Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Giáy
Showing posts with label ₪ Dân tộc Giáy. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Giáy. Show all posts

Sunday, April 9, 2017

Phong tục đặt tên con của dân tộc Giáy ở Lào Cai (Mai Thị Tầm)

Phong tục đặt tên con của người Giáy ở Lào Cai.
Trong cuộc sống, dân tộc Giáy luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ nhỏ. Mỗi đứa trẻ ra đời mang lại một niềm vui lớn cho dòng họ và sự kỳ vọng ấy thể hiện ở một nghi lễ đặc biệt đậm đà bản sắc: Lễ đặt tên cho trẻ.

Lễ đặt tên cho con của người Giáy thường được tổ chức khi trẻ đã đầy tháng (nếu là con đầu lòng) hoặc chỉ ba ngày sau khi trẻ ra đời (nếu là con thứ). 
Dân tộc Giáy không quá "trọng nam, khinh nữ", không phân biệt đối xử giữa trẻ trai hay trẻ gái, nhưng là con đầu lòng thì lễ đặt tên thường được tổ chức long trọng hơn đối với con thứ. 
Lễ vật gồm có thịt lợn, thịt gà, vịt, hương, hoa, rượu đỏ, một bát gạo và một quả trứng gà sống. Sau khi nấu nướng xong thức ăn và sắp xong lễ vật, trước sự chứng kiến của họ hàng nội ngoại, nghi lễ đặt tên cho trẻ chính thức bắt đầu. Đứa trẻ được ông bà nội hay bác gái bế ra vái trước bàn thờ để trình diện tổ tiên. Khi cúng xong, mọi người đang ăn uống thì chủ nhà chuẩn bị sẵn một khay rượu màu đỏ gồm có 8 chén, một bát to đựng gạo và một quả trứng gà sống đặt trên bát gạo (đầu nhỏ quả trứng ở phía trên), thắp một nén hương rồi bê đến mâm ông nội hoặc cụ ông cao tuổi nhất ngồi để xin đặt tên cho cháu. Ông nội sẽ bốc một nhúm gạo trong bát, nói tên muốn đặt cho trẻ, hỏi chủ nhà và họ hàng nội, ngoại xem có đồng ý không rồi thả nhúm gạo xuống đầu quả trứng. Gạo đậu ở đầu nhỏ quả trứng nhiều thì đồng nghĩa với việc sẽ lấy tên đó đặt cho đứa trẻ. Nếu gạo đậu ít thì sẽ lần lượt chuyển đến cho người khác, mâm khác làm thủ tục đặt tên tương tự. Tên nào hay, được họ hàng đồng ý và gạo đậu trên quả trứng nhiều sẽ được chọn để đặt cho trẻ. Khi đó, mọi người trong mâm nhận rượu đỏ uống và tặng cho trẻ những món quà cùng lời chúc may mắn. Quà cho trẻ có thể là chiếc địu, đôi vòng tay, đồng bạc trắng hoặc tiền mặt, quà bánh... thể hiện sự quan tâm của họ hàng, anh em, hàng xóm tới cháu nhỏ. Cuối cùng, mâm lễ vật được đặt lên bàn thờ tổ tiên để tổ tiên chứng giám cho đứa trẻ từ nay đã có tên gọi theo đúng nguyện vọng của họ hàng nội, ngoại.


Nghi lễ đặt tên cho con của người Giáy chứa đựng nhiều ý nghĩa thiêng liêng chứ không chỉ là một thủ tục đặt tên gọi cho trẻ bình thường. Khi đứa trẻ đã có tên gọi, nếu là cháu đầu tiên trong họ thì tên của ông bà nội, ngoại và tên của bố mẹ đứa trẻ từ giây phút ấy được gọi theo tên của trẻ. Người Giáy lấy việc được gọi theo tên con, cháu là một niềm tự hào, nên nếu có ai vô tình hay cố ý mà gọi theo tên cũ thì coi như đó là sự xúc phạm. Việc đặt tên cho trẻ phải là do ông bà nội, ngoại hoặc người cao tuổi bên họ nội đặt chứ không phải bố, mẹ đứa trẻ thể hiện sự chuyển giao nối tiếp thế hệ già - trẻ, nền nếp và trật tự trong dòng tộc.


Nghi lễ bế trẻ trình diện tổ tiên chính là sự ra mắt một thế hệ mới và hướng về nguồn cội cha ông. Tên của trẻ cũng không chỉ có ý nghĩa phân biệt người với người mà còn mang trong đó bao hi vọng vào tương lai của thế hệ kế cận và của chính đứa trẻ sau này. Được lớn lên trong vòng tay yêu thương và sự quan tâm của họ hàng, cộng đồng như thế, trẻ sẽ hiểu được những giá trị quý báu của tình cảm gia đình, tình cảm làng xóm để sau này biết giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc mình, lưu truyền đến các thế hệ tiếp theo.
Lễ đặt tên con của người Giáy đã có từ rất lâu đời, tồn tại qua nhiều thế hệ và đến nay vẫn giữ được bản sắc riêng cũng như những ý nghĩa thiêng liêng vốn có. Đây là một phong tục đẹp góp phần làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa phong tục của dân tộc Giáy nói riêng và cộng đồng người Việt Nam khu vực Tây Bắc nói chung.
Mai Thị Tầm

Hát trao dâu trong đám cưới của người Giáy (Mai Thúy Hằng)

Hát trao dâu trong đám cưới của người Giáy
Trong đám cưới người Giáy, trao dâu là nghi thức quan trọng khi nhà gái đi đưa dâu đến nhà trai và đã đến lúc chuẩn bị ra về. Các bài hát trao dâu nói lên tình cảm của cha mẹ, anh chị em, họ hàng đối với cô dâu khi về nhà chồng.Đám cưới (Cưn láu) là một trong những ngày hội vui nhất của người Giáy. Họ quan niệm, Cưn láu càng lớn, càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trai gái càng được bền lâu và thiêng liêng hơn. Và trong các đám cưới người Giáy thường bao giờ cũng có các cuộc hát đối đáp giữa trai gái của bản làng này với trai gái của bản làng khác đến dự đám cưới.

Các cuộc hát đối đáp này thường được bắt đầu vào chập tối và có khi kéo dài đến tận ngày hôm sau, đêm hôm sau. Ngoài ra trong các nghi thứclễ cưới đều có kèm theo các bài hát như hát đón dâu, hát đưa dâu, hát rửa mặt, hát trước mâm trước rượu, hát đạo lý, hát khuyên răn, hát cám ơn.Trong đám cướingười Giáy, trao dâu là nghi thức quan trọng khi nhà gái đi đưa dâu đến nhà trai và đã đến lúc chuẩn bị ra về. Khi đó, những bài hát trao dâu là không thể thiếu trong nghi thức này. Nội dung của các bài hát trao dâu nói lên tình cảm của cha mẹ, anh chị em, họ hàng đối với cô dâu khi về nhà chồng. Đối với những giờ nhà gái ra về khác nhau, người Giáy đều có những bài hát tương ứng.Ví như trong trường hợp nhà gái ra về vào giờ sửu thì sẽ hát:
"Giờ sửu là giờ con trâuBốn chân đỡ bồ thócĐó mới là giờ tốtCon xuất giá theo chồng."
Đó cũng là những lời dặn dò, khuyên răn cô dâu khi về sống ở gia đình nhà chồng: 
"Đêm thì nên thức khuya
Sáng thì nên dậy sớm
Hãy dậy trước mọi người. "
Người Giáy quan niệm làm dâu là một việc khó. Chính vì thế, các lời hát trong nghi thức trao dâu thực chất là những lời tâm sự, dạy bảo chân thành của mọi người đối với cô dâu. Những lời dạy bảo này sẽ giúp cô dâu ứng xử tốt hơn với họ hàngnhà chồng, nhất là bố mẹ và anh em của chú rể:
"Miếng nạc gắp cho mẹ
Miếng ngon lấy cho cha
Mếng mềm dành cho em."
Hát trao dâu trong đám cướingười Giáy là một phong tục đẹp, vẫn được duy trì đến ngày nay. Những lời hát cũng được bổ sung ngày càng phong phú, thiết thực hơn đối với những cô dâu trẻ khi bước chân về nhà chồng.

