Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Rơ Măm
Showing posts with label ₪ Dân tộc Rơ Măm. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Rơ Măm. Show all posts

Monday, July 25, 2016

Tổng Quan Dân Tộc Rơ Măm (Nông Minh Lý)

1. Vài Nét Về Dân Tộc Rơ Măm
Dân số: 436 người (2009)
Ngôn Ngữ: Tiếng nói của người Rơ-măm thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me, ngữ hệ Nam Á.
Tên gọi khác: Rơ-măm Ale
Nhóm địa phương: Địa bàn cư trú: Kon Tum, Tp.Hồ Chí Minh,Đồng Nai
Địa bàn cư trú:

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Rơ Măm ở Việt Nam có dân số 436 người, có mặt tại 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Rơ Măm cư trú tập trung tại tỉnh Kon Tum (419 người, chiếm 96,1% tổng số người Rơ Măm tại Việt Nam), các tỉnh khác có rất ít như thành phố Hồ Chí Minh (9 người), Đồng Nai (3 người).

2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng trọt
Cũng như các dân tộc khác ở nước ta, người Rơ Măm sinh sống bằng nghề trồng trọt trên đất rừng Tây Nguyên. Phương thức canh tác theo kiểu sơ khai, tức là phát rừng, đốt rẫy, chọc lỗ, tra hạt. Với phương thức canh tác này, đồng bào Rơ Măm chủ yếu sống du canh, du cư. Mọi mảnh rẫy trong trong hai, ba năm lại phải bỏ hoá, rồi đi tìm khu rừng mới để phát rẫy mới. Hầu như năm nào cũng có rẫy bị bỏ hoá, cho nên năm nào cũng phải cất công đi tìm rừng để phát rẫy mới. Thông thường vào đâu mùa xuân, đồng bào đi tìm, phát rừng làm rẫy mới. Họ chọn những rừng già, nhiều cây cối rậm rạp để chặt cây, phát cỏ, chờ cho cây cỏ khô.

Việc chọc lỗ, tra hạt giống cây trồng cùng được thực hiện theo một lộ trình nhất định, cần hai người cùng thực hiện quy trình này, người trồng đi trước, cầm một gậy chọc lỗ, tương ứng mỗi bước chân đi là chọc một lỗ, người vợ đi theo sau, đeo túi đựng hạt giống và một tay cầm gậy và một tay móc vào túi lấy hạt giống đi theo sau người chồng thục lỗ. Một tay móc túi lấy hạt bỏ xuống lỗ, tay kia cầm gậy (đầu tù) gạt lấp hạt giống. Kỹ thuật sản xuất hoàn toàn đơn giản, nhưng phù hợp với điều kiện thực tế ở miền núi, khi đất rộng người thưa. Chọc lỗ để gieo trồng, đất không bị cày xới tung lên như cuốc, cày, cho nên đất ít bị bạt màu, xói mòn khi mưa xuống.

Cây trồng chính là lúa nương, ngô và sắn. Trong lúa nương có hai loại lúa lếp và lúa tẻ. Đồng bào Rơ Măm chủ yếu trồng lúa nếp. Sau khi gieo hạt giống người Rơ Măm ít chăm sóc cây trồng, không bón phân, không làm cỏ, cho nên năng suất không cao, sản lượng thu hoạch bị hạn chế. Ngoài cây lương thực, người Rơ Măm còn trồng khá nhiêu cây thuốc lá, vừa để hút vừa đem đi trao đổi lấy hàng khác.

2.2. Chăn nuôi
Đồng bào Rơ Măm chăn nuôi gia súc, gia cầm trong từng gia đình. Những con vật thường nuôi là trâu, lợn, gà, vịt. Đồng bào nuôi trâu không phải để kéo cày như nhiều dân tộc khác, mà chủ yêu để làm vật hiến sinh tế thần linh trong các nghi lễ quan trọng của đồng bào, sau đó là ăn thịt. Các con lợn, gà, vịt vừa để hiến sinh trong các nghi lễ nhỏ, vừa dề làm thực phẩm ngày lễ tết, dịp có khách quý.

2.3. Khai thác tự nhiên
Chọn rừng rú làm nơi sinh sống, đồng bào Rơ Măm đã tận dụng thu hái, thổ sản và săn bắn thú rừng. Những con thú rừng thông thường mà đồng bào hay săn bắn là hươu, nai, hoẵng, cày, cáo. Trường hợp những con thú to như gấu, hổ,… người Rơ Măm cũng sẵn sàng tìm cách hạ thủ. Phương tiện để săn bắn chủ yếu là cung tên với mũi tên thường hoặc mũi còn tẩm thuốc. Khi bị tên thuốc độc, con thú sẽ bị mê, rồi chết. Đương nhiên, lượng thuốc độc ngấm vào thân thể con vật làm chết con vật khi mổ con vật lấy thịt, người ta chế biến làm giảm độ độc, cho nên về cơ bản không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng thịt săn dược đó.

Đồng bào Rơ Măm rất quan tâm thu hái lâm thổ sản như: song, mây, nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng, rau rừng, hoa quả dại trong rừng,cúi đố, cây làm nhà cửa. Với kinh tế tự túc, tự cấp. Nhừng lâm thổ thu hái được từ tự nhiên thực sự đã góp vào bữa ăn hàng ngày của đồng bào, thậm chí những gỗ quý còn được dùng vào việc dựng nhà cửa, quan tài, làm nhiều loại công cụ sản xuât khác nhau.

Nghề đánh bắt cá khá phát triển. Do sinh sống dọc theo bờ sông. Thầy, cho nên đồng bào có nguồn cá, tôm khá dồi dào. Họ thường xuyên đánh bắt cá và chính nguồn lợi từ dòng sông mang lại cho đồng bào thu thập đáng kể: vừa giúp cải thiện bữa ăn, vừa có thể đem bán ở chợ.

2.4. Ngành nghề thủ công
Ngành nghề thủ công ở người Rơ Măm được phát triến khá. Trong các ngành nghề thủ công, nghề dệt được chú ý nhất và được coi là phát triển hơn cả. Trước đây ở làng Rơ Măm, các gia đình đều có mảnh vườn để trồng bông. Nương này được chăm sóc cẩn thận, nhất là thời chuẩn bị vào mùa thu hoạch bông.

2.5. Trao đổi, mua bán
Với kinh tế tự túc tự cấp, việc trao đổi, mua bán trong dân tộc Ho Măm ít phát triển. Người thường đi chợ trong vùng trao đổi, mua bAn một số mặt hàng với các dân tộc ở Lào hoặc người Brâu ở Căm-pu-chia.trao đổi hàng với người Ba Na, Xơ Đăng ở ngay trong vùng để lấy mặt hàng cần thiết cho đời sống và sản xuất như: muối ăn, dao, rìu, đồ làm đẹp cho phụ nữ: khuyên tai. Người Rơ Măm thỉnh thoảng cũng có hàng sang nước bạn để tìm đổi lấy hàng theo nhu cầu của mình. Mọi hàng người Rơ Măm hay mang ra chợ đổi lấy hàng, hoặc bán lấy tiền mua hàng là: lâm, thổ sản, gia súc, gia cầm. Thuốc lá là mặt hàng được người Rơ Măm đưa ra chợ trao đổi. Một ống thuốc lá khô, dài khoảng 1 gang tay người Rơ Măm đem ra chợ được một chiếc khố có thêu hoa vfm đẹp. Riêng đối với hoa tai bằng ngà voi, đồng bào Rơ Măm phải đổi bằng nồi đồng, hoặc chiêng, ché đi đổi lấy.

3. Văn hoá truyền thống
3.1. Làng
Làng người Rơ Măm được gọi là đê, dựng chủ yếu dọc theo sông Sa Thầy, mỗi làng có độ chục ngôi nhà, kể cả nhà rông. Mỗi làng có đất sản xuất và đất rừng chung của cả làng. Do kinh tế chậm phát triển. cho nên đất rừng của mỗi làng thường rất rộng, để người dân làng thường ngày vào rừng kiếm nhiều loại lâm thổ sản khác nhau.

ở Bắc Tây Nguyên, làng của người Rơ Măn, người Brâu, người Xơ Đăng được cấu trúc tương tự như nhau. Nhà rông đưực dựng ở giữa, vùng quanh nhà rông là nhà ở của từng hộ gia đỉnh. Các ngôi nhà riêng t lia gia đình đều hướng vào nhà rông. Xung quanh nhà rông là bãi đất rộng, có thể chứa được cả dân làng khi cần thiêt. Trẻ con thường lấy sân làm nơi vui chơi hàng ngày. Xung quanh làng được rào giậu cấn lh(in, chỉ để một cổng ra vào. Hàng rào này có tác dụng chống trộm cướp, thời ngăn không cho trâu làng khác vào trong làng.

3.2. Nhà ở
Nhà ở của người Rơ Măm là nhà sàn nhỏ, dài, được dựng bằng tre, nứa, lá. Những nguyên vật liệu này là sản phẩm của tự nhiên, không mất tiền mua, mà chỉ mất công đi thu hái lấy về dựng nhà. Kỹ thuật dựng nhà đơn giản, thô sơ: dùng cây cột chôn xuống sử dụng luôn ngoãm của cây làm chỗ gác xà nhà, quá giang; dùng lỗ ô để làm sàn ở, làm vách xung quanh nhà. Các nhà đều mở cửa so ở đầu hồi, có sàn ngoài mái nhà, có cầu thang lên sàn, rồi vào nhà.

Ngôi nhà được cấu trúc gồm nhiều gian. Nhìn từ ngoài vào, đếm hàng cột ở dưới gầm sàn ta có thể biết được chính xác ngôi nhà có mấy gian. Thông thường có một gian to nhất ở giữa, còn tiếp đó ở hai bên gian to là những gian nhỏ. Gian to là nơi tiếp khách, nơi sinh hoạt chung, còn gian nhỏ là của từng đôi vợ chồng. Từng gian nhỏ được ngăn thành buồng. Mỗi buồng đó được chia thành hai nửa: một nừa để ngủ, nữa kia dể làm bếp nấu ăn và để một số dụng cụ gia đình. Cả nhà dài có một đường đi qua giữa nhà thông từ đầu này đến đầu kia của ngôi nhà.

3.3. Y phục, trang sức
Trang phục của người Rơ Măm được làm bằng vải bông. Đồng bào tự làm ra quần áo từ khâu trồng bông dệt vải đến khâu cắt may, làm ra bộ y phục. Bộ y phục của phụ nữ Rơ Măm gồm váy và áo cộc tay. Váy của chị em có chiều dài quá đầu gối hoặc dài lắm là đến ngang bắp chân. Đây là loại váy mở, khi mặc quấn váy quanh người. Chiếc váy truyền thống của phụ nữ Rơ Măm ít được trang trí hoa văn, mà thường chỉ một mầu nền. Đàn ông Rơ Măm thường đóng khổ, ở trần. Khố có vạt trước và vạt sau đều dài, vạt trước buông dài tới đầu gối, vặt sau dài đến bắp chân. Bộ y phục của nam, nữ Rơ Măm đa phần chỉ có màu trắng tự nhiên của bông.

Phụ nữ Rơ Măm có tập quán thích đeo hoa tai. Người nhà giàu đeo hoa tai bằng ngà voi, nhà nghèo đeo hoa tai bằng tre, bằng gỗ. Phụ nữ cũng thường đeo vòng tai bằng đồng to có những chiếc vòng tai 1 đường kính 5 – 6cm. Những trường hợp đeo hoa tai nặng như vậy, dái tai xệ xuống gần chấm vai. Theo tập quán cũ, nam nữ thanh niên Rơ Măm đều cà 4 – 6 răng cửa hàm trên để làm đẹp và cũng là để đánh dấu bước trưởng thành trong đời người. Cà răng xong được cộng đồng tôn trọng được coi là người lớn, được quyền giao thiệp với xã hội, tiếng nói có giá trị trong cộng đồng.

3.4. Ầm thực
Người Rơ Măm ăn cơm như các dân tộc khác ở Tây Nguyên. Thực phẩm trong bữa ăn chủ yếu là rau và cá, thu hái và đánh bắt được trong rừng và trên các dòng sông suối, gần nơi cư trú của đồng bào Trước đây khi đất rộng, người thưa, nguồn thực phẩm thu hái. đánh bắt được từ tự nhiên khá phong phú. Thịt thú rừng săn bắn được nguồn thức ăn thịt quan trọng của đồng bào. Những con vật nuôi trong gia đình như trâu bò, lợn, gà,… thường dùng vào việc hiến sinh cúng than sau đó ăn thịt. Nhìn chung, bữa cơm thường ngày thì nhiều rau xanh, còn bữa ăn ngày tết nhất, lễ hội thì nhiều thịt hơn rau xanh.

