Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Mảng
Showing posts with label ₪ Dân tộc Mảng. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Mảng. Show all posts

Saturday, July 23, 2016

Đám cưới là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc Mảng ở tỉnh Lai Châu. (Giang Minh)

Niềm vui của những người trong đoàn đưa, đón dâu sau khi bị người khác hất nước, bôi nhọ và chát bùn lên người mình.
Trước khi đưa cô dâu ra khỏi nhà, đại diện nhà gái sẽ tìm mọi cách bôi nhọ vào mặt ông mối và những người trong đoàn đón dâu. Người Mảng quan niệm đưa dâu ra khỏi nhà phải đánh dấu  để ông trời không nhìn thấy. Vì vậy bôi được càng nhiều nhọ lên mặt những người đi đưa, đón dâu càng tốt.
  

Người con trai khi đến tuổi trưởng thành cùng ông mối mang theo lễ vật đi hỏi vợ. Lễ vật gồm: 15 đồng bạc trắng hoặc nhiều hơn tuỳ theo nhà gái thách cưới (nếu không có số bạc trên, người con trai phải ở rể, làm để trừ nợ dần khi nào hết số bạc mới được cưới); lợn khoảng 2 tạ, gà từ 9-11 con, rượu cần 1 chum, gạo nếp từ 15 bát (khoảng 15 kg); cá suối sấy khô 1 bó từ 15 con trở lên, 4 sải vải.

Đoàn nhà trai dắt lợn và mang lễ vật sang nhà gái để tổ chức đám cưới.

Quan trọng nhất trong số lễ vật là 2 bó thịt sóc hoặc chuột đã sấy khô (khoảng 15 hoặc 30 con sóc, chuột trở lên). Mỗi bó sẽ được buộc bằng chỉ đỏ và chỉ đen kết lại với nhau, trong đó sợi chỉ đỏ tượng trưng cho người con trai và sợi chỉ đen tượng trưng cho người con gái.
Người Mảng thường tổ chức cưới vào lúc mùa màng đã được thu hoạch xong. Ngày cưới, nhà trai mang lễ vật sang nhà gái và tổ chức cưới tại nhà gái. Đám cưới diễn ra trong 4 ngày, 2 ngày tại nhà gái và 2 ngày tại nhà trai.

Trong ngày cưới đầu tiên, dân làng ngoài việc được ăn uống còn được gia đình nhà gái chia cho một miếng thịt mang về.

Trước khi mọi người ăn uống, ông mối, chú rể và đại diện nhà trai sẽ phải quỳ lạy để cảm ơn mọi người đến dự đám cưới.

Khi mới đến nhà gái, chú rể phải ngồi gọn ở một góc để ông mối và đại diện nhà trai quỳ lạy đại diện nhà gái, sau đó mới thưa chuyện và bàn giao lễ vật. Việc quỳ lạy là để tỏ rõ sự tôn trọng và thiện chí của gia đình nhà trai đối với gia đình nhà gái.
Những lễ vật nhà trai mang sang nhà gái chỉ để một phần mời dân làng ăn uống trong đám cưới. Còn lại đem chia cho mọi người để cảm ơn sự giúp đỡ và đến dự đám cưới.

Lễ vật không thể thiếu là sóc hoặc chuột sấy khô.

Cảnh những người đón dâu trong đám cưới của chú rể ở bản Nậm Sập, xã Nậm Pì với cô dâu Lò Thị Kem,
Giang Minh (sưu tầm) 

Người Mảng nơi cuối trời Tây Bắc (Thùy Trâm)

Chưa đến 10 tuổi nhưng nhiều trẻ em người Mảng đã phải theo cha mẹ làm lụng thế này -

- Hiện dân tộc Mảng chỉ có khoảng 3.500 người. Người Mảng chỉ sống duy nhất ở Lai Châu - một tỉnh nghèo nhất nước.
Người Mảng nơi cuối trời Tây Bắc
Hiện dân tộc Mảng chỉ có khoảng 3.500 người. Người Mảng chỉ sống duy nhất ở Lai Châu - một tỉnh nghèo nhất nước.

Là tộc người bản địa duy nhất ở Lai Châu nhưng người Mảng từ trước đến nay chỉ tập trung sống ở những nơi heo hút, xa xôi nhất, nghèo khó nhất tỉnh. Hầu hết trẻ em người Mảng từ 10 tuổi trở lên đều phải lên nương giúp bố mẹ. Người Mảng thiếu đói quanh năm, nhưng dù nam hay nữ đều biết hút thuốc lào, biết uống rượu. Và chắc chắn cho đến nay, rất nhiều người Mảng vẫn chưa một lần được tận mắt nhìn thấy ôtô chạy trên đường lớn...

"Thủ phủ” của người dân tộc Mảng ở xã Nậm Ban (Sìn Hồ). Xã này, như lời "cảnh báo" của bí thư Tỉnh đoàn Lai Châu Sùng A Hồ, hiện là một trong ba xã khó khăn nhất tỉnh, cũng là một trong ba xã của Lai Châu đến lúc này vẫn không điện, không đường, không trạm y tế.

Xã Nậm Ban cách tỉnh lộ 12 (Lai Châu đi Điện Biên) 18km đường rừng núi hiểm trở, cách đi lại an toàn nhất trong những ngày mưa là... đi bộ từ sáng sớm đến tối mịt "chưa chắc đến nơi".


Người Mảng nơi cuối trời Tây Bắc
Trung tâm xã chỉ có duy nhất trụ sở xã và vài phòng học là tường xây, mái ngói, còn lại đều là nhà mái lá vách gỗ, vách nứa tuềnh toàng, xiêu vẹo. Chủ tịch UBND xã Lý A Nhè tay giở sổ, miệng nói: "Tỉ lệ đói nghèo của xã là hơn 72%, trong đó số hộ nghèo hầu hết rơi vào các hộ dân người Mảng. Có thể nói 100% dân Mảng ở Nậm Ban mình vẫn thuộc diện hộ đói nghèo. Đến hôm nay chỉ cái phòng trọ học của báo Tuổi Trẻ tặng là ngôi nhà duy nhất vách gỗ, mái tôn chắc chắn...".

.". Từ bao đời nay họ vẫn bám ruộng lúa, nương ngô để sống. Cũng như bao dân tộc khác ở Tây Bắc, người Mảng cũng trồng lúa nương, lúa nước nhưng năng suất thường đạt rất thấp. Ngoài lúa, ngô, người Mảng cũng biết chăn nuôi con lợn, con gà như các dân tộc khác. Tuy nhiên, "người còn không đủ ăn, nói gì đến lợn, gà”, thành ra có nuôi lợn, gà cũng chẳng khá khẩm hơn. Đói nghèo vẫn hoàn đói nghèo. Dân tộc Mảng của bà có nét văn hóa na ná người Thái. Tuy có tiếng nói riêng nhưng người Mảng không có chữ viết riêng. Trang phục Mảng cũng gần giống người Thái. Nam thì quần ống, áo cộc tối màu. Nữ thì có váy đen dài gần chấm gót chân, gấu váy có thêu chỉ đỏ sặc sỡ. Nữ có gia đình cũng buộc tóc cao như người Thái.

