Tổng Quan Dân Tộc Rơ Măm (Nông Minh Lý)
1. Vài Nét Về Dân Tộc Rơ Măm
Dân số: 436 người (2009)
Ngôn Ngữ: Tiếng nói của người Rơ-măm thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me, ngữ hệ Nam Á.
Tên gọi khác: Rơ-măm Ale
Nhóm địa phương: Địa bàn cư trú: Kon Tum, Tp.Hồ Chí Minh,Đồng Nai
Địa bàn cư trú:
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Rơ Măm ở Việt Nam có dân số 436 người, có mặt tại 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Rơ Măm cư trú tập trung tại tỉnh Kon Tum (419 người, chiếm 96,1% tổng số người Rơ Măm tại Việt Nam), các tỉnh khác có rất ít như thành phố Hồ Chí Minh (9 người), Đồng Nai (3 người).
2. Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng trọt
Cũng như các dân tộc khác ở nước ta, người Rơ Măm sinh sống bằng nghề trồng trọt trên đất rừng Tây Nguyên. Phương thức canh tác theo kiểu sơ khai, tức là phát rừng, đốt rẫy, chọc lỗ, tra hạt. Với phương thức canh tác này, đồng bào Rơ Măm chủ yếu sống du canh, du cư. Mọi mảnh rẫy trong trong hai, ba năm lại phải bỏ hoá, rồi đi tìm khu rừng mới để phát rẫy mới. Hầu như năm nào cũng có rẫy bị bỏ hoá, cho nên năm nào cũng phải cất công đi tìm rừng để phát rẫy mới. Thông thường vào đâu mùa xuân, đồng bào đi tìm, phát rừng làm rẫy mới. Họ chọn những rừng già, nhiều cây cối rậm rạp để chặt cây, phát cỏ, chờ cho cây cỏ khô.
Việc chọc lỗ, tra hạt giống cây trồng cùng được thực hiện theo một lộ trình nhất định, cần hai người cùng thực hiện quy trình này, người trồng đi trước, cầm một gậy chọc lỗ, tương ứng mỗi bước chân đi là chọc một lỗ, người vợ đi theo sau, đeo túi đựng hạt giống và một tay cầm gậy và một tay móc vào túi lấy hạt giống đi theo sau người chồng thục lỗ. Một tay móc túi lấy hạt bỏ xuống lỗ, tay kia cầm gậy (đầu tù) gạt lấp hạt giống. Kỹ thuật sản xuất hoàn toàn đơn giản, nhưng phù hợp với điều kiện thực tế ở miền núi, khi đất rộng người thưa. Chọc lỗ để gieo trồng, đất không bị cày xới tung lên như cuốc, cày, cho nên đất ít bị bạt màu, xói mòn khi mưa xuống.
Cây trồng chính là lúa nương, ngô và sắn. Trong lúa nương có hai loại lúa lếp và lúa tẻ. Đồng bào Rơ Măm chủ yếu trồng lúa nếp. Sau khi gieo hạt giống người Rơ Măm ít chăm sóc cây trồng, không bón phân, không làm cỏ, cho nên năng suất không cao, sản lượng thu hoạch bị hạn chế. Ngoài cây lương thực, người Rơ Măm còn trồng khá nhiêu cây thuốc lá, vừa để hút vừa đem đi trao đổi lấy hàng khác.
2.2. Chăn nuôi
Đồng bào Rơ Măm chăn nuôi gia súc, gia cầm trong từng gia đình. Những con vật thường nuôi là trâu, lợn, gà, vịt. Đồng bào nuôi trâu không phải để kéo cày như nhiều dân tộc khác, mà chủ yêu để làm vật hiến sinh tế thần linh trong các nghi lễ quan trọng của đồng bào, sau đó là ăn thịt. Các con lợn, gà, vịt vừa để hiến sinh trong các nghi lễ nhỏ, vừa dề làm thực phẩm ngày lễ tết, dịp có khách quý.
2.3. Khai thác tự nhiên
Chọn rừng rú làm nơi sinh sống, đồng bào Rơ Măm đã tận dụng thu hái, thổ sản và săn bắn thú rừng. Những con thú rừng thông thường mà đồng bào hay săn bắn là hươu, nai, hoẵng, cày, cáo. Trường hợp những con thú to như gấu, hổ,… người Rơ Măm cũng sẵn sàng tìm cách hạ thủ. Phương tiện để săn bắn chủ yếu là cung tên với mũi tên thường hoặc mũi còn tẩm thuốc. Khi bị tên thuốc độc, con thú sẽ bị mê, rồi chết. Đương nhiên, lượng thuốc độc ngấm vào thân thể con vật làm chết con vật khi mổ con vật lấy thịt, người ta chế biến làm giảm độ độc, cho nên về cơ bản không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng thịt săn dược đó.
