Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Thời sự 54 dân tộc
Showing posts with label ₪ Thời sự 54 dân tộc. Show all posts
Showing posts with label ₪ Thời sự 54 dân tộc. Show all posts

Wednesday, September 14, 2016

Gian nan hành trình học chữ của người thiểu số

Hai đứa trẻ dân tộc Hmong tại một ngôi làng ở huyện miền núi Mù Cang Chải, tỉnh Tây Bắc

Ngành giáo dục ở VN ngày càng quan tâm và chú trọng đến những vùng xa xôi, hẻo lánh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nâng cao kiến thức của những người ở độ tuổi đến trường, đặc biệt đối với người thiểu số.

Hội thảo Phổ biến kết quả nghiên cứu trẻ em ngoài nhà trường của VN do Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa tổ chức trong tháng 9, công bố con số 1.127.345 trẻ em từ 5 đến 14 tuổi chưa từng đi học, bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học.
PGS-TS Lê Khánh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính của Bộ GDĐT cho biết trong số hơn 1 triệu trẻ em này, đa phần thuộc thành phần nghèo khó, sống ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh, là trẻ em dân tộc thiểu số, khuyết tật, trẻ phải lao động, trẻ em di cư…Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số chưa bao giờ đi học khá cao. Trong đó, dân tộc H’Mông chiếm tỷ lệ cao nhất, 23,02%. Nghèo đói và hủ tục là các nguyên nhân chính cản trở việc tiếp cận trường học của trẻ em thiểu số được TS Nguyễn Phong, chuyên gia tư vấn của nghiên cứu này, nêu ra.
Trao đổi với một số gia đình người thiểu số dân tộc Hà Lăng, ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, thuộc vùng sâu-vùng xa của tỉnh Kon Tum, đài RFA được cho biết rằng người dân địa phương rất vui mừng khi thấy trường học được dựng lên. Dù cách xa đến 2-3 cây số, họ vẫn cho con đi học vì họ mong rằng con cái của họ biết được mặt “cái chữ”, biết tính được “con số”, không như thế hệ của họ chỉ biết ruộng nương mà thôi. Thế nhưng, ước mơ đó lại không hề dễ dàng như họ tưởng. Vì sao lại như thế, một phụ huynh chia sẻ:
“Bây giờ gia đình nào họ cũng muốn cho con được đến trường đi học nhưng có vấn đề là không còn như trước. Bây giờ tự túc hết cho nên nhiều địa phương, không giống anh em người Kinh, rất khó khăn, thiếu thốn đủ mọi bề. Chính vì lý do đó nên các em nhỏ không được đến trường vì từ sách vở rồi đóng tiền cho nhà trường và này khác… nên anh em địa phương không có đủ điều kiện cho con đến trường được”.
Tại buổi Hội thảo Phổ biến kết quả nghiên cứu trẻ em ngoài nhà trường của VN, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển tuyên bố qua số liệu công bố sẽ thúc đẩy ngành giáo dục tìm ra phương pháp tiếp cận mới trong xây dựng chính sách giáo dục, thay đổi chiến lược “đưa trẻ em đến trường” thành “đưa trường đến trẻ em”. Chiến lược mới sẽ được triển khai cụ thể như thế nào và khi nào được triển khai? Có lẽ hơn ai hết, nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số đang nóng lòng chờ đợi.
