cũng được nhưng phải là số lẻ. Người đàn ông có vợ thường là những người được cấp sắc, tức là để được coi là người đàn ông trưởng thành bắt buộc phải qua lễ cấp sắc.

Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã, đây là nghi thức thông thường được diễn ra trong lễ cấp sắc của người Dao. Bậc 2 họ được cấp 7 đèn và 72 binh mã và cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã. Nhón Dao Tiểu Bản thường chỉ cấp sắc ở 2 mức độ: 3 đèn và tẩu slai hoặc 7 đèn trở lên ( đối với nhóm Đại Bản) thì người đàn ông Dao mới trở thành thầy cúng. Thầy cúng có 2 cấp: Sài có là người theo thầy để giúp và học việc; sài tía là người đã trải qua lễ cấp sắc 3 đèn hoặc 7 đèn.
Việc đầu tiên của lễ cấp sắc là gia chủ phải làm cơm, rượu cúng báo tổ tiên về việc chuẩn bị và hẹn thời điểm tiến hành lễ cấp sắc. Sau đó phải nuôi 2 con lợn 1 đực 1 cái chuẩn bị cho việc cúng bái trong lễ cấp sắc . Ngoài ra phải chuẩn bị lợn, gà, rượu, gạo…để làm cỗ và vài trăn nghìn tiền mặt để bồi dưỡng thầy. Thường là một lễ cấp sắc 3 đèn thì cần 3 thầy, 7 đèn thì 7 thầy. Ông thầy cả gọi là chí chẩu sai hoặc cô tàn sai, các thầy phụ gồm: dần chái, tình mình, pá tạn, tông tàn.
Ngày hành lễ cấp sắc thường được tiến hành vào những tháng cuối năm. Trước khi hành lễ , người cấp sắc phải kiêng khem một số thủ tục như: không được nói tục chửi bậy, không được quan hệ vợ chồng, không được để ý đến phụ nữ…. Thời gian tiến hành lễ cấp sắc 3 đèn kéo dài từ 1 đến 2 ngày; cấp sắc 7 đèn kéo dài 3 đến 5 ngày.
Các nghi lễ chính trong lễ cấp sắc gồm lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên. các thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự, sau đó thầy cúng làm lễ khai đàn, nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ. Lễ thụ đèn , người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang dài vừa tầm vai để thày đốt đèn, đặt nến để làm lễ. Đặc biệt trong lễ cấp sắc là cấp đạo sắc cho người thụ lễ với 10 điều cấm và 10 điều nguyện, tại đạo sắc này tên âm của người thụ lễ được ghi luôn để khi chết về được với tổ tiên. Quan trọng nhất trong nghi lễ là cấp pháp danh cho người thụ lễ. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và bố đẻ. Sau đó các thầy sẽ dạy cho người thụ lễ một số điệu múa.
Kết thúc nghi lễ, các thầy múa để dâng rượu, lễ vật tạ ơn thần linh. Từ đây chàng trai thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh.

Triệu Sính Lầy

Wednesday, April 5, 2017

Vui cùng đám cưới người Dao Hà Giang (Hoàng Mạnh Khương)

Đám cưới của dân tộc dao nơi cao nguyên đá Hà Giang vẫn luôn giũ trong mình nhiều nét đẹp tuyền thống, nó chứa đựng những nét đẹp về giá trị về văn hoá, về lịch sử.
Người Dao đỏ quan niệm, khi người đi lấy chồng không để mặt trời nhìn thấy bởi sợ mất vía cô dâu, sẽ không gặp may trong cuộc đời sau này. Khi đoàn đưa dâu đến gần nhà trai sẽ phải nghỉ chân trên đưòng, chờ người dẫn đường của nhà trai về báo trước.
Nhà trai sẽ cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ ra cổng đón. Trong lúc hai bên gặp nhau thường diễn ra cuộc hát đối đáp và mời nhau uống rượu.


Người Dao đỏ còn có quan niệm: Đoàn đưa dâu của nhà gái dù gần hay xa đều phải nghỉ lại nhà trai một đêm trong gian buồng tạm trú. Nơi ngủ được làm tạm ở góc đầu đốc nhà chỉ kê vừa một chiếc giường. Lễ vật gồm: 1 con lợn nhỏ mổ sạch sẽ, 1 ít tiền âm, 1 bát hương.
Sau đó thầy mo sẽ cúng trình báo tổ tiên nhà trai rồi thay mặt gia chủ mời tổ tiên về dự và phù hộ cho hai gia đình cùng đôi vợ chồng trẻ. Bữa tiệc mở đầu cho lễ cưới họ nhà trai diễn ra vui vẻ, đội kèn nhập mâm đón cô dâu vào nhà. Theo cách chọn giờ của người Dao đỏ thì khi cô dâu vào nhà chính phải vào lúc từ 2 đến 11 giờ. Đó là khoảng giờ tốt nhất cho cô dâu và chú rể sau này.

Lễ cô dâu vào nhà: Phép trừ tà người Dao quan niệm khi cô dâu đi đường có thể các loại ma, ngoại thần bám theo nên trước khi vào nhà thầy tào phải làm lễ trừ tà quỷ. Cô dâu được phù dâu che ô và dắt vào trước cửa nhà, cô dâu vẫn quay mặt ra ngoài. Nhà trai lấy một chậu nước trên chậu đặt một con dao, một đôi dày mới, chuẩn bị ba cành đào hoặc ba cọng gianh tươi (dùng để đuổi tà) Thầy miệng ngậm nước phép tào làm phép đuổi tà thầy phù nước ra phía của đoạn cầm ba nhành đào phi từ trong nhà qua trên đầu cô dâu.