3.5. Phương tiện vận chuyển
Cũng như các dân tộc khác, người Rơ Măm sử dụng gùi như công cụ vận chuyển hàng

3.6. Ngôn ngữ
Tiếng nói của dân tộc Rơ Măm thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, gần với tiếng của các dân tộc cư trú trong vùng, cùng nhóm ngôn ngữ. Tiếng nói của đồng bào chỉ sử dụng trong cộng đồng dân tộc mình. Tuy nhiên, dân tộc Rơ Măm không chỉ sinh sống nước ta, mà họ còn sinh sống ở nước láng giềng Căm-pu-chia. Tiếng nói của người bên này và bên kia biên giới đều như nhau, cho nên họ có giao tiếp với nhau một cách bình thường bằng ngôn ngữ của chính mình.

Dân tộc Rơ Măm chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình. Ngày nay, con em của đồng bào đi học ở các trường, sử dụng chữ Quốc ngữ.

3.7. Tín ngưỡng tôn giáo
Người Rơ Măm tin vào đa thần giáo, quan niệm vạn vật hữu linh, mọi vật như: ngọn núi, dòng sông, mô đất, gốc cây cổ thụ, cây lúa, cây sắc,… đều có linh hồn. Linh hồn của mọi vật được đồng bào gọi bằng tên chung là Jàng – thần linh. Các thần linh này đều có thể tác động đến đời sống con người và mọi sinh vật: cây trồng, vật nuôi. Chính từ quan niệm như vậy, người Rơ Măm đã có nhiều nghi lễ cúng bái các thần linh, nhất là các thần linh liên quan đến nghề trồng trọt cây lúa trên rẫy.

Mỗi lần phải tổ chức thực hiện, từ khi phát, đốt rẫy cho đến khi gieo hạt, thu hoạch, đưa thóc vào kho. Vị thần cần cúng trong các nghi lễ này là thần lúa. Choi xic là lễ cúng khi đốt rẫy, với vật cúng là gà và rượu. Ét choi may, là lỗ cúng khi trỉa lúa. Tập quán cúng thần khi trỉa lúa , chủ gia đình trỉa tượng trưng một nắm lúa ở khoảnh đất đầu lối vào lầy. Tiếp theo, chủ nhà cắm ống rượu tại nơi trỉa lúa. Ống rượu này có hoà thêm máu lợn hay gà, rồi rắc một ít gan, thịt con vật hiến tế xung quanh ống rượu. Chủ nhà khấn mời Jàng Sri về bảo vệ rẫy lúa, cầu xin một vụ mùa bội thu. Sau lễ Ét choi may, cả nhà mới được đi trỉa lúa. Nghi lễ tiếp theo liên quan đến cây lúa là khi lúa lên đồng, lúc đó phải cúng ở trên rẫy và ở nhà. Đến vụ thu hoạch, để được lên rẫy suốt lúa, người Rơ Măm cũng cần thực hiện một nghi lễ gọi là xet. Thông thường, đồng bào trồng lúa sớm và lúa muộn, cho nên, lề xet phải thực hiện hai lần: một lần cho suốt lúa sớm và một lần cho suốt lúa muộn. Trong lễ cúng xin Jàng cho suốt lúa sớm – et xet may, bà chủ gia đình suốt chừng một gùi lúa và làm cốm rồi gói một nắm giắt lên mái nhà, ý là cúng mời Jàng Sri về ăn lúa sớm. Có nhà không làm cốm mà làm cơm lam để cúng Jàng Sri. Lễ vật cúng đặc trưng cho lễ này là cốm hoặc cơm lam, còn có một ché rượu hoà tiết lợn hoặc gà. Tim, gan con vật hiến sinh được thái nhỏ và bày xung quanh ché rượu. Theo tục lệ người Rơ Măm, chỉ con cháu trong nhà mới được ăn cơm mới. Khách được mời đến chỉ được uổng rượu và ca hát vui cùng gia đình. Lễ cúng suốt lúa muộn thường được tố chức ở trên rẫy và linh đình hơn lễ cúng suốt lúa sớm.

3.8. Lễ hội
Lễ cúng mừng lúa mới là lễ to nhất và cũng là tết của người Rơ Măm nhằm tạ ơn Yàng đã cho một vụ mùa bội thu, lúa đầy gùi, có bắp đầy kho. Thời gian diễn ra khi việc thu hoạch của người dân đã diễn ra xong xuôi và chuẩn bị đưa lúa xuống kho.

3.9. Gia đình, dòng họ
Mỗi ngôi nhà là nơi ở của một gia đình. Gia đình người Rơ Măm là gia đình nhỏ. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể gặp ngôi nhà dài, trong đó, hố mẹ và các cô gái hay cả các anh em ruột, các con dì. con già cùng chung sống. Song trong các ngôi nhà lớn đổ, lại có các gia đình nhỏ, có nguồn kinh tế riêng: từng cặp vợ chồng hay từng hộ đã tổ chức trồng Irọl riêng, chăn nuôi riêng, ăn uống riêng. Giữa các gia đình có quan hệ vay mượn, trao đổi, mua bán những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, hàng thủ công,… do họ tự làm ra. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số gia đình trong đó con cái đã có vợ, có chồng, sống chung trong một ngôi nhà vẫn có nguồn kinh tế chung với bố, mẹ: làm rẫy chung, kho thóc chung, nhưng có bếp riêng, nấu ăn riêng, tự túc thực phẩm cho bữa ăn riêng của gia đình nhỏ.

3.10. Tục lệ cưới xin
Hôn nhân của dân tộc Rơ Măm là ngoại hôn dòng tộc. Hôn nhân giữa con chú với con bác, con dì với con già, con cô với con cậu đều bị nghiêm cấm. Có một số trường hợp, mức độ tự nguyện, khi chồng chết, em chồng có thể lấy chị dâu làm vợ, nhưng phong tục không chấp nhận anh chồng lấy em dâu. Ngược lại, khi vợ chết, người chồng có thể lấy em gái vợ làm vợ, nhưng ngăn cấm hôn nhân với chị vợ. Tuy nhiên, phong tục lại chấp nhận việc hai anh em trai nhà này lấy hai chị em gái nhà kia.

Hôn nhân của người Rơ Măn là hôn nhân một vợ một chồng bền vừng. Đồng bào trọng chung thuỷ vợ chồng, đã yêu nhau, lấy nhau có con rồi là gắn kết với nhau suốt đời. Ngoại tình coi là một thứ tội phạm, bị dư luận cộng đồng lên án và bị xử phạt nặng theo luật tục.

Việc cư trú sau hôn nhân của người Rơ Măm thường diễn ra theo hình thức cư trú luân phiên: ở bên cha mẹ vợ 4-5 năm, sau đó chuyển sang ở bên gia đình bố mẹ chồng 4-5 năm. Việc luân phiên cư trú như vậy kéo dài cho dến khi một bên cha mẹ chết hết thì về ở hẳn bên cha mụ còn sống. Tình trạng cư trú luân phiên sau hôn nhân chấm dứt. Trường hợp kết hôn với người Rơ Măm ở nước ngoài cũng phải thực hiện cứ luân phiên như vậy.

Trước đây, người Rơ Măm chỉ kết hôn với người cùng dân tộc. Càng về sau, do việc giao lưu giữa các dân tộc được mở rộng, thì hôn nhân cũng được mở rộng theo. Trong làng người Rơ Măm, thậm chí trong nhiều gia đình, xuất hiện những người dâu, rể khác dân tộc. Những cô dâu, chú rể khác dân tộc thì dùng tiếng và sinh hoạt theo phong tục, tập quán của gia đình dân tộc mà họ đến làm dâu, làm rể.

3.11. Tập quán tang ma
Nhà mồ của người Rơ Măm
Tập quán dân tộc Rơ Măm, khi có người chết, sau khi làm một thủ tục: rửa sạch sẽ, thay quần áo mới cho người chết xong người Rơ Măm không có tục lệ quàn người chết ở trong nhà, mà đưa thi hài ra ngoài nhà, đặt trước cửa nhà, đầu hướng vào nhà, mặt nhìn nghiêng. Sau một hoặc hai ngày mới đưa đi mai táng ở nghĩa địa chung của làng. Trong nghĩa địa, các ngôi mộ được xếp theo một trật tự nhất định. Quan tài được đặt sao cho mặt người dưới mộ không nhìn vào làng, với ngụ ý những điều không lành cho hàng xóm. Nghĩa địa của làng người Rơ Măm thường đặt ở phía tây của làng, cách làng không xa lắm. Bởi vì quan niệm của đồng bào, mặt trời chạy từ đông sang tây, nếu đến nghĩa địa ở phía Đông, sợ cái chết hang ngày theo mặt trời đi qua làng.

Thời xa xưa, người Rơ Măm cũng như một số dân tộc khác ở Bắc Tây Nguyên có tập quán chôn chung 2-3 người trong một mộ. Những ngôi mộ như vậy thường là vợ chồng, bố mẹ và con cái, hoặc anh em một. Việc chôn chung chỉ có thể xảy ra khi những người chết cách nhau từ một năm trở lên. Những người chết cách nhau chưa đày một năm phải chôn riêng.Ngày nay tục này đã bị bãi bỏ từ lâu.

3.12. Văn nghệ dân gian
Người Rơ Măm có kho tàng văn học dân gian phong phú. Nhiều Iruyện cổ mang tính thần thoại huyền bí liên quan đến Jàng. Hệ thống dân ca nghi lễ của người Rơ Măm có giá trị văn hoá, nghệ thuật cao. Tuy nhiên, văn nghệ dân gian của người Rơ Măm còn ít được đề cập trong các sách, báo.
 Nông Minh Lý  (sưu tầm)

Người Rơ Măm ăn Tết Nguyên đán (Đặng Thi)

Trước đây, người Rơ Mâm ở Sa Thầy chỉ biết đến Tết lúa mới, Tết xuống giống, còn Tết Nguyên đán rất xa lạ với bà con. Từ khi xuống núi lập nghiệp, giờ đây người Rơ Mâm đã biết đón Tết cổ truyền như bao dân tộc khác.
Người Rơ Măm tập trung tại nhà rông của làng ăn tết.

Đặng Thi (sưu tầm)

Cá gỏi kiến vàng của dân tộc Rờ Măm (Hoàng Hồng Hải)

Người Rơ Mâm là một trong những dân tộc có số dân ít ỏi tại Việt Nam, địa bàn cư trú chính tại làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy. Đến với dân tộc Rơ Măm bạn phải thưởng thức món cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Món ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ, nhưng khi được ăn rồi muốn ăn nữa.

Người Rơ Mâm dùng kiến vàng và trứng để nấu canh, trộn gỏi, xào với thịt thú rừng,…nhưng giữ được hương vị thơm ngon nguyên chất nhất chính là cá gỏi kiến vàng.

Kiến vàng có rất nhiều quanh khu vực cư trú của người Rơ Mâm. Khi lấy tổ kiến vàng xuống, người ta đặt một chậu nước phía dưới, lấy gọng dao gõ nhẹ cho kiến rơi xuống chậu, rồi nhẹ nhàng tách đôi, lấy trứng kiến ra để riêng. Trứng kiến vàng màu trắng đục, to bằng hạt gạo, có mùi thơm nhè nhẹ.

Cách làm cá gỏi kiến vàng khá đơn giản: Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng và trứng giã sơ qua, để ngoài nắng một lúc cho se se lại. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo (bột gạo rang cháy xém), dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của trứng kiến, vị cay xé của tiêu ớt tạo nên món ăn ngon tuyệt vời.

Hoàng Hồng Hải (sưu tầm)

Dân tộc Rơ Măm (Hoàng Thao)

1- Tên Dân tộc: Rơ Măm
2- Địa bàn cư trú: Sống tập trung ở làng Le, xã Morai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
3- Văn hóa:

Lễ đâm Trâu của người Rơ Măm







Nhà Mồ của dân tộc Rơ Măm




5- Trang phục:



Trang phục người Rơ Măm.