Đồng bào Rơ Măm rất quan tâm thu hái lâm thổ sản như: song, mây, nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng, rau rừng, hoa quả dại trong rừng,cúi đố, cây làm nhà cửa. Với kinh tế tự túc, tự cấp. Nhừng lâm thổ thu hái được từ tự nhiên thực sự đã góp vào bữa ăn hàng ngày của đồng bào, thậm chí những gỗ quý còn được dùng vào việc dựng nhà cửa, quan tài, làm nhiều loại công cụ sản xuât khác nhau.
Nghề đánh bắt cá khá phát triển. Do sinh sống dọc theo bờ sông. Thầy, cho nên đồng bào có nguồn cá, tôm khá dồi dào. Họ thường xuyên đánh bắt cá và chính nguồn lợi từ dòng sông mang lại cho đồng bào thu thập đáng kể: vừa giúp cải thiện bữa ăn, vừa có thể đem bán ở chợ.
2.4. Ngành nghề thủ công
Ngành nghề thủ công ở người Rơ Măm được phát triến khá. Trong các ngành nghề thủ công, nghề dệt được chú ý nhất và được coi là phát triển hơn cả. Trước đây ở làng Rơ Măm, các gia đình đều có mảnh vườn để trồng bông. Nương này được chăm sóc cẩn thận, nhất là thời chuẩn bị vào mùa thu hoạch bông.
2.5. Trao đổi, mua bán
Với kinh tế tự túc tự cấp, việc trao đổi, mua bán trong dân tộc Ho Măm ít phát triển. Người thường đi chợ trong vùng trao đổi, mua bAn một số mặt hàng với các dân tộc ở Lào hoặc người Brâu ở Căm-pu-chia.trao đổi hàng với người Ba Na, Xơ Đăng ở ngay trong vùng để lấy mặt hàng cần thiết cho đời sống và sản xuất như: muối ăn, dao, rìu, đồ làm đẹp cho phụ nữ: khuyên tai. Người Rơ Măm thỉnh thoảng cũng có hàng sang nước bạn để tìm đổi lấy hàng theo nhu cầu của mình. Mọi hàng người Rơ Măm hay mang ra chợ đổi lấy hàng, hoặc bán lấy tiền mua hàng là: lâm, thổ sản, gia súc, gia cầm. Thuốc lá là mặt hàng được người Rơ Măm đưa ra chợ trao đổi. Một ống thuốc lá khô, dài khoảng 1 gang tay người Rơ Măm đem ra chợ được một chiếc khố có thêu hoa vfm đẹp. Riêng đối với hoa tai bằng ngà voi, đồng bào Rơ Măm phải đổi bằng nồi đồng, hoặc chiêng, ché đi đổi lấy.
3. Văn hoá truyền thống
3.1. Làng
Làng người Rơ Măm được gọi là đê, dựng chủ yếu dọc theo sông Sa Thầy, mỗi làng có độ chục ngôi nhà, kể cả nhà rông. Mỗi làng có đất sản xuất và đất rừng chung của cả làng. Do kinh tế chậm phát triển. cho nên đất rừng của mỗi làng thường rất rộng, để người dân làng thường ngày vào rừng kiếm nhiều loại lâm thổ sản khác nhau.
ở Bắc Tây Nguyên, làng của người Rơ Măn, người Brâu, người Xơ Đăng được cấu trúc tương tự như nhau. Nhà rông đưực dựng ở giữa, vùng quanh nhà rông là nhà ở của từng hộ gia đỉnh. Các ngôi nhà riêng t lia gia đình đều hướng vào nhà rông. Xung quanh nhà rông là bãi đất rộng, có thể chứa được cả dân làng khi cần thiêt. Trẻ con thường lấy sân làm nơi vui chơi hàng ngày. Xung quanh làng được rào giậu cấn lh(in, chỉ để một cổng ra vào. Hàng rào này có tác dụng chống trộm cướp, thời ngăn không cho trâu làng khác vào trong làng.