 Xong động tác này, cô dâu bước vào nhà dừng trước chậu nước bỏ đôi hài cũ ra dơ chân qua trên chậu nước, con dao đặt trên chậu nước được bỏ ra, một em bé trai hoặc gái nhà trai rửa chân cho cô dâu và đi hài mới vào chân cho cô dâu.
Sau đó, cô dâu được đưa vào buồng, chậu nước được bê vào đặt dưới gầm giường cô dâu để đó ba ngày mới đổ đi. Đám cưới được tổ chức hai ngày hai đêm.

Hoàng Mạnh Khương

Độc đáo lễ hội cầu mùa của người dân tộc Dao ở Hà Giang (Đàm Minh Phượng)

Lễ hội cầu mùa là một nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Dao. Đây là lễ hội được người Dao duy trì bao đời nay và trở thàng bản sắc văn hóa của mình, cầu mùa với mong muốn có những vụ mùa tốt tươi, mang lại nguồn thực phẩm lớn giúp cuộc sống của họ ổn định và đi lên.
Lễ hội cầu mùa của người Dao ở Hà Giang thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, khi mà họ vừa ăn tết xong và chuẩn bị cho vụ mùa mới . Người dân tộc Dao thường chọn ngày Tỵ của tháng Giêng âm lịch hàng năm tổ chức, mọi người làm ghi lễ cầu mùa để mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa mang tốt tươi và bội thu.

Mỗi gia đình người Dao sẽ cử đại diện một người tham gia lễ hội cầu mùa để mang máy mắn về cho gia đình. Lễ vật để dâng lên thần núi thần rừng và trời là cây mía tượng trưng cho cây lúa lớn nhất trong bản, những bông lúa chín sớm ở những nơi tốt nhất trong ruộng, nương và những vật dụng vốn rất thân thuộc đã theo bà con trong suốt quá trình sản xuất. Các lễ vật dâng cúng như xôi, gà, rượu… được các hộ đóng góp từ trước. Niêu cơm mới được những người phụ nữ khéo tay nhất chuẩn bị, đảm bảo vừa dẻo, vừa thơm. Rồi mang đến một gia đình là hộ thu hoạch được nhiều thóc, nhiều ngô nhất năm qua đã được lựa chọn từ trước.

 

Thầy cúng là người đầu tiên đến hộ gia đình từ sáng sớm. Sau đó đông đảo thanh niên, người trong bản kéo đến cùng làm lễ cầu mùa. Đến giờ làm lễ, bốn thanh niên mặc trang phục chỉnh tề đội lễ từ bốn hướng đi về nơi được chọn làm lễ. Những thanh niên tham dự là người dân tộc Dao và thường là những người trai tráng, khỏe khoắn.
Linh vật để làm lễ hội cầu mùa của người Dao phải có gà luộc, bánh chưng, bánh mật và tiền vàng mã, chúng cũng là những vật gắn với sinh hoạt và ăn uống hằng ngày của họ. Và việc lựa chọn con gà trên mâm cúng là rất quan trọng, phải có cả gà trống và gà mái, chọn con đẹp nhất để tượng trưng cho sự hài hòa nam, nữ. Khi linh vật và mọi thứ đã chuẩn bị xong, thầy mo của bản đọc bài cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại; con cháu học hành thành đạt, nhà nhà no đủ, mọi sự bình yên. Một điều quan trọng trong bài khấn phải có lời hứa của dân bản với thần núi, thần rừng, thần đất và trời về việc tất cả dân làng sẽ bảo vệ rừng, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, yên bình, loại bỏ dần những tập tục lạc hậu làm cho người Dao đói nghèo.
Người dân tộc Dao luôn tin rằng với sự thành kính của mình, trời và thần lính sẽ luôn ban cho họ những vụ mùa tươi tốt, mưa thuận gió hòa. Đối với họ, niềm tin luôn đặt ở thần linh, thần rừng và ông trời, nếu họ thành kính, luôn dâng lễ vật cúng và cầu xin thì mọi điều họ muốn sẽ thành thực.


Trong lễ cầu mùa của người Dao cũng có những hoạt động văn hóa văn nghệ được xen kẽ để không khí vui nhộn hơn. Các trò chơi dân gian đặc sắc như kéo co, đẩy gậy, ném còn. Khi các thầy cúng đang làm nhiệm vụ của mình thì mọi người phải ăn chay. Sau khi các thầy cúng xong thì hạ lễ và tổ chức ăn mặn.
Lễ hội cầu mùa không chỉ có ý nghĩa cầu may mắn, mưa thuận gió hòa cho vụ mùa mới mà còn là điều kiện để mọi người trong bản đoàn kết, gắn bó và giao lưu với nhau.

Đàm Minh Phượng

Chạm Bạc – Độc đáo làng nghề cổ truyền người Dao ở Hà Giang (Nông Minh Hằng)

Có lịch sử lâu đời hàng trăm năm, nghề chạm bạc là một trong những nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc Dao ở Hà Giang.
Chạm bạc là một nghề truyền thống lâu đời của người Dao ở Hà Giang nói riêng và người Dao khu vực phía Bắc nói chung
Tuy đã có lịch sử từ lâu đời nhưng để có thể tìm kiếm những gia đình truyền thống còn lại với nghề này thì chỉ có thể tìm đến những huyện thuộc vùng sâu vùng xa của Hà Giang như huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Yên Minh, Mèo Vạc…

Qua dòng thời gian, xã hội ngày càng phát triển đổi mới cũng là lúc những người con dời xa quê hương thân yêu để lập nghiệp, và tại cao nguyên đá này đây cũng không phải là một điều ngoại lệ, chính vì vậy nghề chạm bạc trở nên không phát triển và đang có nguy cơ bị mai một, duy chỉ có một số người cao tuổi sinh sống ở nơi đây mới còn giữ lại được nghề truyền thống của ông bà tổ tiên để lại.


