Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Khơ Mú
Showing posts with label ₪ Dân tộc Khơ Mú. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Khơ Mú. Show all posts

Sunday, April 2, 2017

Hương xuân núi rừng Sơn La (Ngọc Phương)

Biểu diễn xòe chá của đồng bào Thái Trắng (Ảnh: Ng.Phương)

Người Khơ Mú nghe chim hót véo von, nước chảy róc rách, và cất lên lời ca theo những giai điệu đó. Cứ thế truyền đời, những bài hát ấy trở thành điệu dân ca riêng của dân tộc. Xuân này, những câu hát ấy đã ngân nga theo chân tôi từ núi rừng Tây Bắc về Thủ đô. Bài hát xuất hiện từ bao giờ không ai rõ, chỉ biết rằng từ bao đời nay người Khơ Mú vẫn truyền cho nhau những lời ca ngọt ngào, sâu lắng ấy. Cộng đồng dân tộc thiểu số này sinh sống ở núi rừng Tây Bắc
với đời sống tinh thần phong phú. Cùng làm nên Sắc thái Văn hóa Sơn La tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam những ngày đầu xuân Đinh Dậu, các nghệ nhân từ bản Thàn còn mang tới điệu múa truyền thống Vêlr guông với điệu lắc hông nhịp nhàng, uyển chuyển của các cô gái, nhịp điệu rộn ràng từ nhạc cụ bằng tre, nứa, trống... Nghệ nhân Hà Văn Châm cho biết, điệu múa thường được trình diễn trong lễ hội Mah grợ, lễ hội lớn nhất trong năm của người Khơ Mú có ý nghĩa tổng kết vụ mùa năm cũ, và khai mở vụ mới.


Ngoài câu hát, điệu múa của dân tộc Khơ Mú, bức tranh văn hóa đa sắc màu của Sơn La còn được đồng bào nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh mang đến Hà Nội. Trong tiếng nhạc trầm bổng, các chàng trai, cô gái nhảy múa xoay tròn quanh mâm lễ. Ông Vị Văn Phịnh, Đội trưởng đội Xòe chá, bản Áng 1, xã Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La giới thiệu: Đây là điệu Xòe chá - một phần rất hấp dẫn trong lễ hội Hết Chá - sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nổi bật của đồng bào Thái trắng ở Sơn La. Ngày xưa, không có thuốc men, trong bản có thầy cúng kết hợp chữa bệnh bằng tâm linh và thuốc nam, chữa cho nhiều người khỏi bệnh, và nhận họ làm con nuôi. Tết đến xuân về, các con nuôi đến cảm tạ công ơn chữa bệnh. Không chỉ vậy, đây cũng là dịp đồng bào Thái vui chơi sau những ngày dài lao động, là dịp để trai gái tìm hiểu. Hàng năm, lễ hội được tổ chức vào đầu tháng 2 âm lịch, khi hoa ban, hoa gạo nở khắp núi rừng.
Gần 30 năm gắn bó với các câu hát giao duyên tha thiết của dân tộc Thái - tộc người đông nhất trong số các dân tộc sinh sống ở Sơn La, nghệ nhân Lò Thị Ban mong muốn giúp nhiều người hiểu hơn về phong tục Thái, từ đó, giúp các điệu hát Thái được lưu giữ dài lâu. Cùng suy nghĩ ấy, anh Mùa A Lứ, đến từ thị trấn Nông trường Mộc Châu mang theo hơi thở của núi rừng Tây Bắc qua điệu múa khèn. “Tôi rất vui khi tiếng khèn và điệu nhảy có thể thay lời bày tỏ của đồng bào Mông. Tới nay, cây khèn vẫn là nhạc cụ gắn bó, không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông, cả Mông Đen, Mông Trắng và Mông Hoa”.
Sơn La là vùng văn hóa đa dạng, phong phú và đậm bản sắc. Ông Trần Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La cho biết: “Xuân Đinh Dậu này, tỉnh giới thiệu tới cộng đồng các dân tộc và bạn bè quốc tế tại Thủ đô những nét văn hóa vẫn được lưu giữ rất đậm nét của đồng bào dân tộc Khơ Mú, Thái, Mông. Ngoài ra còn có trò chơi dân gian các dân tộc và ẩm thực dân tộc Thái với các món ăn đậm đà hương vị của núi rừng Tây Bắc. Qua đó, giúp đông đảo nhân dân Thủ đô cảm nhận được sắc thái văn hóa, hương xuân từ núi rừng Sơn La”. 

 “Ở Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng, có 12 dân tộc. Có dân tộc sinh sống hàng nghìn năm, có dân tộc mới đến sau đó, nhưng khi cùng sinh sống trên địa bàn có chung cảnh quan, địa hình, khí hậu, môi trường, họ có sự giao lưu, trao đổi, vay mượn các yếu tố văn hóa lẫn nhau. Ví dụ, trong văn hóa Thái có những yếu tố của văn hóa Mường. Việc giao lưu, vay mượn văn hóa ấy còn có thể nhận diện qua lễ hội truyền thống, lễ hội của một dân tộc thường có nhiều dân tộc khác tham dự”.

Saturday, July 16, 2016

Tục lấy nước đầu năm của dân tộc Khơ Mú (Lý Hải Ninh)

Tục lấy nước đầu năm mới của người Khơ Mú là một tập tục rất độc đáo mà cũng chứa đựng trong đó rất nhiều ý nghĩa nhân văn cao cả.
Đồng bào Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn ăn Tết cổ truyền “Mạz chiêng” với rất nhiều phong tục, tập quán riêng biệt và mang nhiều giá trị văn hóa, nhân văn sâu sắc, trong đó độc đáo nhất chính là tục lấy nước đầu năm mới.

Nếu người Dao quan niệm lấy nước vào ngày Tết thì năm đó trời sẽ hạn hán, mất mùa thì với người Khơ Mú, tục lấy nước vào buổi sáng đầu năm mới là một tập quán quan trọng, thể hiện cách ứng xử của người dân với môi trường thiên nhiên và các quan niệm về vai trò của nước trong cuộc sống. Với họ lấy nước vào buổi sáng mồng một sẽ đem lại sự may mắn cho mọi người trong gia đình, bởi vậy sáng sớm ngày mồng Một tết, gia đình nào cũng phải dậy thật sớm (thường từ 4 giờ 30 phút đến trước khi trời sáng hẳn) để đi lấy nước mới đầu năm về. Trong gia đình thường chọn ra một người có sức khỏe (thường là thanh niên chưa có vợ, có chồng), nếu không thì chính bà chủ gia đình sẽ là người đi lấy nước đầu năm. Có lẽ, cũng do theo quan niệm của người Khơ Mú, người phụ nữ trong gia đình là người giữ vai trò quan trọng hơn cả, người hết mực thương yêu, chăm sóc cho gia đình, luôn cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình, hơn nữa người phụ nữ lại là người lo liệu và phụ trách việc bếp núc, cày cấy và gieo trồng, do vậy nước gắn chặt với công việc hàng ngày của người phụ nữ. Vì thế, người phụ nữ là người đi lấy nước mới trong ngày đầu năm cho toàn thể gia đình.
Người Khơ mú thường dùng dụng cụ lấy nước là ống nứa to, đẹp và mới. Nước được chọn để lấy nước đầu năm phải là khe nước đầu nguồn, chảy từ trên cao xuống. Vì vậy để có nguồn nước trong lành, sạch sẽ, từ ngày 25, 26 tết, già làng trưởng bản đã huy động người dân làm vệ sinh  từ đầu nguồn, thay máng nước mới.  Thông thường, đồng bào vào rất sâu, tới tận đầu nguồn để lấy được những giọt nước tinh khiết nhất trong ngày đầu năm mới. Người phụ nữ sẽ bè (gánh) nước mới về, sau đó rót nước mới cho các thành viên trong gia đình mỗi người uống một ngụm để lấy may và cầu mong một năm mới luôn được khoẻ mạnh. Theo quan niệm của đồng bào nước mới sẽ thanh lọc cơ thể con người và lấy đi hết mọi bệnh tật của năm cũ, giúp mọi người trong gia đình luôn được khoẻ mạnh. Họ tin rằng, sử dụng nước đầu tiên của khe nước trong năm mới sẽ tốt lành.