Mai Thúy Hằng

Saturday, March 18, 2017

Kì lạ tục đặt tên con của người Giáy ở Lào Cai (Lý Thị Ninh)


Ở mỗi dân tộc lại có những phong tục, tập quán riêng đặc trưng cho dân tộc đó đặc biệt là những dân tộc thiểu số. Đối với dân tộc Kinh thì việc đặt tên con rất đơn giản còn đối với dân tộc Giáy thì đặ tên con rất quan trọng và phải làm một nghi lễ độc đáo. Cùng khám phá những điều kì lạ trong tục đặt tên con của người Giáy ở Lào Cai cùng chúng tôi.

Trong cuộc sống, dân tộc Giáy luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ nhỏ. Mỗi đứa trẻ ra đời mang lại một niềm vui lớn cho dòng họ và sự kỳ vọng ấy thể hiện ở một nghi lễ đặc biệt đậm đà bản sắc: Lễ đặt tên cho trẻ.

Lễ đặt tên cho con của người Giáy thường được tổ chức khi trẻ đã đầy tháng (nếu là con đầu lòng) hoặc chỉ ba ngày sau khi trẻ ra đời (nếu là con thứ).
Tục đặt tên con của người Giáy



Dân tộc Giáy không quá “trọng nam, khinh nữ”, không phân biệt đối xử giữa trẻ trai hay trẻ gái, nhưng là con đầu lòng thì lễ đặt tên thường được tổ chức long trọng hơn đối với con thứ.

Lễ vật gồm có thịt lợn, thịt gà, vịt, hương, hoa, rượu đỏ, một bát gạo và một quả trứng gà sống. Sau khi nấu nướng xong thức ăn và sắp xong lễ vật, trước sự chứng kiến của họ hàng nội ngoại, nghi lễ đặt tên cho trẻ chính thức bắt đầu. Đứa trẻ được ông bà nội hay bác gái bế ra vái trước bàn thờ để trình diện tổ tiên. Khi cúng xong, mọi người đang ăn uống thì chủ nhà chuẩn bị sẵn một khay rượu màu đỏ gồm có 8 chén, một bát to đựng gạo và một quả trứng gà sống đặt trên bát gạo (đầu nhỏ quả trứng ở phía trên), thắp một nén hương rồi bê đến mâm ông nội hoặc cụ ông cao tuổi nhất ngồi để xin đặt tên cho cháu. Ông nội sẽ bốc một nhúm gạo trong bát, nói tên muốn đặt cho trẻ, hỏi chủ nhà và họ hàng nội, ngoại xem có đồng ý không rồi thả nhúm gạo xuống đầu quả trứng. Gạo đậu ở đầu nhỏ quả trứng nhiều thì đồng nghĩa với việc sẽ lấy tên đó đặt cho đứa trẻ. Nếu gạo đậu ít thì sẽ lần lượt chuyển đến cho người khác, mâm khác làm thủ tục đặt tên tương tự. Tên nào hay, được họ hàng đồng ý và gạo đậu trên quả trứng nhiều sẽ được chọn để đặt cho trẻ. Khi đó, mọi người trong mâm nhận rượu đỏ uống và tặng cho trẻ những món quà cùng lời chúc may mắn. Quà cho trẻ có thể là chiếc địu, đôi vòng tay, đồng bạc trắng hoặc tiền mặt, quà bánh… thể hiện sự quan tâm của họ hàng, anh em, hàng xóm tới cháu nhỏ. Cuối cùng, mâm lễ vật được đặt lên bàn thờ tổ tiên để tổ tiên chứng giám cho đứa trẻ từ nay đã có tên gọi theo đúng nguyện vọng của họ hàng nội, ngoại.


>>>>Xem thêm: Tìm hiểu tục kéo vợ của người H’mông ở Sapa
Nghi lễ đặt tên cho con của người Giáy chứa đựng nhiều ý nghĩa thiêng liêng chứ không chỉ là một thủ tục đặt tên gọi cho trẻ bình thường. Khi đứa trẻ đã có tên gọi, nếu là cháu đầu tiên trong họ thì tên của ông bà nội, ngoại và tên của bố mẹ đứa trẻ từ giây phút ấy được gọi theo tên của trẻ. Người Giáy lấy việc được gọi theo tên con, cháu là một niềm tự hào, nên nếu có ai vô tình hay cố ý mà gọi theo tên cũ thì coi như đó là sự xúc phạm. Việc đặt tên cho trẻ phải là do ông bà nội, ngoại hoặc người cao tuổi bên họ nội đặt chứ không phải bố, mẹ đứa trẻ thể hiện sự chuyển giao nối tiếp thế hệ già – trẻ, nền nếp và trật tự trong dòng tộc. Tham khảo thêm tour du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm của chúng tôi để khám phá thêm nhiều điều thú vị.

Nghi lễ bế trẻ trình diện tổ tiên chính là sự ra mắt một thế hệ mới và hướng về nguồn cội cha ông. Tên của trẻ cũng không chỉ có ý nghĩa phân biệt người với người mà còn mang trong đó bao hi vọng vào tương lai của thế hệ kế cận và của chính đứa trẻ sau này. Được lớn lên trong vòng tay yêu thương và sự quan tâm của họ hàng, cộng đồng như thế, trẻ sẽ hiểu được những giá trị quý báu của tình cảm gia đình, tình cảm làng xóm để sau này biết giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc mình, lưu truyền đến các thế hệ tiếp theo.

Lễ đặt tên con của người Giáy đã có từ rất lâu đời, tồn tại qua nhiều thế hệ và đến nay vẫn giữ được bản sắc riêng cũng như những ý nghĩa thiêng liêng vốn có. Đây là một phong tục đẹp góp phần làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa phong tục của dân tộc Giáy nói riêng và cộng đồng người Việt Nam khu vực Tây Bắc nói chung. Người Giáy ở Lào Cai còn nhiều phong tục độc đáo khác, có cơ hội đến Sapa bạn hãy khám phá thêm nhiều phong tục khác ở Sapa nhé.

 Lý Thị Ninh

Tuesday, March 7, 2017

Khám phá bản sắc văn hóa các dân tộc ở Hà Giang (Hoàng Thị Lê)

Hà giang là vùng cao nguyên núi đá, nơi đây luôn hấp dẫn và lôi cuốn du khách trong và ngoài nước bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bao la và thoáng mát. Ngoài ra, Hà Giang còn là mảnh đất hội tụ của đa dạng nền văn hóa. Đó là mảnh đất của 22 tộc người cư trú và mỗi dân tộc mang đến cho Hà Giang một nét văn hóa độc đáo riêng, tiêu biểu là các dân tộc như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy…

Người Mông
Người Mông ở Hà Giang có khoảng 194.483 người với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa. Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông. Nhà của người Mông làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong. Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.

