Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Lễ hội dân tộc Thái (Tây Bắc)
Showing posts with label ₪ Lễ hội dân tộc Thái (Tây Bắc). Show all posts
Showing posts with label ₪ Lễ hội dân tộc Thái (Tây Bắc). Show all posts

Saturday, March 18, 2017

Lễ hội Tăm Khảu Mảu dân tộc Thái Yên Bái (Hoàng Hải)

Lễ hội Tăm Khảu Mảu (Lễ hội giã cốm) là phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Tày, Thái, Mường... tỉnh Yên Bái nói chung và người Thái ở Nghĩa Lộ nói riêng, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch. Đó là lúc lúa nếp vừa chớm vào trắc, hạt lúa ngả màu vàng nhạt là thời điểm người dân tập trung làm cốm.

Lễ hội giã cốm là ngày hội của mọi lứa tuổi. Người già thì vui mừng phấn khởi thưởng thức hương cốm và chuẩn bị bước vào vụ mùa bội thu, trẻ thơ thì được nhảy múa, nô đùa dưới trăng thanh. Còn với nam nữ thanh niên, ngoài việc đua tài, khoe sắc thì đây cũng là dịp tạo điều kiện cho nhiều đôi bạn trẻ tâm sự hẹn hò, có những đôi sau mùa cốm đã nên vợ nên chồng.

Trong lễ hội giã cốm, tiếng chày, tiếng đuống chính là công cụ tạo ra nét độc đáo, hấp dẫn bởi những âm thanh phát ra từ những công cụ này được dân bản ví như những giai điệu âm nhạc mà không phải ở nơi nào cũng có được. Lễ hội giã cốm gồm 5 giai điệu gõ đuống (Quéng Lỏng).

Giai điệu thứ nhất là gõ đuống nhịp ba (Quéng Lỏng Kha Sam). Giai điệu này chỉ có ba đôi nam nữ thể hiện, mỗi người cầm một chiếc chày gõ xuống mép đuống theo điệu nhịp 3, âm thanh rộn ràng, lúc bổng, lúc trầm quện vào nhau nghe như thác nước đang nô đùa trong gió, thể hiện sự vui vẻ, yêu cuộc sống của con người.

Giai điệu thứ hai là gõ đuống kéo chảy (Quéng Lỏng Lạc Sác). Khác với điệu Kha Sam, điệu Quéng Lỏng Lạc Sác sử dụng đông người hơn, thường là 8 người chia nhau đứng ở 2 mép đuống mỗi bên bốn người, mỗi người cầm một chày gõ vào mép đuống theo điệu nhịp 2. Tiếng chày, tiếng đuống lúc này nghe như dàn đồng ca, minh họa cho sự rạo rực, phấn chấn của nhà nông lúc được mùa.

Giai điệu thứ ba trong lễ hội là gõ đuống theo nhịp con Cắp Cáng kêu (Quéng Lỏng Cắp Cáng). Điệu Quéng Lỏng Cắp Cáng được dựa theo truyền thuyết về tình yêu của một đôi trai gái nghèo, họ yêu nhau thắm thiết nhưng do lễ giáo phong kiến, mà không đến được với nhau.

Giai điệu thứ tư là điệu Nẹp Nứa (Quéng Lỏng Kèm Hừa). Đây là điệu Quéng Lỏng được dùng bằng hình tượng, khi chèo thuyền lướt sóng phải dùng mưu, để giữ thăng bằng cho con thuyền nhỏ khỏi bị lật khi gặp sóng to, gió lớn. Qua âm thanh và động tác của các nghệ nhân biểu diễn trong lễ hội cho thấy con người cần phải có ý chí và nghị lực thì mới có thể vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Cuối cùng là giai điệu Dệt Cửi (Quéng Lỏng Tắm Húc). Đây là nghề truyền thống của dân tộc Thái được các nghệ nhân thể hiện bằng nhạc cụ chày và đuống. Điệu Quéng Lỏng Tắm Húc nói lên sự chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Thái trong việc quay xa dệt vải và gìn giữ tổ ấm gia đình.

Trong khi các đôi nam nữ thanh niên nô nức giã cốm thì các bà, các chị cũng khẩn trương chuẩn bị đồ xôi, nướng thịt, cá, các loại hoa quả để chuẩn bị lễ cúng Tăm Khả Mảu.

Lễ cúng Tăm Khảu Mảu, gồm có các lễ vật như: Đầu lợn và xôi, thịt nướng, cá nướng, các loại hoa quả của ngon vật lạ mà người nông dân làm ra từ chăn nuôi và sản xuất bằng bàn tay khéo léo của các bà, các chị dân tộc Thái.

Lễ hội Tăm Khảu Mảu là nét văn hóa đặc trưng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và dân tộc Thái là một bông hoa trong những vườn hoa muôn sắc ấy. Lễ hội Tăm Khảu Mảu là một hoạt động văn hóa dân gian, mang bản sắc riêng của dân tộc Thái Nghĩa Lộ nói riêng và các dân tộc tỉnh Yên Bái cần được tích cực duy trì, bảo tồn và phát huy.

Sau phần lễ cúng Tăm Khảu Mảu là phần các hoạt động văn hóa dân gian, thể dục thể thao: kéo co, đẩy gậy, ném còn, múa các điệu xòe cổ của người Thái Mường Lò.

 Hoàng Hải

Tuesday, March 7, 2017

Văn hóa rượu cần của người dân tộc Thái miền Tây xứ Nghệ (Phùng Duy)

Rượu cần ngon bởi nó được chưng cất từ những tinh túy của hương rừng, gió núi và dòng nước tinh khiết của suối, và nó còn ngon ở văn hóa thưởng thức rượu cần.


Khi có việc trọng đại như khánh thành nhà mới, vui lễ hội Tết đến xuân về hay có khách quý đến nhà chơi…người dân tộc Thái luôn đưa rượu cần ra thiết đãi khách, bà con làng bản.

Rượu cần ngon bởi nó được chưng cất từ những tinh túy của hương rừng, gió núi và dòng nước tinh khiết của suối, và nó còn ngon ở văn hóa thưởng thức rượu cần.