Nếu gia đình nào không đi lấy nước mới trong ngày đầu năm, người ta cho rằng cả năm đó gia đình ấy sẽ không gặp may mắn, năm mới làm ăn không tốt đẹp như năm cũ, mùa màng sẽ không tốt tươi bội thu, các thành viên trong gia đình sẽ không được khoẻ mạnh. Họ cũng cho rằng nếu như năm nào đi lấy nước mới, nguồn nước đục hoặc nước ít thì như điều báo hiệu cho một năm mới không suôn sẻ, không tốt... mọi người lấy nước về cầu xin thần thánh phù hộ và ban cho một năm mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Sau khi lấy được nước, người đi lấy nước sẽ thò tay xuống suối để mò một hòn đá (khi mò đá không được nhìn mà phải quay mặt đi chỗ khác) nếu mò được hòn đá mầu trắng thì đó là tín hiệu tốt lành cho một năm làm ăn may mắn phát đạt.
Tục lấy nước đầu năm mới của người Khơ Mú là một tập tục rất độc đáo mà cũng chứa đựng trong đó rất nhiều ý nghĩa nhân văn cao cả. Từ tập tục này đồng bào đã giáo dục cho con cháu phải biết  bảo vệ và giữ gìn nguồn nước trong sạch , đồng thời cũng phải có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường thiên nhiên để phục vụ cho đời sống, cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy mà phong tục này đã được giữ gìn và lưu truyền qua rất nhiều thế hệ người Khơ Mú.
 Lý Hải Ninh (sưu tầm)

Giải mã "vũ điệu chọc lỗ" của dân tộc Khơ Mú (Nông Thị Hằng)

Không chỉ diễn tả động tác chọc lỗ tra hạt trên nương, vũ điệu tra hạt của người Khơ Mú Nghĩa Sơn (Văn Chấn, Yên Bái) thể hiện khát vọng sinh sôi, ấm no hạnh phúc của đồng bào thiểu số nơi này.
Những ai đã từng biết về nỗi khổ cực của người Khơ Mú trước cách mạng tháng tám, mới thấy hết sức sống mãnh liệt của một dân tộc qua “vũ điệu sinh sôi” này.
Thuở ấy, người Khơ Mú bị gọi miệt thị là “Xá cẩu” – tức Xá chó. Cuộc sống của họ rất cực khổ, suốt đời chỉ đi làm phu phen, nô dịch cho bọn phìa, tạo, thống lý của các dân tộc khác. Đồng bào sống chui lủi trong các căn lều tạm bợ ven con suối Nậm Tộc, khi mái lá úa vàng, họ lại dắt díu nhau đi dựng căn lều mới. Bởi vậy người ta còn gọi người Khơ Mú Nghĩa Sơn là Xá Toong đương  (tức Xá lá vàng).


Ngày ấy, mỗi khi nhà lang tạo có đám ma, người Khơ Mú phải ngồi dưới quan tài canh ma cà rồng, mặc cho nước hôi thối rỏ vào người, rồi còn phải thay nhau ngày đêm canh mả không cho ma cà rồng bới xác. Có lẽ do luôn phải sống trong sợ hãi mà ngày ấy mỗi khi gia đình có người qua đời, người Khơ Mú Nghĩa Sơn lại lặng lẽ đem ra rừng chôn rồi san đất cho bằng, không nhận ra dấu vết mộ để không bị kẻ ác đào xới…
Có thời điểm, người Khơ Mú chỉ còn 300 khẩu, sống lay lắt, chui lủi ở các bờ suối. Và rồi nhờ có cách mạng tháng tám thành công, người Khơ Mú được đổi đời. Họ được đứng ngang hàng với các dân tộc khác, được bảo vệ chăm lo và phát triển.

Vũ điệu tra hạt – niềm lạc quan bất tận của đồng bào

Thoát khỏi cuộc sống tối tăm, lệ thuộc vào các dân tộc khác, người Khơ Mú không ngừng sáng tạo trong đời sống và lao động của mình. Khi còn sống du canh du cư, họ làm nên chiếc gậy chọc lỗ tra hạt. Có lẽ cuộc sống muôn sắc màu, đầy những âm thanh tuyệt diệu của tự nhiên đã tạo cảm hứng cho những nghệ nhân dân gian sáng tạo nên chiếc gậy độc đáo này. Chiếc gậy không chỉ trở thành công cụ lao động mà còn là nhạc cụ đem lại những phút giây thư giãn trong trẻo trong quá trình lao động.


Chiếc gậy chọc lỗ tra hạt này làm bằng gỗ cứng, dài từ 1,8m đến 2m, đẽo nhọn ở đầu, có khi còn được bịt sắt. Gậy này có ba phần: phần đầu bằng gỗ cứng, phần thân thường bằng tre và phần cuối  được gắn với các nhạc cụ được chế tác đơn giản, gồm những ống tre, nứa nhỏ cho những viên sỏi vào trong.
Khi chọc lỗ, âm thanh dội lên ở phần thân bằng tre như một hộp cộng hưởng. Những viên sỏi va đập vào ống tre, nứa tạo nên những âm thanh trầm, bổng tươi vui, rộn rã giữa non ngàn.
Người Khơ Mú làm nương theo lối đổi công, có thể là một nhóm, có khi cả bản cùng làm. Đàn ông khỏe mạnh dàn hàng ngang đi trước, vừa nhún nhẩy, vừa vung gậy chọc lỗ tra hạt, những âm thanh như đánh thức đất trời, khích lệ những người tham gia lao động.


Các cô gái theo sau nhịp nhàng vung tay gieo những hạt lúa giống vào lỗ, chân gạt nhẹ lấp đất. Tất cả đều nhịp nhàng uyển chuyển, hài hòa trong khúc dân ca của chính người Khơ Mú: “Mưa rơi cho cây tốt tươi/Búp chen lá trên cành/ Trên nương hương thơm nếp vàng/ Măng cười hé lên cùng/Ngạt ngào hương thơm bay theo gió/Những chim nướng cùng nếp thơm/Nhìn mà no!”.Tiếng cười vang xa mấy cánh rừng, bao nỗi mệt nhọc tan biến. Sau mỗi mùa vụ, nhiều đôi thanh niên nam nữ nên vợ nên chồng.
Sau mỗi mùa vụ, đồng bào thường treo cây gậy chọ lỗ này trên gác bếp để tránh mối mọt. Cũng có gia đình để trên nương để thờ “ma nương”, vụ sau lại đem dùng.
Mỗi độ xuân về, người Khơ mú Nghĩa Sơn đều tổ chức lễ hội cầu mùa và vũ điệu chọc lỗ tra hạt với chiếc gậy độc đáo gắn với nhạc cụ bao giờ cũng được thể hiện tưng bừng rộn rã như sự giao hòa âm dương, thức dậy những khát vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Nông Thị Hằng (sưu tầm)

Vũ điệu ong eo của người Khơ Mú (Cao Oanh)

Trăng đại ngàn vằng vặc soi trên sân nhà văn hóa bản Thàn (xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, Sơn La), trong tiếng chiêng ngân nga hoà nhịp bring họa (trống đuổi khỉ), các chàng trai, cô gái Khơ Mú xúng xính những bộ trang p...

Trăng đại ngàn vằng vặc soi trên sân nhà văn hóa bản Thàn (xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, Sơn La), trong tiếng chiêng ngân nga hoà nhịp bring họa (trống đuổi khỉ), các chàng trai, cô gái Khơ Mú xúng xính những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, nhún nhảy nhịp nhàng trong vũ điệu ong eo mê đắm lòng người...

Khi được hỏi về xuất xứ của điệu múa, kể cả người già trong bản cũng lắc đầu không biết nó đến từ đâu, chỉ biết rằng đã bao đời nay, ong eo là niềm tự hào góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng Khơ Mú giữa non ngàn Tây Bắc...

Ong eo của đồng bào Khơ Mú là điệu múa lắc hông, uốn lượn eo, được mô phỏng theo các động tác, cử chỉ lao động hàng ngày của người dân nơi đây như: Gặt lúa, bẻ ngô, hái rau, nhổ cỏ, đơm tép, giặt giũ. Điệu múa biểu tượng cho mối cộng cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, từng nhịp điệu đều liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng về tình yêu đôi lứa.

Xưa kia, đời sống khó khăn, quanh năm phải lo cái ăn, cái mặc nên thanh niên Khơ Mú chỉ múa vào những dịp tế lễ, hội hè khi tất cả bà con gác lại mọi công việc, tề tựu đông đủ trước sự chứng kiến của những bậc cao niên nhất trong bản. Ngày nay, những điệu múa ong eo, tăng bu, múa xòe vòng... được họ biểu diễn bất cứ lúc nào, nhất là vào những đêm rằm chơi trăng, hò hẹn.

Khi múa ong eo, người nam thường đeo chiếc khoong khăn vừa là nhạc khí, vừa là đạo cụ, trong khi các cô gái với bộ váy thổ cẩm sặc sỡ, nụ cười duyên dáng, nhịp gót nhún rộn ràng, uốn lượn lưng eo khiến người xem ngẩn ngơ say đắm. Khi ong eo mới bắt đầu, khoảng cách giữa khán giả và "diễn viên" còn được duy trì. Càng say sưa múa, người vòng ngoài, vòng trong càng đắm chìm cùng tiết tấu, nhịp điệu múa và khoảng cách mất dần. Khi ấy người múa tự khoe mình là chính, đội hình bị phá vỡ và tất cả hòa vào làm một, ai cũng múa, đắm đuối uốn lượn...

Mặc dù có tính cộng đồng rất cao nhưng ong eo là điệu múa khó, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển, linh hoạt của nhiều động tác trên cơ thể như: Lên, xuống, uốn lượn, lắc ngang từ chân đến tay, bụng...