Người Dao
Người Dao ở Hà Giang có khoảng 95.959 người với các ngành Dao đỏ, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao áo dài, Dao lô giang. Họ sống bằng nông nghiệp nương rẫy, ruộng bậc thang. Người Dao có một số nghề thủ công mang dấu ấn riêng độc đáo như rèn đúc làm đồ trang sức, thêu in hoa trên vải bằng sáp o­ng... Người Dao Hà Giang ở nhà sàn, nhà đất hoặc nửa sàn, nửa đất. Họ thường ở gần nguồn nước.Trang phục của họ có nhiều yếu tố truyền thống như hoa văn chỉ màu, các loại khăn, áo, váy quấn của phụ nữ rất đa dạng. Văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người Dao rất phức tạp thể hiện quan niệm, ý thức tâm linh cộng đồng. Thờ cúng và ma thuật là một phương diện chứa đựng màu sắc riêng, có chiều sâu văn hoá, đó không đơn giản là những hình thức mê tín dị đoan bình thường. Văn nghệ dân gian Dao rất phong phú bao gồm những thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca, tục ngữ, câu đố phản ánh trong đó là quan niệm của cộng đổng về vũ trụ, nhân sinh quan, thế giới quan.

Người Tày
Với khoảng 157.757 người sinh sống ở Hà Giang. Họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước tại các chân ruộng ở ven núi, sông và trồng trọt trên nương rẫy. Các nghề thủ công gia đình khá phát triển như đan lát, sản xuất nông cụ, đóng đồ gỗ, làm đồ gốm... Nghề dệt vải của người Tày khá phát triển, đặc biệt là các loại chăn, khăn thổ cẩm với hoa văn phong phú được nhiều người yêu thích. Làng người Tày thường ở chân núi và có từ 20 đến 30 nóc nhà. Họ ở nhà sàn, lợp gianh hoặc cọ. Trang phục của họ chủ đạo là màu chàm, nữ chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc. Văn hoá tín ngưỡng người Tày rất phong phú với các loại lễ nghi và các bài cúng tế lễ liên quan đến sản xuất, vòng đời con người, cưới hỏi, tang ma, lễ mừng nhà mới... Văn học dân gian Tày là một kho tàng về các loại thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca... Dân ca Tày nói tiếng với các làn điệu "lượn"- đây là một hình thức văn hoá như hát ví, hát đối đáp ở người Việt.

Người Nùng
Họ sinh sống ở Hà Giang với khoảng 61.312 người. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nước với kỹ thuật canh tác, tưới tiêu khá cao. Chăn nuôi gia súc khá phát triển. Đa dạng về nghề thủ công như rèn, đúc, đan lát, nghề mộc, làm giấy bản đặc biệt là nghề dệt vải. Người Nùng thường sinh sống ở các thung lũng bên sườn đồi hoặc ven sông, suối. Trang phục của họ được nhuộm chàm, phụ nữ mặc áo năm thân, cúc cài nách phải. Nam giới mặc áo cổ đứng xẻ ngực với hàng cúc vải và 4 túi không nắp. Họ ở nhà sàn khá to, rộng. Nhà ngoài dành cho nam giới và là nơi thờ cúng tổ tiên, nữ giới ở nhà trong. Người Nùng không làm giỗ sau khi chết mà làm sinh nhật (lễ mừng thọ) cho người sống từ 50 tuổi trở lên và cúng chay cho người chết vào rằm tháng 7 âm lịch. Lễ cưới của người Nùng còn bảo lưu nhiều tập quán cổ và người cậu bên mẹ có một vai trò rất quan trọng thay mặt nhà trai đi dạm hỏi và tổ chức các công việc có liên quan đến tục lệ cưới xin. Văn nghệ dân gian người Nùng nổi tiếng nhất là điệu Sli, là cách hát giao duyên của thanh niên nam nữ.

Người Giáy
Người Giáy ở Hà Giang có khoảng 61.312 người. Họ sống bằng nguồn chính là nghề trồng lúa nước, ngoài ra còn làm nương. Hàng năm người Giáy có lễ Roóng poọc để mở đầu việc làm ruộng. Chuồng trại của họ xa nhà mà lại gần nương rẫy. Nghề thủ công của người Giáy đáng chú ý là nghề dệt và đồ đan lát từ tre lạt. Trang phục của họ đơn giản, hầu như không có hoa văn thêu thùa. Nam phục gồm có quần dài chấm gối, xẻ nách phải, ống tay rộng và chiếc quần ống rộng. Nữ phục gồm áo dài che kín mông, xẻ nách phải, ống tay rộng, trên cổ tay đắp miếng vải khác màu. Kiến trúc của họ là nhà sàn, gian thờ ở chính giữa. Bàn thờ có 3 bát hương thờ thần đất, thần bếp và tổ tiên. Khi trong nhà có người chết phải làm ma, con cháu trong nhà kiêng ăn thịt, không vui đùa, không ngồi ghế cao, ngủ giường cao. Khi đưa đám phải đi nhanh như chạy vì "sợ bị cướp xác". Trai gái đến tuổi dựng vợ gả chồng thường phải làm thủ tục xem lá số, xem mệnh nếu hợp mới được lấy. Văn nghệ dân gian Giáy rất phong phú , thơ ca, tục ngữ, thành ngữ, câu đối của họ nhiều về số lượng và phong phú về nội dung. Dân ca Giáy có 3 hình thức rất phổ biến là Vươn há lản (hát bên mâm rượu), Vươn chăng hằm (hát tỏ tình) và Vươn sroỏng răn (hát tiễn đưa).

Người La Chí
Người La Chí duy nhất chỉ có ở Hà Giang còn có tên gọi khác là Cù Tê, Thổ Đen, Mán Xá. Cộng đồng người La Chí chỉ có khoảng 10.361 người. Họ rất giỏi canh tác ruộng bậc thang và làm nương với các loại cây trồng chủ yếu như lúa, ngô, khoai, sắn...nhưng có một điều đặc biệt là những nương rẫy màu mỡ nhất bao giờ cũng được dùng để trồng bông và cây chàm. Làng bản La Chí thường nằm ở trên các sườn núi cao. Nhà ở loại nửa sàn, nửa đất, phần đất dùng làm bếp và phần sàn dùng làm nhà ở. Trang phục của họ không cầu kỳ. Đàn ông mặc áo dài nhuộm chàm, cài khuy cách trái. Phụ nữ chủ yếu mặc quần, bộ nữ phục đáng chú ý có chếc váy thêu, bên ngoài là chiếc áo dài xẻ ngực không cài cúc, dùng thắt lưng vải để giữ vạt áo. Người La Chí coi mọi vật đều “có hồn”, trong đó đáng chú ý là “hồn lúa”. Trong nhà có nhiều bàn thờ của nam giới xếp theo thứ tự từ bố đến con trai út, con thứ và con cuối cùng là con trai cả. Khi có người chết, quan tài được rửa bằng xương gà để chọn đất chôn. Trong hôn nhân họ có tục lệ “trói” chú rể cùng với bạn bè, bà mối dẫn cô dâu ra khỏi buồng về nhà chú rể. Văn học nghệ thuật La Chí là những câu chuyện kể, giải thích nguồn gốc con người, nguồn gốc dân tộc và nguồn gốc mặt trời, cây lúa. Trong các dịp lễ hội, có nhiều trò chơi vui nhộn như thú ném còn, đánh đu và đặc biệt là bài hát “Ní ca”, đánh đàn tích, chiêng, trống.
Trên đây chỉ là một phần nhỏ văn hoá của 6 dân tộc đông dân ở Hà Giang. Họ còn nhiều nét văn hoá rất độc đáo khác cần tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá. Các dân tộc khác chưa kịp nhắc đến như người Cờ lao, Pu Péo, Lô Lô, Phù Lá, Người Hoa, Pà Thẻn…cũng có đời sống văn hoá, sinh hoạt riêng khá độc đáo góp phần cùng các dân tộc trên tạo ra một Hà Giang đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc.
Hoàng Thị Lê

Dân tộc Giáy Hà Giang (Nông Quang Khải)

Dân tộc Người Giáy sinh sống tại xóm Ma Lé nằm gần đỉnh Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một xóm nhỏ ẩn chứa nhiều điều thú vị. Ma Lé chỉ có gần 20 nóc nhà nhưng tập trung hầu hết những nét đặc trưng văn hóa của người Giáy. Họ sống vui vẻ, ôn hòa cùng với các dân tộc khác: Mông, Lô Lô, Chải, Pu Péo… Trải qua nhiều thế hệ nhưng bản sắc vẫn không bị pha trộn.