3.2. Nhà ở
Nhà ở của người Rơ Măm là nhà sàn nhỏ, dài, được dựng bằng tre, nứa, lá. Những nguyên vật liệu này là sản phẩm của tự nhiên, không mất tiền mua, mà chỉ mất công đi thu hái lấy về dựng nhà. Kỹ thuật dựng nhà đơn giản, thô sơ: dùng cây cột chôn xuống sử dụng luôn ngoãm của cây làm chỗ gác xà nhà, quá giang; dùng lỗ ô để làm sàn ở, làm vách xung quanh nhà. Các nhà đều mở cửa so ở đầu hồi, có sàn ngoài mái nhà, có cầu thang lên sàn, rồi vào nhà.
Ngôi nhà được cấu trúc gồm nhiều gian. Nhìn từ ngoài vào, đếm hàng cột ở dưới gầm sàn ta có thể biết được chính xác ngôi nhà có mấy gian. Thông thường có một gian to nhất ở giữa, còn tiếp đó ở hai bên gian to là những gian nhỏ. Gian to là nơi tiếp khách, nơi sinh hoạt chung, còn gian nhỏ là của từng đôi vợ chồng. Từng gian nhỏ được ngăn thành buồng. Mỗi buồng đó được chia thành hai nửa: một nừa để ngủ, nữa kia dể làm bếp nấu ăn và để một số dụng cụ gia đình. Cả nhà dài có một đường đi qua giữa nhà thông từ đầu này đến đầu kia của ngôi nhà.
3.3. Y phục, trang sức
Trang phục của người Rơ Măm được làm bằng vải bông. Đồng bào tự làm ra quần áo từ khâu trồng bông dệt vải đến khâu cắt may, làm ra bộ y phục. Bộ y phục của phụ nữ Rơ Măm gồm váy và áo cộc tay. Váy của chị em có chiều dài quá đầu gối hoặc dài lắm là đến ngang bắp chân. Đây là loại váy mở, khi mặc quấn váy quanh người. Chiếc váy truyền thống của phụ nữ Rơ Măm ít được trang trí hoa văn, mà thường chỉ một mầu nền. Đàn ông Rơ Măm thường đóng khổ, ở trần. Khố có vạt trước và vạt sau đều dài, vạt trước buông dài tới đầu gối, vặt sau dài đến bắp chân. Bộ y phục của nam, nữ Rơ Măm đa phần chỉ có màu trắng tự nhiên của bông.
Phụ nữ Rơ Măm có tập quán thích đeo hoa tai. Người nhà giàu đeo hoa tai bằng ngà voi, nhà nghèo đeo hoa tai bằng tre, bằng gỗ. Phụ nữ cũng thường đeo vòng tai bằng đồng to có những chiếc vòng tai 1 đường kính 5 – 6cm. Những trường hợp đeo hoa tai nặng như vậy, dái tai xệ xuống gần chấm vai. Theo tập quán cũ, nam nữ thanh niên Rơ Măm đều cà 4 – 6 răng cửa hàm trên để làm đẹp và cũng là để đánh dấu bước trưởng thành trong đời người. Cà răng xong được cộng đồng tôn trọng được coi là người lớn, được quyền giao thiệp với xã hội, tiếng nói có giá trị trong cộng đồng.
3.4. Ầm thực
Người Rơ Măm ăn cơm như các dân tộc khác ở Tây Nguyên. Thực phẩm trong bữa ăn chủ yếu là rau và cá, thu hái và đánh bắt được trong rừng và trên các dòng sông suối, gần nơi cư trú của đồng bào Trước đây khi đất rộng, người thưa, nguồn thực phẩm thu hái. đánh bắt được từ tự nhiên khá phong phú. Thịt thú rừng săn bắn được nguồn thức ăn thịt quan trọng của đồng bào. Những con vật nuôi trong gia đình như trâu bò, lợn, gà,… thường dùng vào việc hiến sinh cúng than sau đó ăn thịt. Nhìn chung, bữa cơm thường ngày thì nhiều rau xanh, còn bữa ăn ngày tết nhất, lễ hội thì nhiều thịt hơn rau xanh.
3.5. Phương tiện vận chuyển
Cũng như các dân tộc khác, người Rơ Măm sử dụng gùi như công cụ vận chuyển hàng
3.6. Ngôn ngữ
Tiếng nói của dân tộc Rơ Măm thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, gần với tiếng của các dân tộc cư trú trong vùng, cùng nhóm ngôn ngữ. Tiếng nói của đồng bào chỉ sử dụng trong cộng đồng dân tộc mình. Tuy nhiên, dân tộc Rơ Măm không chỉ sinh sống nước ta, mà họ còn sinh sống ở nước láng giềng Căm-pu-chia. Tiếng nói của người bên này và bên kia biên giới đều như nhau, cho nên họ có giao tiếp với nhau một cách bình thường bằng ngôn ngữ của chính mình.