Khi thể hiện các điệu múa, toàn thân người múa đều rung lên với đầy sức sống dồi dào, người múa dường như hòa mình cùng với nhịp của tiếng chiêng, trống, đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc, quên đi những lo âu của cuộc sống vất vả hàng ngày.
 Cao Oanh (sưu tầm)

Hát Tơm - Làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc Khơ Mú (Lý A Sùng)

Khơ Mú là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở vùng Tây Bắc Việt Nam và là dân tộc không có chữ viết. Do đó tất cả những điệu múa, câu hát và những phong tục văn hóa truyền lại cho con cháu đều từ hình thức truyền miệng. Ở Yên Bái, người Khơ Mú sống chủ yếu tại hai huyện Văn Chấn và Trạm Tấu. Cộng đồng người Khơ Mú tại Yên Bái tuy ít, rải rác và chịu nhiều ảnh hưởng của người Thái song đời sống văn hoá của họ là cả một kho tàng lớn cần được lưu giữ và phát triển. Trong đó phải kể phải kể đến những điệu hát Tơm.

Người Khơ Mú, bao đời nay sống bằng canh tác nương rẫy hay còn gọi là “Xá ăn theo lửa”. Tức phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nhưng đời sống tinh thần của họ lại vô cùng phong phú. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng là dân ca, dân vũ. Nó được các nhà văn hóa đánh giá là một thành tố không thể thiếu trong kho tàng dân ca, dân vũ Việt Nam. Bởi nó phản ánh một cách sâu sắc nhất cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp của người Khơ Mú, đồng thời qua đó thể hiện sức mạnh gắn kết cộng đồng trong quá trình chinh phục và làm chủ thiên nhiên của người Khơ Mú.
Nhắc đến dân ca của người Khơ Mú là nhắc đến những điệu hát Tơm. Mỗi làn điệu đều mang một hơi thở, một tâm hồn và phản ánh chân thực nhất đời sống tinh thần của họ. Tơm xuất hiện từ khi nào, không ai biết. Chỉ biết rằng từ bao đời nay người Khơ Mú vẫn truyền tai cho nhau những câu hát đó. Với hát Tơm, nó được ví như những làn điệu dân ca của người Kinh, mang đậm chất sử thi, trữ tình, lúc du dương, êm ái, tình tứ; lúc thì lại rộn ràng, nhộn nhịp. Tơm có thể hát một người hoặc hát đối, hát tập thể. Lời hát Tơm mộc mạc, đơn giản, gần gũi với đời sống con người. Vạn vật thiên nhiên là chủ thể trong những lời hát Tơm nhưng sâu lắng trong đó là sự ý nhị, lòng cao thượng, đầy bao dung của con người.
Người Khơ Mú có phong tục truyền thống, trong bất cứ ngày vui nào của làng, bản không thể thiếu những câu hát Tơm. Khi mừng đám cưới có Tơm Đường Kmun; khi làm nhà có Tơm Ơ Grang Mỵ; trai, gái đi nương, đi rừng hay dự ngày vui bản làng có Tơm Cản Chơ. Ngày xuân, ngày tết là lúc dân bản thể hiện điệu “Tơm Muôn” (Tơm mùa xuân)… Những làn điệu hát Tơm hoàn toàn là những bài được người Khơ Mú xưa sáng tác và lưu truyền suốt bao đời nay với một hình thức duy nhất bằng truyền miệng.Đặc biệt, khi hát Tơm nhất thiết phải có “đao” hay “tính tờ rang” - những nhạc cụ được làm từ tre nứa không thể thiếu trong những lần hát Tơm: Đao là nhạc cụ truyền thống của người Khơ mú. Người Khơ Mú vừa đánh đao vừa hát hoặc hát một đoạn xong sẽ gõ đao, khi có nốt rồi người hát sẽ dập vào đùi để có âm thanh theo ý muốn. Có thể một đoạn xong rồi sẽ múa. Có đến 9 loại nhạc cụ có thể đệm cho hát tơm, nhưng hay nhất là đàn tính tờ rang. Khi hát Tơm tập thể, người Khơ Mú thường kết hợp với múa. Các động tác đánh tay, lắc hông thể hiện sự hồn nhiên và yêu thích hát ca của người Khơ Mú. 
Ngoài hát Tơm, người Khơ Mú có hát Cưn Trơ, chuyên dùng trong những lúc đi nương, đi rẫy và hát Kơ Le, được ví như hát đồng dao của người Kinh. Người Khơ Mú rất thích xòe, múa và thổi các loại sáo, các nhạc cụ bằng tre, nứa tự tạo. Họ đặc biệt yêu thích thổi kèn môi và dân vũ (hay gọi là múa). Bởi vậy nếu dân ca là những câu hát trữ tình sâu lắng, ý nhị thì dân vũ là những động tác mô phỏng lao động, sinh hoạt. Với người Khơ Mú, dân vũ được coi là một công cụ giáo dục đạo đức, lối sống cho các thế hệ con cháu. Bởi khi múa người Khơ Mú thấy được sự tự tin, yêu đời và qua đó, chúng ta thấy được cách thức họ đối diện với cuộc sống.  
Những điệu hát Tơm của người Khơ Mú được truyền lại cho con cháu sau này bằng hình thức truyền khẩu miệng từ đời này sang đời khác. Song hiện nay, ở các bản làng của người Khơ Mú, thường chỉ còn những người có tuổi là biết hát. Tơm dần vắng bóng trong các ngày vui của bản, của làng nên thế hệ trẻ không còn có nhiều cơ hội được tiếp xúc với những điệu Tơm truyền thống.
 Lý A  Sùng (sưu tầm)

Chuyện chỉ có ở người Khơ Mú chân núi Pa Thơm (Huy Thục)

Dưới chân núi Pa Thơm hùng vĩ, nơi biên giới giáp với nước Lào là vùng đất cư trú của dân tộc Khơ Mú.  Ở đây, họ vẫn giữ được những phong tục truyền thống của tổ tiên từ ngàn đời truyền lại, trong đó có việc đặt họ mang tên loài vật. Từ đó có những quy định rất ngặt nghèo khi tiếp xúc với vật tổ.

Kỳ lạ phong tục đặt họ theo tên loài vật
Đến với bản Pa Xa Xá (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên) khi cái nắng Tây Trang thổi hắt vào từng mảnh đất, những mái nhà sàn ấm áp đã che trở cho hàng chục hộ dân Khơ Mú. Ở đây, tôi đã được nghe nhiều câu chuyện huyền bí về việc đặt họ của người Khơ Mú.
Người Khơ Mú quy định rất chặt chẽ việc tiếp xúc với vật tổ. Khi thấy vật tổ, họ thường kính trọng mà lùi ra xa. Cho đến ngày nay, người Khơ Mú vẫn sống bằng nghề săn bắn nhưng không bao giờ họ được phép bắn loài vật tổ của mình. Khi thấy vật tổ qua đời, họ còn phải tổ chức mai táng rất chu đáo. Đặc biệt, người Khơ Mú kiêng không bao giờ được ăn thịt vật tổ. Việc này quy định ngặt nghèo đến nỗi nếu khách nào không biết vừa ăn phải vật tổ của họ khi rửa tay ở chum nước họ cũng phải đổ cả chum đó đi, cúng bái cẩn thận rồi mới tiếp tục dùng nước. Ngoài ra, mỗi họ lại có cách thờ riêng của mình mà chỉ trong họ  của nhau mới biết.

Những mái nhà bình yên dưới chân núi Pa Thơm

Việc đặt họ của người Khơ Mú là một phong tục rất độc đáo. Họ người Khơ Mú nguyên gốc thường theo tên các thú rừng, cây cối, chim, vật vô tri…như nhóm tên thú (Rvai (hổ), Tmoong (Chồn, Cầy) ,Tiác ( Hươu, Nai);Ho Hoa (khỉ); Oivê (Rái cá); Mar (Rắn);  Kưmbur (Tê tê), Thràng (Phượng hoàng đất)…đây là dấu vết tô tem (thờ vật tổ) còn xót lại trong xã hội cổ xưa của người Khơ Mú. Mỗi dòng họ có nghi thức riêng để thờ cúng. Hình thức thờ cúng thường được dấu kín, không tiết lộ cho người ngoài. Gia đình phải bắt chước 1 số động tác của tô tem, việc này nhằm xác định mình mang họ hổ, chim hay chồn… dấu vết của tô tem giáo còn thể hiện trong việc khi cúng bái, kiêng cữ. Việc không giết và ăn tô tem ngay cả ngày thường. trong quan niệm của niệm của người Khơ Mú, khi chết họ sẽ hóa kiếp trở lại thành vật tô tem của mình.
Huyền bí “vũ điệu chọc lỗ”
Bên cạnh việc đặt họ theo vật tổ, người Khơ Mú còn có nhiều phong tục kỳ lạ khác. Bên bếp lửa bập bùng của người dân tộc thiểu số, tôi được nghe cách chế biến món kính coong. Phải nói thật, tôi là một người đi không ít vùng DTTS nhưng nghe về món kính coong bản thân tôi cũng phải giật mình. Hiểu theo tiếng Khơ Mú, thì Coong có nghĩa là tổng hợp của hầu hết các loại rau củ quả, ớt, hành tỏi, cà rừng, mắc khén… nấu với thịt thối. Kính có nghĩa là một loại canh thập cẩm. Nôm na, Kính Coong theo cách hiểu của ngôn ngữ phổ thông có nghĩa là canh thịt thối. Đây là món đặc sản không thể thiếu của người Khơ Mú trong những dịp cưới xin, lễ tết.