Rượu cần có tự bao giờ không còn ai nhớ nữa, chỉ biết người dân tộc Thái đã biết lấy trấu hông lên, biết cách chế biến men rượu bằng lá cây rừng... Bí quyết làm men rượu ngon đều được mẹ truyền cho con gái. Men được làm từ bột gạo nếp hoặc gạo tẻ, trộn với các loại lá cây như đu đủ, quế, lá đào và một số lá khác tạo hương thơm, độ nồng ngọt của rượu.
Gạo nếp sau khi ngâm kỹ vài tiếng được vớt lên cho ráo nước và đem giã nhỏ. Làm men rượu cần, trấu không dùng trấu máy xay, mà phải dùng trấu giã bằng tay mới ngon. Vừa giã, vừa cho các thứ lá đã chuẩn bị sẵn vào giã đều. Bột men không giã nhỏ quá, cũng không to quá, sau đó đem trộn đều với nước và vắt bánh.
Khi vắt, người ta vắt theo hình tròn và hình bầu dục, gọi là bánh đực và bánh cái. Nhưng đặc biệt ở chỗ, trong nhiều viên men chỉ có duy nhất một viên men đực. Bánh đực tượng trưng cho quyền uy của người đàn ông Thái. Đây là tín ngưỡng phồn thực trong dân gian, mong muốn duy trì nòi giống ngày càng phát triển.
Đó cũng là quan niệm trời đất, giống nòi mà tạo hóa ban tặng cho người Thái và là nét đặc trưng tinh túy của rượu cần. Việc chọn trấu để ủ rượu cũng quan trọng không kém, trấu phải là trấu của lúa nếp trên rẫy mới sạch và thơm. Trấu được giã bằng cối gỗ, sau đó lấy trấu và rửa sạch, loại bỏ trấu lép nổi trên mặt nước, phần còn lại đem phơi khô.
Sau đó, trộn đều với gạo hoặc sắn đã được giã nhỏ và bắc lên bếp hông, giống như hông xôi. Khi chín, họ đổ ra nong và quạt nguội, rắc men trộn đều. Cuối cùng cho nguyên liệu vào chum nén chặt và bịt kín miệng. Chum nhỏ từ 15 - 20 ngày là dùng được, còn chum to từ 1 tháng đến 6 tháng mới uống được nhưng rượu để càng lâu càng ngon.
Chum rượu thường có 4 cần, 6 cần, 8 cần, 12 cần, tùy theo chum to hay nhỏ mà quy định cắm cần rượu cho hợp lý. Các dụng cụ dùng để uống rượu không thể thiếu được là phong rượu được làm bằng sừng trâu hoặc sừng bò tót. Xa rượu hay còn gọi là cần rượu được làm bằng cây trúc trên rừng hoặc cây mây.

Bà con dân Tộc Thái ở bản Bãi Gạo (xã Châu Khê Con Cuông Nghệ An) vui rượu cần ngày Đại đoàn kết dân tộc.

Gáo múc nước làm bằng tre, lùng hoặc nứa già. Những dụng cụ khác cũng phải có trong tiệc rượu như nồi đồng đựng nước, chum to thì sử dụng nồi 4 quai, nhỏ thì sử dung nồi 2 quai. Chủ nhà bao giờ cũng có đệm vải bông lau cho khách đàn ông ngồi, ghế mây, ghế gỗ cho khách phụ nữ ngồi.
Thông thường người uống rượu đầu tiên bao giờ cũng là khách quý, người cao tuổi và người phụ nữ chủ nhà. Sau đó mới đến những người khác, được sắp xếp tuần tự, vừa có sự đan xen giữa chủ và khách, vừa có nam, có nữ, có người khoẻ, người yếu. Đảm bảo ai cũng được uống và đạt quy định về số lượng nước thêm vào vò trong một thời gian nhất định được đo bằng lượng nước chảy từ trong phong ra.
Người Thái bao giờ lời chào cũng rất quan trọng. Lời cúng mở rượu là nghi lễ không thể bỏ qua ở bất cứ cuộc uống rượu cần nào, còn gọi là "xé hình lầu". Cầu mong thần linh phù hộ độ trì cho con cháu sống lâu trăm tuổi, mơ gì cũng có, lo gì cũng được…, có sức khỏe như con voi, con hổ trong rừng…
Khi cúng xong có lời chào của chủ nhà và sự đối đáp của khách rất tinh tế, họ nói rằng, gia đình xem chúng tôi như vàng, quý chúng tôi như bạc, nay rượu đã đổ đầy nước, chúng tôi xin cảm ơn và chúc cho gia đình luôn mạnh khoẻ. Khác với cách uống rượu của người Thái Tây Bắc và rượu cần Tây Nguyên là không cần ông Chàm.
Còn người Thái miền Tây Nghệ An muốn uống rượu phải có ông Chàm, còn gọi là trọng tài. Ông Chàm được chọn bao giờ cũng phải là một người linh hoạt, tháo vát, am hiểu về tục uống rượu cần. Đồng thời, cũng là người biết ứng xử, công minh, công bằng với mọi người trong cuộc rượu.
Một cuộc rượu trọn vẹn, đầy tình nghĩa, ông Chàm giữ vai trò rất quan trọng. Tục ngữ Thái có câu: "Chàm lầu cáu phong". Có nghĩa là, ông Chàm sai phải chịu phạt uống 9 phong rượu, còn người uống sai chỉ bị phạt 1 phong. Chính vì thế mà người Thái thường chọn con rể thông qua việc làm Chàm để xem xét, đánh giá năng lực và sự khéo léo của người con rể tương lai.
Rượu cần có ở hầu hết các cuộc vui, buồn của đồng bào Thái. Mỗi cuộc rượu có một cách uống khác nhau, như rượu trong lễ cưới, hai cần rượu bắt chéo vào nhau, trên cần rượu buộc hai cuộn nơ, ý nói đôi vợ chồng sẽ sống với nhau cho đến đầu bạc răng long. Trong lễ hăng vắn, lễ buộc chỉ cổ tay, bên cạnh mâm cúng thần linh thì chóe rượu cần cũng không thể thiếu trong lễ cúng, sau khi làm lễ xong, mọi người lại quây quần bên vò rượu, uống chung một nguồn nước, cay, ngọt đều có nhau…
Trong lễ hội vui của bản mường, rượu cần cũng không thể thiếu được. Sau cuộc vui ném còn, các trai làng, gái bản lại trở về nhà uống rượu cần do cô gái chuẩn bị từ trước, đây còn gọi là "ky lầu bao xáo", hay "ky lầu nờ con", có nghĩa là uống rượu trao trả kỷ vật cho nhau. Từ đây, rượu cần là cầu nối nhân duyên cho trai, gái thành vợ, thành chồng sau những ngày lễ hội.

Phùng Duy

Wednesday, April 20, 2016

Thuận Châu miền đất truyền thống văn hóa (Văn Hóa Tây Bắc)

Thuận Châu là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, là nơi quần cư của cộng đồng 6 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm chủ yếu. Thuận Châu là miền đất có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng thông qua các hoạt động tín ngưỡng, các phong tục tập quán và các lễ hội dân gian đặc sắc của mình.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số lễ hội đã và đang được khôi phục lại. Nhng l hi đó đã tn ti hàng trăm, hàng nghìn năm nay, đưc lưu truyn qua bao thế h, cho đến hôm nay vn đưc đng bào các dân tc bo tn và phát trin. Tùy theo tính cht và mc đích, ý nghĩa ca l hi, bà con t chc thành quy mô khác nhau, theo đnh k hng năm, hoc t 3 đến 5 năm t chc mt ln.