6- Sinh hoạt cộng đồng:


Hoàng Thao (sưu tầm)

Chiếc ngà voi hóa thạch thần bí của người Rơ Măm (Nông Quang Khải)

Ở giữa nhà rông, già làng A Reng long trọng mang Yang Plút từ cái giỏ ra đặt giữa sàn nhà rông. Đó là một chiếc ngà voi hóa thạch, dài chừng 0,5 m, to như bắp đùi người trưởng thành.
Người Rơ Mâm gọi chiếc ngà voi hóa thạch là Yang PLút, xem nó như báu vật bất khả xâm phạm của dân tộc mình. Chiếc ngà voi thần bí này được thờ tại một căn nhà rông giữa làng Le, xã Mô Rai, H.Sa Thầy, Kon Tum.

Rước thần về làng
Nghe nhiều chuyện từ cái ngà voi (Yang Plút) này, nhưng phải đến lễ hội mừng lúa mới năm nay (diễn ra từ ngày 29-31/10) do Sở VH-TT-DL Kon Tum kết hợp với chính quyền địa phương phục dựng, chúng tôi mới có dịp đến tận nhà rông của người Rơ Mâm ở làng Le để chờ xem Yang Plút.

Anh Hạnh, một người Huế sinh sống tại đây 4 năm, có quán buôn bán trước nhà rông bảo nhà rông không có cửa, nhưng đố ai dám vào nhà này tự tiện xem Yang Plút chứ đừng nói chi đến chuyện trộm cắp nó. Già trẻ làng Le này, ai cũng xem đó là báu vật bất khả xâm phạm, ngay cả người trong làng cũng chỉ thấy nó qua lễ hiến tế thần.

Già A Blong (63 tuổi) kể Yang Plút là vật thiêng của làng có cách đây hàng trăm năm. Ngày trước, dù rời làng bao nhiêu lần đi chăng nữa, nhưng Yang Plút vẫn không rời dân làng.

Già A Blong nói, ông bà đời trước kể lại rằng có một người dân làng dắt chó đi săn trong rừng, con chó cứ đến một vị trí trong rừng là sủa liên tục. Sau đó, cả ngày, con chó và chủ nó đi quanh quanh trong rừng, cuối cùng cũng đến điểm con chó sủa hồi sáng.

Người dân làng vào bụi xem thì thấy có ngà voi tại đó mới mang về giấu ở rìa làng, rồi báo chủ làng ra xem. Khi chủ làng xem xong thì tối ấy nằm mơ thấy Yang Plút hiện về bảo “tao muốn ở lại với làng mày, sẽ phù hộ cho dân làng mày. Có điều muốn rước tao về thì phải cho tao uống máu từ tim con trâu, con dê, con heo, con gà...”.

Ngày hôm sau, chủ làng họp hội đồng già làng lại và làm theo lời Yang Plút nói trong mơ. Từ khi rước về, Yang Plút được “ở” trong nhà rông của làng, hằng ngày tịch mịch, không ai được tự tiện vào ra ồn ào, mà để cho thần nghỉ ngơi. Từ đó cho đến giờ, cứ tới lễ hội ăn lúa mới (lễ hội lớn nhất của người Rơ Mâm) thì dân làng lại tế thần bằng huyết tim từ trâu, dê, heo, gà và rượu ghè (rượu cần) cầu mong Yang Plút phù hộ cho dân làng cơm no áo ấm, không có tai ương hỏa hoạn xảy ra với dân làng.

Và cũng từ đây, ngôi mộ nào của người Rơ Mâm sau lễ bỏ mả cũng đều có khắc tượng nhà mồ có hình sừng voi ở trên. Đến rừng ma của làng Le, chúng tôi thấy dưới tán rừng rậm rạp cây gòn, cây nứa, dù mộ cũ hay mới cũng đều có biểu tượng ngà voi trên tượng nhà mồ.

Những chuyện ly kỳ
Chứng kiến lễ hiến tế trước Yang Plút, mới biết người Rơ Mâm quý linh vật này như thế nào. Buổi chiều trước ngày hiến tế, dân làng “xin đất” rồi dựng 3 cây nêu, sau đó dắt con trâu trắng, con dê cột vào cây nêu và trói con lợn treo ở cây nêu lớn. Tiếp theo, già làng A Reng dẫn đội cồng chiêng vào nhà rông mời thần Yang Plút ra ngoài “vui chơi” với dân làng.

Chiều tối hôm ấy, tất cả dân làng Le đều mang gạo đi xung quanh 3 cây nêu ném vào trâu, dê, heo và khấn vái Yang Plút chứng giám. Từ chiều đến suốt đêm, quanh ánh lửa bập bùng, dân làng già trẻ trai gái nhảy múa, uống rượu cần ngây ngất.

Uống rượu suốt đêm, nhảy múa suốt đêm nhưng đến sáng hôm sau, dân làng Le vẫn không quên lễ hiến tế thần Yang Plút. Dân làng Le sau khi lấy huyết từ tim của các con vật trâu, dê, heo và gà liền trộn chung trong cái thau làm lễ “tắm” cho Yang Plút.

Hôm ấy, trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng nhưng không kém trang nghiêm ở nhà rông làng Le, khách thập phương và cả dân làng tụ tập để chứng kiến Yang Plút, bởi đây là cơ hội không dễ gì có được.

Ở giữa nhà rông, già làng A Reng long trọng mang Yang Plút từ cái giỏ ra đặt giữa sàn nhà rông. Đó là một cái ngà voi hóa thạch, dài chừng 0,5 m, to như bắp đùi người trưởng thành. Sau đó, già làng A Reng lấy máu heo gà... tắm cho Yang Plút, miệng thì thầm “nói chuyện”, đại khái đây là lòng tôn kính của dân làng, Yang Plút hãy “ăn” đi và phù hộ, độ trì cho dân làng.
 Nông Quang Khải (sưu tầm)

Chuyện ly kỳ về hòn đá biết "đẻ" của người Rơ Măm (Hoàng Duy Trần)

Họ tôn nó là Yang Ngà (Thần Ngà) bởi hình thù khác thường, lại biết "đẻ" và ứng nghiệm với bao điều may mắn trong cuộc sống. Điều khó tin nhưng là sự thật.
Sự thật nhưng lại khó cắt nghĩa bởi bao điều tưởng như là mê tín dị đoan…

Một "mẹ" và 9 "con"
Trước khi kể về hòn đá kỳ bí này, xin được thoáng qua đôi nét về tộc người Rơ Mâm.
Người Rơ Mâm hiện chỉ còn 89 hộ với 342 nhân khẩu, cư trú độc lập tại làng Le, xã Mo Ray, huyện Sa Thầy của tỉnh Kon Tum. Trong số 89 hộ này, người Rơ Mâm "thuần chủng" thực ra chỉ khoảng vài chục hộ. Người ta nhận ra họ ở dáng người thấp đậm, tóc xoăn và môi hơi dày… Trước những năm 1990 người Rơ Mâm sống biệt lập giữa đại ngàn Chư Mo Ray heo hút.

Để đưa được họ "hạ sơn", các cấp chính quyền phải trải qua một quá trình vận động gian khổ. Lúc xuống định canh định cư, người Rơ Mâm gần như chỉ biết trồng mỗi cây lúa rẫy. Lác đác có người còn mặc khố áo vỏ cây và giữ một tập tục lạ: Hễ săn được con thú nào, việc đầu tiên là họ mổ bụng, lôi quả tim ra ăn sống…

Đồng bào dân tộc Rơ Mâm.
Về hòn đá bí ẩn này, chúng tôi biết đến nó hết sức tình cờ… Số là hôm đó Công ty 78 - một đơn vị quân đội làm kinh tế ở khu vực này đang giúp làng Le mấy chiếc bễ trữ nước mưa nên ông Hệ - Phó giám đốc dẫn chúng tôi xuống làng chơi.

Quanh quẩn mấy vòng giữa những dãy nhà tôn lóa nắng, tôi chợt nhận ra sự lạ: Ngay giữa trung tâm làng có một căn chòi vách gỗ, mái lợp tôn theo kiểu nhà sàn nhưng chỉ cao chừng 1,5m, đứng chơ vơ giữa thảm cỏ rậm rịt. Ông Hệ bảo: Đấy là căn chòi thờ hòn đá thiêng của làng… Chuyện về hòn đá kỳ bí này, ông cũng chỉ biết lõm bõm - bởi dù là người quen thân với ông A Giói, bí thư chi bộ thôn và bây giờ là già làng - ông Hệ cũng chưa từng được tiết lộ. Họ kiêng người lạ biết điều bí mật của mình…

Và quả nhiên phải khéo léo nài nỉ đến suốt buổi, chúng tôi mới được ông A Giói tiết lộ đôi chút về hòn đá bí ẩn này…

Gọi là "hòn", thực tế đó là một phiến đá lớn bằng cỡ chiếc rổ, màu nâu xám. Đầu mỏm chìa ra một mẩu màu trắng hình tròn, dài độ một gang tay nhẵn bóng, trông hệt chiếc ngà voi ai đó cắm vào. Tuy nhiên điều mà họ tôn thờ chưa phải là hình thù kỳ dị đó. Phép lạ mà phiến đá thể hiện mới chính là điều khiến họ phải bái làm "Yang": Cứ vào một khoảng thời gian không nhất định - thường là hai, ba mùa rẫy, phiến đá lại "đẻ" con.

Một mẩu đá kích thước không giống nhau, màu sắc cũng không giống nhau (lớn nhất là cỡ nắm tay người lớn) tròn trịa được tách ra từ hòn đá mẹ. Và mỗi lần "đẻ", đương nhiên hòn đá mẹ lại nhỏ dần đi… Cho đến nay nó đã "đẻ" được 9 "con" tất cả. Chừng ấy lần "Yang" đẻ cũng là ngần ấy lần làng Le có niềm vui lớn: Người, gia súc không xảy ra dịch bệnh; lúa được mùa chất đầy kho, đi săn thường gặp thú lớn…

Nhà thờ "Yang Ngà".

Thêm một điều kỳ bí khác: thỉnh thoảng "Yang" lại dẫn lũ con đi đâu mất biệt. Đã có lần già làng phải huy động già trẻ, lớn bé vào rừng vạch từng gốc cây ngọn cỏ để tìm mà không thấy. Khi mọi người đinh ninh là trong làng có ai đó làm điều gì phật ý "Yang" thì bỗng nhiên "Yang" lại dẫn lũ con nguyên vẹn trở về…

Vì những điều huyền bí ấy, hàng bao nhiêu năm nay phiến đá đã trở thành "Yang" hộ mệnh của làng Le. Người ta làm nhà để "Yang" và lũ "con" ở. Năm nào "Yang" cho được mùa, làng phải tổ chức đâm trâu và việc đầu tiên là phải lấy máu tắm cho "Yang" cùng với lũ "con". Ngoài dịp này không ai được vô cớ đến gần. Người ta tin rằng nếu tự tiện xâm phạm nơi "Yang" ở, ngài sẽ nổi giận cho mưa làm ngập lụt đất đai; người, vật mắc dịch bệnh mà chết… Ai muốn mở cửa nhà "Yang" phải đâm một trâu để lấy máu tắm…

Sau màn sương huyền thoại
Một huyền thoại đã được truyền đời cho dân làng Le rằng "Yang Ngà" đã có từ thời người đẻ ra làng (và ta cứ tạm gọi là "cụ tổ" vậy): Hôm đó làng tổ chức đi săn. Lùng sục mãi đến lúc mặt trời gần khuất núi mà chẳng dính được con thú nhỏ nào… Đã toan quay về, đoàn người bỗng thấy lũ chó châu cả vào một lùm cây sủa dữ dội.

Nghi có thú ẩn nấp, họ bao vây lùm cây rồi chỉa nỏ bắn. Chẳng thấy gì đoàn người suỵt chó về nhưng chúng lại càng sủa dữ hơn. Thấy sự lạ, cụ tổ đích thân vén lùm cây vào xem thử. Và trước mắt cụ là phiến đá hình thù kỳ dị miêu tả trên đây… Cho là Yang mang lại điềm gì đó, cụ tổ hạ lệnh cho mọi người cõng nó về làng…

Đêm đó đàn ông làng tổ chức uống rượu "giải sầu" một ngày đi săn thất bại. Đang lăn lóc quanh đống lửa lớn, mọi người bỗng choàng dậy vì tiếng thét thất thanh của cụ tổ: Hòn đá họ cõng về lúc chiều đã "đẻ" một đứa con bằng nắm tay người lớn!