Người dân Khơ Mú đang giới thiệu món Kính Coong

Để có thể tạo được miếng thịt có mùi đặc trưng, người Khơ Mú treo thịt lên gác bếp hàng tuần, rồi hàng ngày vẩy nước để tạo độ ẩm, thu hút ruồi nhặng bay đến đậu vào làm tổ, mang theo cả vi sinh vật. Sau đó để nấu được món Kính Coong, người ta phải đổ nước hầm nát nhừ, rồi cho các loại rau củ quả, thêm một ít bột gạo cho sóng sánh.
Tiếp tục về câu chuyện của người Khơ Mú, tôi được nghe về một vũ điệu phồn thực có một không hai nơi đây, đó là “vũ điệu chọc lỗ” giữa núi rừng. Mỗi độ xuân về, người Khơ mú đều tổ chức vũ điệu chọc lỗ tra hạt với chiếc gậy độc đáo gắn với nhạc cụ thể hiện tưng bừng rộn rã như sự giao hòa âm dương, thức dậy những khát vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Chiếc gậy chọc lỗ tra hạt này làm bằng gỗ cứng, dài từ 1,8m đến 2m, đẽo nhọn ở đầu, có khi còn được bịt sắt. Gậy này có ba phần: phần đầu bằng gỗ cứng, phần thân thường bằng tre và phần cuối  được gắn với các nhạc cụ được chế tác đơn giản, gồm những ống tre, nứa nhỏ cho những viên sỏi vào trong. Khi chọc lỗ, âm thanh dội lên ở phần thân bằng tre như một hộp cộng hưởng. Những viên sỏi va đập vào ống tre, nứa tạo nên những âm thanh trầm, bổng tươi vui, rộn rã giữa non ngàn.

Những người dân nơi đây rất thân thiện

Người Khơ Mú làm nương theo lối đổi công, có thể là một nhóm, có khi cả bản cùng làm. Đàn ông khỏe mạnh dàn hàng ngang đi trước, vừa nhún nhẩy, vừa vung gậy chọc lỗ tra hạt, những âm thanh như đánh thức đất trời, khích lệ những người tham gia lao động. Các cô gái theo sau nhịp nhàng vung tay gieo những hạt lúa giống vào lỗ, chân gạt nhẹ lấp đất. Tất cả đều nhịp nhàng uyển chuyển, hài hòa trong khúc dân ca của chính người Khơ Mú: “Mưa rơi cho cây tốt tươi/Búp chen lá trên cành/ Trên nương hương thơm nếp vàng/ Măng cười hé lên cùng/Ngạt ngào hương thơm bay theo gió/Những chim nướng cùng nếp thơm/Nhìn mà no!”.Tiếng cười vang xa mấy cánh rừng, bao nỗi mệt nhọc tan biến. Sau mỗi mùa vụ, nhiều đôi thanh niên nam nữ nên vợ nên chồng.
Huy Thục (sưu tầm)

Dân tộc Khơ Mú Tọ Cuông bảo tồn lễ hội truyền thống (La Thục)

Cũng như bao dân tộc anh em khác trên mảnh đất Điện Biên, dân tộc Khơ Mú có một kho tàng văn hóa dân gian đặc trưng và giàu đẹp. 
Để gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc mình, người Khơ Mú nhiều năm qua đã quan tâm đến việc duy trì các lễ hội truyền thống của tổ tiên. Đặc biệt, tại bản Tọ Cuông, xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, đồng bào người Khơ Mú đã duy trì, bảo tồn được 5 lễ hội truyền thống mang tính cộng đồng cao.

Bản Tọ Cuông hiện có 95 hộ gia đình với 100% đồng bào dân tộc Khơ Mú. Năm 1982, từ mảnh đất sâu phía trong, bản chuyển ra nơi đây dựng nhà, phát triển kinh tế. Cũng từ năm đó, nhiều người dân Tọ Cuông bắt đầu đi làm ăn xa quê hoặc làm thuê cho Nông trường quốc doanh Mường Ảng. Cuộc sống mưu sinh đã cuốn người dân nơi đây vào công việc, vào những ngày dài trên nương, dưới ruộng. Bởi vậy, một số phong tục văn hóa, lễ hội truyền thống đã không được duy trì như lễ Cúng bản, lễ hội Cầu mưa.
Thời điểm trước năm 2013, các lễ hội vẫn thường xuyên được tổ chức trong bản là lễ Cầu mùa, Tra hạt và Mừng cơm mới. Đây đều là những nghi lễ gắn với đời sống kinh tế và văn hóa nông nghiệp của người dân nơi đây. Năm 2013, lễ Cúng bản được cả bản đồng thuận tổ chức lại sau nhiều năm gián đoạn theo nguyện vọng chung của tất cả người dân. Tháng 4 năm 2014, lễ hội Cầu mưa lần đầu tiên được phục dựng dưới sự hỗ trợ của Bảo tàng tỉnh cùng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam và Trung tâm lưu giữ di sản Việt Nam.
Tất cả những lễ hội truyền thống này được lưu giữ, bảo tồn không chỉ nhờ vào sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cơ quan, ban ngành mà quan trọng hơn cả là sự chung tay tham gia và tình yêu dân tộc của tất cả các thế hệ người dân Tọ Cuông hiện tại.  Điều đó được thể hiện qua việc các già làng vẫn ghi nhớ, khắc sâu trong tâm trí những nghi lễ cúng của mỗi lễ hội mặc dù đã không được tổ chức nhiều năm và luôn tổ chức một cách nghiêm túc, đúng trình tự. Ông Quàng Văn Cá – một trong những người hiếm hoi hiểu, biết các nghi lễ của dân tộc – cho biết: Mỗi lễ hội có đặc trưng, các thủ tục tiến hành cũng không giống nhau. Hiện tại, chúng tôi chỉ giảm bớt những phần đã cổ hủ, lạc hậu còn giữ gần như nguyên vẹn các nghi lễ như đúng tổ tiên truyền dạy. Đặc biệt, việc sai lời cúng, sai bước làm là điều tối kỵ. Sai là hỏng cả buổi lễ. Vì vậy trước khi tổ chức, chúng tôi phải ôn lại rất kỹ những nghi lễ tiến hành.
Trao đổi với một già làng, được biết, trong 5 lễ hội trên, lễ Mừng cơm mới và lễ Tra hạt được tổ chức với quy mô hộ gia đình. Lễ Tra hạt được chủ hộ tiến hành tại nương nhà mình và có sự góp mặt, giúp đỡ của nhiều gia đình khác. Lễ Cúng bản, Cầu mưa, Cầu mùa được tổ chức chung cả bản. Mỗi lễ hội này đều được sự chung tay góp sức của cả bản, từ thanh niên đến người già, cả nam và nữ. “Để tổ chức những lễ hội này, mỗi gia đình không chỉ góp công mà còn tự nguyện đóng góp vật chất theo khả năng. Mỗi nhà một thứ: con gà, chai rượu hay vài cân gạo… Chúng tôi chủ trương bảo tồn các lễ hội truyền thống của dân tộc một cách đúng, đủ, nghiêm túc mà tiết kiệm, không lãng phí. Ngoài ra, để chuẩn bị cho mỗi lễ hội, chúng tôi đều tổ chức họp bản để thống nhất các nội dung và phân chia công việc cho ban đầu ngành của bản, cho hội phụ nữ, đoàn thanh niên và một số cá nhân khác.” – trưởng bản Quàng Văn Toàn chia sẻ.
Trừ lễ Tra hạt và Mừng cơm mới được tổ chức với quy mô gia đình, những lễ hội còn lại sau các nghi thức cúng tế truyền thống đều có phần hội. Nội dung này diễn ra tưng bừng, náo nhiệt với các trò chơi, điệu múa, câu hát đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Khơ Mú như: múa Tăng Bu, múa Sạp, đẩy gậy, kéo co, ném còn… Trong những lễ hội này, màu sắc trang phục truyền thống của dân tộc được tôn lên rực rỡ. Nhiều năm trước, do sống gần các dân tộc khác và có phần bị đồng hóa về văn hóa, người Khơ Mú Tọ Cuông không duy trì được việc mặc trang phục đặc trưng của dân tộc và một số người dân trong bản không có trang phục truyền thống. Một vài năm gần đây, tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng nhiều người, đặc biệt là các thành viên của đội văn nghệ của bản đã tự bỏ tiền may, đính những bộ trang phục dân tộc để diện hoặc biểu diễn trong những dịp đặc biệt như vậy. Chị Lò Thị Dân cho biết: “Chi phí cho mỗi bộ trang phục nữ giới khoảng 400.000đ tiền vải và các đồ trang trí. Chúng tôi còn phải bỏ công thêu, đính làm đẹp cho bộ váy áo. Dành dụm tiền làm được bộ trang phục mới này để mặc mỗi lễ hội hay những dịp đặc biệt của bản, tôi cảm thấy rất vui và tự hào”.
Qua những lễ hội này, các điệu múa, câu ca truyền thống của người Khơ Mú cũng được lưu giữ, thấm vào máu mỗi người con Tọ Cuông. Nhờ vậy, thế hệ trẻ trong bản đều thuộc lòng và có thể tham gia biểu diễn những nét đẹp văn hóa này.
Các lễ hội truyền thống không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, gắn với cuộc sống lao động nông nghiệp của người dân Tọ Cuông, cầu sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, cầu mong sự che chở của thần linh cho cả bản mà mỗi lễ hội đều là ngày hội của cả cộng đồng dân tộc, đưa mọi người đến gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cùng chung sức xây dựng bản làng và bảo tồn giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 La Thục (sưu tầm)