Những sản phẩm chạm bạc nổi tiếng của họ chắc hẳn bạn cũng biết tới khi ghé những phiên chợ vùng cao, nó nổi tiếng bởi chất liệu và những thủ pháp tinh xảo trên những bàn tay người thợ lành nghề đó là các loại vòng bạc, loại có trang trí, chạm khắc xà tích, tăm, lắc, xuyến, hoa tai, nhẫn, chuông,… Tất cả được tạo nên chỉ từ những phương tiện gia công thô sơ như đe, búa, kìm, nỉa bằng cách sử dụng vầu tẩm vào giẻ cho vào ống vầu, ống trúc rồi đốt lửa lên, thổi bằng miệng.
Người Dao nổi tiếng có những sản phẩm chạm bạc đẹp hơn hẳn cũng bởi cách thức lạ khi thể hiện trên hình khối, dáng vẻ của sản phẩm, các hoa văn tinh xảo cùng lối thể hiện đầy nghệ thuật của nghệ nhân khi tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc đã thể hiện phần nào tính cách, tài năng, tính cẩn trọng trong công việc cũng như sự điêu luyện của nghệ nhân khi làm việc trong môi trường đòi hỏi sự tỉ mỉ – hoàn hảo tối đa để đem lại thành phẩm tuyệt vời nhất.


Ngay cả khi ngắm nhìn những cô gái người dân tộc Dao thì chắc hẳn ta cũng nhận ra những thiếu nữ này đeo rất nhiều vòng – đồ trang sức bạc trên người hay khi cô gái về nhà chồng thì đồ bạc cũng đươc xem như là một món của hồi môn không thể thiếu mang những ý nghĩa quan trọng về bản sắc dân tộc.
 Nông Minh Hằng

Sunday, March 19, 2017

"Chợ tình" của người Dao Thanh Phán trong ngày "kiêng gió" (Minh Phượng)

Không rầm rộ như các phiên “chợ tình” ở vùng cao Tây Bắc, “chợ tình” ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) lại có nét độc đáo riêng. Chợ họp duy nhất vào ngày 4.4 âm lịch hàng năm, gọi là ngày “mì seèng phẩy hêy dảo” - tiếng Dao nghĩa là ngày “kiêng gió”. 
Ngày này, ngoài trai thanh, gái lịch hẹn hò tìm hiểu thì các cặp đôi dang dở cũng không hẹn mà lưu luyến tìm về…

Nhắc đến “chợ tình” – nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, chúng ta sẽ nhớ đến chợ tình Sa Pa (Lào Cai), “chợ tình” Khau Vai (Hà Giang), “chợ tình” Mộc Châu (Sơn La) và còn rất nhiều phiên chợ tình chưa được khám phá. Một trong những phiên “chợ tình” chưa được du khách khám phá nhiều đó là "chợ tình" Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) tổ chức vào ngày 4.4 âm lịch hàng năm.

Múa sạp trong phiên "chợ tình" ở xã đồng văn, huyện Bình Liêu

Vào ngày này, chúng tôi không làm bất cứ công việc gì, bởi nếu mình có làm thì cũng không được thuận buồm xuôi gió. Nếu cố tình làm sẽ bị “thần gió” phá hết, mưa bão sẽ cuốn trôi, làm nhà nhà đổ, trồng cây thì cây không phát triển được, trồng lúa lúa không trổ bông... Vào ngày này đàn ông, đàn bà, con trai, con gái đều bình đẳng như nhau được tự do đi mua sắm, đi chơi thoải mái, hát hò, uống rượu đến say mới về mà không bị ai chê cười và phê phán”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, “chợ tình” Đồng Văn hay còn gọi là ngày “kiêng gió” trước đây chủ yếu chỉ có sự tham gia của người Dao và do người dân các bản tự quy định và tổ chức với nhau. Nhằm duy trì và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc vốn có từ lâu đời. Năm 2009, xã Đồng Văn đã xây dựng kế hoạch và đứng ra tổ chức ngày “kiêng gió” của người Dao với tên gọi “Ngày hội văn hóa các dân tộc xã Đồng Văn”. Kể từ đó không chỉ có đồng bào Dao mà các dân tộc trong và ngoài huyện có thể đến tham dự và góp vui.
Cũng như các “chợ tình” ở Khau Vai, Sa Pa..., “chợ tình” Đồng Văn là nơi để những thiếu nữ đương xuân, những chàng trai tuấn tú gặp gỡ tìm hiểu lẫn nhau để rồi bén duyên và nên vợ, nên chồng. Bên cạnh đó, "chợ tình" còn là nơi kết nối những mối tình dang dở, là sợi chỉ đỏ dẫn lối cho những tình cảm tuổi trẻ đầy tiếc nuối của những cặp đôi không thể đến với nhau có dịp gặp lại.
Câu hát “sán cố” mang đậm nỗi niềm chất chứa khổ đau của cô gái người Dao mà chúng tôi được nghe khi lần đầu đến với “chợ tình” nơi đây lại vang lên như trách móc bạn tình: “Em tìm anh nhưng sao chẳng thấy, cái chân đã mỏi, mặt trời xuống núi biết bao giờ mới tìm được anh. Anh đang ở đâu, hay anh đã có người khác? Lời hẹn năm xưa anh còn nhớ không?”.
Qua đôi ba chén rượu và vài câu hỏi xã giao, anh Chíu Chăn Tắc tâm sự: “Hôm nay, ngoài việc xuống chợ để cùng bạn bè ngồi uống rượu, ca hát, mình còn mong muốn gặp lại “người xưa” dù chúng mình không thành vợ, thành chồng. Mình muốn xem cuộc sống của bên ấy như thế nào, có hạnh phúc không. Hôm nay, có đi gặp người đấy vợ cũng không ghét vì đã là tục lệ rồi, vợ mình cũng vậy, nó cũng được thoải mái đi chơi, uống rượu”.