Dân tộc Giáy Hà Giang

Trang phục phụ nữ người Giáy ở Ma Lé thông thường là áo dài xanh hoặc đen, vạt đến ống quyển, cài khuy từ cổ chéo xuống nách, giống như áo dài của người Kinh. Phần eo thắt đai lưng bằng vải màu xanh đen khá chắc chắn, chiếc đai lưng này có tác dụng như bệ tì cho phần bụng hay dùng để cài dao, lạt buộc… Phụ nữ Giáy vấn tóc kiểu vành khuyên, choàng lên trên là chiếc khăn vuông sặc sỡ tương xứng với đôi giầy thêu một cách rất cầu kỳ. Họ có thể bỏ ra hàng tháng để thêu cho đôi giầy những đường nét tinh tế. Thông thường hình thêu trên đó là biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi: đôi bướm, đôi uyên ương, hai bông hoa đào… Phụ nữ Giáy dùng rất ít đồ trang sức bằng kim loại. Chỉ một chiếc vòng tay, một dây xà tích hay một vòng cổ bằng bạc là đủ.

Dân tộc Giáy Hà Giang

Người Giáy có kỹ thuật xây nhà khá đặc biệt. Xưa kia, khi rừng còn nhiều, người Giáy làm nhà sàn bằng gỗ, móng, trụ bằng đá, chạm trổ phong phú. Hiện nay ở Ma Lé còn 2 ngôi nhà sàn bằng gỗ của gia đình anh Hoàng Văn Hương và ông Hoàng Văn Nanh có tuổi thọ hơn 100 năm. Hai ngôi nhà này thường xuyên được tiếp đón các nhà văn hóa, khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan và nghiên cứu. Người Giáy có kỹ thuật ghép đá, chạm khắc trên đá, trên gỗ được thể hiện bằng con sơn hình hoa cúc, đèn lồng; những ô cửa sổ nan trám hay những trụ đá chạm hoa sen… khá tinh xảo, một điều ít thấy ở các dân tộc sống trên cùng địa bàn. Gần 100 năm nay, rừng ngày càng thu hẹp nên người Giáy xây nhà bằng đất. Có hai phương pháp, một là làm tường trình: dùng đất nhão lèn chặt vào khuôn tường để thành một ngôi nhà đúc bằng đất; hai là trộn đất nhão với rơm, rạ đóng thành gạch rồi xây nhà. Loại vật liệu này đơn giản nhưng có sức chịu đựng dẻo dai với nắng gió trên cao nguyên Đồng Văn. Cả hai kiểu nhà này phân chia khu vực sinh hoạt giống nhau. Ở giữa là gian thờ và tiếp khách nam, một bên là bếp và tiếp khách nữ. Gian bên kia là phòng ngủ. Nhà của người Giáy thường có thêm gác xép cả trong nhà lẫn ngoài hiên để đựng thóc lúa, người Giáy kiêng không cho khách lên khu vực này. Xung quanh nhà là chuồng gia súc và các dụng cụ chế biến nông sản.

Dân tộc Giáy Hà Giang

Vào dịp Tết, người Giáy dán bùa chú màu đỏ khắp nơi, kể cả chuồng gia súc, trên đó viết những lời cầu may bằng chữ Hán rồi nhà nhà chuẩn bị gói bánh chưng đen. Đó là loại bánh chưng rất khó bị mốc do gạo nếp được ngâm với tro mà chuyển thành màu đen, nhân bánh bằng đậu xanh tẩm hương liệu thiên nhiên để lại dư vị khó quên. Người Giáy còn có kỹ thuật làm “sường” (thịt xông khói) rất ngon: thịt ướp muối được nhồi vào lòng heo rồi treo lên gác bếp cho đến lúc khô cứng lại. Khách đến chơi, người Giáy thường đem thịt này thết đãi cùng với rượu chưng cất từ một loại men đặc biệt. Ở Ma Lé, người Giáy vẫn còn lưu giữ được những bài thuốc đông y của tổ tiên để lại. Thầy lang Lò Đình Thiêu có đến hàng trăm bài thuốc chưa có sách vở nào chép lại. Ông thường bận rộn suốt ngày với người bệnh đến từ nhiều vùng miền chứ không riêng người Giáy.

Nông Quang Khải

Sunday, June 19, 2016

Đặc sắc Lễ hội múa trống dân tộc Giáy (Băng Châu)

 Lễ vật Mừng năm mới chủ yếu là sản phẩm do người Giáy tự làm, gồm có gà, bánh chưng, bánh kẹo, hoa quả, rượu, hương…

Được tổ chức vào dịp đầu năm mới, đây là thời điểm giao hòa giữa đất và trời, giữa con người với thiên nhiên và cũng là thời điểm cầu mong trời đất cho năm mới được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng yên vui, gia đình êm ấm.

Theo quan niệm của người Giáy, Ông (được thờ trong miếu Ông) và Bà (được thờ trong miếu Bà) chính là tổ tiên dân tộc Giáy. Người Giáy không theo một tôn giáo nào, mà chỉ gửi những lời khấn đến Ông và Bà như một hình thức cầu tổ tiên phù hộ, che chở. Lễ hội là dịp để đồng bào nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm lao động vất vả.

Thầy cúng cùng một số thanh niên khỏe mạnh, chưa vợ, mang một mâm lễ đến cúng tại miếu Bà, thầy cúng dán câu đối lên cột, bày mâm lễ xuống đất, rồi thắp hương khấn mời Bà về dự Lễ và xin phép Bà cho dân làng hạ trống xuống để tổ chức lễ hội.


Sau tiếng trống thần linh, thầy cúng chỉ định một đôi nam nữ, lên nhận dùi trống và tiếp quản việc đánh trống.  



Trai gái trong làng với trang phục truyền thống của dân tộc mình, lần lượt nối theo nhau vòng quanh trống và múa bài cầu mưa trong tiếng trống hân hoan và lời cầu khấn.

Điệu múa với những động tác đơn giản nhưng vui nhộn, nhằm cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, trai gái hòa thuận, mùa màng tốt tươi…

Cùng lúc đó,thầy cúng khấn và dâng lên thần linh những ước vọng của dân làng, như cầu được mùa, có nhiều thóc, lúa, ngô, khoai,…

Người Giáy quan niệm, thần Trống chính là vị thần đưa tin, những lời khấn của họ muốn đến được với Tổ tiên phải nhờ vào thần Trống.

Các dân tộc hòa mình chung vui ngày hội.

Gian bếp ngày Tết của người Giáy.

Cù quay- một trong những trò chơi dân gian không thể thiếu trong dịp Tết.