Kinh hãi vì điều kỳ dị xảy ra, theo lời khuyên của cụ tổ, họ đâm một con trâu đực lấy máu tắm cho phiến đá và đứa con của nó. Thấy hình dạng phiến đá như đang ngậm chiếc ngà voi, họ tôn là "Yang Ngà" và tin chắc đây là điềm sinh sôi nảy nở mà Yang mang đến. Niềm tin ứng nghiệm và "Yang Ngà" trở thành vị thần hộ mệnh cho làng Le đã không biết bao đời nay…

Với quan niệm "Vạn vật hữu linh", bất cứ vật gì khi đã thành đối tượng để thờ cúng, đồng bào dân tộc vẫn thường khoác lên nó một màn sương huyền thoại như thế. Gạt qua một bên giai thoại xuất xứ và những "ứng nghiệm" có thể ngẫu nhiên, xin nói một điều rằng: chuyện phiến đá biết "đẻ" là hoàn toàn có thật.

Chính ông A Giói từng là cán bộ xã, hiện đang là bí thư chi bộ thôn - người có vốn văn hóa nhất định - cũng không tin chuyện huyền bí, ma quỷ. Tuy nhiên ông cũng không thể giải thích vì sao lại có những điều bí ẩn lạ lùng này…

Với tôi, điều huyền bí này phải chăng có thể cắt nghĩa: Do sự cấu tạo đặc biệt nào đó của phiến đá (Có thể là sự tập hợp của những loại đá có thành phần và màu sắc khác nhau) khi gặp những biến động đột ngột về thời tiết trong những khoảng thời gian nào đó, chúng sẽ giản nở và tự tách ra. Như thế đương nhiên dưới con mắt của dân làng thì đó là đá "đẻ".

Nhưng liệu trong tự nhiên có chăng những viên đá có cấu tạo đặc biệt như thế? Lại còn chuyện phiến đá này thỉnh thoảng bỗng biến mất cùng với "lũ con" rồi đột nhiên trở về nguyên vẹn? Liệu có một bàn tay nào dám đùa giỡn với niềm tin tâm linh của một cộng đồng? Xem ra tất cả những huyền bí này phải cần đến sự tận thấy của các nhà khoa học…

Hoàng Duy Trần (sưu tầm)

Ẩm thực của dân tộc Rơ Măm Kontum (Sầm Thị Phong)

Nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, với những ngọn núi xanh cao, và những thung lũng êm đềm, Kon Tum hiện ra như một miền đất xinh đẹp, vừa rực rỡ vừa hoang sơ. Từ bao đời nay, các dân tộc thiểu số Kon Tum đã chung tay xây dựng cho mình vốn văn hóa độc đáo: quyến rũ vô cùng mà cũng bí ẩn thâm sâu. Trong đó, văn hóa ẩm thực nổi bật lên là đại diện tiêu biểu, gây nhiều tò mò và thú vị cho du khách.

Văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số Kon Tum đã được chắt lọc, tinh túy từ thiên nhiên để tạo thành bản sắc riêng, độc đáo, cuốn hút mà không một miền đất nào có được. Đó có thể là sản vật của núi rừng như: nấm mối, đọt mây, rau dớn, thịt thú rừng,… đến sản vật dưới nước như: cá suối, tôm, cua, cá,… Đặc biệt là côn trùng: kiến, dế, … Ẩm thực các dân tộc thiểu số Kon Tum gắn với các giá trị tâm linh, thờ cúng, lễ hội, không chỉ là món ăn thức uống hàng ngày mà còn là đồ lễ quan trọng tế thần, thể hiện tấm lòng của con người, dân làng đối với thần linh.

Ẩm thực đang trở thành kênh quan trọng để góp phần đa dạng hóa, hoạt động du lịch Kon Tum, dẫn dắt du khách trải nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống, quảng bá hình ảnh Kon Tum ra các địa phương trong nước và quốc tế. Hãy một lần đến phố núi một lần, trải nghiệm văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số, chắc chắn sẽ để lại trong bạn những dư âm không thể nào quên.

Ẩm thực người Rơ Mâm
Người Rơ Mâm là một trong những dân tộc có số dân ít ỏi tại Việt Nam, chỉ với 462 người (Niêm giám Thống kê 2011, Cục Thống kê Kon Tum), địa bàn cư trú chính tại làng Le (xã Mo Rai, huyện Sa Thầy). Làng của tộc người dân tộc Rơ Mâm theo chế độ tự quản, đứng đầu là già làng, người có tư cách đạo đức tốt, hiểu rõ luật tục, được dân làng tín nhiệm và tôn trọng.

Nơi người Rơ Mâm ở thuộc vùng núi cao, có những dãy đồi lượn sóng bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ tạo nên thung lũng hẹp, khung cảnh yên bình. Nhờ đó, ẩm thực của người Rơ Mâm có đầy đủ các sản vật của núi rừng, sông suối, từ các loại rau quả đến côn trùng, thịt thú rừng. Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, người dân tộc Rơ Mâm tin tưởng vào sự tồn tại của linh hồn. Do vậy, họ cũng xây dựng nền văn hóa ẩm thực mang tính tôn thờ thần linh, thể hiện rõ sự ngưỡng vọng, tôn kính, cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no. Có thể kể đến một số món ăn tiêu biểu cho ẩm thực người Rơ Mâm như: Gỏi kiến vàng, Mây đắng nấu cá nhép, Thịt và tiết canh dúi.

1. Gỏi kiến vàng
Có những món ăn nghe tên đã có cảm giác sợ sợ, nhưng nếm một miếng lại muốn ăn miếng nữa, và say mê lúc nào không hay, là Gỏi kiến vàng của người Rơ Mâm.

Gỏi kiến vàng

Kiến vàng có rất nhiều quanh khu vực cư trú của người Rơ Mâm, không những là loài thiên địch giúp chống lại sự phá hoại của côn trùng mà còn là món ăn rất ngon, bổ dưỡng. Khi lấy tổ kiến vàng xuống, người ta đặt một chậu nước phía dưới, lấy gọng dao gõ nhẹ cho kiến rơi xuống chậu, rồi nhẹ nhàng tách đôi, lấy trứng kiến ra để riêng. Trứng kiến vàng màu trắng đục, to bằng hạt gạo, có mùi thơm nhè nhẹ. Người Rơ Mâm dùng kiến vàng và trứng để nấu canh, trộn gỏi, xào với thịt thú rừng,…nhưng giữ được hương vị thơm ngon nguyên chất nhất chính là Gỏi kiến vàng. Cách làm khá đơn giản: Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng và trứng giã sơ qua, để ngoài nắng một lúc cho se se lại. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo (bột gạo rang cháy xém), dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của trứng kiến, vị cay xé của tiêu ớt tạo nên món ăn ngon tuyệt vời.

2. Mây đắng nấu cá nhép
Đây là món ăn thể hiện sự độc đáo trong ẩm thực của người Rơ Mâm, khi họ kết hợp một cách khéo léo giữa sản vật núi rừng với sản vật của dòng sông: mây đắng và cá nhét. Mây đắng mọc chằng chịt trong rừng, dây leo dài đến hàng chục mét, có gai nhọn dày đặc quanh thân. Người dân tộc thường dùng những cây mây già để đan lát vật dụng như ghế, giỏ, rổ rá,…Còn phần đợt non, màu trắng ngà bụ bẫm dài khoảng 60-80 cm thì khéo léo ngắt về nấu ăn. Đọt mây được tước bỏ vỏ cứng bên ngoài đi, ngâm trong nước một lúc để không bị thâm đen, giữ màu trắng ngà đẹp mắt.

Mây đắng nấu cá nhép

Đọt mây nấu cá nhép có màu nâu sánh, thơm thơm, bùi ngậy rất ngon, cách nâu như sau: Cá nhép dưới suối bắt lên, sơ chế qua rồi tẩm chút muối hột, đem phơi nắng, đến khi bốc mùi ui ui (mùi thối) là dùng được. Đọt mây xắt nhỏ, trộn với cá nhét, thêm muối hột, bột ngọt, lá mthau (mội loại cây mọc trên rừng có mùi hơi hắc). Món đọt mây nấu cá nhép không thể thiếu một chút thính gạo (gạo rang cho chín rồi giã nhỏ), chính thính gạo tạo cho món ăn mùi thơm nồng, rất hấp dẫn. Nấu trong khoảng 15 phút là đem ra dùng được, vị đắng dịu của đọt mây non, ngọt mềm của cá nhép, mùi thơm của thính gạo, tất cả hòa quyện thành vị mềm ngon, bùi bùi rất vừa vặn. Ngoài ra, người Rơ mâm còn sử dụng đọt mây non để nấu canh hoặc nấu với các loại thịt rừng, làm gỏi, xào,… Dù chế biến theo cách nào thì đọt mây vẫn giữ được vị đắng dịu đặc trưng, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho món ăn.

3. Các món ăn từ thịt dúi
Với người Rơ Mâm thì thịt dúi là loại thực phẩm thông dụng và được chế biến thành nhiều món ăn. Nhìn bên ngoài con dúi gần giống con chuột nhưng thân hình to và tròn trịa hơn một chút, mắt nhỏ, tai nhỏ, đuôi ngắn, có móng vuốt. Dúi có chiều dài thân 25-40 cm, trọng lượng 0,5-1,5kg/con. Con dúi thường ở những vùng đồi thấp, trên sườn núi đất thoai thoải với các loại cây như tre, trúc… Chúng sinh sống theo nhóm gia đình nhỏ gồm 3-5 thành viên trong những hang hốc tự đào, ban ngày không lên khỏi mặt đất nhưng ban đêm lại đi phá phách nương rẫy, cắn nát khu rừng tre trúc.

thịt Di

Nhưng độc đáo nhất phải kể đến tiết canh dúi: thịt được lọc ra đem luộc chín, băm nhỏ, trộn với tiết. Tiết canh dúi của người dân tộc Rơ Mâm không giống với tiết canh thông thường ở chỗ họ gia giảm thêm khá nhiều các loại gia vị như sả, ớt, muối, bột ngọt, và nhất định không thẻ thiếu chút bột bắp khô (bột ngô). Tiết canh dúi hơi khô chứ không ướt như các loại tiết canh khác, có màu đỏ thâm, gia vị át đi vị tanh khó chịu, mới đầu ăn có cảm giác hơi ngang ngang, khó chịu nhưng khá đậm đà và dễ ăn.

Chỉ bằng những sản vật thông thường nơi mình sống người Rơ Mâm cũng đã xây dựng cho mình nét ẩm thực độc đáo thú vị và ngày càng thu hút được du khách khắp nơi đến thưởng thức.

 Sầm Thị  Phong (sưu tầm)

Lưu giữ nét văn hóa độc đáo của dân tộc Rơ Măm làng Le, Kon Tum (Hoàng Thị Lê)

Dân tộc Rơ Măm trước đây vốn có rất nhiều tục lệ nhưng ngày nay, đời sống văn hóa ngày càng phát triển, đồng bào đã từng bước từ bỏ những hủ tục và chỉ lưu giữ những tục lệ, nét văn hóa đẹp, độc đáo của dân tộc.
Kon Tum là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, cư trú. Trong đó, có 6 đồng bào dân tộc tại chỗ như: Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ - Triêng, Jrai, Brâu và Rơ Măm. Mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa riêng biệt rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn về mọi mặt.
Do ảnh hưởng mặt trái của sự phát triển, nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số tại chỗ trong tỉnh có nguy cơ bị suy thoái, mai một hoặc bị mất dần. Tuy nhiên vẫn có dân tộc quan tâm lưu giữ, kế tục, sử dụng và truyền lại cho thế hệ sau nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Trong đó phải kể đến dân tộc Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy).
Làng Le là địa bàn cư trú của 120 hộ dân với khoảng 460 nhân khẩu người Rơ Măm, đây là 1 trong 2 dân tộc ít người nhất của tỉnh, nhưng ở đây người dân lại lưu giữ, bảo tồn được số lượng cồng chiêng lớn. Cùng với đó là không gian văn hóa cồng chiêng cũng được dân trong làng giữ gìn và phát triển.