Thùy Trâm (sưu tàm)

Tổng Quan Dân Tộc Mảng (Quang Thiều)

1.    Vài Nét Về Dân Tộc Mảng
Dân số : 3.700 người (2009)
Ngôn Ngữ: huộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me (ngữ hệ Nam – Á)
Tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O, Xá lá vàng
Nhóm địa phương: Mảng Gứng, Mảng Hệ.
Địa bàn cư trú: Lai Châu, Đồng Nai, Đắk Lắk
Địa bàn cư trú

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mảng ở Việt Nam có dân số 3.700 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mảng cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (3.631 người, chiếm 98,1% tổng số người Mảng tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Đồng Nai (17 người), Đắk Lắk (15 người), các tỉnh khác không quá 10 người.
2.    Kinh Tế Truyền Thống
2.1.    Trồng trọt
Ruộng bậc thang của người Mảng
(Ảnh sưu tầm)
Nghề nghiệp chính của người Mảng là trồng trọt lúa, ngô trồng trên nương và làm một ít lúa nước.Công cụ sản xuất trước đây rất thô sơ gồm chiếc rìu, con dao, gậy chọc lỗ, hòn đá đánh lửa. Sau này, ngườỉ Mảng Gứng dùng cuốc làm nương bậc thang, rồi làm ruộng bậc thang, Ruộng bậc thang của người Mảng cũng có hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu như hệ thống thuỷ lợi của người Thái.Nương bậc thang, ruộng bậc thang dẫn đến sản xuất ổn định hơn, năng suất cao hơn. Tuy nhiên ruộng bậc thang không khai thác được nhiều vì đất dốc, cho nên cơ bản cuộc sống của người Mảng vẫn là du canh, du cư “ăn nương”, “ăn rừng”.
2.2.    Chăn nuôi
Cuộc sống của dân tộc Mảng du canh, du cư, phương thức canh tác tạm thời nên không có điều kiện phát triển chăn nuôi. Trong mỗi gia đình có con lợn, con gà, con trâu, con bò… nhưng nhìn chung số lượng ít và phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả. Con trâu, con bò ban ngày được thả vào rừng tự kiếm cỏ ăn, tối lùa về chuồng. Buổi sáng, con lợn, con gà lúc được thả ra chuồng cho ăn một bữa gọi là có, còn cả ngày thì tự đi nhặt thức ăn
Người Mảng chăn nuôi dê 
trên rừng. Chiều tối chủ nhà gọi gà và lợn về cho ăn nữa rồi vào chuồng.
2.3.    Khai thác tự nhiên
Cuộc sống du canh, du cư thường kèm theo việc khai thác tự nhiên phát triển, hái lượm lâm thổ sản, săn bắt muông thú rừng. Đây là công việc diễn ra thường xuyên quanh năm, mùa nào thức ấy. Người Mảng cũng như các dân tộc khác sinh sống ở Tây Bắc thường hái hoa ban, rau rừng, măng rừng, các loại lâm sản khác như nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, các loại cây dược liệu. Hàng ngày đi làm, đến cuối buổi, trên đường về nhà, phụ nữ thường tranh thủ hái các thứ lâm sản; còn nam thường tranh thủ đi quăng chài, đặt đom, đó đánh bắt cá. Công việc khai thác tự nhiên luôn gắn với cuộc sống hàng ngày; sản phẩm khai thác được từ tự nhiên luôn gắn với bữa ăn hàng ngày của đồng bào. Khai thác tự nhiên thực sự đóng vai trò quan trọng đối với những cư dân có nền kinh tế bấp bênh, sống du canh, du cư.
2.4.    Ngành nghề thủ công
Nghề đan lát của người Mảng
Với nền kinh tế tự túc, tự cấp cao, ở người Mảng có một số nghề thủ công góp phần tự túc cuộc sống của mình. Đó là nghề dệt vải, nghề đan lát mây tre, nghề mộc… Người Mảng tự dệt vải để cắt may theo kiểu riêng mang tính dân tộc độc đáo; đồng bào tự đan nhiều đồ dùng: các loại đồ để đựng đan mau, đan thưa, đan gùi, đan mâm ăn cơm, đan ghế ngồi, giỏ đựng cơm, cót, bem… Đồ đan mây tre của người Mảng vừa để dùng trong gia đình, vừa để bán hoặc đổi lấy gạo, vải vóc.
Nghề mộc của người Mảng thường được thể hiện ở chỗ họ tự làm nhà ở, tự làm cối gỗ, chày gỗ để giã gạo. Kỹ thuật nghề thủ công làm mộc còn đơn sơ, kỹ thuật đan lát mây tre lại khá tinh xảo.
2.5.    Trao đổi, mua bán
Người Mảng có dân số ít, lại sinh sống trong vùng Tây Bắc nhiều dân tộc khác nhau. Do đó người Mảng không có chợ riêng, đồng bào họp chợ với các cư dân khác trong vùng. Những sản phẩm đem ra chợ để bán thường là lâm sản quý như mật ong, dược liệu, rồi loại nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân… và mua những công cụ sản xuất như rìu, dao, cuốc và nhu yếu phẩm như: muối ăn, kim khâu, dầu thắp sang.