Băng Châu (sưu tầm)

Lễ cúng thổ địa của dân tộc Giáy, Lai Châu (Băng Châu)

Nghi thức cúng thần thổ địa diễn ra tại gốc đa đầu bản.Ảnh: Internet

Cúng thổ địa là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tâm linh dân tộc Giáy (Lai Châu), được tổ chức nhằm phù hộ cho bà con dân bản có cuộc sống an lành, khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt,…
Trong một năm người Giáy ở Lai Châu có rất nhiều nghi lễ tín ngưỡng truyền thống liên quan đến tâm linh như: cúng ruộng, cúng bản, cúng rừng…
Song lễ cúng thổ địa là nghi lễ được cộng đồng, làng bản quan tâm hơn cả, bởi ngoài việc cúng thổ địa cầu mong mọi điều may mắn, bà con còn được vui chơi, hát múa, làm các món ăn thể hiện nét văn hóa truyền thống dân tộc mình.
Với quan niệm “Đất có thổ công, sông có hà bá”, tức dân tộc nào sống trên một vùng đất thì phải thờ cúng thổ công ở vùng đất đó, vào thời điểm tháng 2 âm lịch hàng năm chính là lúc trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, là khoảng thời gian linh thiêng nhất người Giáy tổ chức Lễ cúng thổ địa.
Đây là nghi lễ quan trọng, quyết định đến sức khỏe, mùa màng trong năm của cả bản. Vì vậy, lễ vật được quy định là 1 con lợn, 2 con gà khỏe mạnh. Nơi tiến hành nghi lễ cúng thần thổ địa là gốc cây đa đầu làng. Theo quy định, mỗi gia đình chỉ được cử một người đàn ông có mặt tại bàn thờ lễ.
Lễ cúng diễn ra với nhiều điều cấm kị khắt khe: Người vào khu vực cúng khống được mặc đồ màu trắng, đỏ, vì người Giáy quan niệm mặc như thế lúa sẽ chết trắng đồng, nhà cửa bị cháy. Đặc biệt khu vực linh thiêng này cấm phụ nữ không được vào, đàn ông mà vợ đang mang thai cũng không được xuất hiện ở đây. Nếu ai vi phạm sẽ bị dân bản phạt toàn bộ số tiền lễ vật, để làm lễ cúng lại.
Thây Mo uy tính của vùng sẽ được mời để cúng cho dân bản. Các bài cúng xoay quanh việc cầu xin thần thổ địa phù hộ độ trì cho dân bản được an lành, hạnh phúc, may mắn, khỏe mạnh, làm ra thóc đầy bồ, ngô đầy sàn, trâu, bò, lợn, gà sinh sôi đầy chuồng. Đàn ông thụ lễ tại khu vực cúng, cầu mong sự an lành, khỏe mạnh sẽ được thần thổ địa phù hộ cho gia đình mình.

Thi giã bánh dày trong lễ hội. Ảnh:Internet

Thi đẩy gậy trong lễ hội.

Kết thúc lễ hội, các món ăn truyền thống được bà con bày ra, mang đậm nét văn hóa ẩm thực bản địa: cá nướng, cơm lam, thịt nướng, thịt đỏ, khẩu nhục, sáo xíu của người Giáy… cùng với những lời ca, điệu múa, tiếng khèn của đồng bào dân tộc Giáy và các trò chơi: thi nhảy bao bố, đẩy gậy, kéo co… Lễ cúng thổ địa được tổ chức đã thực sự trở thành ngày hội của đồng bào Giáy.

Băng Châu (sưu tầm)

Dân ca Giáy - nhịp cầu gắn kết cộng đồng (Ngọc Thảm)

Người dân tộc Giáy biểu diễn văn nghệ

Dân tộc Giáy có kho tàng ca dao tục ngữ, câu đố độc đáo, kể về những sự tích hay để giải thích cho các hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật phong phú ấy phải kể tới những làn điệu dân ca Giáy. Người Giáy cho rằng người ta hát là để nghe chứ không phải để ngắm, bởi vậy, những cuộc hát luôn thu hút đông đảo sự tham gia của tất cả mọi người.

Người Giáy có nhiều thể loại dân ca và mỗi thể loại lại có nhiều bài, nhiều làn điệu khác nhau. Nội dung của các khúc hát thường phản ánh cuộc sống với bao tâm tư, tình cảm của người dân miền núi vùng cao. Các bài hát vẫn rất phong phú: có bài hát ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi tình yêu lứa đôi, có bài của người giàu, người nghèo, của kẻ thấp và người cao... Dân ca Giáy có ba hình thức rất phổ biến là vươn há lản (hát bên mâm rượu), vươn chăng hằm (hát tỏ tình) và vươn sroỏng răn (hát tiễn đưa). Các câu ca, tiếng hát được cất lên trong tất cả mọi hoạt động xã hội như đám ma, đám cưới, chúc tụng, lễ hội và nhất là khi trai gái người Giáy giao duyên...
Hát trao dâu trong đám cưới người Giáy là một phong tục đẹp, vẫn được duy trì đến ngày nay. Những lời hát cũng được bổ sung ngày càng phong phú, thiết thực hơn đối với những cô dâu trẻ khi bước chân về nhà chồng. Đây cũng là nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Giáy.
Những bài dân ca chiếm phần lớn trong các lễ hội, và giữ vị trí quan trọng trong kho tàng văn hoá của dân tộc Giáy. Với người Giáy, những bài hát cổ truyền của dân tộc có sức truyền cảm mạnh mẽ trong tâm thức của mỗi con người, trong các mối quan hệ, trong ý thức của cộng đồng. Qua mỗi khúc hát, họ cũng gửi gắm ước vọng: các cô gái phải biết xâu kim, xay thóc, con trai phải biết nấu nướng, đan lát. Tất cả mọi người đều phải làm việc chăm chỉ.
Đời sống hàng ngày người Giáy có nhiều cách hát, nhưng cách hát thường xuyên nhất mà mọi người vẫn hát là hát giao duyên nam nữ. Khúc hát cất lên như một cách mở lời làm quen của đôi trai gái. Người Giáy rất coi trọng nghi thức hát đối đáp giao duyên này, bởi với họ, dạng hát này như một nghi lễ bắt buộc, thể hiện bộ mặt của làng và cũng là thể hiện sự hiếu khách của trai gái trong làng khi có bạn ở xa tới chơi. 
Những lời ca, tiếng hát đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Giáy. Họ cất tiếng hát khi họ thấy buồn, khi họ vui và cả ngay cả khi họ đang làm việc. Và khi có hai hoặc nhiều người tham gia thì thậm chí họ hát còn nhiều hơn nữa. 
Những câu hát không hoa mỹ, chỉ với lời lẽ đơn sơ, mộc mạc, giản dị như chính những người dân tộc Giáy. Trong lời ca có mây, gió, trăng, sao, thác nước, ngọn cỏ... nhưng tựu chung lại đều mượn thiên nhiên để nói về tình cảm giữa con người với con người.
Người Giáy hát trong các đêm khuya, những bữa ăn bình dị, đó là lúc gia đình sum họp và dạy dỗ con cái biết cách đối xử, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Đây là một nét văn hoá truyền thống lâu đời, một sinh hoạt mang đậm chất nhân văn của người Giáy. Đó là cái cớ để bắc cầu cho con người đến với con người, bắc cầu cho tình người để tạo thành một cộng đồng đoàn kết.
Ngọc Thảm (sưu tầm)


Lễ “Bắc cầu, cấy mệnh” của dân tộc Giáy (Ngọc Thảm)