L hi Xên Lu Nó
Nhng năm gn đây, vn đ bo tn, gìn gi và phát huy nhng giá tr văn hóa ca đng bào các dân tc thiu s đã đưc các cp chính quyn quan tâm. Đ tránh tht truyn, nhiu l hi đã đưc khôi phc. Lế hi Xên lu nó đã đưc t chc ti bn Mòn xã Thôm Mòn, Bn Nhp xã Ching Bôm, bn Cóng xã Phng Lăng và mt s bn xã Phng Lp. Lế hi Xên Lu nó là nghi l quan trng ca người Thái đen mà bản chất nhằm tri ân công đức những thầy cúng đã chữa khỏi bệnh cho mọi người, đặc biệt là những người từng bị bệnh nặng đã khỏi, được coi là những con đẻ "Lụ hỏi" và những người bệnh nhẹ đã chữa khỏi được coi là con nuôi "Lụ liểng" gửi áo hồn chủ thờ cúng tại nhà thầy mo. Đồng thời đây cũng là ngày hội lớn của cộng đồng, thu hút được mọi đối tượng tham gia, bởi ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của dân tộc, mọi người được gặp gỡ chan hòa cùng người thân, bạn bè, mừng cho nhau tai qua nạn khỏi và tham gia các trò chơi, điệu xòe truyền thống. Lễ hội "Xên Lảu nó" bao giờ cũng được tổ chức tại nhà "Mo một" trường gọi là thầy cúng. Lễ hội này thường được tổ chức vào mùa măng mới nhú hàng năm, khi cây cối đâm chồi nẩy lộc, hoa ban trắng tinh khôi tỏa hương thơm mát, các "Lụ hỏi" và các "Lụ liểng" đem lễ vật đến nhà thầy mo tạ ơn tái sinh. Những người này gửi áo đã mặc, tức là áo mang con vía của mình treo ở bàn thờ của thầy mo ngay từ khi đặt niềm tin vào tài năng và đức độ của thầy mo để được thường xuyên cầu cúng mong cho khỏe mạnh, bệnh tật tiêu tán. Đến khi người bệnh hoặc chính thầy mo qua đời, người bệnh hoặc người nhà phải đem lễ vật đến xin về. Tùy theo người đã từng có bệnh nặng hay nhẹ mà lễ vật là lợn hay gà, ngoài ra còn có khăn piêu, rượu, hương, nến, rau rừng, xôi tổng hợp, đặc biệt không thể thiếu măng rừng để tượng trưng cho sự hồi sinh, mạnh khỏe sau khi được chữa khỏi bệnh. Những người từng bị bệnh nặng còn đem theo một cây "báng" để cả ngọn cho vào sọt dựng ở bên cạnh bàn thờ tượng trưng cho lễ vật là con trâu đen; cây chuối non cả gốc tượng trưng cho trâu trắng, trên đó có treo quả Còn tượng trưng cho con Rồng. Trong truyền thuyết, với người Thái, rồng là con vật đẹp nhất, là biểu tượng của những gì tốt đẹp nhất, tua Còn như tám tia nắng, chín tia mưa, mang theo những hạt giống như lúa, ngô, bông… chờ gieo xuống sinh sôi nẩy nở, tốt tươi.

Lế hội xên bản
Lễ hội Xên bản là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Hàng năm Xên bản được tổ chức vào những tháng đầu năm. Theo phong tục của người Thái, khi cả bản được chuyển về nơi ở mới hay bắt đầu vào vụ gieo hạt, dân bản tổ chức Lễ Xên bản để cầu may mắn. Để chuẩn bị cho lễ hội, dân bản cử đại diện là người cao tuổi trong bản, được nhân dân tín nhiệm đi mời thầy mo về cúng. Từ sáng sớm, ở hai lối vào và ra của bản người ta dựng hai cổng tre, cử người canh gác nghiêm ngặt không cho khách vào bản trong thời gian tế lễ. 8 giờ sáng, thầy mo bắt đầu làm lễ cúng dưới gốc cây to đầu bản. Lễ vật gồm một đầu lợn (phải là lợn đen), hai con gà, một quả trứng, bát gạo, hương, nến. Thầy mo lấy một bung thóc, một chiếc chài quăng cá, một chiếc búa đặt lên bàn cúng rồi đọc tục mo (lời cúng) cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua đuổi tà ma, đem lại sức khỏe, cuộc sống ấm no cho mọi nhà. Sau đó, thầy mo lấy một đoạn tre, bổ đôi rồi tung lên. Khi hai mảnh tre rơi xuống nếu một úp một ngửa, đó là điềm tốt, lời cầu khấn đã được Giàng chấp nhận. Lễ xong người đại diện mang mâm lễ vật về nhà, lấy một chum rượu cần mời thầy mo và bà con dân bản cùng ngồi ăn uống vui vẻ. Lễ Xên bản thường kèm theo hội đánh trống, ném còn, chơi kéo co. Sau lễ Xên, bà con trong bản ra đồng cày bừa, xuống mạ, bắt đầu một vụ lúa mới. Lễ hội đã được tổ chức tại bản Lạn Bóng xã Tông Lạnh, bản Quỳnh Châu xã Phỏng lái, bản Mỏ xã Chiềng Bôm, bản Nộc Cốc xã Long Hẹ.