Cũng là sự chờ đợi nhưng mỏi mòn và tuyệt vọng hơn, đó là sự chờ đợi cơ hội tìm được công ăn việc làm của các cử nhân dân tộc thiểu số tốt nghiệp đại học. Những người trẻ này đã phải nỗ lực bội phần để vượt qua muôn vàn khó khăn mới vào được đại học, tốt nghiệp ra trường. Họ là những tân cử nhân của các trường đại học uy tín như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Sư Phạm, Đại học Nông Lâm…với ước mơ có cuộc sống ổn định và đóng góp cho cộng đồng.
Có rất nhiều sinh viên khi họ vào trường đại học, họ được vay một số khoản tiền nhất định nhưng khi ra trường họ không có tiền để trả, có khi nợ kéo dài 4-5 năm sau cũng chưa trả nổi.
- Nhà thơ Inrasara 
Tìm hiểu vì sao uớc mơ thiết thực ấy lại trở nên viễn vông? Hòa Ái được nhà thơ Inrasara, dân tộc Chăm, cho biết nhiều bạn trẻ người Chăm bị thất nghiệp sau khi ra trường. Nhiều người phải làm các công việc như phụ hồ, hái cà phê, lượm điều hoặc làm các lao động chân tay khác không phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Phần lớn các cử nhân người Chăm lại phải trở về làm nghề nông trên mảnh ruộng nhỏ bé của mình. Nhà thơ Inrasara nói:
“Nhiều người trở lại nghề nông hoặc là thất nghiệp gần như toàn phần. Có rất nhiều sinh viên khi họ vào trường đại học, họ được vay một số khoản tiền nhất định nhưng khi ra trường họ không có tiền để trả, có khi nợ kéo dài 4-5 năm sau cũng chưa trả nổi. Đó là một nguy cơ rất lớn đối với các em dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học, nhất là người Chăm”.
Dân tộc Chăm tập trung ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, không giống như những dân tộc thiểu số khác ở miền núi cao mà họ ở đồng bằng, hòa lẫn với người Kinh nên cuộc sống hàng ngày được tiếp xúc với thế giới văn minh. Các bạn trẻ người Chăm gần như không có mặc cảm trong việc học tập và trình độ học ở phổ thông hay đại học của họ cũng không thua kém gì với đa số bạn học người Kinh. Dù rất tự tin khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học trên tay nhưng họ phải chấp nhận thất nghiệp như một sự an bày.
Nhà thơ Inrasara cho biết tình hình chung ở VN hiện có nhiều sinh viên ra trường không có việc làm và riêng đối với dân tộc thiểu số ngày nay dường như không còn có sự ưu tiên nào. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính khiến cho các cử nhân dân tộc thiểu số bị lâm vào cảnh bế tắc. Ông nói:
“Thất nghiệp vì lý do thứ nhất, là vì không phải họ tuyển những người đã tốt nghiệp mà họ đã tuyển rồi mới cử người để đưa đi thi và học. Tức là quan hệ quen biết là chính mà người dân tộc thiểu số nói chung quen biết rất ít. Thứ hai nữa còn vấn đề rất tiêu cực ở VN là phải chạy vạy, gọi là “văn hóa chạy”. “Chạy” thì phải có tiền. Điều này thực tế ai cũng biết vì xảy ra hàng ngày, gây bức xúc cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng cũng như những người nghèo nói chung. Khi ra trường, họ không có đủ khoản nhất định để có thể gọi là “chạy chổ”, “chạy ghế”, “chạy” một nơi nào đó để làm việc”.
Không một số liệu nào ghi nhận có bao nhiêu em nhỏ trong tổng số hơn 1 triệu trẻ em không được đến trường có ước mơ cắp sách đi học và có bao nhiêu em nhỏ hàng ngày phải chứng kiến cảnh sống thất vọng, chán nản vì thất nghiệp của các anh chị mình nhưng hệ lụy tương lai về nạn thất học chắc chắn là rất lớn, bởi vì câu hỏi “học để làm gì” đã có lời đáp, nhất là thắc mắc của các em nhỏ dân tộc thiểu số.