3.    Văn hoá truyền thống
3.1.    Làng
Làng tiếng Mảng là Muỵ. sống cuộc sống du canh, du cư, làng người Mảng không to lớn, trù phú với khoảng không gian bằng phẳng rộng rãi như các bản của người Thái, người Lào. Bản của người Mảng thường chỉ độ 10 – 15 nóc nhà, cư trú trên một địa hình sườn đồi, tương đối hẹp. Mỗi làng tuy nhỏ nhưng có địa giới tương đối rõ ràng, địa giới làng do làng tự quy định trên cơ sở đất đó chưa thuộc địa phận nào. Mọi hoạt động kinh tế như khai phá nương rẫy, thu hái lâm thổ sản, chăn thả gia súc, săn bắn, đánh cá đều được thực hiện trên đất của mình. Dân làng này không xâm phạm địa vực của làng khác.
Người đứng đầu tổ chức xã hội của tất cả người Mảng gọi là gia.Pơ gia cùng với các ông Mon Đẳm – người đứng đầu dòng họ,chỉ huy mọi hoạt động xã hội, tôn giáo, văn hoá của dân tộc Mảng trong lịch sử.Thời đó, hàng năm người Mảng ở các nơi đổ về Nặm Ban – tư truyền là quê hương của người Mảng, để tham gia nghi lễ tế trời đất Pơ gia chủ trì.
3.2.    Nhà ở
Nhà ở của dân tộc Mảng là nhà sàn.Kiểu nhà sàn của người Mảng có những nét đặc thù của ngôi nhà Môn ‘ Khmer. Đó là ngôi nhà có ‘ mái, hai cửa ra vào ở phía hai đầu hồi, giữ hai đầu nóc trên mái không phải chiếc khau cút, mà là pưởng nhưa làm hơi vểnh lên, như hai cái đầu rồng cách điệu. Đây là mô típ mái nhà truyền thống của cư dân Đông Nam Á. Kỹ thuật làm nhà đơn sơ, dùng cột ngoãm chôn xuống đất, dù dây rừng, lạt buộc cột, xà với nhau. Mặc dù nhà ở của người Mảng min hự, nhưng thủ tục tâm linh liên quan đến làm nhà lại khá phức tạp. Họ nhờ thầy bói xem ngày, làm phù phép, từ khâu chọn đất, san nền, dựng cột, đến lợp nhà.Theo phong tục, mỗi khi trong bản có người làm nhà, thì cả làng đến giúp không tính công.Đến khi vào nhà mới cũng là ngày vui của cả bản.Nghi lễ này có nhiều nghi thức đặc trưng cho bản sắc dân tộc.
3.3.    Y phục, trang sức
Phụ nữ Mảng mặc váy đen dài đến ngang bắp chân, gấu váy đệm một miếng vải đỏ ở bên trong, tương tự như váy của phụ nữ Thái Đen. Áo của phụ nữ Mảng là áo xẻ ngực.Một nét đặc trưng của y phục phụ nữ Máng là tấm vải thô, màu trắng tự nhiên, có trang trí hoa văn, choàng qua bên ngoài quanh người, che từ ngực xuống đến đầu gối. Một nét đặc trưng khác thể hiện ở người Mảng nói chung (cả nam và nữ) là tục xăm mồm – o xăm. Tục xăm mồm này tồn tại trong dân tộc Mảng khá lâu.từ cuối thế kỷ XX vào bản người Mảng, đâu đó ta vẫn có thể gặp những người xăm mồm.
3.4.    Ẩm thực
Phụ nữ Mảng nấu rượu (Ảnh sưu tầm)
Người Mảng ăn gạo, ngô là chính. Lúa, ngô do đồng bào tự sản xuất trên nương. Ngô trộn ít sắn, ít gạo đồ lên. Bữa cơm thường ngày của họ có ngô, lá sắn non trộn muối, rau xanh thu hái từ trên rừng. Đôi khi có thịt, cá là những sản vật săn bắn được từ trên rừng, hoặc đánh bắt được từ sông suối. Những con vật nuôi của đồng bào cũng dùng để làm thịt ăn, thường kết hợp với các ngày lễ tết, các dịp cúng bái, hoặc có khách quý đến chơi nhà; cũng như kết hợp trong các dịp tổ chức cưới xin, ma chay, vào nhà mới…
3.5.    Phương tiện vận chuyển
Đeo gùi trên trán của người Mảng
Dân tộc Mảng dùng gùi làm phương tiện vận chuyển chính. Hàng ngày đi làm, người Mảng đeo gùi sau lưng. Tuy nhiên ở người Mảng có cách đeo gùi khác với các dân tộc khác ở Tây Bắc. Các dân tộc thường đeo gùi bằng hai dây khoác lên hai vai. Còn dân tộc Mảng lại đeo dây trên trán và đặt ách ở sau gáy.
3.6.    Ngôn ngữ
Tiếng nói: Tiếng nói người Mảng thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Tiếng Mảng dùng phổ biến trong nội bộ dân tộc của mình. Khi giao tiếp với dân tộc khác tại quê hương, đồng bào Mảng dùng tiếng nói của dân tộc Thái.Một số người Mảng nói được tiếng Mông, tiếng Hà Nhì và tiếng Quan Hoả.
Chữ viết: Người Mảng chưa có chữ viết riêng của dân tộc.
3.7.    Tín ngưỡng tôn giáo
Người Mảng có thế giới quan khá đặc biệt. Trên trời là thế giới của thần linh sáng tạo – môn phỉnh; trên mặt đất là thế giới người và ma môn lom; sâu trong lòng đất là thế giới của những người quái dị vừa lùn; ở dưới nước là thế giới của thuồng luồng – môn cha Môn chang có thể biến thành các chàng trai tuấn tú hay những cô xinh đẹp để quyến rũ các cô gái, các chàng trai hay ra tắm ở sông.Thế giới này ngày xưa thông với nhau, có thể đi qua lại được.Nhưng sau, không hiểu vì sao lại bị ngăn cách.
Lễ cúng hồn lúa của Dân tộc Mảng
Liên quan đến hệ thống ma trên mặt đất, người Mảng quan niệm những loại ma – phli sau: ma dòng họ, ma nhà, ma rừng, ma bến nư, ma mặt trời, ma mặt trăng. Các loại ma này đều có quan hệ với con người. Khi được con người ứng xử “vừa lòng” thì chúng phù hộ rất hiệu quả, nhưng nếu trái lại thì các loại ma này có thể gây tác hại vô cùng nguy hiểm cho cuộc sống con người. Ở người Mảng, ma nhà có vị trí quan trọng.Nó tượng trưng cho nhà vợ chồng “Ka Đang”, vợ độc chồng hiền hậu. Ma nhà thường ngụ ở cối giã gạo hoặc ở cột giữa thu hai vì kèo đầu nhà. Ma nhà được cúng vào dịp tết hoặc khi trong nhà có người ốm đau.Bên cạnh ma nhà, ma dòng họ – phỉ đẳm cũng là đối tượng cần được chăm sóc.Ma dòng họ được thờ ở trong nhà.Nơi thờ một dòng họ cũng là nơi trú ngụ của hồn ông bà, cha mẹ đã mất. Ở người Mảng, tuy là gia đình phụ hệ, phụ quyền, nhưng lại thờ cả bố mẹ vợ phli ort nỉ. Phli on nỉ được cúng vào sau vụ gặt hàng năm. Trong khi cúng phlỉ on nỉ chỉ có vợ chủ nhà và anh em được tham gia, còn người chồng phải tạm thời lánh mặt.
Về nghi lễ tôn giáo của người Mảng, có các nghi lễ nông nghiệp liên quan đến hồn lúa – pạc nhuỵ lặm như: nghi lễ gieo nương; cúng hồn lúa, cúng mẹ lúa; cúng sau vụ thu hoạch… Trong các nghi lễ này, người phụ nữ có vai trò to lớn, thể hiện trong vai trò “mẹ lúa”.
Quang Thiều (sưu tầm)


Lễ vào nhà mới của dân tộc Mảng, Lai Châu (Hoàng Thị Lê)

Cả gia đình cùng nhau uống rượu mừng cho buổi lễ

Vào nhà mới là một nghi lễ quan trọng và thiêng liêng trong hệ thống tín ngưỡng tâm linh nhiều đời của đồng bào dân tộc Mảng ở Lai Châu.
Sinh sống lâu đời và tập trung chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, tộc người Mảng có dân số khoảng 3.500 người. Hiện đồng bào có đời sống dân trí còn khá thấp, giao thông đến các bản, làng cách trở. Theo quan niệm của người Mảng, cuộc đời con người quan trọng nhất là dựng nhà, lập gia đình và sinh con, phát triển gia đình. Cho nên nhà dù lớn hay nhỏ, làm bằng gỗ hay tranh tre nhưng dựng nhà là mối quan tâm hàng đầu. Nhà làm xong, vào buổi sáng tốt ngày đã chọn, gia đình làm các thủ tục, nghi lễ vào nhà mới.

Người Mảng cũng quan niệm lên nhà mới ngày đẹp nhất là ngày con Ngựa sau đó đến ngày con Rồng, con Dê, con Gà. Đặc biệt, kiêng ngày mất của bố, mẹ của gia chủ, ngày sinh, năm sinh của gia chủ, ngày con Hổ, tránh cả ngày mất của vợ hoặc chồng đã qua đời.

Để thực hiện vào nhà mới, lễ vật gồm có rượu, gà luộc, xôi, cá chép... được đựng trên bàn mây cùng bát đũa, chén nhỏ.
Trước khi làm lễ vào nhà mới, ông chủ nhà người thực hiện nhiệm vụ chính của lễ bước vào nhà, tay cầm roi tre, tay cầm bó củi nhỏ. Ông chủ nhà đập mọi ngóc ngách trong nhà vừa đập vừa khấn để xua đuổi tà ma xấu.

Đến giờ tốt, hai vợ chồng chủ nhà đi đầu, các con cháu người mang chăn, đệm, người mang dụng cụ nấu nướng và vật dụng sinh hoạt của gia đình đặt vào vị trí đã định. Ông chủ nhà tay cầm tên, nỏ, vai khoác chãi. Bà chủ nhà địu chiếc gùi chứa những hiện vật quý của gia đình, khi bước chân vào nhà họ cùng nói: "vào nhà mới mạnh khoẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt nhé".

Sau đó, bà chủ nhà cùng cô con dâu trưởng vào bếp nhóm lửa đồ xôi. Khi đặt chõ xôi lên bếp, bà chủ nhà khấn xin ma nhà là tổ tiên, ông bà đã khuất phù hộ cho gia đình mạnh khoẻ, đông con nhiều cháu. Con cháu sinh đủ trai, đủ gái, làm ăn gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu.

Ông chủ nhà cùng các con trai đun nước mổ gà để làm lễ. Trước khi cắt tiết con vật lễ, ông chủ nhà cầm dao đặt lên cổ con gà khấn báo việc mổ gà làm lễ vào nhà mới, mời tổ tiên, ông bà về ăn cỗ và phù hộ cho con cháu những điều may mắn tốt lành.