Thiếu nữ Dao Thanh Phán

Hơi men nồng phảng phất khắp “chợ tình”, mọi người từ thanh niên đến người cao tuổi, có cả đàn bà và thiếu nữ xuân thì, người Kinh, người Tày, người Sán Chỉ và người Dao đều tề tựu đông đủ dọc khắp các quán rượu quanh chợ và hai bên đường để cùng nhau uống rượu, tận hưởng cảm giác ngất ngây của men rượu, men tình trước khi trở về với công việc tất bật của ngày hè.
Những câu hát “Sán cố” nghêu ngao, những tiếng hò giao duyên, tiếng hát then lúc trầm, lúc bổng bất chợt ngân lên, lẫn trong những lời nói thì thầm hàn huyên và tiếng cười vang dội một góc chợ.
Đến với “chợ tình” Đồng Văn vào ngày “kiêng gió”, bức tranh đậm màu sắc văn hóa dân tộc còn được thể hiện qua chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ do đội văn nghệ quần chúng các thôn bản trên địa bàn xã Đồng Văn thể hiện. Trong đó, đặc sắc là những câu hát giao duyên, đối đáp qua làn điệu “Sán cố”, những bài hát tiếng Dao được thể hiện theo nhạc mới như mời gọi bạn tình cất bước nhanh về gặp mặt, tâm sự hòa vào đó là tiếng khèn bổng trầm qua tiết mục tấu kèn “piêng diệt” truyền thống của đồng bào.
Ngoài ra, du khách sẽ được tận mắt xem phụ nữ Dao thêu hoa văn trên vạt áo người Dao Thanh Phán, và xem những màn trình diễn trang phục dân tộc, thi giã bánh (pẻng xì), được khám phá lễ cấp sắc – một lễ hội truyền thống tái hiện nghi thức quan trọng trong cuộc đời của người đàn ông Dao. Đặc biệt, tục rước dâu của người Dao sẽ được tái hiện lại để người dân và du khách hiểu rõ hơn phong tục cưới xin của người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu (Quảng Ninh).
“Chợ tình” xã Đồng Văn diễn ra từ sáng sớm đến tối mới tàn cuộc vui. Tan chợ, từng dòng người lại nối tiếp nhau xuôi về bản với sự quyến luyến không muốn rời cùng lời hẹn ước năm sau gặp lại nhau tại chợ tình trong ngày “kiêng gió”.
Có thể nói rằng “chợ tình” xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa các dân tộc ở địa phương. Ngày hội “Mì seèng phẩy hêy dảo” còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, quảng bá bức tranh của phiên chợ tạo nên những nét chấm phá riêng của người Dao ở Bình Liêu. Đây cũng chính là món ăn tinh thần góp phần tô thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.

 Minh Phượng

Saturday, March 18, 2017

“Chợ tình” ở Bình Liêu Tỉnh Quảng Ninh (Đàm Minh Phiếu)

Từ mờ sáng, các thiếu nữ Dao đã rủ nhau xuống Chợ tình...

Không phải chỉ ở Khâu Vai (Hà Giang) hay Sa Pa (Lào Cai) v.v.. mới có “chợ tình” mà ngay tại Bình Liêu, nét văn hoá mang bản sắc đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi này vẫn đang hiện hữu...
Hàng năm, cứ đến ngày mùng bốn tháng tư âm lịch, bà con dân tộc Dao (xã Đồng Văn) lại nô nức đi “chợ tình” trong ngày “kiêng gió”...

Truyền thuyết về ngày “kiêng gió”
Trong truyền thống văn hoá của người Dao ở huyện Bình Liêu, “Kiêng gió” đã trở thành một phong tục tập quán lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Cứ đến dịp đầu tháng tư âm lịch, các cô gái, chàng trai người Dao ở đây lại rủ nhau “Mì sèng phẩy hêy dảo” (tiếng Dao nghĩa là: Đi chơi chợ mùng bốn tháng tư). Ngày này gọi là ngày “Kiêng gió”. Người Dao quan niệm rằng, vào ngày mùng bốn tháng tư thì không nên làm bất cứ công việc gì, bởi có làm cũng không được thuận buồm xuôi gió, nếu làm nhà ắt nhà đổ, trồng cây thì cây không phát triển được... Cho nên, vào ngày này tốt nhất là hãy gác lại mọi công việc để đi chơi chợ, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ như: Ca hát, thổi kèn, ném còn, đẩy gậy, kéo co và… uống rượu thoải mái! Trong các hoạt động vui chơi ấy, các đôi bạn trẻ có dịp gặp nhau, tìm hiểu nhau trước khi đi tới hôn nhân. Và cũng như các “chợ tình” ở Khau Vai, Sa Pa v.v.. “chợ tình” Đồng Văn không chỉ là nơi các bạn trẻ gặp gỡ để tâm sự, tìm bạn tình mà còn là không gian để những người yêu nhau không đến được với nhau có cơ hội gặp lại người xưa; đến với “chợ tình”, mọi sự ghen tuông thường tình không còn hiện hữu, nó “theo gió” bay lên đỉnh núi Cao Ba Lanh ngút ngàn... “-Chẳng ai biết ngày “kiêng gió” có từ bao giờ” - Ông Dường Cắm Dìu, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Văn, nói - “Từ ngày tôi còn bé đã thấy có tục lệ này rồi. Trước là do bà con trong bản “tự biên tự diễn”, nhưng đến năm 2009, xã Đồng Văn quyết định đứng ra tổ chức. Từ đó không chỉ có đồng bào Dao mà các dân tộc khác trong và ngoài huyện cũng đến tham dự, làm nên một sắc màu văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc…”…

“Hôm nay tao được say...”
Nằm dưới thung lũng Đồng Văn, tựa lưng vào đỉnh núi Cao Ba Lanh quanh năm mây phủ, “chợ tình” Đồng Văn hiện ra thật đẹp. Từ xa nhìn xuống, chợ được bao phủ bởi màu xanh của những cây hồi, cây quế, màu trắng của những bông hoa trẩu v.v.. và hoà vào đó là màu đỏ rực rỡ của xiêm áo các cô gái Dao...