Lế hội mừng cơm mới của dân tộc Khơ Mú,
Sau một thời gian bị mai một, lễ hội này đã được phục dựng ở bản Nà Trạng, bản Tịm Khem, bản Lựu xã Chiềng Bôm; bản Nong ỏ xã Púng Tra. Thường thì cứ vào rằm tháng 9 (âm lịch) hàng năm, khi mà trên khắp cánh đồng lúa của bản đã chín vàng, bà con gặt hái về làm Khảu hang (dạng cốm) để tổ chức lễ mừng cơm mới. Theo truyền thống canh tác nông nghiệp của người Khơ Mú, trước đây họ thường trồng 1 vụ lúa, ngày nay do biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nên dân cư ở đây đã canh tác lúa 2 vụ. Lúa dùng để làm "Khảu hang" phải là lúa nếp ngon. Người ta chọn những bông lúa hạt to, mẩy tuốt về xôi lên, phơi khô rồi đem ra giã bằng cối giã gạo, sau đó lại xôi lên. Khi xôi chín, một bà cụ trong bản đã được lựa chọn, phân công từ trước mang "khảu hang" đã được sôi chín cùng con gà, lợn con, ruợư, hương, hoa mang ra đầu bản cúng, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, người người khoẻ mạnh, nhà nhà no ấm, sau đó cùng lên nhà trưởng bản ăn uống, múa hát vui vẻ.
Do nhiều yếu tố, các lễ hội dân gian ở huyện Thuận Châu chưa được tổ chức thường xuyên, chưa nâng tầm lên thành lễ hội truyền thống. Nguyên nhân chính không phải do yếu tố kinh phí mà phần lớn, do lễ hội còn nặng về phần lễ, chưa coi trọng phần hội, dẫn đến thiếu tính hấp dẫn và sự phong phú, đa dạng mà người ta cảm nhận được từ lễ hội. Hầu hết các lễ hội còn đơn điệu về nội dung và hình thức. Phần lễ được chắp vá, chưa thống nhất nội dung, thiếu kịch bản xuyên suốt; sự gắn kết giữa phần lễ và phần hội còn nhiều bất cập, nhất là mục đích, ý nghĩa sâu xa của lễ hội tác động lên thực tiễn cuộc sống chưa thực sự thuyết phục. Phần hội, thiếu hẳn các nghi thức vệ tinh xung quanh, ngoài khua trống, đánh chiêng, múa xòe, múa sạp, uống rượu cần, kéo co, đẩy gậy... cần có thêm các tiết mục hát đối, câu khắp; tổ chức thi giọng hát hay tiếng dân tộc; thi thổi khèn và các nhạc cụ dân tộc; thi trình diễn trang phục dân tộc; thi các món ăn truyền thống; thi làm sản phẩm, quà lưu niệm mang đặc trưng vùng miền. Mặt khác, cần có kế hoạch tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về lễ hội; có sự chuẩn bị dài hơn về điều kiện cơ sở vật chất, phục vụ trong tuần diễn ra lễ hội. Đồng thời, ngoài sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành, các lễ hội cần từng bước xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia, nhất là việc đầu tư vào phần hội, thí điểm xây dựng mô hình.

Một số văn hóa ẩm thực đặc sắc ở Thuận Châu.

Trong dân gian, từ quá trình lao động và sản xuất, người dân Thuận Châu có hàng trăm món ăn được sáng tạo từ những sản vật sẵn có ở địa phương để phục vụ cuộc sống con người đã được lưu giữ và truyền lại cho lớp lớp con cháu như là di sản quý báu về văn hóa ẩm thực quê hương.
Nhắc đến văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc huyện Thuận Châu, không thể không nhắc đến những món nướng của đồng bào dân tộc Thái, đó là các món được chế biến từ thịt trâu, thịt bò, cá, gà được đồng bào tẩm, ướp gia vị rồi kẹp bằng thanh tre bổ đôi để nướng. Gia vị để ướp là "mắc khén", ớt, tỏi, gừng, muối. Khi nướng cũng phải có kỹ thuật, nướng bằng than hồng, và xoay kẹp nướng liên tục để khỏi bị cháy. Đặc trưng nhất là món “lam nhọ”, đó là các món thịt gia súc, gia cầm hay thủy sản băm nhuyễn hoặc thái miếng nhỏ ướp gia vị, cho ít bột gạo nếp, rồi cho vào ống tre để nướng trên than hồng, khi chín thịt rất mềm và thơm, ăn không ngán. Món cá nướng cũng rất hấp dẫn bởi hương thơm của cá, vị cay của ớt. Món cá "pỉnh tộp" cũng là cá nướng, nhưng thường dùng cá to như chép, trôi, trắm... mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ, tẩm ớt tươi nướng, mắc khén, để cá ngấm gia vị, cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn, dùng để uống rượu rất độc đáo. Sản phẩm cá được người Thái chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ; món "pa giảng" là cá hun khói. Do đặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp. Khi có khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi. Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách. Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào các dân tộc huyện Thuận Châu. Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon. Từ thịt, cá, người dân Thuận Châu còn có các món lạp, luộc, canh chua... với vị ngon đặc trưng. Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Người Thái có phương pháp đồ xôi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi được đựng vào "ép khẩu" hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho cơm dẻo lâu. Cơm lam là đặc sản của dân tộc Thái thường được sử dụng vào dịp lễ, tết hay đãi khách. Với các chuyến du lịch, du khách có thể mang theo ép khẩu xôi, vài khúc cơm lam để ăn dọc đường hoặc khi nghỉ ngơi tại các điểm tham quan sẽ rất tiện lợi. Mùa nào thức nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật, như: măng đắng, măng ngọt, rau cải ngồng, rau dớn... chấm với gia vị gọi là "Chẳm chéo" đậm đà vị cay của ớt, tỏi, riềng, vị mặn của muối rang, hương thơm của rau làm biết bao người phải ngẩn ngơ khi đã một lần nếm thử.

Tuesday, April 19, 2016

Ý nghĩa các lễ cúng giỗ của người Thái đen Tây Bắc (Trần Vân Hạc)

Thầy mo cúng trong hội Lồng tồng" - (xuống đồng).

 Mi năm có t chc gi bn, ging mt ln (xên bn, xên mường). Đó là ngày giỗ chung của cộng đồng với ý nghĩa là qua một năm vất vả nhọc nhằn phải có ngày nghỉ ngơi, chơi bời chung của cộng đồng. 

Nhằm ôn lại truyền thống lịch sử dân tộc, khẳng định ranh giới, bờ cõi bản mường, biểu dương lực lượng, tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong cộng đồng, củng cố niềm tin, tạo đà phấn khởi bước vào sống và lao động trong một năm mới.

Hàng năm, mỗi gia đình có bốn ngày cúng giỗ lớn:
- Xên hươn: Cúng ma nhà, giỗ tổ tiên. Pạt tông khảu máư: Giỗ cơm mới. Hổm xánh: Chuẩn bị cho tổ tiên lên chầu trời. Xên kẻ: Cúng giải tội, giải hạn. Trong đời sống, người Thái rất coi trọng "phì hươn" và "Phì khuồn" (Tổ tiên và linh hồn). Cứ 10 ngày cúng cơm tổ tiên một lần, gọi là "pạt tông". Ngày pạt tông gọi là "Mự Vên tông" (ngày giỗ tổ): Khi bố mất, con phải chọn ngày tốt cho hồn bố lên nhập tổ tiên và thay ông làm chủ tổ tiên, gọi là "po đẳm". Ngày gọi hồn lên nhập tổ tiên có thể 3 ngày, 7 ngày... nhưng không được quá một vòng thiên can 10 ngày. Ví dụ: gọi hồn bố nhập tổ tiên ngày giáp thì cứ đến ngày giáp là ngày giỗ tổ (mự vên tông). Như vậy, mỗi tháng người Thái Đen giỗ tổ ba lần. (Trước đây người chết chôn xong, sau ba ngày hoặc trên ba ngày gọi hồn về nhập "đẳm" (au phì khửn hươn) thì thôi không cần chăm sóc đến mồ mả nữa). Ngày sinh (mự vên ók) cũng tính theo vòng 10 ngày. Chủ nhà dù không ốm đau hàng năm vẫn cúng vía một, hai lần. Mỗi khi sầu muộn, mệt mỏi, ốm đau, người ta thường đi bói xem: hồn ra sao, ma nào đến đòi ăn (Phì khuồn pên neo xư, chuốp phì xằng ma hà kin)...