Độc đáo tục tạ ơn của người Khơ Mú (Minh Hạnh)

Lễ tạ ơn bố mẹ vợ của con rể là một trong những phong tục truyền thồng của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở Kỳ Sơn

Lễ tạ ơn bố mẹ vợ của con rể là một trong những phong tục truyền thồng của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở Kỳ Sơn.
Lễ tạ ơn hay gọi là tục trả ơn của đồng bào Khơ Mú, thường được tổ chức vào những dịp nông nhàn, sau tết nguyên đán. Đây là lễ mà người con rể dành để tạ ơn cho gia đình bên vợ, khi họ đã có con cái, có nhà riêng, và làm ăn khấm khá. Lúc đó vợ chồng người con rể sẽ sắm lợn, gà, rượu để tổ chức nghi lễ tạ ơn cha mẹ vợ vì đã có công sinh thành.



Con lợn và c hum rượu cần là hai vật cúng không thể thiếu trong lễ tạ ơn ca ngưi Khơ Mú

Nếu trong phong tục làm vía của đồng bào Mông, hay người Thái, khi thực hiện nghi thức phải cần đến thầy mo khấn, cầu, còn lễ tạ ơn của người Khơ Mú không phải do thầy mo khấn mà do chính người con rể thực hiện. Địa điểm tổ chức lễ tạ ơn cũng được đồng bào coi trọng, nơi đó bắt buộc phải là  gian bếp, nơi có một gác bếp nhỏ, theo quan niệm của người Khơ Mú thì đây chính là nơi cư ngự của tổ tiên, ông bà.
Báo hiếu là bổn phận thiên liêng của tất cả mọi người. Và Lễ tạ ơn là một cách báo hiếu, thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người Khơ Mú ở huyện biên giới Kỳ Sơn.

 Minh Hạnh (sưu tầm)

Độc đáo điệu múa Vêr guông của dân tộc Khơ Mú (Minh Quang)

Dân tộc Khơ Mú thuộc nhóm dân tộc thiểu số cư trú tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Bắc Trung bộ như: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và một phần ở Tây Nghệ An.
Người Khơ Mú có một đời sống tinh thần phong phú. Lễ hội lớn nhất của người Khơ Mú là lễ hội Mah grợ, có ý nghĩa tổng kết vụ mùa năm cũ và khai mở một vụ mùa năm mới. Lễ hội Mah grợ và múa Vêr guông thường được tổ chức tại nhà của người có kinh tế khá giả nhất bản, hoặc nhà ông trưởng bản.

Điệu múa Vêr guông (Vêlr guông) là một phần nổi bật của lễ hội, là sản phẩm văn hóa tinh thần tâm linh có nguồn gốc cổ truyền từ xa xưa, tên gọi tuy mộc mạc, cổ xưa, nhưng ít dân tộc nào còn giữ được đúng với bản chất của người sống bằng nghề nương rẫy lâu đời. Lễ hội Mah grợ và điệu múa Vêr guông là di sản văn hóa dân gian đặc sắc, được dân tộc Khơ Mú gìn giữ lâu bền qua nhiều thế hệ. Lễ hội Mah grợ gồm 2 phần chính là phần lễ cúng của chủ nhà và phần hội múa của cộng đồng trong bản.
Kết thúc các nghi thức Lễ là đến phần Hội. Khi trống chiêng nổi lên gọi là Brinh họa (trống đuổi khỉ) thúc giục mọi người trong bản về dự hội, mời ra múa. Lúc này, nam đeo chiếc trống nhỏ gọi là “Koọng khăn”, nữ trên tay cầm đôi chũm chọe (Tseeng). Đây vừa là nhạc khí vừa là đạo cụ múa. Tất cả cùng thực hiện điệu múa nhún nhảy, mềm mại theo nhịp chiêng trống rộn ràng.
Các “diễn viên” múa lượn càng lúc càng say, khi bay bổng cùng đôi chân dướn lên như chim vỗ cánh, lúc nhún nhảy như ngọn tre gặp gió, khi lại như cù quay xoay vòng lả lướt. Các động tác như lắc mông, uốn eo, xoay dần xuống rồi xoay dần lên… làm người xem đứng vòng trong, vòng ngoài cũng nhún nhảy theo. Người múa tự “khoe” mình là chính, không bị gò bó trong đội hình vuông tròn, rồi hòa vào khối cộng đồng chẳng phân biệt được ai diễn chính, diễn phụ, tạo nên cảnh người múa và người xem thành một khối diễn. Đồng bào Khơ Mú có thể múa suốt ngày đến thâu đêm trong lễ hội của mùa xuân.

Minh Quang (sưu tầm)

Độc đáo điệu múa Vêr guông của dân tộc Khơ Mú (Lan Anh)

Dân tộc Khơ Mú thuộc nhóm dân tộc thiểu số cư trú tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Bắc Trung bộ như: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và một phần ở Tây Nghệ An.
Người Khơ Mú có một đời sống tinh thần phong phú. Lễ hội lớn nhất của người Khơ Mú là lễ hội Mah grợ, có ý nghĩa tổng kết vụ mùa năm cũ và khai mở một vụ mùa năm mới. Lễ hội Mah grợ và múa Vêr guông thường được tổ chức tại nhà của người có kinh tế khá giả nhất bản, hoặc nhà ông trưởng bản.

Điệu múa Vêr guông (Vêlr guông) là một phần nổi bật của lễ hội, là sản phẩm văn hóa tinh thần tâm linh có nguồn gốc cổ truyền từ xa xưa, tên gọi tuy mộc mạc, cổ xưa, nhưng ít dân tộc nào còn giữ được đúng với bản chất của người sống bằng nghề nương rẫy lâu đời. Lễ hội Mah grợ và điệu múa Vêr guông là di sản văn hóa dân gian đặc sắc, được dân tộc Khơ Mú gìn giữ lâu bền qua nhiều thế hệ. Lễ hội Mah grợ gồm 2 phần chính là phần lễ cúng của chủ nhà và phần hội múa của cộng đồng trong bản.
Kết thúc các nghi thức Lễ là đến phần Hội. Khi trống chiêng nổi lên gọi là Brinh họa (trống đuổi khỉ) thúc giục mọi người trong bản về dự hội, mời ra múa. Lúc này, nam đeo chiếc trống nhỏ gọi là “Koọng khăn”, nữ trên tay cầm đôi chũm chọe (Tseeng). Đây vừa là nhạc khí vừa là đạo cụ múa. Tất cả cùng thực hiện điệu múa nhún nhảy, mềm mại theo nhịp chiêng trống rộn ràng.
Các “diễn viên” múa lượn càng lúc càng say, khi bay bổng cùng đôi chân dướn lên như chim vỗ cánh, lúc nhún nhảy như ngọn tre gặp gió, khi lại như cù quay xoay vòng lả lướt. Các động tác như lắc mông, uốn eo, xoay dần xuống rồi xoay dần lên… làm người xem đứng vòng trong, vòng ngoài cũng nhún nhảy theo. Người múa tự “khoe” mình là chính, không bị gò bó trong đội hình vuông tròn, rồi hòa vào khối cộng đồng chẳng phân biệt được ai diễn chính, diễn phụ, tạo nên cảnh người múa và người xem thành một khối diễn. Đồng bào Khơ Mú có thể múa suốt ngày đến thâu đêm trong lễ hội của mùa xuân.

Lan Anh (sưu tầm)

Tết cổ truyền của dân tộc Khơ Mú (Lan Anh)

Cũng như người Kinh, đông bào Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái ăn tết cổ truyền Mạz chiêng theo tết Nguyên đán, vào khoảng 27-28 tháng chạp là thời gian đồng bào tích cực làm các công việc chuẩn bị cho ngày tết như; củi lửa, các nguyên liệu gói bánh chưng, lương thực thực phẩm, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa và đặc biệt hơn là phải chuẩn bị một con lợn cúng tổ tiên, ma nhà trong dịp tết.