Luu giu net van hoa doc dao cua dan toc Ro Mam lang Le, Kon Tum - Anh 1
Cùng với việc gìn giữ cồng chiêng, người dân làng Le còn biết bảo ban nhau học tập, truyền dạy lại cho lớp trẻ cách đánh cồng chiêng, nhất là những bài chiêng dùng trong các lễ hội của dân tộc Rơ Măm. Nếu có dịp đến làng Le vào những ngày cuối tuần hay kỳ nghỉ hè, mọi người sẽ dễ dàng thấy cảnh lũ trẻ say sưa học đánh cồng chiêng; người già thì nhiệt tình truyền dạy. Lớp trước dạy lớp sau, cứ thế, bao đời nay, người dân làng Le đã giữ gìn khá tốt văn hóa cồng chiêng.
Bên cạnh đó, đồng bào người Rơ Măm nơi đây cũng luôn chú tâm lưu giữ những lễ hội văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, trong đó có 3 lễ hội quan trọng nhất liên quan vòng đời của cây lúa rẫy là: chọc tỉa, cúng mừng lúa lên đòng và cúng lúa mới. Theo quan niệm của người Rơ Măm, lúa rẫy là món quà của trời ban, chỉ cần chọc lỗ bỏ hạt xuống mà không cần bón phân, nhọc công chăm sóc, vậy mà lúa vẫn tốt, vẫn mang về những mùa bội thu nuôi sống người dân, thế nên từ lúc tra hạt đến khi thu hoạch họ đều làm lễ tạ ơn Yang Plút (tức thần Ngà voi), theo dân làng thì đây vị thần đã mang may mắn đến cho làng.
Cùng với lễ hội, tục lệ ma chay cũng được người Rơ Măm lưu giữ cho đến ngày nay. Theo lời kể của các già làng nơi đây, khi trong nhà có người chết, các gia đình sẽ đánh chiêng để thông báo với dân làng đến chia buồn, giúp đỡ... Nghĩa địa của người Rơ Măm luôn nằm về phía tây của làng, bởi theo quan niệm của đồng bào nếu đặt về phía Đông thì khi mặt trời mọc và đi qua làng, linh hồn người chết cũng sẽ đi theo vào làng, như vậy sẽ không mang điều tốt đến cho làng. Các ngôi mộ của người Rơ Măm cũng được sắp xếp có trật tự khi chôn, tránh để người dưới mộ nhìn về phía làng. Tuy nhiên, tục lệ ma chay ngày nay của người Rơ Măm cũng đã có những thay đổi tích cực, đó là các gia đình không còn chôn chung người chết như trước…
Thời gian qua với nỗ lực phát triển kinh tế, đồng bào Rơ Măm làng Le vẫn luôn cố gắng bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình trước những tác động của cơn lốc văn hóa hiện đại đang tràn về.

Hoàng Thị Lê (sưu tầm)

Người Rơ Măm giữ gìn bản sắc văn hoá (Hoàng Thị Vinh)

Nhà Rông thờ thần Yang Plút và là nơi tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới. Ảnh: Đ.V

Cồng chiêng là linh hồn của các lễ hội, gắn liền với đời sống văn hoá, tâm linh của dân tộc, nên các gia đình trong làng đều một lòng gìn giữ; đồng thời tiếp tục duy trì những lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp để tạo “đất” cho cồng chiêng tiếp tục sống...

“Cả làng còn giữ được gần 100 bộ chiêng, dù cuộc sống còn khó khăn, rất nhiều người cũng đã lân la đến hỏi mua, nhưng dân làng không ai bán những bộ chiêng quý cả. Cồng chiêng là linh hồn của các lễ hội, gắn liền với đời sống văn hoá, tâm linh của dân tộc, nên các gia đình trong làng đều một lòng gìn giữ; đồng thời tiếp tục duy trì những lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp để tạo “đất” cho cồng chiêng tiếp tục sống” – Trưởng thôn A Giói ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) khẳng định quyết tâm bảo tồn những giá trị văn hoá của người Rơ Măm.
Cồng chiêng – tài sản quý của mỗi gia đình
Làng Le là địa bàn cư trú của 120 hộ dân với khoảng 460 nhân khẩu người Rơ Măm, đây là 1 trong 2 dân tộc ít người nhất của tỉnh, nhưng ở đây người dân lại lưu giữ, bảo tồn được số lượng cồng chiêng lớn. Cùng với đó là không gian văn hoá cồng chiêng cũng được dân trong làng giữ gìn và phát triển.

Già A Ren rất tự hào về hai bộ chiêng quý của gia đình.

Theo đánh giá của Phòng Văn hoá - Thể thao huyện Sa Thầy, xã Mô Rai là địa phương có số lượng cồng chiêng nhiều nhất trong huyện với 189 bộ chiêng, riêng làng Le đã có gần 100 bộ, trong đó có 80 bộ chiêng Hoăn và 20 bộ chiêng Lào. Có nhà còn giữ được tới  2- 3 bộ chiêng như nhà ông A Glá, A Giói, A Ren…
Có một thời gian, nhiều địa phương đã bị dòng chảy của đời sống văn hóa hiện đại tràn đến, người dân bị cuốn theo, ngày càng thờ ơ với giá trị văn hóa truyền thống và vì thế tình trạng “chảy máu” cồng chiêng diễn ra tràn lan, âm thanh của cồng chiêng vắng dần trong đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào các DTTS. Không ít gia đình, thôn làng đã bán đi những bộ chiêng quý; một bộ phận giới trẻ không còn quan tâm tới văn hoá cồng chiêng và những nét phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Thế nhưng, ở làng Le, “cơn bão” ấy dường như không hề ảnh hưởng tới, bởi người dân ở đây rất coi trọng giá trị của cồng chiêng và những lễ hội, sinh hoạt văn hoá gắn liền với cồng chiêng. “Dù đời sống kinh tế của người dân làng Le chưa thể nói là đã khá giả, nếu đem bán hay đổi những bộ chiêng cổ đi có thể giúp nhiều gia đình bớt khó; thế nhưng, vì yêu quý tài sản mà cha ông đã để lại, vì sợ văn hoá cồng chiêng bị mai một nên mọi người, mọi nhà bảo nhau giữ gìn” – Trưởng thôn A Giói tự hào khoe.
Nghe lời giới thiệu của ông A Giói, chúng tôi tìm đến nhà già A Ren. Già cho biết, nhà ông hiện còn 2 bộ chiêng cổ, mỗi bộ có 11 chiếc, với ông những bộ chiêng này là tài sản vô giá, dù người ta trả bao nhiêu cũng không đổi.
Già A Ren nói rằng: Có người đòi đổi bằng trâu nhưng mình từ chối. Trâu bò quý thật, nhưng cồng chiêng là tài sản ông cha truyền lại nhiều đời, mình có trách nhiệm giữ gìn để còn truyền lại cho con cháu. Ngày trước, cùng với lúa, trâu, cồng chiêng cũng là loại tài sản mà các gia đình thể hiện sự giàu có, nhà nào nhiều chiêng nghĩa là nhà đó khấm khá. Nếu không có cồng chiêng, những lễ hội là nơi gắn kết cộng đồng cũng sẽ không còn ý nghĩa, đời sống tinh thần, tâm linh cũng sẽ bị mai một mất thôi.
Cùng với việc gìn giữ cồng chiêng, người dân làng Le còn biết bảo ban nhau học tập, truyền dạy lại cho lớp trẻ cách đánh cồng chiêng, nhất là những bài chiêng dùng trong các lễ hội của dân tộc Rơ Măm. “Nếu có dịp đến làng Le vào những ngày cuối tuần hay kỳ nghỉ hè, mọi người sẽ dễ dàng thấy cảnh lũ trẻ say sưa học đánh cồng chiêng; người già thì nhiệt tình truyền dạy. Lớp trước dạy lớp sau, cứ thế, bao đời nay, người dân làng Le đã giữ gìn khá tốt văn hoá cồng chiêng” – Trưởng thôn A Giói cho biết thêm.
Bảo tồn những nét văn hoá đẹp
Người Rơ Măm trước đây vốn có rất nhiều tục lệ; nhưng ngày nay, đời sống văn hoá ngày càng phát triển, người Rơ Măm cũng đã từng bước từ bỏ những hủ tục và chỉ lưu giữ những tục lệ, nét văn hoá đẹp, độc đáo của dân tộc.
Theo già làng A Breng, người Rơ Măm luôn chú tâm lưu giữ những lễ hội văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, trong đó có 3 lễ hội quan trọng nhất liên quan vòng đời của cây lúa rẫy là: chọc tỉa, cúng mừng lúa lên đòng và cúng lúa mới. Theo quan niệm của người Rơ Măm, lúa rẫy là món quà của trời ban, chỉ cần chọc lỗ bỏ hạt xuống mà không cần bón phân, nhọc công chăm sóc, vậy mà lúa vẫn tốt, vẫn mang về những mùa bội thu nuôi sống người dân, thế nên từ lúc tra hạt đến khi thu hoạch họ đều làm lễ tạ ơn Yang Plút (tức thần Ngà voi), theo dân làng thì đây vị thần đã mang may mắn đến cho làng.

Lễ hội chọc tỉa được diễn ra khi các gia đình chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà có thể làm lễ to hay nhỏ, nhà khá giả thì đập một trâu hay một con heo, nhà khó khăn thì giết một con gà, cốt yếu là ở tấm lòng cúng thần, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa để cây lúa phát triển tốt, cho nhiều hạt.
Đến khi lúa chuẩn bị trổ bông, các gia đình cũng làm một cái lễ đơn giản để cúng Yang Plút, cảm ơn thần đã phù hộ để cây lúa lên xanh tốt và cầu mong thần tiếp tục phù hộ để một vụ mùa bội thu.
Lễ ăn lúa mới là lễ to nhất, quan trọng nhất trong các lễ hội của người Rơ Măm, nó được diễn ra khi mùa lúa rẫy đã kế thúc, lúa đã được phơi khô và cất vào kho, đây cũng được coi là tết của người Rơ Măm.
Cùng với lễ hội, tục lệ ma chay cũng được người Rơ Măm lưu giữ cho đến ngày nay. Theo lời kể của già làng A Breng, khi trong nhà có người chết, các gia đình sẽ đánh chiêng để thông báo với dân làng đến chia buồn, giúp đỡ. Nghĩa địa của người Rơ Măm luôn nằm về phía tây của làng, bởi theo quan niệm nếu đặt về phía Đông thì khi mặt trời mọc và đi qua làng, linh hồn người chết cũng sẽ đi theo vào làng, như vậy sẽ không mang điều tốt đến cho làng. Các ngôi mộ của người Rơ Măm cũng được sắp xếp có trật tự khi chôn, tránh để người dưới mộ "nhìn" về phía làng. Tuy nhiên, tục lệ ma chay ngày nay của người Rơ Măm cũng đã có những thay đổi tích cực, đó là các gia đình không còn chôn chung người chết như trước…
Biên giới Mô Rai mùa này nắng gắt, nắng xém cả mặt người. Người Rơ Măm ở làng Le cũng mới vừa kết thúc vụ thu hoạch lúa và tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới. Họ sống lặng lẽ dưới chân núi Chư Mom Ray, nỗ lực phát triển kinh tế và luôn cố gắng bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình trước những tác động của cơn lốc văn hoá hiện đại đang tràn về.
 Hoàng Thị Vinh (sưu tầm)

Dân tộc Rơ Măm (Triệu Thị Bắc)

Dân tộc Rơ Măm cư trú chính tại làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Tiếng Rơ Măm thuộc ngữ chi Ba Na của ngữ tộc Môn-Khmer. Là cư dân sống lâu đời ở vùng đất này. Ðầu thế kỷ XX dân số của tộc này còn khá đông, phân bố trong 12 làng, ở lẫn với người Gia Lai.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Rơ Măm ở Việt Nam có dân số 436 người, có mặt tại 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Rơ Măm cư trú tập trung tại tỉnh Kon Tum (419 người, chiếm 96,1% tổng số người Rơ Măm tại Việt Nam), các tỉnh khác có rất ít như Sài Gòn (9 người), Đồng Nai (3 người).

Đơn vị cư trú của người Rơ Măm là đê (làng), đứng đầu là một ông già trưởng làng do dân tín nhiệm. Làng Le của người Rơ Măm nay chỉ còn khoảng 10 ngôi nhà ở, có cả nhà rông. Mỗi nhà có từ 10 đến 20 người gồm các thế hệ, có quan hệ thân thuộc với nhau. Các cặp vợ chồng dù vẫn sống chung dưới một mái nhà, nhưng đã độc lập với nhau về kinh tế.