Xa xa trên các sườn núi, thấp thoáng bóng dáng của những chàng trai, cô gái với trang phục dân tộc; tiếng í ới gọi nhau, tiếng khèn gọi bạn tình, tiếng xe máy chạy trên những dốc đá vôi v.v.. như phá tan đi bầu không khí yên tĩnh của núi rừng vùng cao.

6 giờ sáng, từng đoàn xe tải chở hàng nối đuôi nhau tiến vào chợ để bày hàng. Không khí rất náo nhiệt. Bác Tùng, một thương lái ở Tiên Yên, kể: “Năm nào cứ đến ngày mùng bốn tháng tư là tôi lại lên Đồng Văn. Chợ những hôm như thế đông lắm, bà con từ các nơi đổ về rất đông, không chỉ có người Dao mà người Tày, người Kinh, người Sán Chỉ và người Hoa v.v.. cũng đến”.
 
Hôm nay tao thoả sức... say!”

9 giờ sáng, người đi chợ mỗi lúc một đông. Trời nắng nóng, các hàng quần áo thưa người dần, thay vào đó, họ rủ nhau vào các quán bia, quán giải khát để tránh nắng. Từng két bia được bưng ra, hết két này đến két khác. Loại bia bán chạy nhất phải kể đến là bia “Hai woan” của Trung Quốc, tiếp đến là bia hơi. Họ uống một cách thoải mái, uống như chưa bao giờ được uống. Người Dao quan niệm rằng vào ngày “kiêng gió”, con trai cũng như con gái được tự do làm những điều mình thích. Họ được gặp lại người xưa, gặp lại bạn bè và đặc biệt là được tự do… say, bất kể nam giới hay phụ nữ. Dạo một vòng quanh chợ, đâu đâu cũng có hình bóng của các cô gái, các chị, các mẹ đang ngà ngà say. Trong hơi men, chị Chíu Thị Tuyến, ở bản Nà Choòng, xã Hoành Mô, tâm sự: “Hôm nay cả tao lẫn chồng đều được say. Bình thường chỉ chồng tao say, nhưng hôm nay là ngày của mình nên thoải mái uống, không ai được nói ai. Uống đến khi nào cái bụng không chịu được, cái chân không đi được mới thôi…”. Dọc các nẻo đường quanh chợ, thỉnh thoảng lại xuất hiện một vài người say, khi say họ thường ca hát. Họ hát những điệu hát giao duyên để bày tỏ tấm lòng mình. Câu hát giao duyên vọng lại giữa núi rừng Cao Ba Lanh như trách móc, hờn dỗi bạn tình: “Em tìm anh nhưng sao chẳng thấy, cái chân đã mỏi, mặt trời xuống núi biết bao giờ mới tìm được anh. Anh đang ở đâu, hay anh đã có người khác? Lời hẹn năm xưa anh còn nhớ không?”...

Đàm Minh Phiếu

Đặc sắc lễ hội các dân tộc ở Quảng Ninh (Mai Thúy Hằng)


Quảng Ninh hiện có 21 dân tộc thiểu số, chiếm hơn 10% dân số của tỉnh. Trong đó, người Dao có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao; người Sán Dìu, Sán Chỉ ở vùng núi thấp. Ngoài ra, còn có người Tầy, Hoa, Nùng và Mường… Các dân tộc này đến nay còn lưu giữ được những nét văn hóa, bản sắc đặc trưng như ngôn ngữ, y phục, phong tục và cả những lễ hội rất riêng của mình.

Trước đây, đời sống các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế và văn hoá còn chậm phát triển. Song đến nay, được sự quan tâm của Đảng,  Nhà nước, cuộc sống của bà con các dân tộc đã có những thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, khi ngành văn hóa đã tổ chức, phục dựng lại những lễ hội của mỗi dân tộc, qua đó giúp người dân hiểu thêm về lịch sử, giá trị truyền thống của cộng đồng, nâng cao tình đoàn kết và qua đó giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa của các dân tộc.

Giới thiệu hình ảnh một số lễ hội dân tộc thiểu số:


Lễ hội của người Dao Thanh Y (xã Bằng Cả, Hoành Bồ) được tổ chức hàng năm vào ngày 1-2 (âm lịch), đây là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc này. Vào ngày này, con cháu các dòng họ người Dao trong làng dù đi đâu xa cũng quy tụ về chung vui.


Người đến dự hội từ rất sớm với những bộ trang phục đặc trưng, mỗi hộ gia đình khi đến hội sẽ đóng góp một số vật phẩm như: Gà, gạo nếp, rượu chua…


Nghi lễ cầu trời, thành hoàng làng phù hộ cho dân bản năm mới mưa thuận, gió hoà, làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu...

Ngoài ra tại Lễ hội của người Dao còn có các hoạt động như thi dệt vải, thêu khăn...