Phong tục đón tết của người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn khá độc đáo và đặc sắc. Điểm nổi bật trong ngôi nhà của đồng bào trong dịp tết đó là hai bàn thờ; bàn thờ ma nhà và bàn thờ thổ công được trang hoàng lộng lẫy, sặc sỡ với các loại giấy màu đỏ được trang trí khắp khu vực bàn thờ trong những ngày tết.
Giấy đỏ theo quan niệm của người dân là biểu tượng cho hạnh phúc và may mắn. Theo tập quán, trước ngày 30 tết nhà nào cũng phải dựng bàn thờ này đón tổ tiên về chơi xuân ăn tết và kết thúc ngày 15 tháng riêng dỡ bỏ để tiễn tổ tiên.
Theo tập quán truyền thống đêm 30 tết, sau giao thừa, nhà nào cũng mổ một con gà trống thiến để xem chân gà với quan niệm dự đoán những điều may rủi cho năm mới của gia đình. Những người cao tuổi nhất trong nhà sẽ đảm nhiệm việc thăm chân gà với những nguyên tắc xem chân gà truyền thống, đồng bào xem để cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Cùng với các phong tục trong ngày đầu năm, sau giao thừa các cụ già trong gia đình thường nghe trong lúc đi ngủ từ đêm giao thừa đến sáng xem con vật gì sẽ kêu trước. Người dân cho rằng sau đêm giao thừa, nếu con gà kêu trước thì năm đó sẽ mất mùa vì gà lúc nào cũng ăn. Nếu lợn hay chó kêu trước, đồng bào quan niệm năm đó sẽ được mùa và no đủ vì chó thì sang, lợn thì sung túc. Nếu năm đó con mèo kêu trước thì sẽ có nhiều chuột đến phá nương rẫy của đồng bào.
Tục lấy nước vào buổi sáng là một tập quán độc đáo, cách ứng xử của người dân với môi trường và các quan niệm về vai trò nước trong cuộc sống. Sáng sớm tinh mơ ngày mồng một tết, bà chủ gia đình là người dậy thật sớm và địu ống bương ra khe lấy nước mới. Theo quan niệm dân gian, trong năm mới người dân phải dùng nước mới để lấy may. Bà chủ nhà địu nước mới về trước tiên cho mỗi người trong gia đình uống một ngụm nước nhỏ để lấy may, sau đó mọi người đều rửa mặt và chân tay bằng nước mới.
Nếu gia đình nào không đi lấy nước mới trong ngày đầu năm, người ta cho rằng cả năm đó gia đình ấy sẽ không gặp may mắn, năm mới làm ăn không tốt đẹp như năm cũ.
Trong ngày mồng một đầu năm, người xông nhà có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi gia đình người Khơ Mú. Người có vía dữ hoặc là nữ giới đến xông nhà ‘thì cả năm đó gặp xui xẻo. Chính vì vậy mà người xông nhà thường được người dân lựa chọn và chuẩn bị trước cho gia đình và nhất thiết người xông nhà đó phải là nam giới.
Cũng với quan niệm như vậy, trong ngày mồng một đầu năm, đồng bào kiêng những người làng này sang làng khác chơi hay chúc tết vào ngày đầu năm, đồng bào cho rằng nếu đi sang làng khác vào ngày đầu năm thì mọi của cải trong làng sẽ đi theo mà làm cho bản làng mình sẽ đói kém trong suốt năm đó.

Trong ngày tết cổ truyền, mỗi gia đình đều phải mổ một con lợn dù to hay nhỏ để cúng tổ tiên, lợn cúng tổ tiên và ma nhà của đồng bào Khơ Mú không mổ trước tết mà tùy thuộc vào từng gia đình và những kiêng kị mà họ sẽ mổ lợn cúng vào ngày mồng một, mồng hai hay mồng ba tết. Khi mổ lợn, gia chủ mời dân làng tới dự và ăn tết cùng gia đình. Đây là dịp gia chủ cảm ơn bà con lối xóm trong một năm đã giúp đỡ gia đình và là dịp để mời dân làng uống rượu.
Sau ngày mồng một, dân làng đi chúc tết nhau và tới dự lễ mổ lợn cúng và ăn tết tại các gia đình, theo tập quán con cháu cùng bố mẹ đi chúc tết và mừng thọ ông bà, đáp lại ông bà thường mừng mỗi cháu một đôi bánh chưng lấy may cùng với các lời chúc phúc, dặn dò con cháu luôn luôn ngoan ngoãn nghe lời người lớn và ông bà. Do vậy, trong ngày tết, đồng bào Khơ Mú thường làm rất nhiều bánh chưng để mừng tuổi con cháu, bánh chưng của đồng bào thường được gói từ sau ngày mồng một tết sau khi đã mổ lợn cúng để lấy thịt lợn làm nhân bánh. Đồng bào ăn tết cho tới rằm tháng giêng nên bánh chưng được gói liên tục nếu trong nhà hết bánh.
Trong dịp tết cổ truyền là dịp để đồng bào Khơ Mú thăm hỏi chúc phúc cho nhau, cũng là dịp nghỉ ngơi để giao lưu gặp gỡ, mọi người cùng vui mừng năm mới, uống rượu đánh chiêng trống, tổ chức các hội xòe, múa các điệu múa truyền thống và tổ chức các sinh hoạt văn nghệ dân gian truyền thống.
Đồng bào ăn tết cổ truyền cho tới rằm tháng giêng mới kết thúc, vào ngày này (15 tháng giêng âm lịch) gia đình làm lễ “đuổi ma” về rừng và kết thúc tết cổ truyền Mạz chiêng, bàn thờ được dỡ bỏ và từ hôm sau mọi người lại bắt đầu các công việc thường ngày bận rộn với nương rẫy, ruộng vườn.
Vào ngày kết thúc lễ tết cổ truyền, người dân kiêng đi chơi, kiêng ra đường với quan niệm đây là ngày các gia đình thả ma về rừng, tiễn biệt các cụ tổ tiên sau khi đã mời về ăn tết, do đó người dân sợ ra đường vì cho rằng sẽ gặp ma sau khi đã kết thúc những ngày chơi xuân ăn tết tại trần gian.
Và còn rất nhiều phong tục tập quán hay, đẹp trong ngày tết cổ truyền của đồng bào Khơ Mú không thể giới thiệu hết. Tết Mạz chiêng như lời gợi mở để du khách đến vùng đồng bào dân tộc Khơ Mú khám phá vẻ đẹp và những điều thú vị trong ngày tết cổ truyền và các phong tục tập quán của người dân nơi đây.

LAN ANH (SƯU TẦM)

Múa Khơ Mú (Minh Thúy)

Ấn tượng đầu tiên với chúng tôi khi tìm hiểu về múa Khơ Mú là bên cạnh những động tác di chuyển phong phú thì tiếng chiêng kéo dài không dứt đã tôn thêm vẻ hấp dẫn cho từng nhịp múa. Mời quý vị và các bạn cùng Lan Anh khám phá điệu múa của người Khơ Mú ở bản Ten, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Mỗi lần được nghe âm hưởng lúc trầm lúc bổng của tiếng chiêng, ai cũng thấy rạo rực trong lòng, miệng vừa lẩm nhẩm hát theo mà chân thì cứ muốn nhún nhẩy không thể đứng yên. Giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, tiếng chiêng của người Khơ Mú vang lên quện với bầu không khí trong lành, mát mẻ khiến cho bản làng trong dịp lễ hội càng thêm rộn ràng.

Nhạc cụ làm nền cho múa chỉ là 2 chiếc chiêng và 1 ống tre già to hơn bắp chân nhưng những âm thanh các bạn đang nghe thực sự như có lửa. Chị Phạm Minh Châu, phó trưởng phòng văn hóa, huyện Điện Biên cho biết: “Nét đặc biệt của dân vũ, dân tộc  khơ mú, người ta  lao động sản xuất thì các động tác của dân vũ thường rất khỏe mạnh, mang tính sôi động rõ nét, rất đậm đặc. Những động lắc lắc người hay ngồi, các động tác trong dân ca hay dân vũ thì thường biểu hiện những nét sinh hoạt đặc trưng của họ”.

Với múa, người Khơ Mú ở Mường Phăng còn duy trì những điệu cơ bản như múa nắm tay vòng tròn, múa nắm khuỷu tay... Đặc biệt, nói đến múa của người Khơ Mú không thể không nói đến điệu múa Viêng ver guông. Múa Viêng ver guông là điệu múa khó, đòi hỏi phải kết hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển, linh hoạt của nhiều động tác trên cơ thể như: lên, xuống, uốn lượn, lắc ngang từ chân đến tay, bụng...

Sở dĩ có những động tác như vậy theo lý giải là vì người Khơ Mú yêu lao động, múa cũng mô phỏng các động tác, cử chỉ lao động hàng ngày như: gặt lúa, xúc tép, làm cỏ... Múa Viêng ver guông đa dạng về nội dung: múa mừng xuân, múa Viêng ver guông  tăng bu, múa xòe vòng. Nói về điệu múa này, chị Minh Châu cho biết: “Điệu múa Viêng ver guông  ở Điện Biên thường nói là múa vui ngày hội hay múa mừng được mùa của nhân dân được thể hiện trong các hoạt động sinh hoạt đời thường. Động tác múa như là đang đi lợp mái nhà cũng có khi như đang đi đập đất ở ngoài đồng. Đó là những cái đặc biệt rất khác.”