Cho dù những ngôi nhà kiểu cũ không còn nữa, nhưng hàng năm các cột nêu ngày lễ đâm trâu, cái nọ tiếp cái kia vẫn đang và sẽ còn mọc lên với hàng cột vượt lên trên chiều cao của mái nhà, những hàng cây. Ðó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại ở làng Le của người Rơ Măm hôm nay.Cho dù những ngôi nhà kiểu cũ không còn nữa, nhưng hàng năm các cột nêu ngày lễ đâm trâu, cái nọ tiếp cái kia vẫn đang và sẽ còn mọc lên với hàng cột vượt lên trên chiều cao của mái nhà, những hàng cây. Ðó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại ở làng Le của người Rơ Măm hôm nay.

Người Rơ Măm sinh sống bằng nghề làm rẫy, lúa nếp là lương thực chủ yếu. Khi gieo trồng, đàn ông cầm hai gậy nhọn chọc lỗ, đàn bà theo sau bỏ hạt giống và lấp đất, săn bắt và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Trong số các nghề phụ gia đình, nghề dệt vải phát triển nhất nhưng ngày nay đã suy giảm vì người Rơ Măm đã quen dùng các loại vải công nghiệp bán trên thị trường.

Nhà ở đều có hành lang chính giữa, chạy suốt chiều dài sàn, ở trung tâm nhà có một gian rộng là nơi tiếp khách và diễn ra các sinh hoạt văn hóa nói chung của các gia đình.

Việc cưới xin của gia đình Rơ Măm gồm 2 bước chính: ăn hỏi và lễ cưới. Sau lễ cưới vài ba ngày, vợ chồng có thể bỏ nhau, nhưng khi đã sống với nhau lâu hơn thì họ không bỏ nhau.

Khi có người chết, sau 1-2 ngày đưa đi mai táng. Nghĩa địa nằm về phía Tây của làng, các ngôi mộ được sắp xếp có trật tự, khi chôn, tránh để người dưới mộ “nhìn” về phía làng. Người Rơ Măm không bao giờ làm nghĩa địa phía Đông, vì sợ cái chết sẽ “đi” qua làng như hướng đi của mặt trời.

Nét tiêu biểu trong kiến trúc nhà mồ truyền thống của người Rơ Măm là hình tượng những cặp ngà voi, được đẽo gọt công phu, trên đỉnh 4 cây cột dựng ở góc nhà mồ.Nét tiêu biểu trong kiến trúc nhà mồ truyền thống của người Rơ Măm là hình tượng những cặp ngà voi, được đẽo gọt công phu, trên đỉnh 4 cây cột dựng ở góc nhà mồ.

Người Rơ Măm có phong cách riêng trong tạo dáng và trang trí trang phục truyền thống, đặc biệt là trang phục nữ. Họ còn có tục “cà răng, căng tai”. Đến tuổi trưởng thành, trai gái đều cưa cụt 4 hay 6 răng cửa hàm trên. Hiện nay lớp trẻ đã bỏ tục này. Phụ nữ thích đeo khuyên, hoa tai, vòng tay và đeo những chuỗi cườm ở cổ.

Nam Rơ Măm cắt tóc ngắn, ở trần, đóng khố. Vạt trước khố dài tới gối, vạt sau dài tới ống chân. Khố thường dùng màu trắng nguyên của vải mộc. Lưng được xăm hoa văn kín, nhất là những người cao tuổi.

Nữ Rơ Măm thường để tóc dài búi sau gáy. Áo là loại cộc tay vai thẳng (không khoét cổ như Brâu), thân thẳng, hình dáng gần vuông giống áo Brâu. Áo màu sáng (màu nguyên của sợi bông) các đường viền cổ và cửa tay cộc màu đỏ. Gấu áo có dải băng trang trí (cao 1/4 thân áo) bằng màu đỏ, hoa văn hình học. Váy là loại váy hở màu trắng nguyên sợi bông. Bốn mép váy và giữa thân váy có các đường viền hoa văn màu đỏ với mô típ hoa văn hình học và sọc ngang. Họ thường đeo hoa tai vòng to, nặng xệ xuống. Người khá giả đeo hoa tai bằng ngà voi, người nghèo đeo hoa tai bằng gỗ. Vòng tay là loại bằng đồng nhiều xoắn. Trang phục truyền thống Rơ Măm phần chính là màu sắc và phong cách trang trí áo, váy phụ nữ.

Khi nuôi con, đặc biệt lúc địu con đi xa, những phụ nữ Rơ Măm đeo trên đầu chiếc vòng có tác dụng trừ tà ma, theo quan niệm của họ. Trên chiếc vòng, ngoài các chùm chỉ màu, những quả lục lạc nhỏ bằng đồng, còn có một củ tham hụi mầu vàng, được gia đình trồng trên rẫy.Khi nuôi con, đặc biệt lúc địu con đi xa, những phụ nữ Rơ Măm đeo trên đầu chiếc vòng có tác dụng trừ tà ma, theo quan niệm của họ. Trên chiếc vòng, ngoài các chùm chỉ màu, những quả lục lạc nhỏ bằng đồng, còn có một củ tham hụi mầu vàng, được gia đình trồng trên rẫy.
Tín ngưỡng dân gian của người Rơ-măm chủ yếu liên quan đến nghề làm rẫy, trồng lúa. Các nghi thức cúng lễ trong quá trình sản xuất, từ khi phát, đốt rẫy cho đến khi đưa lúa về nhà kho là những sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân làng hết sức quý báu còn lưu giữ được đến ngày nay.

Lễ cúng mừng lúa mới là lễ to nhất và cũng là tết của người Rơ Măm nhằm tạ ơn Yàng đã cho một vụ mùa bội thu, lúa đầy gùi, có bắp đầy kho. Người Rơ Măm quan niệm “vạn vật hữu linh”, cả linh hồn con người sau khi chết cũng là lực lượng siêu nhiên đầy quyền lực và bí ẩn. Ðó là những đối tượng mà họ thờ cúng để cầu mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một trong những lực lượng siêu nhiên được người dân thờ cúng nhiều nhất là thần lúa. Họ cúng thần lúa vào ngày bắt đầu trỉa giống, khi lúa lên đòng, trước ngày tuốt lúa… để cầu mong một mùa rẫy bội thu.

Người Rơ-măm có ca dao, tục ngữ, một số điệu dân ca và truyện cổ. Nhạc cụ của người Rơ-măm gồm chiêng, trống và đàn, sáo…. Những làn điệu dân ca, những bài hát giao duyên của nam nữ thanh niên, những câu chuyện kể của người già với bộ nhạc cụ gồm chiêng, trống và các loại đàn, sáo… được làm ra từ nguồn tre, nứa trong rừng là yếu tố chính tạo dựng nên nền văn nghệ dân gian của tộc Rơ Măm nơi đây.

Đặc biệt tộc Rơ Măm là một trong hai tộc có dân số ít ỏi nhất (tộc kia là Ơ Đu) trong 54 dân tộc anh em nhưng số lượng cồng chiêng cổ của họ được người trong tộc bảo toàn gìn giữ còn lại nhiều hơn tất cả các tộc khác.

Già A Ren rất tự hào về hai bộ chiêng quý của gia đình. Ảnh TH.Già A Ren rất tự hào về hai bộ chiêng quý của gia đình. .

Người Rơ Măm giữ gìn bản sắc văn hoá
Cồng chiêng là linh hồn của các lễ hội, gắn liền với đời sống văn hoá, tâm linh của dân tộc, nên các gia đình trong làng đều một lòng gìn giữ; đồng thời tiếp tục duy trì những lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp để tạo “đất” cho cồng chiêng tiếp tục sống…

“Cả làng còn giữ được gần 100 bộ chiêng, dù cuộc sống còn khó khăn, rất nhiều người cũng đã lân la đến hỏi mua, nhưng dân làng không ai bán những bộ chiêng quý cả. Cồng chiêng là linh hồn của các lễ hội, gắn liền với đời sống văn hoá, tâm linh của dân tộc, nên các gia đình trong làng đều một lòng gìn giữ; đồng thời tiếp tục duy trì những lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp để tạo “đất” cho cồng chiêng tiếp tục sống” – Trưởng thôn A Giói ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) khẳng định quyết tâm bảo tồn những giá trị văn hoá của người Rơ Măm.

Cồng chiêng – tài sản quý của mỗi gia đình
Làng Le là địa bàn cư trú của 120 hộ dân với khoảng 460 nhân khẩu người Rơ Măm, đây là 1 trong 2 dân tộc ít người nhất của tỉnh, nhưng ở đây người dân lại lưu giữ, bảo tồn được số lượng cồng chiêng lớn. Cùng với đó là không gian văn hoá cồng chiêng cũng được dân trong làng giữ gìn và phát triển.

Theo đánh giá của Phòng Văn hoá – Thể thao huyện Sa Thầy, xã Mô Rai là địa phương có số lượng cồng chiêng nhiều nhất trong huyện với 189 bộ chiêng, riêng làng Le đã có gần 100 bộ, trong đó có 80 bộ chiêng Hoăn và 20 bộ chiêng Lào. Có nhà còn giữ được tới 2- 3 bộ chiêng như nhà ông A Glá, A Giói, A Ren…

Có một thời gian, nhiều địa phương đã bị dòng chảy của đời sống văn hóa hiện đại tràn đến, người dân bị cuốn theo, ngày càng thờ ơ với giá trị văn hóa truyền thống và vì thế tình trạng “chảy máu” cồng chiêng diễn ra tràn lan, âm thanh của cồng chiêng vắng dần trong đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào các DTTS. Không ít gia đình, thôn làng đã bán đi những bộ chiêng quý; một bộ phận giới trẻ không còn quan tâm tới văn hoá cồng chiêng và những nét phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Thế nhưng, ở làng Le, “cơn bão” ấy dường như không hề ảnh hưởng tới, bởi người dân ở đây rất coi trọng giá trị của cồng chiêng và những lễ hội, sinh hoạt văn hoá gắn liền với cồng chiêng. “Dù đời sống kinh tế của người dân làng Le chưa thể nói là đã khá giả, nếu đem bán hay đổi những bộ chiêng cổ đi có thể giúp nhiều gia đình bớt khó; thế nhưng, vì yêu quý tài sản mà cha ông đã để lại, vì sợ văn hoá cồng chiêng bị mai một nên mọi người, mọi nhà bảo nhau giữ gìn” – Trưởng thôn A Giói tự hào khoe.

Nghe lời giới thiệu của ông A Giói, chúng tôi tìm đến nhà già A Ren. Già cho biết, nhà ông hiện còn 2 bộ chiêng cổ, mỗi bộ có 11 chiếc, với ông những bộ chiêng này là tài sản vô giá, dù người ta trả bao nhiêu cũng không đổi.

Nhà Rông thờ thần Yang Plút và là nơi tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới. Ảnh ĐV.Nhà Rông thờ thần Yang Plút và là nơi tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới. Ảnh ĐV.

Già A Ren nói rằng: Có người đòi đổi bằng trâu nhưng mình từ chối. Trâu bò quý thật, nhưng cồng chiêng là tài sản ông cha truyền lại nhiều đời, mình có trách nhiệm giữ gìn để còn truyền lại cho con cháu. Ngày trước, cùng với lúa, trâu, cồng chiêng cũng là loại tài sản mà các gia đình thể hiện sự giàu có, nhà nào nhiều chiêng nghĩa là nhà đó khấm khá. Nếu không có cồng chiêng, những lễ hội là nơi gắn kết cộng đồng cũng sẽ không còn ý nghĩa, đời sống tinh thần, tâm linh cũng sẽ bị mai một mất thôi.

Cùng với việc gìn giữ cồng chiêng, người dân làng Le còn biết bảo ban nhau học tập, truyền dạy lại cho lớp trẻ cách đánh cồng chiêng, nhất là những bài chiêng dùng trong các lễ hội của dân tộc Rơ Măm. “Nếu có dịp đến làng Le vào những ngày cuối tuần hay kỳ nghỉ hè, mọi người sẽ dễ dàng thấy cảnh lũ trẻ say sưa học đánh cồng chiêng; người già thì nhiệt tình truyền dạy. Lớp trước dạy lớp sau, cứ thế, bao đời nay, người dân làng Le đã giữ gìn khá tốt văn hoá cồng chiêng” – Trưởng thôn A Giói cho biết thêm.