Lễ hội của người Tày, người Sán Chỉ diễn ra 2 năm 1 lần và được mở màn bằng nghi lễ cầu mùa của bà con dân tộc.
Người Tày, Sán Chỉ có văn hóa vô cùng phong phú với đủ các thể loại thơ, ca, múa, nhạc... Song hát then, hát lượn, hát sóong cọ vẫn là những làn điệu đặc sắc nhất. Trong ảnh: Người Tày ở xã Hải Lạng, Tiên Yên Tiết hát then.
  
Trong ngày hội, bà con dân tộc sẽ thi giã xôi, gói bánh chưng dài.




Cùng với những hoạt động văn hóa, các môn thể thao, trò chơi dân gian như bắn nỏ, đẩy gậy, đánh quay, kéo co... thu hút đông đảo người dân tham gia cổ vũ.


Đây còn là dịp để bà con các dân tộc từ nhiều địa phương đến gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện và học tập kinh nghiệm của nhau.
Mai Thúy Hằng

Hát xoan Phú Thọ" - Âm vang dân tộc Việt (Đặng Ngọc Tân)

Hát Xoan là di sản văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cổ gắn với tín ngưỡng thờ cúng Tổ Hùng Vương.
Ngày 24/11/2013, Hát Xoan Phú Thọ chính thức được Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Làn điệu Hát Xoan “Bỏ Bộ - Mó Cá" được các nghệ nhân trẻ thể hiện.
Tục truyền, hát Xoan có nguồn gốc từ lễ hội thời Hùng Vương, các phường hát Xoan cổ đều nằm trên địa bàn trung tâm của nước Văn Lang thời Hùng Vương dựng nước. 
Đây là loại hình dân ca dân gian được lưu truyền dưới hình thức truyền khẩu. Đến nay, hát Xoan đã phát triển mạnh mẽ và có tiếng vang lớn trong nền âm nhạc nước nhà. 

Hát Xoan được trình diễn với 3 chặng: hát Thờ, hát Quả cách và hát Giao duyên. Ngày nay, hát Giao duyên của Xoan khiến những người nghệ sĩ như được trải qua hành trình từ "đạo" đến "đời", càng về cuối càng hấp dẫn và háo hức...

Trải qua ngàn đời dưới những biến thiên của lịch sử, hát Xoan vẫn hiện diện, tiềm tàng sức sống mãnh liệt và ẩn chứa những giá trị văn hóa đặc sặc, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của người Việt. Với những đặc trưng về tín ngưỡng, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, hát Xoan vừa là sản phẩm, vừa là hiện tượng văn hóa dân gian mang dấu ấn đặc trưng của vùng Đất Tổ. 

 Đặng Ngọc Tân

Phong cảnh trử tình Yên Bái (Hoàng Thị Khuyên)

Mù Cang Chải

Yên Bái là một tỉnh miền núi với phong cảnh thiên nhiên đa dạng. Là một tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa của tổ quốc, điểm khiến Yên Bái hấp dẫn các du khách khi tới đây là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, sơn thủy hữu tình, khí hậu trong lành. Ngoài ra với rất nhiều các dân tộc đang cùng sinh sống tại mảnh đất này, mỗi dân tộc lại có môt nét độc đáo riêng về văn hóa,
phong tục tập quán, cùng nền ẩm thực đặc sắc....khiến cho Yên Bái là một điểm đến hấp dẫn cả du khách trong và ngoài nước.
Địa danh nổi tiếng nhất của Yên Bái chính là ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Bạn có thể đến vào tháng 5 - 6 hoặc tháng 9 - 10 để chứng kiến sự kỳ ảo của Mù Cang Chải mùa nước đổ và mùa lúa chín. Núi tiếp núi, đồi tiếp đồi, ruộng tiếp ruộng.
Ấn tượng đầu tiên khi bạn đặt chân đến vùng đất Mù Cang Chải là hầu như đâu đâu cũng là ruộng, từ sườn núi, thung lũng....Những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp như leo lên tận đỉnh núi, cảm giác như những bậc thang đang bắc tới tận trời xanh vậy. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì giữa các vùng núi cao hiểm trở lại có những thửa ruộng kì vĩ đến mê hồn, mà người tạo ra điều đó không phải ai khác mà chính là bà con nông dân người Mông chăm chỉ và cần cù. Thời điểm thích hợp nhất tới Mù Cang Chải là mùa thu hoạch vào tháng 10, các ngọn núi, thung lũng, được phủ một màu váng óng của lúa, các căn nhà sàn như lọt thỏm vào khung cảnh kỳ ảo của đồng ruộng. 

Mù Cang Chải mùa lúa chín

Du khách khi tham gia hành trình khám phá vùng đất miền núi không chỉ được chiêm ngưỡng cuộc sống đời thường, cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu mát mẻ, trong lành, làm quen với những người dân bản địa chân chất hiền hòa mà còn được thực tế tham gia cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như lao động sản xuất cùng với người dân, để hiểu thêm về phong tục tập quán, cũng như văn hóa của các dân tộc nơi đây. 
Với 30 dân tộc cùng sinh sống, đã đem lại cho Yên Bái một kho tàng lớn về văn hóa, các lễ hội truyền thống của các dân tộc, có thể kể đến như: lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải, lễ hội đền Mẫu Thác Bà, lễ hội múa Mỡi, lễ Bung Lổ, lễ Tằng Cẩu, Lồng Tồng, lễ hội hoa ban, lễ hội cầu mưa, lễ A - ne - pạ - gờ -  bá, lễ hội đánh đu....Cùng hòa mình vào các lễ hội truyền thống nơi đây để cảm nhận sự mến khách của những người nông dân "nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm". 