Người Mảng quan niệm khấn mời và cầu xin lúc này là tổ tiên, ông bà đã về hưởng lễ từ lúc lễ sống rồi. Tổ tiên, ông bà sẽ báo cho biết mọi điều tốt hay xấu, may hay rủi của gia đình vào chân gà, đầu gà. Tiếp đó, gà luộc chín được chặt ra để riêng đầu và 2 cẳng chân đặt trên mâm, trước mặt ông chủ nhà để xem biết điều tốt lành thì vui mừng, biết điều xấu mà tránh hoặc làm lễ giải hạn.

Bữa cỗ trong lễ vào nhà mới của người Mảng đông chật nhà, tất cả họ hàng, con cháu, hàng xóm cùng uống rượu chúc mừng gia chủ và hát những bài hát mừng nhà mới, những bài dân ca sinh hoạt, lao động sản xuất.

Hoàng Thị Lê (sưu tầm)

Lai Châu: Lưu giữ văn hóa dân tộc Mảng huyện Nậm Nhùn (Sầm Thúy Phong)

Lễ vào nhà mới dân tộc Mảng (Lai Châu). Ảnh: baolaichau
Thời gian qua, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm lưu giữ nét văn hóa, phong tục đặc sắc dân tộc Mảng trên địa bàn.

Dân tộc Mảng sống chủ yếu ở tỉnh Lai Châu. Riêng tại huyện Nậm Nhùn, dân tộc Mảng có hơn 600 hộ với gần 3000 nhân khẩu (chiếm 13% dân số toàn huyện) sinh sống chủ yếu ở 6 xã: Trung Chải, Nậm Ban, Hua Bum, Nậm Pì, Mường Mô và Nậm Hàng. Đời sống kinh tế của bà con dân tộc Mảng chủ yếu làm ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy có ý thức lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình nhưng  do điều kiện cư trú, những nét văn hóa của dân tộc Mảng dần bị mai một…
Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mảng, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Nậm Nhùn có nhiều giải pháp thiết thực, nhất là thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 – 2020, huyện có thêm nguồn hỗ trợ để xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, phục dựng các lễ, tết truyền thống, tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao, để những nét bản sắc văn hóa dân tộc Mảng tiếp tục được gìn giữ, phát huy, làm phong phú bản sắc văn hóa các dân tộc Lai Châu.
Để phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn đã tổ chức các hoạt động như: lễ hội văn hóa dân tộc Mảng, sưu tầm các câu truyện dân gian dân tộc Mảng, các trò chơi, làn điệu dân ca...
Cụ thể, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cử các cán bộ đến từng bản của các xã: Nậm Pì, Trung Chải, Nậm Ban vận động bà con lưu giữ văn hóa truyền thống, phụ nữ mặc trang phục truyền thống của dân tộc. Đối với những phong tục tập quán có từ lâu đời cần phải lưu giữ không để mai một theo thời gian, khó có thể khôi phục lại được. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ kinh phí cho người dân tự may trang phục truyền thống, tự làm các dụng cụ dân tộc, thành lập 13 Đội văn nghệ dân tộc Mảng chuyên tập các làn điệu dân ca truyền thống.
Để khơi dậy nền văn hóa đang dần mai một, huyện Nậm Nhùn đã tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mảng lần thứ Nhất ở xã Trung Chải với nhiều tiết mục văn hóa, văn nghệ lâu đời đã được bà con người Mảng trình diễn. Có dịp chứng kiến các phong tục như: tục xăm cằm, lễ hội mừng nhà mới, lễ ăn hỏi, lễ thành đinh, du khách sẽ hiểu thêm văn hóa của dân tộc Mảng. Điển hình như tục xăm cằm cho thanh niên trưởng thành là phong tục lâu đời nhất của dân tộc Mảng, thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

Tục xăm cằm cho thanh niên trưởng thành là phong tục lâu đời nhất của dân tộc Mảng. Ảnh: Internet
Trong thời gian tới, để lưu truyền bản sắc dân tộc Mảng được tốt hơn, huyện Nậm Nhùn sẽ tổ chức Ngày hội văn hóa người Mảng mỗi năm một lần. Bên cạnh đó, huyện tăng cường cán bộ văn hóa thường xuyên xuống các bản tuyên truyền, vận động bà con nâng cao ý thức khôi phục, gìn giữ văn hóa dân tộc mình.
Sầm Thúy Phong (sưu tầm)


Dân tộc Mảng (Hứa Văn Mai)

Người Mảng (tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O, Xá lá vàng.
Nhóm địa phương: Mảng Gứng, Mảng Hệ. Người Mảng là một dân tộc thiểu số thuộc nhánh Bắc Môn-Khmer của ngữ tộc Môn-Khmer.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mảng ở Việt Nam có dân số 3.700 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mảng cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (3.631 người, chiếm 98,1% tổng số người Mảng tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Đồng Nai (17 người), Đắk Lắk (15 người), các tỉnh khác không quá 10 người.

Xưa nay vùng Nặm Ban (Dum Bai) thuộc xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu vẫn được gọi là “quê hương” của người Mảng. Nhiều truyền thuyết, truyện kể còn lưu truyền cho đến ngày nay giúp chúng ta có thể nhận ra người Mảng là một trong những dân cư bản địa ở vùng Tây Bắc.

Sơn nữ Mảng.

Có khoảng 500 người Mảng sinh sống tại huyện Kim Bình, Châu tự trị dân tộc Cáp Nê-Di Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Hoa. Tại đây, họ được gộp nhóm chung trong nhóm không phân loại.

Người Mảng là cư dân “ăn nương” chuyên sống bằng nông nghiệp nương rẫy theo lối sống du canh du cư. Việc chọn nương, đánh dấu sở hữu được tiến hành từ sau tết. Tháng 3-4 phát cỏ, để khô, nỏ; tháng5-6 đốt rồi gieo hạt. Công cụ làm nương có rìu, dao, gậy chọc lỗ. Năng suất lúa thường thấp do đất đai cằn cỗi, rừng non, đời sống bấp bênh, thiếu ăn quanh năm. Mấy năm gần đây họ đã biết làm nương cuốc; một số nơi làm ruộng bậc thang, năng suất lúa ổn định hơn. Chăn nuôi, thủ công… chưa phát triển. Hái lượm, săn bắt trong suốt 4 mùa vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Người Mảng nuôi trâu, bò, dê, gà, lợn. Nhiều sản phẩm đan lát của người Mảng như bem, cót, gùi rất được các dân tộc khác ưa chuộng. Phổ biến nhất là họ dùng gùi, có dây đeo trên trán sau gáy có ách.


Mang gùi (dong buê) có dây quai vắt qua trán và sỏ qua tấm ván ách tì lên gáy là đặc trưng của cách vận chuyển sản phẩm của người Mảng. Cách đeo gùi này thấy ở nhiều dân tộc trong nước và trên thế giới.Mang gùi (dong buê) có dây quai vắt qua trán và sỏ qua tấm ván ách tì lên gáy là đặc trưng của cách vận chuyển sản phẩm của người Mảng. Cách đeo gùi này thấy ở nhiều dân tộc trong nước và trên thế giới.
Người đứng đầu tổ chức xã hội truyền thống là Pơgia. Ông ta cùng Hội đồng các trưởng họ điều khiển mọi hoạt động văn hoá tôn giáo, xã hội trong bản. Về sau tổ chức xã hội này bị phá vỡ, chịu sự chi phối của tổ chức xã hội Thái. Tuy nhiên tổ chức Bản (Muy) vẫn duy trì theo tập quán truyền thống. Bản có trưởng bản trông coi về thu thuế tạp dịch. Trong bản thường có một dòng họ lớn, các trưởng họ cùng với hội đồng già làng điều hành mọi hoạt động xã hội, tôn giáo theo tập quán. Người Mảng có năm họ chính, mỗi họ lấy một con vật làm vật tổ.