Không biết tự bao giờ, dân tộc Giáy có quan niệm, khi trong nhà có người già ốm đau lâu ngày, người ta phải tìm thầy xem số mệnh. Khi thầy bấm số nói bị “gẫy cầu” thì con cháu phải làm lễ “bắc cầu” hay phải “cấy mệnh”.
Chuẩn bị cho lễ “bắc cầu”, con cháu chọn ngày tốt, giờ tốt, rồi vào rừng chặt hai cây gỗ đẽo thành hai tấm bề rộng khoảng 8 cm, dài 60 cm. Đồ cúng gồm: Một đôi gà, vịt, xôi nhiều màu, bánh bỏng, trứng vịt nhuộm màu, rượu trắng. Khi làm lễ, người ta khâu những chiếc túi vải nhỏ để đựng ít gạo,
muối, mỡ và đan chiếc bồ nhỏ để đựng khoảng nửa cân thóc. Sau khi mời ông mo, bà then làm lễ xong, con cháu buộc các thứ đó vào hai cây trúc có độ dài 1 m rồi đem dắt lên phía trong của mái nhà sau. Các thứ đồ đó cứ để như thế, lễ, tết thì thắp lên đó một nén nhang. Chỉ đến khi nào người có cầu qua đời thì mới dỡ xuống đốt cùng với đồ vật khi đoạn tang.
Đối với trẻ nhỏ thường xuyên ốm đau, chậm lớn, người ta cũng làm lễ “bắc cầu”. Lễ cúng gần giống như người già, nhưng đồ cúng của trẻ nhỏ thì đưa ra đường bắc lên trên một rãnh nước nhỏ có nhiều người qua lại. Mục đích của việc này là xin vía mọi người “làm ơn” ban cho đứa bé được khỏe mạnh, chóng lớn. Thân cầu là tấm gỗ có độ rộng cũng như người già và độ dài tùy theo rãnh nước của nơi bắc cầu. Làm lễ cúng ở trong nhà xong, đưa cầu ra đường bắc. Hai đầu cầu cắm hai cây trúc nhỏ, trên cây trúc treo giấy vàng và kéo sợi chỉ từ cây trúc bên này cầu qua cây trúc bên kia cầu.
Khi đang làm lễ bắc cầu, nếu có người từ nơi khác đến gặp thì được người nhà đứa trẻ mời uống chén rượu và phải nhận làm bố nuôi, mẹ nuôi. Sau khi làm lễ xong, bố nuôi hoặc mẹ nuôi phải vào nhà con nuôi ăn cơm, uống rượu chúc phúc cho đứa trẻ, buộc chỉ cổ tay, đưa lì xì và có trường hợp đặt lại tên cho đứa trẻ. Từ đó, đứa trẻ lớn lên coi bố mẹ nuôi và các anh chị em nhà bố mẹ nuôi như anh em ruột thịt của mình. Khi bố nuôi hoặc mẹ nuôi qua đời, trẻ phải để tang và có mâm cỗ phúng viếng.
Còn “cấy mệnh” nghĩa là cúng cho đứa trẻ đoản mệnh. Lễ vật cúng giống như lễ “bắc cầu”, nhưng có thêm vài cây trúc đào cả rễ, cả đất để bên cạnh mâm cúng. Khi cúng xong thì đem những cây đó đi trồng vào một góc vườn của gia đình và phải chăm cho cây trúc sống, phát triển tốt thì đứa bé sẽ khỏe mạnh, nhanh lớn như cây trúc.

Ngọc Thảm (sưu tầm)

Hát trao dâu trong đám cưới của Dân tộc Giáy (Ngọc Thảm)

Đám cưới (Cưn láu) là một trong những ngày hội vui nhất của người Giáy. Họ quan niệm, Cưn láu càng lớn, càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trai gái càng được bền lâu và thiêng liêng hơn. Và trong các đám cướingười Giáy thường bao giờ cũng có các cuộc hát đối đáp giữa trai gái của bản làng này với trai gái của bản làng khác đến dự đám cưới.

Trong đám cưới người Giáy, trao dâu là nghi thức quan trọng khi nhà gái đi đưa dâu đến nhà trai và đã đến lúc chuẩn bị ra về. Các bài hát trao dâu nói lên tình cảm của cha mẹ, anh chị em, họ hàng đối với cô dâu khi về nhà chồng.

Đám cưới (Cưn láu) là một trong những ngày hội vui nhất của người Giáy. Họ quan niệm, Cưn láu càng lớn, càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trai gái càng được bền lâu và thiêng liêng hơn. Và trong các đám cướingười Giáy thường bao giờ cũng có các cuộc hát đối đáp giữa trai gái của bản làng này với trai gái của bản làng khác đến dự đám cưới. Các cuộc hát đối đáp này thường được bắt đầu vào chập tối và có khi kéo dài đến tận ngày hôm sau, đêm hôm sau. Ngoài ra trong các nghi thứclễ cưới đều có kèm theo các bài hát như hát đón dâu, hát đưa dâu, hát rửa mặt, hát trước mâm trước rượu, hát đạo lý, hát khuyên răn, hát cám ơn.

Trong đám cướingười Giáy, trao dâu là nghi thức quan trọng khi nhà gái đi đưa dâu đến nhà trai và đã đến lúc chuẩn bị ra về. Khi đó, những bài hát trao dâu là không thể thiếu trong nghi thức này. Nội dung của các bài hát trao dâu nói lên tình cảm của cha mẹ, anh chị em, họ hàng đối với cô dâu khi về nhà chồng. Đối với những giờ nhà gái ra về khác nhau, người Giáy đều có những bài hát tương ứng.Ví như trong trường hợp nhà gái ra về vào giờ sửu thì sẽ hát:

Giờ sửu là giờ con trâu
Bốn chân đỡ bồ thóc
Đó mới là giờ tốt
Con xuất giá theo chồng.

Đó cũng là những lời dặn dò, khuyên răn cô dâu khi về sống ở gia đình nhà chồng:

Đêm thì nên thức khuya
Sáng thì nên dậy sớm
Hãy dậy trước mọi người.

Người Giáyquan niệm làm dâu là một việc khó. Chính vì thế, các lời hát trong nghi thức trao dâu thực chất là những lời tâm sự, dạy bảo chân thành của mọi người đối với cô dâu. Những lời dạy bảo này sẽ giúp cô dâu ứng xử tốt hơn với họ hàngnhà chồng, nhất là bố mẹ và anh em của chú rể:

Miếng nạc gắp cho mẹ
Miếng ngon lấy cho cha
Mếng mềm dành cho em.

Hát trao dâu trong đám cướingười Giáy là một phong tục đẹp, vẫn được duy trì đến ngày nay. Những lời hát cũng được bổ sung ngày càng phong phú, thiết thực hơn đối với những cô dâu trẻ khi bước chân về nhà chồng.

Ngọc Thảm (sưu tầm)

Lễ gọi vía cho phụ nữ mang thai của dân tộc Giáy, Lào Cai (Nông gia Khánh)

Người phụ nữ Giáy khi mang thai sẽ trải qua hai nghi lễ gọi vía

“Gọi vía” là một phong tục lâu đời và trở thành nghi lễ không thể thiếu của người Giáy ở Lào Cai, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của nhà chồng cùng với anh em họ hàng hai bên dành cho người phụ nữ khi mang thai.

Đối với cộng đồng người Giáy, khi một phụ nữ mang thai, không chỉ là niềm vui riêng của một gia đình mà là niềm vui chung của cả dòng họ, làng xóm. Họ quan niệm, việc mang thai và sinh con của người phụ nữ gắn liền với câu chuyện về sự tồn tại của đất trời. Trên trời có một vườn hoa rất lớn với nhiều loại hoa, mỗi cây hoa lại có một hình dáng, màu sắc khác nhau, là đại diện cho vía của một đứa trẻ.
Quá trình mang thai là quá trình vía của người phụ nữ lên vườn hoa trời, tìm lấy một cây hoa ưng ý, cây hoa đó sẽ thụ vào người phụ nữ trở thành đứa con trong bụng và vía người phụ nữ sẽ canh giữ cây hoa đó đến thời kỳ sinh nở với mục đích không để vía người khác đến lấy mất cây hoa mà mình đã chọn. Chính vì vậy, trong quá trình 9 tháng mang thai, có 2 nghi lễ mà nhà chồng phải đứng ra làm cho con dâu: gọi vía nhỏ và gọi vía lớn. 
Gọi vía nhỏ: Là lễ gọi vía khi người phụ nữ mang thai được 3 tháng với mục đích chính là thông báo về việc người phụ nữ đã có thai và cầu cho người phụ nữ mạnh khỏe, không bị sảy thai.