Người Khơ Mú ở Mường Phăng thường múa Viêng ver guông trong những dịp lễ hội, lễ mừng cơm mới được tổ chức ngay sau khi vừa kết thúc vụ gặt. Mỗi khi trống, chiêng nổi lên, điệu múa Viêng ver guông bắt đầu. Tốp múa nam nữ ở lẫn trong đám đông bước ra. Nam đeo chiếc khoong khăn vừa là nhạc khí, vừa là đạo cụ múa.

Điệu múa nhún duyên dáng rộn ràng, các diễn viên múa lượn lưng eo làm say đắm lòng người thưởng thức. Diễn viên càng say sưa múa, người vòng ngoài vòng trong càng đắm chìm cùng tiết tấu, nhịp điệu múa. Người múa tự khoe mình là chính, không gò bó trong từng đội hình... trong tiếng nhạc, người múa hòa vào dòng người xem. Đây chính là nét độc đáo của điệu múa Viêng ver guông.

Chị Lường Thị Nên tự hào nói về điệu múa này của dân tộc mình: “Múa Viêng ver guông của dân tộc Khơ Mú có từ rất lâu đời. Múa Viêng ver guông với người Khơ Mú là thể hiện mối cộng cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, các điệu múa liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng tình yêu đôi lứa.

Theo chị Minh Châu, múa của dân tộc Khơ Mú luôn thể hiện sức vươn lên trong cuộc sống: “Nội dung bắt nguồn từ cuộc sống, mong muốn của người khơ mú thông qua các điệu dân vũ phần lớn là mong muốn con người luôn luôn được khỏe mạnh, họ cầu cho  mùa màng bộ thu, cầu cho mưa thuận gió hòa. Không khí vui tươi nhất là họ vui được mùa, họ cầu mưa thuận gió hòa, họ được ăn bát cơm mới, gặt hái được mùa màng bội thu, họ vui tươi, phấn khởi , họ hòa đồng nhau trong một quần thể. Qua điệu múa đó cũng đều miêu tả sự cố gắng nỗ lực của người dân khi vượt qua mọi khó khăn để tồn tại phát triển cùng cộng đồng.”

Cũng do múa khó nên có một thực là múa dân gian của dân tộc Khơ Mú đang có nguy cơ mai một. Những người múa giỏi ngày càng già đi và những người trẻ học múa dân gian thì không nhiều. Nhưng cũng có tín hiệu đáng mừng ở  huyện Điện Biên hiện nay có  bản Kéo, bản Công và bản Ten - ba bản tập trung đông người Khơ Mú sinh sống -đã thành lập một đội văn nghệ chuyên thể hiện những bài múa dân gian đặc sắc.

Đội văn nghệ thường tổ chức giao lưu với các dân tộc khác ở trong xã. Ngoài những đêm biểu diễn văn nghệ quần chúng còn biểu diễn thành từng đêm riêng, thu hút nhiều người đến thưởng thức. Những người chị Minh Châu hay chị Nên đều mong muốn lớp trẻ sẽ đón nhận và bảo tồn để các điệu múa của dân tộc Khơ Mú được sống mãi với thời gian.
Minh Thúy (sưu tầm)

Lễ hội cầu mưa của dân tộc Khơ Mú (Minh Trang)

Chuẩn bị bàn thờ cúng cầu mưa.

Đồng bào dân tộc Khơ Mú đến tổ chức nghi lễ nông nghiệp "cầu mưa" đặc trưng tiêu biểu trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa truyền thống của người Khơ Mú.
Lễ cầu mưa (Tê hội cơ mạ) của đồng bào Khơ Mú được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được tổ chức ngày 15/4 hàng năm (tức ngày 16 tháng 3 âm lịch).

Lễ hội cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp đặc trưng, tiêu biểu trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa tinh thần của đồng bào Khơ Mú. Người Khơ Mú quan niệm rằng, sau khi gieo hạt, với ước nguyện một mùa năng suất cao, phải tổ chức lễ hội cầu mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa để cây trồng tốt tươi, tránh khỏi hạn hán. Nghi lễ đã thể hiện được tinh thần lạc quan của con người, niềm tin vào cuộc sống, vào thiên nhiên, những ước muốn của đồng bào về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để đồng bào gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỏi thăm sức khỏe nhau, được tham gia vào các điệu múa và các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc.

Lễ vật được thầy cúng tự tay bày trên bàn thờ, gồm có gà, hai bộ quần áo phụ nữ, vòng tay vòng cổ… quả bầu đựng nước, đặc biệt phải có 4 bông lúa để xin cho mùa màng tốt tươi. Cạnh bàn thờ bao giờ cũng có cây chuối đủ cả gốc và ngọn.

Nghi lễ cúng cầu mưa.

Vẩy nước thiêng vào người dự lễ với ứng nguyện mưa xuống cho bà con làm nương rẫy cấy ruộng đồng gieo hạt, trồng cây thuận lợi.

Sau nghi lễ cúng cầu mưa, thầy cúng khấn thần thổ địa về chơi hội, bảo vệ dân làng trước điều xấu, điều ác.

Múa chọc lỗ tra hạt.

Múa bắt cá. Sau khi cúng cầu mưa, trời sẽ đổ mưa, cá lên sông suối đồng bào rủ nhau đi bắt tôm cá.

Sau phần lễ, phần hội với nhiều tiết mục văn hóa truyền thống, trong đó có múa sạp.

Múa tầm đao. Phụ nữ Khơ mú vào rừng chọn những cây nứa thẳng đẹp không quá già để làm đạo cụ này.

Đẩy gậy
Minh Trang (sưu tầm)

Dân tộc Khơ Mú (Lý Hải Ninh)

Tên dân tộc: Khơ Mú (Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy). Dân số: 56.542 người (năm 1999). Ðịa bàn cư trú: Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Yên Bái.
Phong tục tập quán:
Thờ tổ tiên và các nghi lễ liên quan đến lao động sản xuất, tin là có ma: "ma trời", "ma đất", "ma rừng"... Hôn nhân tự do, ở rể một năm, người cùng dòng họ không được lấy nhau. Nhà ở sơ sài, sống du canh du cư.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer.

Văn hoá:
Có vốn truyền thống văn hoá lâu đời.

Trang phục:
Trang phục giống người Thái, nhưng trang sức có nét riêng.

Kinh tế:
Làm nương rẫy, hái lượm và săn bắn. Nghề đan lát phát triển.

Lý Hải Ninh (sưu tầm)

Nét đẹp văn hoá dân tộc Khơ Mú (Vi Đức Thịnh)

Trang phục phụ nữ Khơ Mú trong lễ tết.

Người Khơ Mú ở Yên Bái sống tại 2 huyện Văn Chấn và Trạm Tấu, nhưng chủ yếu tập trung tại xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn. Cộng đồng người Khơ Mú tại Yên Bái tuy ít, sống rải rác và chịu ảnh hưởng nhiều của người Thái song đời sống văn hoá của người Khơ Mú vẫn là một kho tàng lớn cần được bảo tồn và phát huy.
Người Khơ Mú còn có tên gọi khác là Xá cẩu hay Tày hạy. Người Khơ Mú chưa có chữ viết riêng, ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Dân tộc Khơ Mú có truyền thống hái lượm gắn bó với nương rẫy khác với văn minh lúa nước gắn với ruộng đồng của người Thái, nên dân gian có câu "Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước". Người Khơ Mú trồng lúa nương, trồng ngô, khoai sắn, bầu bí, các loại cây có củ quả… Phương tiện làm là rìu, dao, cuốc xẻng, phương tiện tra hạt là gậy gỗ đặc để chọc lỗ bỏ hạt. Ngoài trồng trọt, đồng bào còn chăn nuôi trâu, lợn, gà. Do canh tác nương rẫy nên nghề đan lát phát triển và trở thành nghề truyền thống, nhất là đan các vật dụng để gùi, thồ… Trong đó eng là phương tiện vận chuyển thông dụng tiện lợi được đan rất cầu kì. Eng như chiếc gùi của người Mông nhưng miệng loe, có quai to, giữa có một miếng vải đệm, vắt qua trán người, tạo nên điểm trên lưng và trán, làm cân đối giữa lực cơ thể và trọng lượng hàng hoá trên eng.

Người Khơ Mú cũng làm nhà sàn, thường làm ba gian và có phần sơ sài hơn nhà của người Thái và người Mường. Đáng chú ý là trong nhà có ba chiếc bếp ở ba gian. Chiếc bếp ở gian giữa, giáp hàng cột cái là bếp quan trọng nhất, hay còn gọi là bếp thờ, bếp cúng. Bàn thờ ma nhà được đặt trên gác bếp thờ. Bếp ở gian ngoài cửa chính đi vào là bếp nấu nướng thông thường hằng ngày. Còn bếp trong cùng chỉ để xôi cơm và nấu rượu vào những sự kiện quan trọng của gia đình biểu thị sự no đủ, sung túc. Khách lạ không được đến bếp thờ và bếp xôi cơm, nấu rượu, vì theo quan niệm của người Khơ Mú thì dễ đem điều rủi đến cho chủ nhà.

Lễ cúng rượu cần tại bếp thờ trong lễ cưới của người Khơ Mú .