Ngoài Tết Nguyên đán ra, người Mảng ăn Tết Cơm mới sau vụ gặt tháng10 âm lịch. Hàng năm, dân bản còn cúng ma bản và ma nhà để yêu cầu yên. Ðặc biệt ở họ tồn tại hàng loạt nghi lễ liên quan đến nông nghiệp: lễ gieo nương; cúng hồn lúa, mẹ lúa; cúng sau vụ thu hoạch… Vào các dịp Lễ, Tết, trẻ em chơi cầu lông, đánh quay. Thanh niên có nơi chơi ném còn.


Người Mảng coi trọng hủ tục thần thánh hóa để cúng bái, gọi hồn, chữa bệnh…Người Mảng coi trọng hủ tục thần thánh hóa để cúng bái, gọi hồn, chữa bệnh…
Ma nhà được cúng vào dịp Tết hoặc khi trong nhà có người đau ốm. Trời là đấng sáng tạo tối cao. ở đây có cả truyền thuyết về sự xuất hiện loài người theo mô típ truyện quả bầu. Người ta quan niệm vũ trụ có bốn tầng: Trên trời là thế giới thần linh sáng tạo, mặt đất là thế giới người và các loại ma, dưới đất là người lùn xấu xí và dưới nước là thế giới thuồng luồng. Người Mảng tin có nhiều ma, trong đó ma nhà có vị trí đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó họ cũng thờ ma Ðẳm- tổ tiên, dòng họ.

Mặc dù nhà người Mảng rất tạm bợ, nhà sàn, gỗ tạp, kỹ thuật thô sơ, nhưng từ khâu chọn đất, san nền, dựng cột cho đến lợp đều phải nhờ thầy bói xem ngày, giờ rồi mới tiến hành dựng nhà. Lễ mừng nhà mới là ngày vui của cả bản. Lễ này gồm nhiều đặc trưng nghi lễ phức tạp thể hiện đặc trưng tộc người.

Người Mảng có truyền thống ăn xôi nếp. Xôi nếp được đồ trên ninh, chín dỡ ra rồi cho vào cái cơ đựng cơm đan bằng tre mây. Cơi đựng cơm được đan tròn có nắp đậy và chân đế cao để cách ly giữa đáy và bề mặt đặt giỏ. Người ta sử dụng cơi đựng xôi trong các bữa ăn ở nhà hay trên nương. Khi ăn, cơi để cạnh mâm, dùng tay bốc xôi trong cơi, nắm lại thành nắm nhỏ chấm vào thức ăn. (Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)Người Mảng có truyền thống ăn xôi nếp. Xôi nếp được đồ trên ninh, chín dỡ ra rồi cho vào cái cơ đựng cơm đan bằng tre mây. Cơi đựng cơm được đan tròn có nắp đậy và chân đế cao để cách ly giữa đáy và bề mặt đặt giỏ. Người ta sử dụng cơi đựng xôi trong các bữa ăn ở nhà hay trên nương. Khi ăn, cơi để cạnh mâm, dùng tay bốc xôi trong cơi, nắm lại thành nắm nhỏ chấm vào thức ăn.
(Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
Người Mảng ăn 2 bữa (trưa-tối), bắp là lương thực chính, bắp trộn sắn hoặc trộn với ít gạo. Lá sắn non đồ muối là thức ăn gần như quanh năm của người Mảng. Họ ưa hút thuốc lào, uống rượu trắng.

Tang lễ của người Mảng gồm nhiều nghi thức phức tạp, từ khâm liệm cho đến khi chôn cất. Xưa, quan tài chủ yếu dùng vỏ cây hoặc tre ghép. Sau này, người ta dùng thân cây khoét rỗng hay dùng hòm ván gỗ.

Y phục truyền thống vẫn được giữ gìn mặc dù nhiều người mặc giống người Thái hoặc Việt. Nét độc đáo trong y phục phụ nữ Mảng là tấm choàng quấn quanh thân được cắt may bằng vải thô màu trắng, ở giữa thêu hàng chỉ đỏ. Ðầu để trần, tóc buộc thành chỏm trên đầu bằng dây có tua khá đẹp, chân quấn xà cạp.

Trang phục người Mảng.

Người Mảng có làn điệu dân ca “Xoỏng” rất được nhiều người ưa thích. Các truyện dã sử, truyện sử thi kể về lịch sử dân tộc được người già kể say sưa.

Người Mảng vốn dĩ sống biệt lập xưa nay. Họ sinh sống trên địa bàn có địa hình chia cắt, hiểm trở, cách biệt với các dân tộc khác trong vùng, vì vậy điều kiện sống còn nghèo nàn, lạc hậu. Cộng thêm những quan niệm, luật tục vốn có từ xa xưa, nên dân số người Mảng đã dần bị già hóa một cách nghiêm trọng.

Bà chủ nhà tự tay trải lễ và cầu khấn, căn dặn hồn lúa.Bà chủ nhà tự tay trải lễ và cầu khấn, căn dặn hồn lúa.

Lễ cúng hồn lúa của người Mảng, Lai Châu

Người Mảng ở bản Nậm Ô, xã Nậm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu hiện vẫn giữ được những lễ hội, nghi thức của cư dân làm nông nghiệp. Điển hình nhất trong số đó là lễ cúng hồn lúa.

Lễ cúng hồn lúa của người Mảng thường diễn ra vào dịp lúa trên nương chín. Trước khi gặt, các gia đình chọn ngày tốt của bà chủ nhà để làm lễ cúng hồn lúa (lúa mới).

Vào buổi sáng ngày đã chọn, hai vợ chồng chủ nhà lên đám nương của gia đình để làm lễ cúng. Lễ vật mang theo là: một nắm xôi nếp, đuôi cá suối nướng (hoặc một miếng thịt gà, hay một quả trứng gà luộc) được để trong một cái cà tá.

Hai vợ chồng chủ nhà chọn một khóm lúa có ba cây lúa, bông chắc hạt. Bà chủ nhà vặn các thân lúa quấn vào nhau rồi cuộn tròn từ gốc lên ngọn khóm lúa, tiếp đó lấy hép cắt 3 bông lúa bỏ vào cà tá. Sau đó bà lấy một hòn đá đè lên cạnh khóm lúa đã cuộn và dặn dò: Hồn lúa hãy ở lại chỗ này, không được đi đâu nhé…

Ba chủ nhà lấy gói xôi, thịt (hoặc trứng) gà luộc đặt bên khóm lúa mời hồn lúa ăn và khấn xin: Hồn lúa ở đây không được đi đâu, chim bay không được bay theo, con cào cào bay không được bay theo, con cua bò đi không được bò đi nhé. Và xin hồn lúa cho phép gia đình gặt lúa.

Làm lễ dặn dò hồn lúa xong thì mọi người cùng hưởng lộc.Làm lễ dặn dò hồn lúa xong thì mọi người cùng hưởng lộc.
Trong lúc chờ hồn lúa hưởng lễ, vợ chồng chủ nhà cùng con cháu đi kiểm tra nương lúa rồi trở về thừa lộc của hồn lúa. Việc thừa lộc bà ăn trước, sau đó mới đến chồng và con cháu. Thừa lộc xong thì mọi người tiến hành gặt lúa. Lúa được gặt từ xung quanh vị trí cúng hồn lúa ra bên ngoài nương.