Trong khi Bộ GDĐT loay hoay tìm giải pháp cho “đầu vào” lẫn “đầu ra”, đặc biệt đối với người thiểu số, thì hành trình học chữ của họ vẫn còn lắm gian nan.

Bị đánh đập sách nhiễu, vợ chồng ông Oi Lư trốn sang Thái Lan

Hình vợ chồng ông Oi Lư và mục sư Thân Văn Trường tại Plei

Cựu tù nhân chính trị người dân tộc thiểu số Ja rai, ông Oi Lư ( mà trong một bản tin trước được gọi là A Lư), 60 tuổi,  cùng vợ vừa vượt thoát khỏi quê nhà là thôn Pley Rbai, xã Iapiar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai sang Thái Lan để tìm qui chế tỵ nạn từ ngày 10 tháng 9 vừa qua.
Vào sáng ngày 13 tháng 9, ông Oi Lư cho biết việc đến được Xứ Chùa Vàng như sau:

“ Hai vợ chồng tôi lên Bangkok bởi vì mình ở nhà thì công an muốn bắt mình, hai vợ chồng trốn vào rừng và ở trong đó chừng 15-16 ngày gì đó.”
Trong thời gian hai vợ chồng ông Oi Lư phải trốn vào rừng để tránh sự bắt bớ của công an địa phương, một người dân cũng xác nhận về điểu đó:
“ Bây giờ hai vợ chồng ông ta đang kiếm đường ra ngoài nhưng khó khăn quá. Không biết giúp đỡ cho ông ta ra sao, chính quyền đang canh chừng, chúng tôi không thể ra ngoài được.”
Ông Oi Lư và vợ vào tháng 3 vừa qua xuống Hải Phòng và Hà Nội để gặp một số người quen từng sống trong tù là cựu tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng, cựu tù nhân Phạm Văn Trội và Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội.
Khi về lại địa phương, ông này bị chính quyền mời đi làm việc và tịch thu hết những quà cáp mà những bạn cựu tù cho. Công an địa phương  còn qui kết ông Oi Lư làm việc cho những người đó và tra hỏi, sách nhiễu, đánh đập ông này.
Xin được nhắc lại ông Oi Lư bị bắt vào tháng 2 năm 2005 và bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘phá hoại sự đoàn kết dân tộc’. Ông Oi Lư bị giam tại Trại Nam Hà, nơi mà ông gặp các bạn tù Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trội và được họ chia sẽ những quà thăm nuôi.

Hiện ông Oi Lư này còn một người con trai cũng đang phải thụ án tù tại trại giam Thái Nguyên.

Mùa đói Tây Bắc khởi sự

Một ngôi nhà của người dân tộc thiểu số ở vùng đồi núi Tây Bắc.

Với đồng bào thiểu số Tây Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, chuyện đói hằng năm vào mùa giáp hạt đã thành chuyện thường niên, đến hẹn lại lên. Và để đối phó với nạn đói, người đồng bào thiểu số Tây Bắc nghĩ ngay đến chuyện vào rừng hái củ mài hoặc đi lượm rác ở các khu vực du lịch để sống vật vờ qua ngày. Suốt bao nhiêu năm nay, cái vòng lẩn quẩn bươn chải quanh năm trên rẫy, trên ruộng bậc thang để rồi đến tháng hai, tháng ba, lại đói vật vờ.
Đói ăn, thiếu đất canh tác
Bà Bạch, người dân La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, chia sẻ: “Một mùa được một bao lúa. Rồi gắng làm thứ khác rồi mua một cân, hai cân mang về cả nhà ăn. Rồi húp một tý cháo, cả nhà ăn. Sau rồi, không có lúa, không có ruộng làm ăn. Phải đi làm, rồi lại mua một cân, hai cân mang về cả nhà nấu cháo ăn.”
Theo bà Bạch, phần đông đồng bào thiểu số các dân tộc H.Mong, Thái, Dao Đỏ… đều rơi vào nạn đói vì diện tích đất canh tác của họ tuy có nhiều chăng nữa cũng quá cằn cỗi bởi ảnh hưởng của núi đá vôi và nguồn nước không ổn định. Có nhiều gia đình muốn đến vùng đất canh tác phải lội cả ngày dài đường đá tai mèo, đến nơi chặt lá rừng che láng tạm qua đêm để sáng mai làm ruộng. Thế nhưng có khi đến nơi rồi phải quay trở về vì không có mưa, đất quá khô cằn hoặc trời quá lạnh, không thể tỉa hạt lúa xuống đất, lại phải cuốc bộ cả ngày trời để về nhà, đợi trời mưa.
La Pán Tẩn là một trong những xã nghèo nhất của huyện nghèo Mù Cang Chải. Xã có 621 hộ thì 90,7% trong số đó là hộ nghèo, mỗi năm thiếu ăn định kỳ mùa giáp hạt từ 3- 5 tháng. Cái đói, cái nghèo bao vây, hoành hành La Pán Tẩn một phần bắt nguồn từ điều kiện quá khắc nghiệt, phần khác bởi chính sách không thiết thực, qua loa lấy lệ của nhà cầm quyền.
Trồng trọt thì đất bạc màu, chăn nuôi thì dịch bệnh, những người dân La Pán Tẩn đang phải nuôi gà theo kiểu treo lồng trên ngọn cây để chống dịch cúm. Bảy bản nhưng chỉ có 235 hecta ruộng một vụ nên vụ nào tốt thì sản lượng lúa được một tạ rưỡi mỗi sào, nhưng đa phần chỉ được một tạ mỗi sào, thấp bằng 25% so với ruộng miền xuôi. Với 235 hecta ruộng chia cho 621 hộ nên hộ nào nhiều cũng chỉ được vài tạ gạo một năm.