Lễ Bung Lổ của người Dao

Phiên chợ vùng cao cũng là một nét văn hóa đặc sắc của vùng núi Tây Bắc này. Tại chợ hầu như cái gì cũng có và đa số là hàng thủ công do những người nông dân khéo tay làm ra. Chợ có đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống, từ cái kim, sợi chỉ, muối, mỡ, vải, dép nhựa, đèn pin, quần áo....Tất cả đều được bày bán, chợ phiên vùng cao giống như một nơi để giao lưu giữa các dân tộc với nhau, mỗi dân tộc mang một màu sắc và nét đặc trưng riêng. Rất bình dị nhưng đây là một ngôi chợ đúng với cái tên "chợ" nhất. Nhộn nhịp, hân hoan, mà vô cùng gần gũi.

Mặt hàng thổ cẩm tại chợ phiên vùng cao

Trên hành trình khám phá các danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán, một điều mà bạn chắc chắn phải thử qua đó là nền ẩm thực tại đây. Các món ăn mang đủ cái yếu tố " y, thực, trú" , Y nghĩa là vẻ ngoài của món ăn, thực là hương vị, trú chính là những món ăn mang nét đặc trưng của vùng hoặc dân tộc đó. Ấn tượng ngay cả từ cái tên như: món Pa Pỉnh Tộp, Mắc Khén, xôi Ngũ Sắc, trứng kiến, Pà Mắm, Bánh chuối, Cá Sỉnh Nậm Thia, Cơm lam....Hay những món ăn lạ được chế biến từ côn trùng như Muồm muỗm rang, Dế chiên giòn, Bọ xít chiến giòn..... Các món ăn với màu sắc hấp dẫn, hương vị tuyệt vời khi bạn du lịch đến Yên Bái, từ cách thưởng thức cho tới cách chế biến đều đậm chất rừng núi sẽ khiến bạn đi xa còn nhớ mảnh đất này. 

Món Pa Pỉnh Tộp

Xôi Ngũ Sắc

Hoàng Thị Khuyên

Đặc sắc đám cưới của người dân tộc Dao tại tỉnh Yên Bái (Thế Duyệt)

Lễ cưới là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái, trong đó chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử.
Lễới là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái, trong đó chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử.


Niềm vui của họ hàng, người thân của cô dâu chú rể trong lễ cưới. 

Phát huy những giá trị văn hóa, phong tục tập quán trong lễ cưới hỏi của người Dao, để góp phần làm phong phú thêm những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 

Nhà gái được nhà trai đón ở ngõ. 

Nhà gái được nhà trai đón ở ngõ. 

Trong đám cưới của người Dao, cô dâu phải tự đi đến nhà trai. 



Thầy cúng thực hiện nghi lễ nhằm chúc cho đôi bạn trẻ mãi mãi hạnh phúc. 

Cô dâu (chùm đầu) ngồi trước cửa nhà chú rể để thầy cúng thực hiện các nghi thức trong lễ cưới. 

Chú rể Triệu Tiến Lộc và cô dâu Bàn Thị Vị dân tộc Dao tại thôn Khe Pháo 1, xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, Yên Bái .


Sau khi thực hiện các nghi lễ truyền thống, cô dâu được bỏ khăn che đầu và sau đó có thể ra tiếp khách. 

Sau khi thực hiện các nghi lễ cưới truyền thống, cô dâu chú rể có thể ra tiếp khách.

Thế Duyệt 

Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ Khai Trung (Lục Yên - Yên Bái) (Khắc Điệp)

Đồng bào Dao đỏ xã Khai Trung (Lục Yên) chuẩn bị lễ Cầu mùa.

Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng thể hiện nếp sống, phong tục tập quán. Đối với người Dao đỏ xã Khai Trung (Lục Yên) thì lễ Cầu mùa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất được tổ chức vào dịp tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Theo một số già làng ở xã Khai Trung, lễ Cầu mùa đã có truyền thống từ hàng trăm năm, qua thời gian dài bị mai một thì trong khoảng 20 năm trở lại đây, lễ Cầu mùa đã được người Dao đỏ khôi phục và duy trì.

Hàng năm, lễ Cầu mùa được bà con xã Khai Trung tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch, để cầu cho mọi người trong dân làng luôn khỏe mạnh, phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọt, mùa màng được bội thu, không có dịch bệnh xảy ra, gia đình, hàng xóm, làng bản sống hòa thuận, đoàn kết, bản làng được bình an. 

Theo phong tục, lễ Cầu mùa được tổ chức gồm 2 nội dung, phần lễ và phần hội. ở phần lễ, mỗi gia đình sẽ cùng nhau đóng góp đồ lễ để thờ cúng mang tính lòng thành như: gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo... - tất cả đều phải do tự tay các hộ trồng được, nuôi được, không được mua từ nơi khác về, sau đó cùng tập trung về một hộ gia đình có uy tín trong cộng đồng để tổ chức. Chuẩn bị làm lễ, đàn ông trong làng sẽ lo khâu thờ cúng; phụ nữ lo nấu ăn và chuẩn bị đồ để thờ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, lễ thờ cúng sẽ được diễn ra ở 2 nơi: trước cửa gian chính của ngôi nhà và khu vực sau nhà, nơi có địa thế giáp núi. Trong khoảng thời gian hơn 1 giờ đồng hồ, các thầy cúng có uy tín sẽ được chọn để làm lễ và cầu cho bản làng một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, các hộ dân trong làng có một năm mới thuận lợi, làm ăn kinh tế phát triển, đời sống ngày càng khá giả, đẩy lùi khó khăn, vất vả.
Lễ Cầu mùa người Dao đỏ xã Khai Trung được tổ chức một năm 2 lần, tuy nhiên, cứ 3 năm lễ được tổ chức với quy mô lớn theo dạng lễ hội, ngoài phần lễ, ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với các tiết mục, trò chơi mang đậm đà bản sắc của người Dao đỏ địa phương.
Lễ Cầu mùa là hình thức sinh hoạt tâm linh để bà con gửi gắm những ước mong về những mùa ngô, lúa tốt tươi, muôn loài được sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa và cuộc sống an lành, ấm no hạnh phúc. Vì vậy, với trên 60% là đồng bào Dao đỏ, xã Khai Trung đã và đang có nhiều giải pháp nhằm phục dựng và duy trì tốt lễ Cầu mùa vào tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm để cho đồng bào mơi đây hiểu thêm ý nghĩa của lễ Cầu mùa trong đời sống của dân tộc mình; đồng thời góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Khắc Điệp 