Bảo tồn những nét văn hoá đẹp
Người Rơ Măm trước đây vốn có rất nhiều tục lệ; nhưng ngày nay, đời sống văn hoá ngày càng phát triển, người Rơ Măm cũng đã từng bước từ bỏ những hủ tục và chỉ lưu giữ những tục lệ, nét văn hoá đẹp, độc đáo của dân tộc.

Theo già làng A Breng, người Rơ Măm luôn chú tâm lưu giữ những lễ hội văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, trong đó có 3 lễ hội quan trọng nhất liên quan vòng đời của cây lúa rẫy là: chọc tỉa, cúng mừng lúa lên đòng và cúng lúa mới. Theo quan niệm của người Rơ Măm, lúa rẫy là món quà của trời ban, chỉ cần chọc lỗ bỏ hạt xuống mà không cần bón phân, nhọc công chăm sóc, vậy mà lúa vẫn tốt, vẫn mang về những mùa bội thu nuôi sống người dân, thế nên từ lúc tra hạt đến khi thu hoạch họ đều làm lễ tạ ơn Yang Plút (tức thần Ngà voi), theo dân làng thì đây vị thần đã mang may mắn đến cho làng.

Lễ hội chọc tỉa được diễn ra khi các gia đình chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà có thể làm lễ to hay nhỏ, nhà khá giả thì đập một trâu hay một con heo, nhà khó khăn thì giết một con gà, cốt yếu là ở tấm lòng cúng thần, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa để cây lúa phát triển tốt, cho nhiều hạt.

Đến khi lúa chuẩn bị trổ bông, các gia đình cũng làm một cái lễ đơn giản để cúng Yang Plút, cảm ơn thần đã phù hộ để cây lúa lên xanh tốt và cầu mong thần tiếp tục phù hộ để một vụ mùa bội thu.

Lễ ăn lúa mới là lễ to nhất, quan trọng nhất trong các lễ hội của người Rơ Măm, nó được diễn ra khi mùa lúa rẫy đã kế thúc, lúa đã được phơi khô và cất vào kho, đây cũng được coi là tết của người Rơ Măm.

Cùng với lễ hội, tục lệ ma chay cũng được người Rơ Măm lưu giữ cho đến ngày nay. Theo lời kể của già làng A Breng, khi trong nhà có người chết, các gia đình sẽ đánh chiêng để thông báo với dân làng đến chia buồn, giúp đỡ. Nghĩa địa của người Rơ Măm luôn nằm về phía tây của làng, bởi theo quan niệm nếu đặt về phía Đông thì khi mặt trời mọc và đi qua làng, linh hồn người chết cũng sẽ đi theo vào làng, như vậy sẽ không mang điều tốt đến cho làng. Các ngôi mộ của người Rơ Măm cũng được sắp xếp có trật tự khi chôn, tránh để người dưới mộ “nhìn” về phía làng. Tuy nhiên, tục lệ ma chay ngày nay của người Rơ Măm cũng đã có những thay đổi tích cực, đó là các gia đình không còn chôn chung người chết như trước…

Biên giới Mô Rai mùa này nắng gắt, nắng xém cả mặt người. Người Rơ Măm ở làng Le cũng mới vừa kết thúc vụ thu hoạch lúa và tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới. Họ sống lặng lẽ dưới chân núi Chư Mom Ray, nỗ lực phát triển kinh tế và luôn cố gắng bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình trước những tác động của cơn lốc văn hoá hiện đại đang tràn về.

Lễ hội Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm, Kon Tum

Lễ hội Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm (Kon Tum) là một trong những sinh hoạt cộng đồng, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc.

Hàng năm, khi công việc thu hoạch lúa rẫy đã xong (tức là khoảng tháng 11-12 dương lịch), khi hạt lúa, hạt bắp, hạt kê đã được đem về cất kỹ trong nhà lúa trên rẫy, người Rơ Măm chuẩn bị các nghi thức cho việc tổ chức lễ hội Mở cửa kho lúa. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày:
Ngày thứ nhất của lễ Mở cửa kho lúa
Vào buổi sáng tinh mơ, các gia đình mang lễ vật heo, gà, rượu… lên rẫy để Mở cửa kho lúa. Đến nơi, đàn bà nhóm lửa, đàn ông chuẩn bị các điều kiện và nghi lễ cần thiết. Ông chủ làm cầu thang cho hồn lúa theo đó bò về nhà. Chủ nhà khấn xong, lấy rượu trong ghè tưới trước cửa kho lúa, lấy máu con vật hiến sinh vẩy lên cửa kho và mở cửa kho để người đàn bà lấy những gùi lúa đầu tiên. Sau đó, chủ nhà cài cành lá xanh lên cửa kho làm dấu và mọi người gùi lúa về làng.

Lễ đâm trâu của người Rơ Măm, Kon Tum.Lễ đâm trâu của người Rơ Măm, Kon Tum.

Lúc này, tại nhà Rông, già làng tiến hành nghi lễ cộng đồng với sự có mặt của tất cả các chủ gia đình. Khi già làng làm lễ xong, các chủ gia đình lấy ý thiêng từ “Ngọn lửa thần” về nhà mình để nhóm lửa tại từng bếp gia đình và chuẩn bị cho bữa cơm mới đầu năm.

Buổi chiều cùng ngày, tiến hành dựng cây nêu. Sau đó, già làng và những người cao tuổi dắt con trâu được chọn và nuôi riêng trước đó cả tháng ở cánh rừng vào cột lễ làm vật hiến sinh cho Giàng. Mỗi gia đình mang tối những ghè rượu ngon xếp thành hàng trong không gian

 Lễ hội Đâm trâu
Trong tiếng cồng chiêng rộn ràng, tiếng hò reo ngân vang, dân làng vung gạo vào con vật hiến sinh. Già làng sẽ buộc con heo nhỏ vào cây nêu, cắm cần rượu nghi lễ và xin phép được giết con trâu cúng Giàng. Đội chiêng-xoang nối thành vòng tròn lớn, ngược chiều kim đồng hồ quanh cây nêu. Già làng làm những động tác nghi thức, sau đó người thanh niên khỏe mạnh được làng tuyển chọn hoàn thành công việc thiêng liêng của cộng đồng.

Con vật hiến sinh ngã xuống trong tiếng hò vang của dân làng, không khí lễ hội lúc này lên tới đỉnh điểm, niềm hoan hỉ của dân làng khi đã cảm thấy được Giàng chứng giám.

Lễ Mở kho lúa
Ngày cuối của lễ hội diễn ra nhiều nghi thức quan trọng. Nếu như ngày đầu là sự hối hả để chuẩn bị, ngày thứ hai là ngày hội tưng bừng, thì ngày này, con người như được cởi mở tất cả… Ngày thứ ba cũng còn được gọi là ngày ăn đầu trâu, già làng làm lễ hạ Giàng. Đám rước Giàng và đầu trâu lên nhà Rông, già làng làm lễ tại nhà Rông.

Khi phần nghi lễ đã qua đi và nhanh chóng nhường chỗ cho phần hội, con người hòa nhập vào nhau.Khi phần nghi lễ đã qua đi và nhanh chóng nhường chỗ cho phần hội, con người hòa nhập vào nhau.
Một nghi thức rất quan trọng được già làng tiến hành một cách cẩn thận là Lễ rửa Giàng. Sau khi khấn xong, già làng đặt Giàng lên đúng vị trí trang trọng nhất trên nóc nhà Rông trong niềm vui mãn nguyện của lòng thành đã được chứng giám.

Những bầu nước được các thiếu nữ gùi về từ giọt nước đầu làng, họ té nước vào nhau, càng nhiều càng may mắn, từ già làng đến con trẻ đều háo hức đón những dòng nước mát, giọt nước của may mắn, mạnh khỏe và yên vui…

Khi phần nghi lễ đã qua đi và nhanh chóng nhường chỗ cho phần hội, con người hòa nhập vào nhau. Người ta trao đổi với nhau về mọi mặt của cuộc sống, hiềm thù được xua tan đi, thương yêu thêm thắm lại… Đặc biệt, lễ hội là một sân khấu nghệ thuật đặc sắc của các nghệ nhân dân gian hôm qua còn còng lưng gùi lúa, thì hôm nay, lúc này trong ảnh lửa bập bùng của đêm lễ hội, họ là những diễn viên thực thụ…

Lễ hội Mở kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất của người Rơ Măm, đánh dấu sự hoàn tất một chu trình sản xuất nông nghiệp khô, trong một hoàn cảnh sống đặc biệt, gắn với thiên nhiên khắc nghiệt và núi rừng mênh mông vô tận, là tài sản văn hóa vô giá của người Rơ Măm.

Già làng A Reng “tắm” huyết cho Yang Plút - Ảnh Phạm Anh.

Chiếc ngà voi hóa thạch thần bí của người Rơ Măm
Ở giữa nhà rông, già làng A Reng long trọng mang Yang Plút từ cái giỏ ra đặt giữa sàn nhà rông. Đó là một chiếc ngà voi hóa thạch, dài chừng 0,5 m, to như bắp đùi người trưởng thành.

Người Rơ Mâm gọi chiếc ngà voi hóa thạch là Yang PLút, xem nó như báu vật bất khả xâm phạm của dân tộc mình. Chiếc ngà voi thần bí này được thờ tại một căn nhà rông giữa làng Le, xã Mô Rai, H.Sa Thầy, Kon Tum.

Rước thần về làng
Nghe nhiều chuyện từ cái ngà voi (Yang Plút) này, nhưng phải đến lễ hội mừng lúa mới năm nay (diễn ra từ ngày 29-31/10) do Sở VH-TT-DL Kon Tum kết hợp với chính quyền địa phương phục dựng, chúng tôi mới có dịp đến tận nhà rông của người Rơ Mâm ở làng Le để chờ xem Yang Plút.

Anh Hạnh, một người Huế sinh sống tại đây 4 năm, có quán buôn bán trước nhà rông bảo nhà rông không có cửa, nhưng đố ai dám vào nhà này tự tiện xem Yang Plút chứ đừng nói chi đến chuyện trộm cắp nó. Già trẻ làng Le này, ai cũng xem đó là báu vật bất khả xâm phạm, ngay cả người trong làng cũng chỉ thấy nó qua lễ hiến tế thần.

Già A Blong (63 tuổi) kể Yang Plút là vật thiêng của làng có cách đây hàng trăm năm. Ngày trước, dù rời làng bao nhiêu lần đi chăng nữa, nhưng Yang Plút vẫn không rời dân làng.

Già A Blong nói, ông bà đời trước kể lại rằng có một người dân làng dắt chó đi săn trong rừng, con chó cứ đến một vị trí trong rừng là sủa liên tục. Sau đó, cả ngày, con chó và chủ nó đi quanh quanh trong rừng, cuối cùng cũng đến điểm con chó sủa hồi sáng.

Người dân làng vào bụi xem thì thấy có ngà voi tại đó mới mang về giấu ở rìa làng, rồi báo chủ làng ra xem. Khi chủ làng xem xong thì tối ấy nằm mơ thấy Yang Plút hiện về bảo “tao muốn ở lại với làng mày, sẽ phù hộ cho dân làng mày. Có điều muốn rước tao về thì phải cho tao uống máu từ tim con trâu, con dê, con heo, con gà…”.

Ngày hôm sau, chủ làng họp hội đồng già làng lại và làm theo lời Yang Plút nói trong mơ. Từ khi rước về, Yang Plút được “ở” trong nhà rông của làng, hằng ngày tịch mịch, không ai được tự tiện vào ra ồn ào, mà để cho thần nghỉ ngơi. Từ đó cho đến giờ, cứ tới lễ hội ăn lúa mới (lễ hội lớn nhất của người Rơ Mâm) thì dân làng lại tế thần bằng huyết tim từ trâu, dê, heo, gà và rượu ghè (rượu cần) cầu mong Yang Plút phù hộ cho dân làng cơm no áo ấm, không có tai ương hỏa hoạn xảy ra với dân làng.

Và cũng từ đây, ngôi mộ nào của người Rơ Mâm sau lễ bỏ mả cũng đều có khắc tượng nhà mồ có hình sừng voi ở trên. Đến rừng ma của làng Le, chúng tôi thấy dưới tán rừng rậm rạp cây gòn, cây nứa, dù mộ cũ hay mới cũng đều có biểu tượng ngà voi trên tượng nhà mồ.