Hình thức cúng bái của dân tộc Thái căn cứ vào nội dung, thời gian và chi phí mà có tên gọi khác nhau nhưng chung quy có ba hình thức chính:
Tam: Cúng, giỗ với nội dung ngắn, thời gian ít, tốn kém không đáng kể, một con gà hoặc một con lợn nhỏ. Ví dụ: Tam pành khuồn (cúng vía); Tam tế ta (cúng ma bến nước); Tam chák (cúng ma cửa khe, chân núi)...

Xên: Cúng, giỗ với nội dung lớn hơn, thời gian lâu hơn, có thể hết một ngày, chi phí lớn, mời cả bản hoặc họ hàng đến ăn. Ví dụ như: Xên phì hưon (giỗ tổ tiên hàng năm).

Xên, cúng giỗ loại cao nhất, tốn nhiều tiền của và thời gian: Xên chuồng: Cúng ma người tình đến quẫy nhiễu, hết một ngày rưỡi. Xên mướng: Cúng giỗ mường hết ba ngày. Xên tống ký: Cúng giỗ cầu phúc cho cộng đồng của một vùng từ năm đến bảy ngày. Loại cúng này, cả đời quý tộc mới tổ chức được một lần.

Các loại xên còn lưu lại trong sách chữ Thái cổ cho đến nay:
Xên (cúng giỗ lớn) có hai hình thức:
Xên một lao (còn gọi là một chai): Lời cúng có người thổi sáo họa theo. Thầy cúng hầu hết là đàn ông. Xên á ni (còn gọi là một nhinh): Lời cúng không có sáo họa theo. Thầy cúng hầu hết là đàn bà.
Các loại xên (cúng giỗ lớn) gồm:
Xên hươn: Cúng ma nhà, giỗ tổ tiên hàng năm
Xên bản: Giỗ bản
Xên mướng: Giỗ mường
Xên khuồn: Cúng hồn, cúng vía
Xên khuồn pàng phươn: Cúng hồn cả nhà
Xên khuồn páo náng lam: Cúng hồn báo bà mụ
Xên hảng khuồn: Cúng động viên hồn
Xên kẻ: Cúng giải hạn cho tổ tiên
Xên kẻ khọk mướng: Cúng giải hạn cho mường
Xên kẻ khọk bản: Cúng giải hạn cho bản
Xên kẻ khọk hươn: Cúng giải hạn cho gia đình.
Xên kẻ khọk kinh: Cúng giải hạn cho cá nhân
Xên kẻ khọk kướt: Cúng giải hạn cho trẻ con
Xên khớ: Cúng giải vận
Xên khớ mà: Cúng giải vận mổ chó
Xên khớ bẻ: Cúng giải hạn mổ dê
Xên chuồng: Cúng ma người tình quấy nhiễu nhỏ
Xên chuồng luồng: Cúng ma người tình quấy nhiễu lớn
Xên phắn bẻ: chém dê sống
Xên cha: Cúng cầu may cho gia đình
Xên tống ký: Cúng cầu phúc cho cộng đồng
Xên pốt: Cúng giải oan, giải ác
Xên xội: Cúng giải tội giải tù
Xên choi xội: Cúng cho tội qua, họa biến
Xên bảu: Cúng bà mụ, cúng khuôn đúc người
Xên pành bảu: Cúng sửa khuôn đúc hồn
Xền pín bảu: Cúng xoay lại khuôn đúc hồn
Xên mùn bảu: Cúng kê lại khuôn đúc hồn
Xên tháy: Cúng chuộc lấy hồn
Xên tênh lam mưa bảu: Cúng cầu bà mụ phù hộ
Xên pướk pai: Cúng tà ma phụ nữ chết khi sinh đẻ
Xên pướk póp: Cúng tà ma đau bụng
Xên pướk phỗng: Cúng tà ma cà rồng
Xên phẵn mà: Cúng ma rừng, chém chó sống
Xên xò lụk: Cúng xin có con
Xên xo hăng, xò mi: Cúng xin giàu sang phú quí
Xên xo mẳn, xò dưn: Cúng xin mạnh khỏe, sống lâu
Xên kó ten: Cúng xin tăng tiến
Xên bùn: Cúng xin phúc lành
Xên xống hờng: Cúng tà ma ghen ghét
Xên xống khỏi: Cúng đưa tôi tớ cho trời
Xên liệng Căm Lẹt: Cúng Cầm Lẹt
Xên phì hay, phì na: Cúng ma ruông, ma nương
Xên phì khửn xửa: Cúng trả khất
Xên pàng phươn: Cúng cho gia đình yên ổn
Xên chút mát hạt họn: Cúng ốm đau đột xuất
Xên lảu nó: Cúng tổng kết thường kỳ của thầy cúng

Điểm qua những ngày cúng giỗ của người Thái Đen Tây Bắc ta thấy nhận thức về nhân sinh quan và thế giới quan của người Thái cùng quan niệm về thiên, địa, nhân trong đó chủ thể con người là trung tâm. Gạt bỏ những yếu tố mê tín dị đoan, mọi lễ cúng đều nhằm cầu mong cho con người luôn mạnh khỏe, sống đoàn kết với nhau, hòa đồng với tự nhiên cùng các thế lực siêu nhiên để có một cuộc sống trường tồn ấm no và hạnh phúc.