Độc đáo trang phục các dân tộc Yên Bái (Đàm Minh Phiếu)

Các dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh với những bản sắc văn hóa phong phú đặc sắc. Tất cả đã hòa quyện để tạo nên vốn văn hóa quý giá trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Một trong những sắc thái độc đáo tạo nên những nét riêng cho mỗi dân tộc chính là bộ trang phục truyền thống. Trang phục các dân tộc là một nét văn hóa đẹp, chúng không chỉ đặc trưng cho mỗi dân tộc mà còn nói lên phong tục, cách sống…
của tộc người đó.
Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc có kiểu dáng và cách trang trí hoa văn không giống nhau. Nếu như trang phục của ngưi Cao Lan, ngưi Tày và ngưi Nùng đơn giản, không cầu kỳ về kiểu dáng và màu sắc thì trang phục truyền thống của đồng bào Mông, Dao, Thái lại khá phong phú về hoa văn và mềm mại về kiểu dáng. Tuy có sự khác nhau về cách bài trí nhưng trang phục của các dân tộc đều được thiết kế tiện cho việc đi lại và thuận lợi cho lao động hàng ngày. Cùng với những bộ váy áo do đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các thiếu nữ tạo ra thì những bộ trang sức như các loại vòng cổ, vòng tay bằng bạc là không thể thiếu được trong trang phục của người dân tộc. 

Trong các dân tộc sinh sống ở Yên Bái, dân tộc Dao là dân tộc chiếm số đông (tới 9,1% dân số của toàn tỉnh), gồm có 4 nhóm chính là Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao trắng và Dao tuyển. Để phân biệt giữa các nhóm ngưi Dao, người ta chủ yếu dựa vào sự khác nhau trong trang phục người phụ nữ. Tuy có khác nhau về một số chi tiết nhưng tựu chung lại, ngưi Dao thường sử dụng các màu đ, đen và trắng để tạo ấn tượng mạnh mẽ, cùng với đó là sự trang trí các họa tiết phong phú như hình cây thông, hình cỏ cây, hoa lá, muông thú. Chất liệu vải để may trang phục được dùng bằng vải lanh nhuộm chàm. Theo phong tục của người Dao thì trong bộ y phục, quan trọng nhất là chiếc áo dài có màu chàm hoặc màu đen. Bên trong chiếc áo dài, phụ nữ Dao còn mặc một chiếc áo “lui ton” giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực, cổ tròn mở sau gáy. Một trong những thứ tạo nên nét độc đáo cho bộ y phục Dao không thể không kể đến khăn đội đầu và các đồ trang sức bằng bạc. 
Với lối dùng màu chàm phổ biến, trang phục của dân tộc Tày mang dáng vẻ đằm thắm rất đặc trưng. Trang phục của phụ nữ dân tộc Tày thường rất ít hoặc không trang trí hoa văn thêu thùa. Áo dài là loại áo 4 thân, gài khuy áo một bên cạnh sườn. Đi cùng với áo, phụ nữ Tày thường mặc quần dài hoặc váy rộng màu đen, dây lưng dài quấn quanh eo từ 2 đến 3 vòng. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm có thêm dải hoa văn, khi đội vấn ngang đầu, ôm gọn mái tóc vừa tạo sự duyên dáng cho người mặc, vừa gọn gàng, thuận tiện trong các hoạt động lao động sản xuất. Trang phục của người Tày tuy đơn giản song ẩn sâu trong đó là sự giản dị, duyên dáng, đằm thắm  của người phụ nữ dân tộc Tày. 

Bộ trang phục của dân tộc Cao Lan gồm áo và váy lại có độ trầm hơn bởi sự phối màu và sự kết hợp độc đáo từ nhiều mảnh ghép của màu đen và màu nâu đỏ trong chiếc áo dài. Áo được may với cổ đứng ngắn, cài khuy bên nách phải, có xẻ tà dài. Váy được nhuộm chàm và có độ rộng, tạo thuận lợi cho việc đi lại và lao động của phụ nữ Cao Lan. Cùng với váy và áo, phụ nữ Cao Lan quấn xà cạp ở chân và dùng đồ trang sức vòng cổ, vòng tay bằng bạc. 

Không trang trí hoa văn rực rỡ, phụ nữ dân tộc Nùng mặc áo 4 thân màu chàm, may rộng cả phần thân và tay áo. Điểm khác biệt rõ nét nhất để phân biệt dân tộc Nùng với dân tộc Tày và Cao Lan là cách đội khăn và cách trang trí màu sắc và hoa văn trên từng chiếc khăn đội đầu. Trang sức cơ bản của người Nùng là vòng bạc và dây xà tích, đây là vật trang trí quan trọng làm nổi bật bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Nùng. 
Dẫu không giống nhau về kiểu cách, hoa văn trong trang phục của các dân tộc Yên Bái nhưng đều toát lên sự chắt chiu những tinh hoa văn hoá trong cộng đồng để tạo nên nét độc đáo riêng có trong mỗi trang phục.

Đàm Minh Phiếu