Những chuyện ly kỳ

Chứng kiến lễ hiến tế trước Yang Plút, mới biết người Rơ Mâm quý linh vật này như thế nào. Buổi chiều trước ngày hiến tế, dân làng “xin đất” rồi dựng 3 cây nêu, sau đó dắt con trâu trắng, con dê cột vào cây nêu và trói con lợn treo ở cây nêu lớn. Tiếp theo, già làng A Reng dẫn đội cồng chiêng vào nhà rông mời thần Yang Plút ra ngoài “vui chơi” với dân làng.

Chiều tối hôm ấy, tất cả dân làng Le đều mang gạo đi xung quanh 3 cây nêu ném vào trâu, dê, heo và khấn vái Yang Plút chứng giám. Từ chiều đến suốt đêm, quanh ánh lửa bập bùng, dân làng già trẻ trai gái nhảy múa, uống rượu cần ngây ngất.

Uống rượu suốt đêm, nhảy múa suốt đêm nhưng đến sáng hôm sau, dân làng Le vẫn không quên lễ hiến tế thần Yang Plút. Dân làng Le sau khi lấy huyết từ tim của các con vật trâu, dê, heo và gà liền trộn chung trong cái thau làm lễ “tắm” cho Yang Plút.

Hôm ấy, trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng nhưng không kém trang nghiêm ở nhà rông làng Le, khách thập phương và cả dân làng tụ tập để chứng kiến Yang Plút, bởi đây là cơ hội không dễ gì có được.

Ở giữa nhà rông, già làng A Reng long trọng mang Yang Plút từ cái giỏ ra đặt giữa sàn nhà rông. Đó là một cái ngà voi hóa thạch, dài chừng 0,5 m, to như bắp đùi người trưởng thành. Sau đó, già làng A Reng lấy máu heo gà… tắm cho Yang Plút, miệng thì thầm “nói chuyện”, đại khái đây là lòng tôn kính của dân làng, Yang Plút hãy “ăn” đi và phù hộ, độ trì cho dân làng.

Già A Blong kể trước đây trước nhà rông luôn trồng một cây thuốc và già làng lấy lá thuốc này tắm cho Yang Plút. Thế nhưng sau này, do chiến tranh loạn lạc hoặc bị ăn cắp mà cây thuốc không còn nữa. Còn xung quanh Yang Plút, có nhiều chuyện kỳ lạ khó giải thích. Ấy là hồi chiến tranh, nhà rông bị thiêu cháy toàn bộ, Yang Plút thì được dân làng đem di tản, nhưng cái cột nhà rông treo cái giỏ đựng Yang Plút thì không hề bị cháy. Dân làng dựng lại nhà rông rồi lại bị bom cháy mấy lần nữa nhưng lần nào cây cột treo cái giỏ đựng Yang Plút cũng vẫn nguyên vẹn.

Cũng theo lời kể của già A Blong, trước đây khi chưa có Yang Plút, làng Le vốn có hòn đá thiêng to như bắp tay. Khi rước Yang Plút về cho “ở chung” với hòn đá thì trong giỏ lại “đẻ” thêm mấy chục hòn đá nhỏ khác, to thì như nắm tay, nhỏ thì như đầu ngón chân cái, có hòn như thiên thạch, hình dẹp chứ không tròn, mà ta hay gọi là búa trời. Đến nay có tổng cộng 34 hòn đá nhỏ như thế, và hòn đá cuối cùng xuất hiện vào tháng 9/2013.

photo
Trang phục dân tộc Rơ Măm.Trang phục dân tộc Rơ Măm.


Trang phục dân tộc Rơ Măm
Dù dân số chỉ còn khoảng vài trăm người nhưng đồng bào Rơ Măm vẫn bảo tồn những giá trị truyền thống trong trang phục, có phong cách tạo dáng và trang trí, nhất là trên trang của người phục nữ.

Nhìn chung đàn ông, con trai Rơ Măm thường cắt tóc ngắn ở trần và đóng khố, vạt trước buông dài gần tới đầu gối, vạt sau dài gần tới ống chân. Khố thường dùng màu trắng nguyên của vải mộc. Lưng được xăm hoa văn kín, nhất là những người cao tuổi.

Trong khi đó, phụ nữ Rơ Măm thích mặc áo và váy quấn dài đến ống chân, hoặc quá đầu gối, có trang trí các đường viền màu hoặc đỏ làm nổi bật lên trang phục và nét duyên dáng của nữ giới nơi đây. Khi trời lạnh thì choàng thêm chiếc mền, hay mảnh vải cho đỡ lạnh, nếu khi đi chơi, đi lễ hội thì mặc áo cộc tay, không trang trí hoa văn, không thêu không nhuộm mà giữ nguyên màu trắng của vải mộc.

Cùng với váy, trang phục của phụ nữ Rơ Măm không thế thiếu chiếc áo. Áo là loại cộc tay vai thẳng (không khoét cổ như Brâu), thân thẳng, hình dáng gần vuông giống áo Brâu. Áo màu sáng (màu nguyên của sợi bông) các đường viền cổ và cửa tay cộc màu đỏ. Gấu áo có dải băng trang trí (cao 1/4 thân áo) bằng màu đỏ, hoa văn hình học.

Phụ nữ Rơ Măm thích đeo vòng tai bằng ngà voi, hoặc bằng gỗ quý cùng nhiều đồ trang sức khác như hoa tai, vòng tay… Tục đeo hoa tai đã có từ lâu. Người khá giả thì đeo hoa tai bằng ngà voi, người nghèo đeo hoa tai bằng gỗ. Theo lời ông cha truyền lại, vùng đất tộc người Rơ Măm sinh sống hiếm ngà voi nên họ phải đổi nồi đồng (loại nồi 7, nồi 8), chiêng, ché… để đổi lấy hoa tai hoặc vòng tai bằng ngà voi.

Không những thế, phụ nữ Rơ Măm cũng thích xâu lỗ dái tai để đeo vòng, đeo hoa. Có người đeo những chiếc hoa tai có đường kinh 5- 6 cm, làm cho dái tai sệ xuống gần chấm vai. Hiện nay, tập tục này đang bị mai một dần. Cả nam và nữ đồng bào Rơ Măm còn thích đeo vòng tay bằng đồng nhiều xoắn và đeo những chuỗi hạt cườm trên cổ.

Trai gái đến tuổi trưởng thành phải thực hiện tục cưa răng cửa của hàm trên, từ 4 đến 6 chiếc. Phần lớn thanh niên trẻ ngày nay đều từ bỏ tục lệ cưa răng lạc hậu.

Trong cộng đồng người Rơ Măm, riêng nghề dệt phát triển khá mạnh, đủ khả năng và kỹ thuật trồng cây bông vải trên rẫy, cung cấp cho nhu cầu may mặc của mỗi gia đình, về kinh tế hàng hóa chưa phát triển. Nhà nào cũng có một vài rẫy bông và được chăm sóc cẩn thận. Trước kia, họ hoàn toàn tự túc vải mặc nhưng gần đây, khi nền kinh tế thị trường phát triển, đồng bào Rơ Măm thường mua vải công nghiệp về may quần áo.

Trứng kiến vàng.Trứng kiến vàng.

Ẩm thực độc đáo của người Rơ Măm ở Kon Tum
Ẩm thực của người Rơ Măm ở Kon Tum không chỉ là món ăn thức uống hàng ngày mà còn là đồ lễ quan trọng tế thần, thể hiện tấm lòng của con người, dân làng đối với thần linh.

Người Rơ Mâm là một trong những dân tộc có số dân ít ỏi tại Việt Nam, địa bàn cư trú chính tại làng Le (xã Mo Rai, huyện Sa Thầy). Nơi đây có những dãy đồi lượn sóng bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ tạo nên thung lũng hẹp, khung cảnh yên bình. Nhờ đó, ẩm thực của người Rơ Mâm có đầy đủ các sản vật của núi rừng, sông suối, từ các loại rau quả đến côn trùng, thịt thú rừng. Có thể kể đến một số món ăn tiêu biểu cho ẩm thực người Rơ Mâm như: Gỏi kiến vàng, Mây đắng nấu cá nhép, Thịt và tiết canh dúi.
1. Gỏi kiến vàng
Người Rơ Mâm dùng kiến vàng và trứng để nấu canh, trộn gỏi, xào với thịt thú rừng,…nhưng giữ được hương vị thơm ngon nguyên chất nhất chính là Gỏi kiến vàng.

Kiến vàng có rất nhiều quanh khu vực cư trú của người Rơ Mâm, không những là loài thiên địch giúp chống lại sự phá hoại của côn trùng mà còn là món ăn rất ngon, bổ dưỡng. Khi lấy tổ kiến vàng xuống, người ta đặt một chậu nước phía dưới, lấy gọng dao gõ nhẹ cho kiến rơi xuống chậu, rồi nhẹ nhàng tách đôi, lấy trứng kiến ra để riêng. Trứng kiến vàng màu trắng đục, to bằng hạt gạo, có mùi thơm nhè nhẹ.

Cách làm khá đơn giản: Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng và trứng giã sơ qua, để ngoài nắng một lúc cho se se lại. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo (bột gạo rang cháy xém), dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của trứng kiến, vị cay xé của tiêu ớt tạo nên món ăn ngon tuyệt vời.

Mây đắng nấu cá nhép.Mây đắng nấu cá nhép.

2. Mây đắng nấu cá nhép
Đây là món ăn thể hiện sự độc đáo trong ẩm thực của người Rơ Mâm, khi họ kết hợp một cách khéo léo giữa sản vật núi rừng với sản vật của dòng sông: mây đắng và cá nhét. Mây đắng mọc chằng chịt trong rừng, dây leo dài đến hàng chục mét, có gai nhọn dày đặc quanh thân. Người dân tộc thường dùng những cây mây già để đan lát vật dụng như ghế, giỏ, rổ rá,…Còn phần đợt non, màu trắng ngà bụ bẫm dài khoảng 60-80cm thì khéo léo ngắt về nấu ăn. Đọt mây được tước bỏ vỏ cứng bên ngoài đi, ngâm trong nước một lúc để không bị thâm đen, giữ màu trắng ngà đẹp mắt.
Đọt mây nấu cá nhép có màu nâu sánh, thơm thơm, bùi ngậy rất ngon, cách nâu như sau: Cá nhép dưới suối bắt lên, sơ chế qua rồi tẩm chút muối hột, đem phơi nắng. Đọt mây sắt nhỏ, trộn với cá nhét, thêm muối hột, bột ngọt. Món đọt mây nấu cá nhép không thể thiếu một chút thính gạo (gạo rang cho chín rồi giã nhỏ), chính thính gạo tạo cho món ăn mùi thơm nồng, rất hấp dẫn. Nấu trong khoảng 15 phút là đem ra dùng được, vị đắng dịu của đọt mây non, ngọt mềm của cá nhép, mùi thơm của thính gạo, tất cả hòa quyện thành vị mềm ngon, bùi bùi rất vừa vặn.
Ngoài ra, người Rơ mâm còn sử dụng đọt mây non để nấu canh hoặc nấu với các loại thịt rừng, làm gỏi, xào,… Dù chế biến theo cách nào thì đọt mây vẫn giữ được vị đắng dịu đặc trưng, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho món ăn.

Tiết canh dúi.Tiết canh dúi.

3. Các món ăn từ thịt dúi
Với người Rơ Mâm thì thịt dúi là loại thực phẩm thông dụng và được chế biến thành nhiều món ăn. Nhưng độc đáo nhất phải kể đến tiết canh dúi: thịt được lọc ra đem luộc chín, băm nhỏ, trộn với tiết. Tiết canh dúi của người dân tộc Rơ Mâm không giống với tiết canh thông thường ở chỗ họ gia giảm thêm khá nhiều các loại gia vị như sả, ớt, muối, bột ngọt, và nhất định không thể thiếu chút bột bắp khô (bột ngô). Tiết canh dúi hơi khô chứ không ướt như các loại tiết canh khác, có màu đỏ thâm, gia vị át đi vị tanh khó chịu, mới đầu ăn có cảm giác hơi ngang ngang, khó chịu nhưng khá đậm đà và dễ ăn.
Chỉ bằng những sản vật thông thường nơi mình sống người Rơ Mâm cũng đã xây dựng cho mình nét ẩm thực độc đáo thú vị và ngày càng thu hút được du khách khắp nơi đến thưởng thức.
 Triệu Thị Bắc (sưu tầm)