Trong quan hệ hôn nhân được người Khơ Mú chú trọng. Nam, nữ thanh niên đến tuổi cập kê thì được tự do tìm hiểu, yêu đương. Nhờ vậy mà gia đình trẻ Khơ Mú sống gắn bó, hạnh phúc. Lễ cưới truyền thống của người Khơ Mú có nhiều lễ thức khác nhau như: Lễ thức tự do yêu đương tìm hiểu, dạm hỏi, đặt mối, nghi thức xin ở rể, lễ cưới và lễ lại mặt. Người Khơ Mú có tục cưới rể từ một năm trở lên tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nhà.

Các dòng họ người Khơ Mú thường mang tên một loài cây, hay tên một loài thú, tên một loài chim. Mỗi dòng họ đều coi loài cây, loài thú, hay loài chim đó là tổ tiên ban đầu của dòng họ mình nên họ kiêng giết, ăn thịt các loại thú, chim, cây đó.

Thế giới tâm linh của người Khơ Mú rất tin vào các loại ma (hrôi). Trong tâm linh người Khơ Mú rất tin vào các loại "ma", đặc biệt là "ma trời", "ông sét”, “ma đất”, “ma rừng”, “ma nương”, “ma nhà", "ma tổ tiên"… Trong một năm, đồng bào có những nghi lễ tôn giáo chính như: cúng ma nương, ma bản, thờ cúng tổ tiên và các nghi lễ liên quan đến lao động sản xuất.

Trong trang phục của người Khơ Mú ở Yên Bái chịu ảnh hưởng nhiều của ttrang phục người Thái đen. Cũng có khăn piêu, áo cỏm đen, váy dài bằng vải đen, nhưng áo cỏm của người Khơ Mú có hàng mắc pém hình khối chữ nhật đối diện, dọc 2 bên mắc pém có bộ dải hình các hình tròn nhỏ, tượng trưng cho mặt trời, ở giữa dải có đính những đồng tiền bạc thể hiện sự mong ước giàu sang phồn thịnh luôn được vị thần mặt trời sưởi ấm, che chở. Khăn đội đầu giống khăn piêu của người Thái. Khi đội, các cô gái Khơ Mú gập đôi theo chiều dọc của khăn rồi quấn quanh đầu và luồn một đầu khăn qua vành quấn vắt ra ngoài phía trước trán.

Làn điệu dân ca quen thuộc nhiều người ưa thích là Tơm. Làn điệu này mang đậm tính sử thi, trữ tình, cách hát theo kiểu đối đáp. Hát Tơm sử dụng nhiều trong các lễ hội, cưới xin, các việc trọng đại của làng bản, dòng họ và của gia đình. Một đoạn trong hát Tơm xin dâu trong lễ cưới của người Khơ Mú:

-"Tại sao bà không quay lại ngồi bên đây? Bà không muốn cho con gái về làm dâu bên nhà tôi sao?"

-"Nghe tiếng bà em thích lắm, trong lòng em nó bảo thế. Con về nhà làm dâu, nó chưa biết việc thì mong gia đình bên đó chỉ bảo."

-"Nghe tiếng bà rất hay. Hôm nay là ngày tốt tháng lành nên mới được ngồi cùng nhau, cảm ơn ông bà đã sinh ra con gái nuôi khôn lớn cho tới hôm nay, con trai chúng tôi may mắn được quen biết, được gặp mặt và mới có ngày hôm nay"

-"Con gái còn nhỏ, chưa biết gì, lớn lên thì đi lấy chồng, sợ nó không biết làm ăn, sợ nó không biết cách sống, trồng cấy… mong ông bà bên đó chỉ bảo dạy dỗ…"

Người Khơ Mú thích xoè, múa, thổi các loại sáo, các bộ gõ bằng tre, nứa tự tạo, đặc biệt là thổi kèn môi.

Dân tộc Khơ Mú có truyền thống văn hoá, phong phú. Tuy cuộc sống vật chất của người Khơ Mú còn nghèo, nhưng cuộc sống tinh thần, các lễ hội dân gian khá dồi dào và luôn được đồng bào ưa thích và nhiệt tình tham gia. Đời sống văn hoá của người Khơ Mú là một kho tàng văn hoá cần được giữ gìn và phát huy.

Vi Đức Thịnh (sưu tầm)

Nhạc cụ của dân tộc Khơ Mú tạ i Nghệ An (Vi Văn Thành)

Người Khơ mú, còn có tên gọi khác là người Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy, thuộc ngữ hệ Môn-Khmer. Họ sinh sống ở các nước như: Lào, Myanma, Tây Nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam.
Ở Nghệ An, người Khơ mú hiện có 34.186 người, chiếm trên 7% tổng số dân là người dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh và sống tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Tây Nghệ  là Tương Dương và Kỳ Sơn.

Tiếp tục đến với mảnh đất Nghệ An, Tạ Thâm xin giới thiệu với các bạn các loại nhạc cụ được người Khơ mú sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.Bài viết có tham khảo tư liệu của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Đình Lâm.
Tót tơm là một trong những loại sáo dọc đặc trưng của người Khơ mú, được chế tác từ phần ngọn của một thân cây nứa nhỏ, có chiều dài khoảng 55cm, đường kích phần cuối sáo khoảng 1 đến 1,5cm và thon nhỏ dần cho tới phần đầu là khoảng 0,6cm. Tại phần nhỏ này, người ta tạo lưỡi gà bằng cách khía và tách ngay một lát nứa mỏng có chiều dài khoảng 2,5cm và chiều rộng khoảng 0,3cm. Tót tơm có 4 lỗ bấm cao độ, trong đó 3 lỗ trên mỗi lỗ cách nhau chừng 3cm, 1 lỗ dưới nằm ngay ở phần lỗ đầu tiên cách nhau khoảng 4cm. Lỗ bấm dưới này do ngón tay cái điều khiển. Âm thanh của loại sáo này không trong mà hơi khàn khàn. Ngoài dùng để độc tấu, Tót tơm được sử dụng phổ biến để đệm theo giai điệu của những bài Tơm. Tót tơm do nam giới sử dụng, không dùng trong tang lễ và các lễ tục tín ngưỡng khác.

Th’roông (đàn môi) của người Khơ mú được làm từ một thanh tre hoặc nứa già để khô. Chiều dài của chiếc đàn này khoẳng 14cm, phần rộng nhất của thân đàn khoảng 1,5cm. hình dáng chiếc đàn này cơ bản giống với những chiếc đàn môi bằng kim loại đồng của nhiều dân tộc thiểu số khác. Do đó, hình dáng khi chế tác và phương pháp diễn tấu giữa chúng là giống nhau. Khi biểu diễn, âm thanh của chiếc đàn môi này không vang sâu như những chiếc làm từ kim loại mà nó hơi khàn khàn, cộng với tiếng lách cách của thanh tre tạo ra sự độc đáo riêng. Đàn môi cũng là nhạc cụ không dùng cho mục đích tín ngưỡng. Nhạc cụ này chủ yếu do nam giới sử dụng, dùng độc tấu, đôi khi dùng đệm cho hát trong những dịp hội vui của buôn làng nhằm mục đích giải trí.

Tót mu (sáo mũi) được làm từ thân cây nứa già, nhỏ, có chiều dài trung bình khoảng 60cm, đường kính từ 2 đến 2,5cm. Sáo chỉ có một lỗ duy nhất nằm cách cuối thân sáo khoảng 2cm, lúc thổi cho ra hai cao độ khác nhau. Khi nghe, ta sẽ được nghe một cuộc “đối đáp” giữa hai loại âm thanh: một phát ra từ cây sao và một là những lời hát phát ra từ miệng người biểu diễn. Người ta thổi tót mu theo giai điệu của những bài ru con, hoặc giai điệu của bài Tơm. Tót mu sử dụng trong sinh hoạt giải trí, không dùng trong các nghi lễ tín ngưỡng.

Đao đao là nhạc cụ tự thân vang, được làm bằng một ống nứa có đường kính trung bình từ 3 đến 4cm, chiều dài khoảng 40 đến 50cm. Phần đầu của nhạc cụ, người ta khoét và cắt hai miếng đối xứng nhau dài khoảng 20cm. Khi diễn tấu, tay phải sẽ cầm phần dưới của nhạc cụ đập phần đầu của nhạc cụ vào lòng bàn tay, âm thanh vang lên từ đó. Tiết tấu của đao đao tạo nhịp cho các bước đi kết hợp với động tác của đôi bàn tay, của cơ thể tạo thành một điệu múa truyền thống mang đặc trưng riêng của đồng bào Khơ mú. Khi diễn tấu, người ta có thể dùng chiêng và trống đệm theo.

Ngoài những nhạc cụ trên, đồng bào Khơ mú còn có trống, chiêng và não bạt. Trống của người Khơ mú ở đây chỉ có một loại trống lớn, chiều cao khoảng 55cm, đường kính khoảng 50cm. Chiêng của họ thường dùng ba chiếc loại có núm. Ngoài ra còn một chiếc não bạt bằng nhôm. Những nhạc cụ này được sử dụng trong sinh hoạt giải trí và như những lễ hội truyền thống của bản làng.
 Vi Văn Thành (sưu tầm)