Trong lúc gặt có người qua lại đám nương chào hỏi, hay gọi thì tuyệt đối không ai được trả lời. Nếu bà có việc hay về nhà, dừng gặt đi ra khỏi nương thì phải nhấc hòn đá đè lên khóm lúa. Khi trở lại gặt, bà phải làm động tác lấy hòn đá đè lên khóm lúa đã cuốn. Gặt lúa phải để lại mấy khóm lúa cạnh nương bên lối đi về nhà. Người Mảng quan niệm nếu gặt hết thì hồn lúa sẽ theo về nhà và sẽ thất lạc, năm sau mùa màng sẽ thất bát…

Buổi chiều, trở về, bà chủ nhà tự tay giã những hạt thóc vừa tuốt trên nương để nấu cơm. Vẫn không trò chuyện với ai trong gia đình. Mọi người cũng “phớt lờ” hành động của bà, không thắc mắc, không hỏi han. Chờ mọi người trong nhà đã đi ngủ, tắt hết đèn điện, bà mới bỏ nồi cơm ra và lặng lẽ ăn trong bóng tối, không để rơi vãi một hạt. Tuy nhiên, cũng không ăn hết chỗ cơm trong nồi, mà phải để thừa một ít. Theo quan niệm của người Mảng, kiêng rơi vãi, một phần là tránh việc thất thoát thóc lúa, một phần nữa là tránh những vong hồn vất vưởng có thể vào nhà mình nhặt đồ ăn mà làm cho người nhà mình ốm đau. Ăn phải để lại một chút, với ý nghĩa là thóc lúa nhiều, vụ này ăn không hết, còn thừa đến vụ sau.

Lễ gọi hồn lúa và lễ ăn cơm kiêng của người Mảng diễn ra trong 3 ngày. Trong 3 ngày ấy, người phụ nữ đi mời hồn lúa về phải kiêng ăn muối, kiêng rau xanh, phải đun nước lá thơm để tắm rửa. 3 ngày sau, gia đình, khách khứa mới được ăn cơm gạo mới. Nếu nhà nào không kiêng, hồn lúa sẽ giận, không về nhà đó nữa. Hồn lúa mà không về thì vụ sau sẽ mất mùa, đói kém…

Một ngôi nhà của người Mảng.Một ngôi nhà của người Mảng.

Những kiêng kị trong ngôi nhà của dân tộc Mảng
Cũng như các tộc người khác, văn hóa tâm linh luôn là một phần không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của người Mảng. Những kiêng kị trong ngôi nhà ở của họ cũng mang một phần của yếu tố tâm linh.

Theo quan niệm của người Mảng từ xưa đến nay đều kiêng kị đưa lá xanh và thịt tươi vào nhà. Nếu đưa vào thì phải đưa cửa phụ, nhà một cửa thì phải che giấu kín mới đem vào được. Vì theo lý của dân tộc Mảng, nếu đưa lá xanh vào nhà mà để tổ tiên biết thì sẽ trách phạt mọi thành viên trong gia đình như bị ốm đau, bệnh tật, đi đường bị tai nạn…

Trong gia đình có người chết, khi đưa đi chôn thì phải đưa ra cửa phụ, nếu nhà một cửa thì phải dỡ bỏ một lối đi đối diện với cửa chính để mang người chết ra. Người Mảng quan niệm, đầu của người ngủ luôn hướng dọc ra cửa chính, chân thì hướng ra cửa phụ, nên khi chết cũng đưa ra theo chiều của chân.

Khi xuống suối lấy 3 hòn đá về kê bếp nấu, tuyệt đối khi nấu không được làm hòn đá đổ. Theo lý của người Mảng nếu hòn đá bị đổ thì mọi người trong gia đình sẽ bị ốm đau.

Quan niệm của dân tộc Mảng cũng không cho con dâu vào phòng của bố mẹ chồng. Anh trai chồng cũng không được vào phòng em dâu. Ngược lại, bố chồng cũng không được vào phòng của con dâu, em dâu không được vào phòng của anh chồng. Nếu bố chồng, con dâu và anh chồng vào phòng nhau thì thường là xấu hổ, vì đó là nơi sinh hoạt kín đáo, riêng tư của mỗi cặp vợ chồng. Mặt khác, nếu xảy ra trường hợp như vậy, thì tổ tiên và con ma nhà sẽ bắt phạt người trong gia đình ốm đau. Điều này cũng phản ánh rõ tục lệ của người Mảng là em trai có thể lấy được chị dâu nếu anh trai chết. Còn anh trai tuyệt đối không được lấy em dâu khi em trai chết.

Đồng thời, không được để con gái đã lấy chồng rồi, hay chửa hoang ở trong nhà đẻ. Phải làm lán tạm ra ngoài để đẻ, sau 3 ngày thì mới được mang vào nhà. Vì đứa trẻ ấy không thuộc dòng họ và con cháu nhà mình.

Theo lý của người Mảng thì cấm giết và cho con hoẵng vào nhà. Truyền thuyết của dân tộc Mảng kể lại: “Ngày xưa, không có dụng cụ để chọc lỗ trỉa hạt giống. Một hôm, dậy sớm lên nương thì thấy dấu chân của con hoẵng để lại trên đất, nên họ tra hạt vào đấy mà nảy mầm xanh tốt, cho năng suất cao. Hàng năm cũng theo dấu chân con hoẵng để gieo hạt. Vì vậy mà cấm kị không được ăn và cho con hoẵng vào nhà. Nếu ăn thịt thì không có con hoẵng đi trên đất nương và không có dấu chân để trỉa hạt. Nếu cho con hoẵng vào nhà thì con hoẵng không chịu lên nương để có vết chân cho mọi người trỉa hạt, mùa màng sẽ thất thu”. Ngày nay, cộng đồng dân tộc Mảng vẫn giữ được tục lệ kiêng kị này.

Trong quá trình ở rể, nếu vợ, chồng, hoặc con cái chết ở trong nhà bố mẹ vợ thì phải dựng lán tạm ở cạnh nhà để ra ở và làm ma cho người chết, tuyệt đối không được để trong nhà. Vì người chết không phải con cháu, và con ma của gia đình.

Những kiêng kị trong ngôi nhà ở của người Mảng có phần mang yếu tố tâm linh. Cũng như các tộc người khác, văn hóa tâm linh luôn là một phần không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của người Mảng. Nó có mặt, hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc và mọi chỗ. Thông qua văn hóa tâm linh, con người nói chung và người Mảng nói riêng yên tâm hơn, hiệu quả hơn trong công việc và trong cuộc sống.

Những nghi lễ độc đáo trong đám cưới người Mảng ở Lai Châu
Các nghi lễ trong đám cưới của người Mảng ở Lai Châu là những phong tục độc đáo được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Là dân tộc có số dân ít nhất trong 54 dân tộc Việt Nam, với hơn 3.000 người và chỉ có duy nhất ở huyện Mường Tè và huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), người Mảng sinh sống trên địa bàn có địa hình chia cắt, hiểm trở, cách biệt với các dân tộc khác trong vùng. Họ có nhiều phong tục tập quán rất độc đáo như nghi lễ trên nương, lên nhà mới, đặc biệt là nghi lễ vòng đời của một con người từ lúc sinh ra, lễ đặt tên, lễ trưởng thành với tục xăm miệng, lễ gọi hồn chữa bệnh, nghi lễ hôn nhân, nghi lễ tang ma… Trong số đó phải kể đến các nghi lễ trong đám cưới.

Ông mối và đại diện nhà trai quỳ lạy nhà gái trước khi thưa chuyện.Ông mối và đại diện nhà trai quỳ lạy nhà gái trước khi thưa chuyện.
Người Mảng thường tổ chức cưới khi mùa màng đã thu hoạch xong. Ngày cưới, nhà trai mang lễ vật sang và tổ chức cưới tại nhà gái. Đám cưới diễn ra trong 4 ngày, 2 ngày tại nhà gái và sau đó lại tổ chức 2 ngày ở nhà trai.
Để lấy vợ, chàng trai người Mảng cần phải có người làm mối. Sau khi tổ chức hôn lễ nhà trai phải mang sang nhà gái một số lễ vật như: Bạc trắng, lợn, gà, gạo nếp, rượu cần, cá suối sấy khô và đặc biệt không thể thiếu hai bó thịt sóc hoặc chuột sấy khô.