Lễ vật trong nghi lễ này tương đối đơn giản, chỉ cần ba lễ - "tham thiêng" gồm 1 đôi gà, vịt, 1 miếng thịt lợn ngoài ra có thêm xôi tím, hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt,... do những người được mời dự mang đến để đón vía hai mẹ con. Người chủ lễ là bà then cúng với nội dung bài cúng là lời kể thông qua giọng hát miêu tả về các cửa ải; cuộc hành trình của mình cưỡi ngựa cùng với các đồ đệ trải qua các cửa ải đó lên đến vườn hoa trời, tìm vía của người phụ nữ và vía của đứa trẻ đem về nhà, không cho người khác lấy mất vía của đứa trẻ. Lễ cúng diễn ra trong khoảng thời gian từ 9 - 10 giờ sáng đến 3 - 4 giờ chiều.

Trước khi kết thúc nghi lễ, bà then sẽ xem bói để biết vía có về vui vẻ hay không bằng cách: dùng một quả trứng gà ta, vừa gọi vía vừa dùng hai tay dựng đứng quả trứng lên, nếu hồn vui vẻ về nhà thì khi thả tay ra quả trứng sẽ dựng thẳng đứng mà không bị đổ, còn nếu vía không vui vẻ về nhà thì phải dựng lâu, nhiều lần quả trứng mới đứng được. Sau đó bà then bốc 1 nắm gạo ở bát cắm hương rắc lên trên quả trứng, nếu có nhiều hạt gạo bám lại trên quả trứng có nghĩa là vía đã vui vẻ trở về, bà then dùng tay gạt những hạt gạo bám lại trên quả trứng vào chiếc túi vải đã được chuẩn bị từ trước đặt trên bàn cúng, bên trong có một chiếc áo của người phụ nữ mang thai và 1 gói xôi với ý nghĩa cất vía vào đó để mang về nhà.

Kết thúc nghi lễ, người phụ nữ mang thai sẽ được bà then buộc chỉ đỏ vào tay để giữ vía ở lại và được mạnh khỏe, may mắn. Những người đến dự lễ cũng sẽ được buộc chỉ đỏ vừa để may mắn, mạnh khoẻ vừa để giúp gia chủ giữ vía. Sau đó bà then sẽ xem chân gà và xương đùi gà để biết đứa trẻ là trai hay gái và vía có mạnh khỏe hay không.

Gọi vía lớn - Về thời gian, người chủ lễ cũng như diễn trình của nghi lễ tương tự như "Gọi vía nhỏ” chỉ có một vài điểm khác biệt. Đây là lễ gọi vía khi người phụ nữ mang thai được 8 tháng với mục đích cầu cho việc sinh nở đúng ngày và quá trình sinh nở của sản phụ diễn ra dễ dàng.

Lễ vật trong nghi lễ này phải có bảy lễ "sặt thiêng" gồm 1 con lợn từ 40 - 60kg hoặc 1 thủ lợn và 3 đôi gà, vịt, các lễ vật khác tương tự như lễ cúng 3 tháng. Nội dung bài cúng là lời kể của bà then về cuộc hành trình của mình cùng với các đồ đệ mang lễ vật vượt qua các cửa ải để lên đến ao trời, lội qua 11 chiếc ao để đến với chiếc ao cuối cùng, nơi mà vía của đứa trẻ đang nô đùa và vía của người mẹ đang trông con ở đó tìm, mò vía của cả 2 mẹ con bỏ vào chiếc túi vải đã chuẩn bị sẵn mang về nhà nhằm nhắc nhở vía không được mải chơi mà quên mất ngày sinh của mình.

Kết thúc nghi lễ, bà then cũng dùng trứng gà bói xem vía có về vui vẻ hay không và xem xương chân gà để khẳng định lại lần nữa giới tính đứa trẻ cũng như đoán định ngày sinh nở, vía về có vui vẻ hay không.

Lễ cúng gọi vía trước khi sinh là lễ cúng rất tiêu biểu trong đời sống tâm linh của dân tộc Giáy Lào Cai. Nó không chỉ cầu chúc cho quá trình mang thai và sinh nở của sản phụ được may mắn mà còn thể hiện nét văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình, dòng họ người Giáy.
 Nông gia Khánh (sưu tầm)


Thăm bản Tả Van của người Giáy ở Sapa (Vàng A Tưởng)

Bản Tả Van nằm yên bình dưới thung lũng Mường Hoa. Đường vào bản Tả Van men theo những lối mòn uốn lượn dưới chân các ngọn đồi. Hai bên đường là những thửa ruộng bậc thang màu mỡ được tổ điểm bởi màu xanh của ngô và lúa non. 

Tả Van theo tiếng địa phương có nghĩa là vòng cung lớn, tựa lưng dãy Hoàng Liên Sơn trùng điệp. Phía trước là suối Mường Hoa trong trẻo, uốn dòng. Đoạn suối chảy qua thôn rộng và phẳng, trở thành bãi tắm lý tưởng đối với người Giáy và cả du khách, thường đến đây ngụp lặn trong làn nước mát. 
Bản Tả Van có hơn 140 hộ dân chủ yếu là người dân tộc Giáy, trong đó khoảng 40 hộ làm du lịch theo mô hình homestay - khách ăn nghỉ, tham gia các sinh hoạt cùng gia chủ để khám phá về văn hóa bản địa. Đa số nhà ở bản Tả Van được dựng bên cạnh triền dốc thoai thoải theo ruộng bậc thang, càng làm cho cảnh quan thêm thơ mộng. Nhà của người Giáy có cả nhà sàn và nhà đất, với gian giữa là nơi trang nghiêm để đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp khách. 
Có lẽ đã khá quen thuộc với việc du khách đến thăm nên mọi sinh hoạt của người dân bản Tả Van vẫn diễn ra bình thường. Không lời mời chào vồn vã, những ánh mắt, nụ cười thân thiện, mang chút rụt rè thường thấy của bà con miền núi, sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập cuộc sống bản làng vùng cao Tây Bắc. 
Người Giáy ở bản Tả Van vẫn làm công việc ruộng nương là chính. Ngoài ra, họ có thể tự rèn được dụng cụ sản xuất và chạm khắc bạc. Phụ nữ Giáy khéo léo còn tạo ra các sản phẩm thêu tay đầy màu sắc đẹp mắt. 
Người Giáy vốn rất yêu văn nghệ, họ còn tham gia biểu diễn văn hóa - văn nghệ truyền thống như múa quạt, múa the, nhảy sạp, múa khèn… và đốt lửa trại ban đêm cho du khách cùng tham gia. 
Đến thăm bản Tả Van bạn còn có dịp thưởng thức một số món ăn đặc sản của các đồng bào dân tộc, do người Giáy chế biến như cá suối nướng Mường Hum, thắng cố thịt ngựa Mường Khương, thịt lợn cắp nách Bắc Hà, xôi nếp ngũ sắc Văn Bàn... 
Du lịch đến bản Tả Van và ở homestay, quây quần chung một mái nhà, và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của người Giáy, chính là điểm nhấn thú vị trong nhật ký của hành trình khám phá Sa Pa, để rồi lưu luyến mãi.