Trn Vân Hc

Sunday, April 17, 2016

Vũ điệu của rừng Tây Bắc (Văn Hóa Việt)

Cách đây 10 thế kỷ, xòe vốn chỉ là một vũ điệu dân dã được tổ chức trong các dịp lập bản, dựng mường hay trong các dịp lễ hội của người Thái. Ngày nay, xòe đã phát triển thành 36 điệu và trở thành vũ điệu mang tính biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc vùng Tây Bắc.
Mường So – quê hương xòe Thái

Huyền sử của người Thái vùng Tây Bắc kể rằng, vào khoảng thế kỷ X, vị tù trưởng ở vùng Mường Lò (thuộc địa phận tỉnh Yên Bái ngày nay) là Lạc Trượng dẫn dân đến vùng Mường So (thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu ngày nay) để khai hoang, lập bản. Tương truyền, chính vùng đất mới này là nơi khởi thủy của những điệu xòe nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc. 
Nguyên thủy, xòe chỉ là điệu múa của trai bản và gái mường nắm tay nhau kết thành vòng tròn rồi nhảy theo nhịp. Nhạc cụ đệm cho xòe là đàn tính tẩu kết hợp với trống, nhị, chiêng và thanh la.
Trước năm 1954, cả vùng đồng bào Thái ở xứ Mường So nằm dưới sự cai trị của vua Thái Đèo Văn Ân. Đèo Văn Ân là ông vua đa tình và rất yêu xòe Thái, nên vùng Mường So có hàng trăm đội gái xòe và những lễ hội xòe thường được tổ chức từ ngày này đến tháng khác. Vào những dịp diễn ra lễ hội xòe, trai gái các bản mường người Thái tụ hội về bên bờ sông Nậm Na bắt chuyện làm quen múa xòe, rồi cùng nhau uống rượu ngô thơm lừng. Tiếng hát gọi bạn, tiếng tính tẩu réo rắt dưới ánh lửa bập bùng tạo nên những đêm xòe Tây Bắc đầy mộng mị.






Theo quan niệm của người Thái, trước khi tổ chức hội xòe phải dựng cây nêu được ví như chiếc thang bắc lên trời và dâng các lễ vật để mời thần linh (then), tổ tiên về cùng vui xòe. Ảnh: Thông Thiện

Điệu xòe của các báo sao (người con gái múa) rước, đón các vị thần linh. Ảnh: Trang Linh

Trang phục truyền thống của dân tộc Thái là váy cóm tạo sự mềm mại, thon gọn, uyển chuyển cho những cô gái tham gia xòe. Ảnh: Trang Linh


Khởi thủy, xòe Thái chỉ là điệu múa dân bản nắm tay nhau thành vòng tròn rồi múa theo nhịp chân 2 tiến 1 lùi. Ảnh: Thông Thiện

Điệu xòe hoa ban. Ảnh: Thông Thiện

Một điệu xòe quạt. Ảnh: Trang Linh

Đến những năm đầu thế kỷ XX, từ một vũ điệu dân dã, xòe đã trở thành “vũ điệu cung đình” phục vụ các vị tù trưởng vùng Tây Bắc. Theo nghệ nhân Lò Thị Phẹ (89 tuổi), người con gái xòe cuối cùng còn sống trong đội xòe của vua Đèo Văn Ân khi xưa cho biết, đội xòe xứ Mường So trước những năm đã theo chân người Pháp sang tận Pari biểu diễn xòe hoa, xòe nón, xòe khăn, xòe hoa ban... làm mê hoặc người phương Tây.

Nghệ nhân Lò Thị Phẹ tiết lộ thêm: “Các bậc thần linh, tổ tiên của người Thái chúng tôi sống ở Mường Then (tức trên Trời - PV). Vì thế, trước khi tổ chức tiệc xòe, chúng tôi đều làm lễ dựng cây nêu, hát mời Then (tức ông Trời - PV) về chung vui hội xòe với bà con dân bản”.

Hôm chúng tôi đến, bà Phẹ đang gấp rút tập luyện những điệu xoè cổ cho đội xòe xứ Mường So để chuẩn bị sang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc múa hát giao lưu nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Ngày nay, xòe đã phát triển cực thịnh và trở thành “tài sản” chung của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Xòe trở thành biểu tượng của tình đoàn kết, của những ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Bắc vẫn thường diễn ra hàng năm ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái...

“Tiệc xòe” xứ Mường
Theo bà Đỗ Thị Tấc, nhà nghiên cứu sưu tầm văn hóa dân gian tỉnh Lai Châu, xòe chiêng là lễ hội lớn nhất vào mùa xuân của cộng đồng người Thái ở Tây Bắc nói chung và ở Mường Than nói riêng. Người Thái tổ chức xòe chiêng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và bản làng yên vui. Lễ hội xòe chiêng nổi tiếng đến mức được ví như “tiệc xòe”, bởi những buổi xòe chiêng bao giờ cũng có rất nhiều điệu xòe hấp dẫn, vì thế nó giống như một bữa tiệc có nhiều món ngon vật lạ.

Ở Tây Bắc ngày nay có 4 vùng người Thái cư trú đông đúc đó là Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (Lai Châu) và Mường Tấc (Sơn La). Và đây cũng chính là những vùng có các đội xòe nổi tiếng nhất vùng Tây Bắc. 

Mở đầu hội xòe chiêng là tiếng tính tẩu véo von hòa nhịp cùng tiếng cười của gái mường gần, trai bản xa nô nức kéo về. Tiếng chiêng, tiếng trống thúc giục như mời gọi vào hội. Những lúc ấy, không phân biệt là người Thái, người Mông hay Dao… Tất cả cùng nắm chặt tay nhau kết thành những vòng xòe múa nhịp nhàng uyển chuyển theo tiếng nhạc dập dìu. Lớp xòe trong, vòng xòe ngoài lấp lánh ánh cúc bạc áo cóm (trang phục truyền thống của người Thái) nhịp nhàng vây quanh đống lửa, nhìn từ xa như đoá hoa ban khổng lồ bung cánh khoe sắc giữa núi rừng. 
Trong đó có những điệu xòe nổi tiếng làm nghiêng ngã núi rừng Tây Bắc như: xòe hoa, xòe vòng, xòe nón, xòe quạt, xòe khăn…

Ngày nay, người Thái ở Mai Châu (Hòa Bình) còn thành lập cả những đội xòe để phục vụ khách du lịch. Ví như ở bản Lác, bản Pom Coọng là hai bản du lịch cộng đồng có tới gần 10 đội xòe.

Bài: Thông Thiện, Ảnh: Trang Linh-Thông Thiện

Saturday, April 16, 2016

"Quắm tố mương" nét đẹp văn hoá của dân tộc Thái (Văn hoá Việt)