Cô dâu chú rể phải tự nấu đồ ăn cho mình và ăn riêng.Cô dâu chú rể phải tự nấu đồ ăn cho mình và ăn riêng.
Những lễ vật mà nhà trai mang sang để tổ chức cưới, nhà gái đem chia lại cho anh em và người trong bản mỗi người một phần. Bố mẹ chú rể không được đến dự ở nhà gái, người Mảng quan niệm Lễ vật họ mang đến là đổi lấy con dâu, nếu họ đến và ăn những thức ăn đó sẽ ảnh hưởng đến đôi vợ chồng sau này. Vì vậy, khi ở nhà cô dâu 2 ngày chú rể không ăn thức ăn ở đó mà tự nấu ăn riêng.

Nhà gái sẽ tìm mọi cách mời rượu, bôi nhọ nồi vào mặt ông mối và những người trong đoàn đón dâu để mong điều may mắn.Nhà gái sẽ tìm mọi cách mời rượu, bôi nhọ nồi vào mặt ông mối và những người trong đoàn đón dâu để mong điều may mắn.
Một số nét độc đáo trong đám cưới của người Mảng là tục châm thuốc mời gia đình hai họ và khách khứa; hất nước, rượu, bôi nhọ nồi… vào mặt những người trong đoàn đưa, đón dâu cho may mắn… Ở nhà trai, mọi thủ tục cơ bản giống như khi cưới bên nhà gái, song cặp vợ chồng trẻ không phải ăn riêng ở riêng như bên nhà gái.

Ngày nay, quan niệm hôn nhân của người Mảng còn rất lạc hậu. Người Mảng quan niệm rằng: “Khi con gái đi lấy chồng sinh con, những đứa con ấy mang họ khác thì không còn là con ma của nhà mình, nên con của anh em trai và con của chị em gái được quyền tự do tìm hiểu xây dựng gia đình”. Chính hôn nhân cận huyết, cùng với sự thiếu hiểu biết của người Mảng nên nạn tảo hôn rất nhiều, dẫn đến suy thoái giống nòi.

Một thanh niên nhà trai hả hê khi được hưởng đủ cả: Nước, rượu, nhọ và…bùn.Một thanh niên nhà trai hả hê khi được hưởng đủ cả: Nước, rượu, nhọ và…bùn.

Đám cưới độc đáo của người Mảng ở Lai Châu
Bộ ảnh “Đám cưới của rượu, nước, nhọ và bùn” phản ánh tục ‘cướp vợ’ của người dân tộc Mảng ở Lai Châu vừa giành giải Nhất cuộc thi ảnh “Đất và Người” do Báo NTNN tổ chức như một lát cắt về đời sống văn hóa của dân tộc “bí ẩn” bậc nhất vùng Tây Bắc.

Đám cưới của chú rể Lò Văn Ca, 20 tuổi ở bản Nậm Sập, xã Nậm Pì, cô dâu Lò Thi Kem, 18 tuổi ở bản Huổi Van, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu… được đón nhận sinh lực từ niềm vui chung, trong sự hả hê không kìm nén được của người thân.

Những tục cướp, trộm và cả… đánh nhau để giành lấy cô dâu trong ngày hôn lễ, có ở nhiều dân tộc, thể hiện giá trị của cô gái, sự luyến tiếc của gia đình, trai bản… Những cuộc đuổi bắt, “trận chiến” ấy cũng đủ cả tiếng la hét, chạy rầm rập … rồi thất bại vì: “Nhà trai nó mạnh quá”, xứng đáng cho cô dâu về nhà ấy.

Lễ vật mà nhà trai đi hỏi vợ gồm: Bạc trắng khoảng 15 đồng, 200kg lợn, gà từ 9 – 11 con, rượu cần 1 chum, gạo nếp 15kg, 4 sải vải. … Quan trọng hơn cả trong số lễ vật là 2 bó con sóc hoặc chuột khô (30 con).Lễ vật mà nhà trai đi hỏi vợ gồm: Bạc trắng khoảng 15 đồng, 200kg lợn, gà từ 9 – 11 con, rượu cần 1 chum, gạo nếp 15kg, 4 sải vải. … Quan trọng hơn cả trong số lễ vật là 2 bó con sóc hoặc chuột khô (30 con).

Lợn nhà trai mang sang được thịt, làm cỗ cho đám cưới và chia cho tất cả các gia đình trong bản để: “tất cả mọi người đều được ăn thịt cưới”.Lợn nhà trai mang sang được thịt, làm cỗ cho đám cưới và chia cho tất cả các gia đình trong bản để: “tất cả mọi người đều được ăn thịt cưới”.

Cuối ngày thứ hai, chuẩn bị đón dâu, nhà gái lấy nhọ nồi bôi lên mặt mọi thành viên nhà trai để- ‘Giấu không cho ông trời biết mà ngăn trở’.Cuối ngày thứ hai, chuẩn bị đón dâu, nhà gái lấy nhọ nồi bôi lên mặt mọi thành viên nhà trai để- ‘Giấu không cho ông trời biết mà ngăn trở’.

"Cuộc chiến dữ dội" giành cô dâu cũng bắt đầu.“Cuộc chiến dữ dội” giành cô dâu cũng bắt đầu.

Cả phụ nữ cũng lao vào… cuộc chiến ấy.Cả phụ nữ cũng lao vào… cuộc chiến ấy.

Rượu, bùn “lộc” cho các thành viên họ nhà trai.Rượu, bùn “lộc” cho các thành viên họ nhà trai.

Và nước… không thể thiếu để đôi trẻ đông con nhiều cháu, làm ruộng, nương dễ dàng…Và nước… không thể thiếu để đôi trẻ đông con nhiều cháu, làm ruộng, nương dễ dàng…

Trong khi mọi người đang vui, chú rể… lặng lẽ đưa cô dâu đi.Trong khi mọi người đang vui, chú rể… lặng lẽ đưa cô dâu đi.
Kỳ lạ tục xăm cằm phụ nữ của người Mảng xưa, Lai Châu

Xăm cầm một tục lệ độc đáo của người Mảng được lưu truyền trong dân gian. Xăm cầm một tục lệ độc đáo của người Mảng được lưu truyền trong dân gian.
Tục xăm cằm của người Mảng (Lai Châu) xưa đã trở thành nét văn hóa tâm linh độc đáo và là nghi lễ không thể thiếu đối với mỗi thanh niên, nam nữ người dân tộc Mảng khi đến tuổi trưởng thành.

Tỉnh Lai Châu có khoảng 3.000 người Mảng cư trú. Người Mảng hiện là tộc người ít ỏi về số lượng nhân khẩu, nhưng lại có nhiều nét văn hóa độc đáo và kỳ lạ. Trong số đó phải kể đến tập tục xăm mặt đã thất truyền từ mấy chục năm trước.

Tục xăm cằm của người Mảng bắt nguồn từ truyền thuyết sau: Ngày xưa ở bản Mảng nọ có đôi vợ chồng trẻ chịu thương, chịu khó, biết thương yêu nhau, sống rất hạnh phúc. Họ sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Nhưng cũng từ khi sinh con chị vợ lại sinh thêm căn bệnh lười, tham lam và ngoa ngoắt. Mọi công việc nặng nhẹ chị đều dồn hết lên vai người chồng, nhà có gì ngon chị ta ăn bằng no, bằng chán mà không để ý đến chồng. Đã thế mỗi khi không hài lòng chị ta lại lu loa, đay nghiến, ăn vạ ầm ĩ…

Từ khi vợ thay đổi tính tình, anh chồng rất buồn và tủi thân. Anh kể nỗi khổ của mình với trời đất, và cầu xin cho người vợ thay đổi tính nết để gia đình được sống hạnh phúc như trước đây… động lòng trước lời cầu xin của anh, thần Chông Gô Chươi Lụa đã dạy cho anh một cách nhằm thay đổi tính tình người vợ.