Dân tộc Rơ Măm chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình. Ngày nay, con em của đồng bào đi học ở các trường, sử dụng chữ Quốc ngữ.
3.7. Tín ngưỡng tôn giáo
Người Rơ Măm tin vào đa thần giáo, quan niệm vạn vật hữu linh, mọi vật như: ngọn núi, dòng sông, mô đất, gốc cây cổ thụ, cây lúa, cây sắc,… đều có linh hồn. Linh hồn của mọi vật được đồng bào gọi bằng tên chung là Jàng – thần linh. Các thần linh này đều có thể tác động đến đời sống con người và mọi sinh vật: cây trồng, vật nuôi. Chính từ quan niệm như vậy, người Rơ Măm đã có nhiều nghi lễ cúng bái các thần linh, nhất là các thần linh liên quan đến nghề trồng trọt cây lúa trên rẫy.
Mỗi lần phải tổ chức thực hiện, từ khi phát, đốt rẫy cho đến khi gieo hạt, thu hoạch, đưa thóc vào kho. Vị thần cần cúng trong các nghi lễ này là thần lúa. Choi xic là lễ cúng khi đốt rẫy, với vật cúng là gà và rượu. Ét choi may, là lỗ cúng khi trỉa lúa. Tập quán cúng thần khi trỉa lúa , chủ gia đình trỉa tượng trưng một nắm lúa ở khoảnh đất đầu lối vào lầy. Tiếp theo, chủ nhà cắm ống rượu tại nơi trỉa lúa. Ống rượu này có hoà thêm máu lợn hay gà, rồi rắc một ít gan, thịt con vật hiến tế xung quanh ống rượu. Chủ nhà khấn mời Jàng Sri về bảo vệ rẫy lúa, cầu xin một vụ mùa bội thu. Sau lễ Ét choi may, cả nhà mới được đi trỉa lúa. Nghi lễ tiếp theo liên quan đến cây lúa là khi lúa lên đồng, lúc đó phải cúng ở trên rẫy và ở nhà. Đến vụ thu hoạch, để được lên rẫy suốt lúa, người Rơ Măm cũng cần thực hiện một nghi lễ gọi là xet. Thông thường, đồng bào trồng lúa sớm và lúa muộn, cho nên, lề xet phải thực hiện hai lần: một lần cho suốt lúa sớm và một lần cho suốt lúa muộn. Trong lễ cúng xin Jàng cho suốt lúa sớm – et xet may, bà chủ gia đình suốt chừng một gùi lúa và làm cốm rồi gói một nắm giắt lên mái nhà, ý là cúng mời Jàng Sri về ăn lúa sớm. Có nhà không làm cốm mà làm cơm lam để cúng Jàng Sri. Lễ vật cúng đặc trưng cho lễ này là cốm hoặc cơm lam, còn có một ché rượu hoà tiết lợn hoặc gà. Tim, gan con vật hiến sinh được thái nhỏ và bày xung quanh ché rượu. Theo tục lệ người Rơ Măm, chỉ con cháu trong nhà mới được ăn cơm mới. Khách được mời đến chỉ được uổng rượu và ca hát vui cùng gia đình. Lễ cúng suốt lúa muộn thường được tố chức ở trên rẫy và linh đình hơn lễ cúng suốt lúa sớm.
3.8. Lễ hội
Lễ cúng mừng lúa mới là lễ to nhất và cũng là tết của người Rơ Măm nhằm tạ ơn Yàng đã cho một vụ mùa bội thu, lúa đầy gùi, có bắp đầy kho. Thời gian diễn ra khi việc thu hoạch của người dân đã diễn ra xong xuôi và chuẩn bị đưa lúa xuống kho.
3.9. Gia đình, dòng họ
Mỗi ngôi nhà là nơi ở của một gia đình. Gia đình người Rơ Măm là gia đình nhỏ. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể gặp ngôi nhà dài, trong đó, hố mẹ và các cô gái hay cả các anh em ruột, các con dì. con già cùng chung sống. Song trong các ngôi nhà lớn đổ, lại có các gia đình nhỏ, có nguồn kinh tế riêng: từng cặp vợ chồng hay từng hộ đã tổ chức trồng Irọl riêng, chăn nuôi riêng, ăn uống riêng. Giữa các gia đình có quan hệ vay mượn, trao đổi, mua bán những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, hàng thủ công,… do họ tự làm ra. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số gia đình trong đó con cái đã có vợ, có chồng, sống chung trong một ngôi nhà vẫn có nguồn kinh tế chung với bố, mẹ: làm rẫy chung, kho thóc chung, nhưng có bếp riêng, nấu ăn riêng, tự túc thực phẩm cho bữa ăn riêng của gia đình nhỏ.