T ngàn xưa, dân tộc Thái có truyện thơ lịch sử, kể lại quá trình thiên di của dân tộc vào Tây Bắc như "Táy pú xớc" hay "Quắm tố mương".
"Quắm tố mương" (chuyện bản mường) thường được các bậc cao niên hay Mo then kể lại cho con cháu nghe. Lời hát của các Mo then trong lễ cúng hồn giống như một áng du ký ca đầy hình tượng đẹp được diễn tả bằng văn phong trau chuốt. "Quắm tố mương" kể lại khung cảnh thời xa xưa cùng lịch sử thiên di của dân tộc Thái đen vào Tây Bắc.
Theo huyền thoại dân tộc Thái thì tổ tiên của họ là Tạo Xuông, Tạo Ngần từ trên trời xuống Mường Bôn, tức mường dưới trần gian. Hai anh em đi đến núi "Keo Ưởng, Thi Thốp, Thi Thưa" thì bị chặn lại vì 2 hòn đá ngày đêm đập vào nhau kêu công cốc (như trâu bò nhai lại cỏ). Muốn đi qua núi "Keo Ưởng" phải lạy thần núi, xin 2 hòn đá ngừng đập mới qua được. Sau đó họ phải vượt qua con sông rộng, lắm sóng dữ, ghềnh thác. Qua con sông là đến địa phận của trần gian. Khó khăn là thế nên tên thần thoại của dòng Nặm Tao là dòng "Nặm Ta Khôm, Nặm Ta Khái" (tức là sông Đắng – sông Xối).
Theo các nhà dân tộc học thì dòng Nặm Tao là con đường mà tổ tiên dân tộc Thái thiên di vào Việt Nam từ thế kỷ XI-XIV do hai anh em Tạo Xuông, Tạo Ngần ngành Thái đen, thiên di xuống khai phá miền Mường Lò. Cháu Tạo Ngần là Lò Lạng Chượng, con trai thứ 7 của Lò Cầm Quảng, thủ lĩnh người Thái ở Mường Lò thuộc tỉnh Lào Cai ngày nay. Sau khi chia bản, phân mường cho 6 anh cai quản, Lạn Chượng là con út nên không có phần. Lạng Chượng xin cha dẫn 1 ngàn quân sĩ văn võ song toàn đi tìm đất, tìm mường cai quản. Trong cuộc hành trình, Lạng Chượng cầm binh đánh thắng các bộ tộc Nam Á. Truyền thuyết dân tộc Thái kể rằng: "Quân Nam Á có tên làm bằng đồng sắc nhọn, quân Lạng Chượng chỉ có tên tre. Lạng Chượng mới lập mưu thách nhau bắn xem tên ai cắm vào đá là thắng. Quân Nam Á bắn tên đồng vào đá thì bật ra, quân Lạng Chượng nạp cụm sáp ong vào đầu tên tre nên bắn vào đá thì dính. Quân Nam Á chịu thua, phải để quân Lạng Chượng chiếm đất, còn quân Nam Á phải chạy vào rừng sâu mà ở".
Đội quân của Lạng Chượng tiến đến Mường Quài, huyện Tuần Giáo ngày nay, rồi vào Mường Phăng, đứng trên đỉnh Pú Phạ nhìn xuống, Mường Theng hiện ra trước mặt. Đất ấy, tên người Thái đặt nghe rất huyền thoại Mướng Theng là Cõi Trời (do ông trời làm chủ) là Mường Thanh ngày nay. Trong "Quắm tố mương" có đoạn viết:
"Đất Mường Theng rất tốt
Có con suối chảy giữa cánh đồng
Làm ruộng một vụ ăn cả năm
Mường này làm ta yêu mến
Mường tròn tựa vành nong
Lượn cong như sừng trâu
Mường này tốt Pú ở
Mường rộng Pú mới ăn...".
Nhiều năm sau, đất Mường Theng trở thành "cố đô" của nhiều đời tù trưởng. Vậy nên, dòng Nặm Tao hiển nhiên là địa đầu phía đông và biên giới Lào là địa đầu phía Tây của vùng văn hoá Tây Bắc.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử cho đến hôm nay, đồng bào dân tộc Thái Mường Thanh đã biến nơi này thành vùng đất giàu có và sầm uất. Đất Mường Thanh là vùng đồng bằng rộng lớn: "Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc". Thanh là Mường Thanh, Lò là Nghĩa Lộ, Than là Than Uyên, Tấc là Mường Tấc. Đấy là bốn đồng bằng rộng ở Tây Bắc mà Mường Thanh là nhất. Cánh đồng lúa Mường Thanh, vùng đất thiên thời - địa lợi - nhân hòa ấynổi tiếng với danh gạo tám thơm Điện Biên. Hàng năm, sau vụ thu hoạch lúa mùa, đồng bào dân tộc Thái (Điện Biên) lại tổ chức lễ hội "Lạng Chượng khai phá Mường Thanh" nhằm ôn lại truyền thống, công ơn của cha ông trên con đường khai phá và xây dựng Mường Thanh, nhớ đến công đức của các bậc xây dựng bản mường và cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc. Đến nơi đây, chúng ta bắt gặp những nếp nhà sàn lợp ngói với biểu tượng "khau cút", đó là hai thanh gỗ bắt chéo nhau có chạm trổ hình hoa sen và hai vầng trăng khuyết hướng vào nhau, ngụ ý hai anh em Tạo Xuông, Tạo Ngần cùng con cháu của người luôn nhớ đến nhau. Dân tộc Thái (Mường Thanh) còn có những điệu khắp sư (hát thơ) trữ tình với những câu truyện thơ nổi tiếng, hòa trong hồn sương pí thiết tha. Những ngày lễ tết, các bản, các mường rộn vang tiếng trống xoè nồng say cùng các cô gái ngực căng tròn, lộng lẫy trong bộ trang phục thổ cẩm di dự hội... Đó là những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Thái khi đọc đến "Quắm tố mương" để ôn lại truyền thống lịch sử của bản mường. Những nét đẹp đó như những viên ngọc quý, ngày ngày được mài giũa tỏa sáng muôn màu.

Ma chay của dân tộc Thái Đen (Ad Khánh)

Hoả táng là tục lệ đã có từ ngàn xưa của người Thái Đen. Họ tin rằng khi thi hài được "tắm rửa" bằng lửa, linh hồn sẽ lên được mường trời, tiếp tục "sống" trong một thế giới khác.
Con người có sinh ra, lớn lên, già và chết (sinh, lão, bệnh, tử) trong đó chết và mai táng là một thủ tục phức tạp và rườm rà nhất trong các phong tục của người Thái...
Ma chay của người Thái rất phức tạp, sau khi một người qua đời thì công tác chuẩn bị là bước đầu tiên, tiếp theo là nghi lễ, cuối cùng là an táng.