Theo lời dặn, về nhà anh chồng lấy 2 chiếc lá xanh cắm ở 2 đầu cầu thang và dùng sợi dây mà thần Chô Gô Chươi Lụa đưa cho để chuẩn bị khâu miệng vợ. Về phía chị vợ, từ khi biết chuyện thì khiếp sợ không dám hé răng cãi câu nào. Chị thấy ân hận vì đã đối xử với chồng không tốt. Vốn sẵn lòng thương yêu vợ, anh chồng không đành lòng khâu miệng vợ như lời thần dặn mà chỉ dùng kim châm thành từng lỗ xung quanh miệng vợ. Sau đó anh lấy lá cây chàm dùng để nhuộm vải giã nát bôi lên những vết kim châm giả làm những vết chỉ đen.

Từ sau hôm đó, chị vợ đã thay đổi hẳn tính nết, biết kính yêu cha mẹ, chịu thương, chịu khó, nhường nhịn chồng, con, sống chan hòa với mọi người. Cũng từ đấy, đôi vợ chồng trẻ trở lại những ngày sống hạnh phúc như khi mới cưới.

Tập tục xăm cằm của người Mảng chứa đựng những bí ẩn không thể lý giải.Tập tục xăm cằm của người Mảng chứa đựng những bí ẩn không thể lý giải.

Thấy cuộc sống của đôi vợ chồng kia ngày càng hạnh phúc, người dân trong bản ai nấy đều vui mừng và mong muốn con cái mình khi lớn lên cũng có cuộc sống viên mãn như đôi vợ chồng kia. Nhớ lời của thần Chô Gô Chươi Lụa, mong được thần che chở, giúp đỡ nên dân làng cũng học theo cách làm của người chồng. Lâu dần việc làm đó trở thành tục xăm cằm.
Trải qua sự kết tinh của thời gian cùng với những quan niệm về tâm linh vốn có trong cuộc sống thường ngày, tục xăm cằm của người Mảng đã trở thành nét văn hóa tâm linh độc đáo và là nghi lễ không thể thiếu đối với mỗi thanh niên, nam nữ người dân tộc Mảng khi đến tuổi trưởng thành.
Theo quan niệm của người Mảng, xăm cằm biểu tượng cho sức mạnh của đấng tối cao, là sự che chở, giúp đỡ cho con người chống lại những rủi ro, tai kiếp của thiên nhiên và cầu mong về một đức tính hiền dịu, đảm đang của mỗi người.

Nó thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ, trách nhiệm hơn trong hành động của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Đồng thời, nó cũng thể hiện tinh thần, trách nhiệm, niềm tự hào của bậc làm cha, làm mẹ đối với các thành viên. Họ cũng quan niệm, bất cứ người nào, khi trưởng thành nếu không xăm cằm, ngoài việc không khẳng định được sự trưởng thành của mình, khi chết sẽ không qua được cổng trời.

Với những quan niệm tâm linh đó, thanh niên dân tộc Mảng khi đến tuổi trưởng thành (từ 12 – 18 tuổi) đều được các cao niên có uy tín hay bố mẹ nhắc nhở và tổ chức xăm cằm theo một nghi lễ chứa đựng những bí ẩn không thể lý giải.

Tuy tập tục xăm mặt của người Mảng đã thất truyền từ mấy chục năm trước nhưng dù sao nó cũng là một tục lệ độc đáo được lưu truyền trong dân gian còn ẩn chứa nhiều điều bí

Hứa Văn Mai (sưu tầm)

Người dân tộc Mảng (Long Chính Đức)

Người dân tộc Mảng còn có các tên gọi khác là Mảng Ư, Xá lá vàng; đây là một dân tộc thiểu số thuộc nhánh Bắc Môn-Khmer của ngữ tộc Môn-Khmer.

Dân số và địa bàn cư trú
Tại Việt Nam, người dân tộc Mảng cư trú chủ yếu ở các huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Mường Lay thuộc tỉnh Lai Châu. Theo kết quả điều tra dân số năm 1999, dân tộc Mảng có khoảng 2.663 người. Họ là một trong số 54 dân tộc được Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức công nhận.Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Mảng ở Việt Nam có dân số 3.700 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.Người dân tộc Mảng cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu 3.631 người, chiếm tỷ lệ 98,1% tổng số người Mảng tại Việt Nam, ngoài ra họ còn có mặt ở tỉnh Đồng Nai 17 người, tỉnh Đăk Lăk 15 người; các tỉnh khác không quá 10 người.

Tại Trung Quốc có khoảng 500 người dân tộc Mảng sinh sống tại huyện Kim Bình, Châu tự trị dân tộc Cáp Nê-Di Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tại đây, họ được gộp nhóm chung trong nhóm không phân loại.

Về phong tục tập quán
Người dân tộc Mảng thờ vị thần cao nhất là trời, đấng sáng tạo tối cao. Ở đây có cả truyền thuyết về sự xuất hiện loài người theo mô típ truyện quả bầu. Người ta quan niệm vũ trụ có bốn tầng: trên trời là thế giới thần linh sáng tạo, mặt đất là thế giới người và các loại ma, dưới đất là người lùn xấu xí và dưới nước là thế giới thuồng luồng. Người dân tộc Mảng tin có nhiều ma, trong đó ma nhà có vị trí đặc biệt quan trọng. Ma nhà được cúng vào dịp tết hoặc khi trong nhà có người đau ốm. Bên cạnh đó họ cũng thờ ma Ðẳm, tổ tiên, dòng họ.


Họ có cuộc sống hôn nhân tự do, lúc đưa dâu thường có tập tục đánh nhau giả tạo giữa họ nhà trai và họ nhà nhà gái để giành cô dâu. Người dân tộc Mảng cư trú theo dòng họ, có tính cách riêng biệt và thường ở loại nhà sàn. Mỗi làng bản đều có trưởng bản cai quản cùng với hội đồng già làng. Trưởng bản trông coi về thu thuế tạp dịch. Trong bản thường có một dòng họ lớn, các trưởng họ cùng với hội đồng già làng điều hành mọi hoạt động xã hội, tôn giáo theo tập quán. Người dân tộc Mảng có năm họ chính, mỗi họ lấy một con vật làm vật tổ.
Về văn hoá, trang phục và kinh tế

Người dân tộc Mảng có đặc trưng văn hoá lâu đời với tập tục xăm cằm, lễ thành đinh và các làn điệu dân ca. Trang phục của người dân tộc Mảng có đặc điểm người phụ nữ mặc váy dài, áo ngắn xẻ ngực, choàng tấm vải trắng có trang trí hoa văn. Người nam mặc quần, áo xẻ ngực. Nét độc đáo trong y phục phụ nữ Mảng là tấm choàng quấn quanh thân được cắt may bằng vải thô màu trắng, ở giữa thêu hàng chỉ đỏ, đầu thường để trần, tóc buộc thành chỏm trên đầu bằng dây có tua khá đẹp, chân quấn xà cạp.

Về đời sống kinh tế, người dân tộc Mảng thường làm nương rẫy, họ là cư dân "ăn nương" chuyên sống bằng nông nghiệp nương rẫy với lối sống du canh, du cư. Công cụ sản xuất thô sơ, dụng cụ để làm nương rẫy thường có rìu, dao, gậy chọc lỗ. Năng suất lúa thường thấp do đất đai cằn cỗi, tài nguyên rừng còn non, đời sống khá bấp bênh và thiếu ăn quanh năm. Trong thời gian gần đây, người dân tộc Mảng đã biết làm nương cuốc; một số nơi làm ruộng bậc thang, năng suất lúa ổn định hơn. Việcchăn nuôi còn theo lối thủ công và chưa phát triển, họ thường nuôi trâu, bò, dê, gà, lợn... Việc hái lượm, săn bắt suốt 4 mùa trong năm vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của người dân tộc Mảng. Họ còn làm nghề thủ công đan lát, nhiều sản phẩm đan lát của người dân tộc Mảng như bem, cót, gùi... rất được các dân tộc khác ưa chuộng.
Long Chính Đức (sưu tầm)