Tả Van mùa nước đổ 01
  
Tả Van mùa lúa chín 01

Đến bản Tả Van và ở homestay thú vị
  
Biễu diễn văn nghệ ở bản Tả Van
  
Bản Tả Van 03
  
Tả Van mùa lúa chín

Vàng A Tưởng (sưu tầm)

Nghi Lễ Ăn Hỏi Của Dân Tộc Giáy, Lào Cai (Lý A Sùng)

Nghi lễ ăn hỏi của dân tộc Giáy - Ảnh: Sưu tầm

Người Giáy ở Lào Cai cư trú chủ yếu ở các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Cũng như các dân tộc anh em khác, thanh niên nam nữ dân tộc Giáy đến tuổi trưởng thành được tự do tìm hiểu bạn đời, họ thường tìm hiểu nhau thông qua các hoạt động văn hoá cộng đồng… Khi tình duyên đã thắm nồng, chàng trai về báo cáo gia đình và chuẩn bị các nghi lễ ăn hỏi.
Để lễ ăn hỏi diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống, nhà trai phải lựa chọn mời bà mối (bà mối phải là người tuổi cao hoặc tương đương với cha mẹ chú rể, có uy tín, am hiểu mọi nghi lễ và khéo nói). Gia đình nhà trai chuẩn bị lễ nhỏ "Tằm tu" nhờ bà mối sang nhà gái xin ý kiến gia đình và cô dâu. Nếu nhà gái đồng ý, bà mối mượn "sư mình"(giấy khai sinh) của cô gái mang về nhờ thầy mo, thầy tào xem ngày sinh, tháng đẻ của 2 người có hợp không, bước này gọi là "hạp sư mình" tức là khớp tuổi. Để có được tấm "sư mình" bằng một vuông vải đỏ do thầy mo, thầy tào viết, gia đình phải đem theo một con gà, một chai rượu đến lễ thầy.

Sau khi xem, nếu tuổi hai người không hợp, nhà trai có thể trả lại giấy khai sinh cho nhà gái cùng một lễ nhỏ gồm: 1 con gà, 1 chai rượu, 1 kg gạo và có lời để nhà gái thông cảm. Ngược lại, nếu hai tuổi hợp nhau thì bà mối sẽ bàn bạc, trao đổi để tìm ngày ăn hỏi chính thức.

Cô dâu - Ảnh: Sưu tầm

Theo quan niệm của người Giáy, sau khi có lễ ăn hỏi chính thức thì đôi trai gái coi như đã đính hôn. "Cỏ siếu lý" (lễ ăn hỏi) chính thức được tổ chức khá linh đình, chu đáo và đây cũng là lễ công bố cho toàn thể gia đình, họ hàng biết việc đính hôn của đôi lứa.

Tưng bừng kèm thổi - Ảnh: Sưu tầm

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai phải mời thêm một bà mối nữa gọi là "già sấu". Hai bà mối có trách nhiệm trao đổi, bàn bạc đi đến thống nhất mọi việc với gia đình nhà gái. Cũng trong lễ ăn hỏi, "già sấu" chủ động đặt vấn đề về đồ lễ cưới. Sau khi đã thống nhất đồ thách cưới (rượu, gạo, thịt, gà, vịt, quần áo, vòng tay, vòng cổ, chăn màn…), số lượng nhiều ít tuỳ theo đòi hỏi của mỗi gia đình.

Nghi lễ trong lễ ăn hỏi - Ảnh: Sưu tầm

Sau đó nhà trai nhờ thày mo, thày tào xem ngày lành, tháng tốt và nhờ "già sấu" sang nhà gái "pảo vấn di" (báo ngày tốt). Trước kia, trong lễ thách cưới, ngoài những lễ vật thông thường như đã nêu trên, nhà gái còn đòi hỏi có thêm một con lợn, một cỗ quan tài dành cho bố hoặc mẹ cố dâu trước khi mất, đó cũng là đạo lý báo hiếu cha mẹ của chàng rể. Ngày nay, tục lệ đó gần như được xoá bỏ.

Nét đẹp của người Giáy - Ảnh: Sưu tầm


 Lý A Sùng (sưu tầm)

Lễ Hội Roóng Poọc Của Người dân tộc Giáy (Lý A Sùng)


Lễ hội roóng poọc là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Giáy, Sa Pa, Lào Cai. Mục đích để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hòa. Lễ Hội roóng poọc hay còn gọi là lễ hội xuống đồng. Theo quan niệm của người Giáy đây là lễ hội để kết thúc một tháng vui chơi (tháng Tết). Đồng thời để mở đầu cho năm mới lao động và trong tư tưởng của người Giấy, đây còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để thần phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khoẻ mạnh.
Sáng mọi người hồ hởi về dự hội. Địa điểm mở hội là một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bản. Trung tâm hội dựng cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trên ngọn. Vòng tròn đó một mặt dán giấy đỏ tượng trưng cho mặt trời, một mặt dán giấy vàng tượng trưng cho Mặt Trăng. Mâm cúng của thầy mo gồm các lễ vật tượng trưng cho sự no ấm như: vải, trứng, măng, bạc trắng và 6 quả còn của các cô gái chưa chồng.


Lễ hội diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa.
Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa.  Từ sáng sớm, làn sương còn giăng mù mịt từng đoàn người tíu tít nói cười trong mây, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người. Địa điểm mở hội là một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bản. Trung tâm hội dựng cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trên ngọn. Vòng tròn đó một mặt dán giấy đỏ tượng trưng cho mặt trời, một mặt dán giấy vàng tượng trưng cho mặt trăng. Mâm cúng của thầy mo gồm các lễ vật tượng trưng cho sự no ấm như: vải, trứng, măng, xôi ngũ sắc, bạc trắng và 6 qủa còn của các cô gái chưa chồng.


Mở đâu lễ hội là cúng thần linh cầu cho người yên, vật thịnh. Khi lễ cúng kết thúc là dàn nhạc trống, chiêng điệu kèn pí lè tấu lên thông báo các chò chơi mang tính nghi lễ tượng trưng bắt đầu.

Mở đầu là chò chơi ném còn. Những người cao tuổi (nam một bên, nữ một bên) lấy 6 quả còn cùng ném tượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó mọi người vào cuộc chơi. Những quả còn tua xanh đỏ vun vút lao len phông còn.tiếng xuýt xoa hò reo cổ vũ rền vang.Phông còn bị ném thủng là báo hiệu cho một năm mùa màng tươi tốt.


Cùng với ném còn là chơi kéo co cũng bắt đầu bằng hình thức kéo nghi lễ. Tốp nam đứng phía đông cầm phần gốc dây song (dây kéo co).Tốp nữ đứng phía tây cầm phần ngọn. Hồi trống kèn nổi nên thùc giục. Bên nam(đằng đông tượng trưng cho dương, mặt trời) luôn kéo thắng. Bên nữ (tượng trưng cho âm) giả vờ thua. Và như vậy, năm đó cả làng sẽ được mùa. Phần nghi lễ kết thúc, đông đảo nam nữ thanh niên cùng ùa vào chia phe thi kéo, kể cả du khách cũng có thể tham gia.

Các trò chơi đang tiếp diễn, thì những đôi nam nữ lặng lẽ rút khỏi cuộc chơi tìm góc vắng tâm tình qua đàn môi, tiếng khèn, lời hát. Ngày hội rồi cũng đến hồi kết thúc, các già làng làm lễ khấn và hạ cột còn. Hai thanh niên khoẻ mạnh cùng 2 con trâu mộng được chọn cầy 5 đường "xuống đồng" tượng trưng cho vụ mùa mới bắt đầu.

Lý A Sùng (sưu tầm)