1. Công việc chuẩn bị
Người Thái luôn phải có ít nhất một cuộn vải trắng (tòn phải chau), một cuộn thổ cẩm (tòn khít) ở trong nhà. Khi có một người qua đời nếu thiếu những thứ trên thì nghi lễ sẽ không thể tiến hành. 
Một người mất đi là một sự mất mát lớn đối với gia đình và họ hàng, chỉ cần nghe tin người thân mất thì những người thân trong gia đình dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ phải nhanh chóng về nhà. Lúc này người thân sẽ cho người đi mời ông thầy phúng và cũng sẽ báo cho các dâu, rể về nhà và chọn ra 5 đến 9 người là con rể hoặc cháu rể trong họ hàng để tiến hành nghi lễ, rể cả (khười cốc) là quan trọng nhất, là người không bao giờ được rời khỏi nhà, phải túc trực đến khi người mất được an táng xong xuôi, rể cả được chọn nếu là con rể cả của người đã mất là tốt nhất, nếu không có con rể thì có thể chọn cháu rể và phải là người Thái, nếu người dân tộc khác thì phải biết tiếng Thái, điều này rất quan trọng, người làm rể cả không biết tiếng Thái thì nghi lễ sẽ không thể tiến hành hoàn chỉnh. Các rể còn lại được gọi là rể khiêng (khười hàm), những người này phải là con rể, cháu rể trong họ hàng, được chọn để khiêng quan tài.
Cần chuẩn bị sẵn một quan tài (lông), một cây tre càng cao càng tốt để làm cây thăng thiên (cò chau phạ) nếu người mất là nam giới, cây này được mang về và lấy thổ cẩm (khít) để bọc từ ngọn đến gốc và để dư ra giống như bờm ngựa, cây thăng thiên của phụ nữ không làm cao, chỉ làm giống như một chiếc ô nhưng được trang trí sặc sỡ bằng những chiếc cờ nhỏ có đủ màu xanh, đỏ, tím vàng...
Cần chuẩn bị một cái ô mua ngoài chợ về trang trí với viền là thổ cẩm và vải trắng, tiền giấy treo vào mép bằng các sợi chỉ. cần có gỗ, ngói để làm nhà mồ, 1 cái kè bèm (giống như một chiếc hòm đựng đồ được làm bằng tre), một chiếc ghế mây, một đôi gà, một con trâu...
2. Nghi lễ
Khi có người thân mất người thân trong nhà sẽ ra ngoài thét to rằng: "Ôi, trời ơi đất ơi, bản làng ơi người nhà của tôi (nói tên người mất) đã ra đi...."(trước kia thường có súng kíp thì người thân sẽ bắn chỉ thiên ba lần để báo hiệu gia đình có người mất). Khi được tin này già làng (trưởng bản) sẽ đánh trống gọi dân đến phân công nhiệm vụ để đến giúp đỡ gia đình làm ma chay. Mỗi gia đình trong bản sẽ đến góp một bát gạo, hai chai rượu, gia đình nào khá giả hơn có thể góp nhiều hơn hoặc góp tiền. 
Tất cả vải vóc trong gia đình được bỏ hết ra ngoài, mỗi khi có người thân, họ hàng đến thì sẽ cắt làm khăn tang cho từng người. Người nhiều tuổi hơn (anh, chị, chú bác ruột...) sẽ tang bằng thổ cẩm (khít), người ít tuổi hơn (con, em, cháu, chắt, họ hàng xa...) sẽ tang khăn trắng (phải chau), bố mẹ (nếu còn sống) sẽ không mang khăn tang con. Người đã mất được đặt trên 3 chiếc đệm, được phủ bằng 3 chiếc chăn, một lớp vải thổ cẩm, một lớp vải trắng, trên mặt được phủ bằng chiếc khăn trắng khác.
Khi quan tài đã được chuẩn bị xong sẽ được đưa lên nhà và cho người đã mất vào cùng với một chiếc đệm, một chăn và 2 lớp vải đã nói ở trên (tức là chỉ bỏ hai cái đệm bên dưới và hai cái chăn). Người đến viếng sẽ được người thân xướng tên cho người đã khuất biết để người đã khuất phù hộ cho họ.
Đến bữa người rể cả sẽ làm cơm gọi hồn người đã mất đến ăn, thầy phúng ngồi cạnh rể cả đọc bài mời hồn về ăn cơm và rể cả sẽ đọc theo từng câu. Sau khi đã làm đủ 3 bữa cho hồn người đã khuất ăn (3 bữa đúng thời gian: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối) hoặc sau khi người đã khuất đã qua 1 đêm trong nhà thì sáng hôm sau sẽ tiến hành mổ trâu làm thịt rồi làm món quen thuộc nhất của người Thái là "lạp trâu" để mời hồn người đã mất ăn bữa cuối cùng trước khi về trời, sau khi ăn xong sẽ là lễ đưa hồn người đã mất về trời (chau côn tài khửn phạ), thầy phúng lại đọc từng câu cho rể cả đọc theo, sau khi đưa hồn đến trời thì thầy cúng lại đọc bài dẫn đường cho rể cả về nhà, phần này chiếm thời gian khá dài khoảng 1- 2 tiếng đồng hồ. Sau đó quan tài sẽ được mang ra giữa nhà để người thân, họ hàng đi vòng quanh 1 vòng, mỗi người thân sẽ mang ra một chiếc áo tất cả gom vào ksà (một loại vợt vớt cá) rồi một người đại diện sẽ đi vòng quanh quan tài làm hành động như vớt hồn (sỏn khuồn) người còn sống lại không cho đi theo người đã khuất. 
3. An táng
Các rể khiêng sẽ cột quan tài vào hai cây tre hoặc gỗ rồi tiến hành khiêng đi chôn cất, người rể cả sẽ đi đầu tiên cầm một bó hương, một chiếc cờ dẫn đường và không được ngoảnh lại đằng sau, các rể khiêng (khười hàm) sẽ khiêng đi theo sau rể cả (khười cốc). đến nơi chôn cất (lúc này đã được chuẩn bị sẵn do dân làng giúp đỡ hoặc tự người nhà đi làm trước) quan tài sẽ được mở xem một lần cuối rồi mới được hạ huyệt, tất cả các đồ dùng, tiền bạc của người đã khuất được người con cả hoặc người thân nhất giao lại bằng miệng. Người đã khuất được chôn và được làm một căn nhà nhỏ đặt lên trên mộ, sau khi xong tất cả quay về nhà tiếp tục làm lễ đưa cây thăng thiên đến mộ dựng lên, kèm theo là bộ sọ trâu cùng đôi gà (một trống một mái), hai cái đệm, hai cái chăn, kè bèm, đồ dùng của người đã mất đựng trong kè bèm, một chiếc ghế mây. Sọ trâu được buộc bên ngoài căn nhà đặt trên mộ, đôi gà được buộc dưới gầm sàn nhà mộ, chăn, đệm, kè bèm, ghế mây... được cho vào nhà. Tất cả các người làm rể (rể cả và rể khiêng) sau khi xong sẽ phải về nhà cúng lại hồn (pèng khuồn), hôm sau mới được quay lại. Thủ tục an táng như vậy là xong.
Trong vòng 3 ngày, cứ đến bữa người thân lại mang cơm nước đến mộ cho người đã khuất, mang theo gạo, thóc cho gà ăn... sau 3 ngày thì bỏ hẳn và cũng không bao giờ quay lại mộ nữa.

Ad Khánh