3.10. Tục lệ cưới xin
Hôn nhân của dân tộc Rơ Măm là ngoại hôn dòng tộc. Hôn nhân giữa con chú với con bác, con dì với con già, con cô với con cậu đều bị nghiêm cấm. Có một số trường hợp, mức độ tự nguyện, khi chồng chết, em chồng có thể lấy chị dâu làm vợ, nhưng phong tục không chấp nhận anh chồng lấy em dâu. Ngược lại, khi vợ chết, người chồng có thể lấy em gái vợ làm vợ, nhưng ngăn cấm hôn nhân với chị vợ. Tuy nhiên, phong tục lại chấp nhận việc hai anh em trai nhà này lấy hai chị em gái nhà kia.
Hôn nhân của người Rơ Măn là hôn nhân một vợ một chồng bền vừng. Đồng bào trọng chung thuỷ vợ chồng, đã yêu nhau, lấy nhau có con rồi là gắn kết với nhau suốt đời. Ngoại tình coi là một thứ tội phạm, bị dư luận cộng đồng lên án và bị xử phạt nặng theo luật tục.
Việc cư trú sau hôn nhân của người Rơ Măm thường diễn ra theo hình thức cư trú luân phiên: ở bên cha mẹ vợ 4-5 năm, sau đó chuyển sang ở bên gia đình bố mẹ chồng 4-5 năm. Việc luân phiên cư trú như vậy kéo dài cho dến khi một bên cha mẹ chết hết thì về ở hẳn bên cha mụ còn sống. Tình trạng cư trú luân phiên sau hôn nhân chấm dứt. Trường hợp kết hôn với người Rơ Măm ở nước ngoài cũng phải thực hiện cứ luân phiên như vậy.
Trước đây, người Rơ Măm chỉ kết hôn với người cùng dân tộc. Càng về sau, do việc giao lưu giữa các dân tộc được mở rộng, thì hôn nhân cũng được mở rộng theo. Trong làng người Rơ Măm, thậm chí trong nhiều gia đình, xuất hiện những người dâu, rể khác dân tộc. Những cô dâu, chú rể khác dân tộc thì dùng tiếng và sinh hoạt theo phong tục, tập quán của gia đình dân tộc mà họ đến làm dâu, làm rể.
3.11. Tập quán tang ma
Nhà mồ của người Rơ Măm
Tập quán dân tộc Rơ Măm, khi có người chết, sau khi làm một thủ tục: rửa sạch sẽ, thay quần áo mới cho người chết xong người Rơ Măm không có tục lệ quàn người chết ở trong nhà, mà đưa thi hài ra ngoài nhà, đặt trước cửa nhà, đầu hướng vào nhà, mặt nhìn nghiêng. Sau một hoặc hai ngày mới đưa đi mai táng ở nghĩa địa chung của làng. Trong nghĩa địa, các ngôi mộ được xếp theo một trật tự nhất định. Quan tài được đặt sao cho mặt người dưới mộ không nhìn vào làng, với ngụ ý những điều không lành cho hàng xóm. Nghĩa địa của làng người Rơ Măm thường đặt ở phía tây của làng, cách làng không xa lắm. Bởi vì quan niệm của đồng bào, mặt trời chạy từ đông sang tây, nếu đến nghĩa địa ở phía Đông, sợ cái chết hang ngày theo mặt trời đi qua làng.
Thời xa xưa, người Rơ Măm cũng như một số dân tộc khác ở Bắc Tây Nguyên có tập quán chôn chung 2-3 người trong một mộ. Những ngôi mộ như vậy thường là vợ chồng, bố mẹ và con cái, hoặc anh em một. Việc chôn chung chỉ có thể xảy ra khi những người chết cách nhau từ một năm trở lên. Những người chết cách nhau chưa đày một năm phải chôn riêng.Ngày nay tục này đã bị bãi bỏ từ lâu.
3.12. Văn nghệ dân gian
Người Rơ Măm có kho tàng văn học dân gian phong phú. Nhiều Iruyện cổ mang tính thần thoại huyền bí liên quan đến Jàng. Hệ thống dân ca nghi lễ của người Rơ Măm có giá trị văn hoá, nghệ thuật cao. Tuy nhiên, văn nghệ dân gian của người Rơ Măm còn ít được đề cập trong các sách, báo.
Nông Minh Lý (sưu tầm)