Một phiên chợ chiều của người dân tộc thiểu số Tây Bắc.

Chung cảnh ngộ với La Pán Tẩn là các xã Mường Khoa và Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Những nơi mà đói tháng ba như một nỗi ám ảnh thường xuyên, dai dẳng đến mức nghe có đoàn cứu trợ về bà con bỏ hết mọi thứ để đi nhận gạo, để ngồi chờ từ sáng tinh mơ, đến chiều tà lại nhuễ nhại mồ hôi gùi gạo về nhà.
Tiêu biểu và cùng cảnh ngộ với nhiều người dân nghèo khác, bà Lò Thị Lọ ở bản Nà Cại là một người đàn bà bị xem như không có tuổi. Một phần vì bà không nhớ mình sinh năm bao nhiêu, phần nữa là vì vẻ hốc hác, khắc khổ trên gương mặt, trên bộ quần áo cũ nát trong một căn nhà rách nát chẳng khác nào cái chòi vịt miền xuôi. Mà hình như không riêng gì căn nhà của bà giống cái chòi vịt, hầu như nhà cửa ở các bản làng nơi đây đều thế.
Một số nơi ở tỉnh Hà Giang, chuyện đói kém cũng tương tự và cho dù người dân có nỗ lực bao nhiêu, đói vẫn cứ đói. Xóm Hạ Sơn có 39 hộ với trên 200 nhân khẩu. Sau nhiều năm về nơi ở mới, đường đã dễ đi hơn, điện đã về làng nhưng cuộc sống của bà con vẫn cứ cơ cực. Sau mười bốn năm mà chưa có hộ nào thoát khỏi cảnh nghèo, thậm chí còn rất nhiều hộ thiếu đói lương thực cần phải trợ cấp.
Bà con về đây cũng được giao đất để khai hoang làm nương, ruộng bậc thang, hộ nào cũng chịu khó nên chẳng mấy chốc đã hoàn thành việc khai hoang, tạo nên những nương, thửa ruộng bậc thang quanh thôn để trồng ngô, lúa. Tuy nhiên, diện tích phân cho bà con được ít quá, đến nay 39 hộ dân với gần trên 200 nhân khẩu chỉ có tổng cộng trên 22 hecta đất sản xuất.
Bà con muốn khai hoang nữa cũng không còn đất bởi đất đồi, rừng quanh thôn đều đã bị quản lý từ trước rồi. Không những thế, 22 hecta đất sản xuất đều là đất bạc màu ven đồi, trước kia là những bãi cỏ may, trồng cây gì cũng còi cọc nhưng điều kiện kinh tế của bà con quá khó khăn nên cây ngô, cây lúa ở đây năm nào cũng có năng suất thấp nhất xã.
Trẻ em đối diện nguy cơ mù chữ

Nhà của người dân tộc thiểu số ở vùng đồi núi Tây Bắc.

Chuyện có đủ cái ăn, no bụng để đến trường, ngồi trong lớp mà không bị ngáp đói, không bị buồn ngủ đối với trẻ em Tây Bắc nghe ra quá xa vời. Trường La Pán Tẩn có gần 800 học sinh nhưng chỉ có vỏn vẹn 60 em được ở nội trú nhờ nhà trường tận dụng phòng học mà dựng lên. Số còn lại phải trọ học trong những căn lều của người dân địa phương dựng tạm để trông coi thóc lúa khi thu hoạch. Từ bốn đến năm em loay hoay trong một túp lều như thế. Không điện, không nước, không nhà vệ sinh, không có gì cả ngoài sự gian khổ và đói.
Kể từ khi có đề án hỗ trợ của nhà nước, mỗi học sinh được nhận 332 nghìn đồng một tháng. Chia bình quân ngày 2 bữa, mỗi bữa 5.500 đồng cho mỗi học sinh.
Nhưng không hiểu khoản tiền ấy được sử dụng như thế nào mà cô hiệu trưởng nhà trường lại phàn nàn rằng khó khăn lắm, tiếng là nội trú dân nuôi, nhưng mùa giáp hạt hầu hết các gia đình đều không lo nổi gạo để ăn thì lấy gì mà đóng góp, lấy gì nuôi các em! Và các em đói vẫn cứ đói, bữa ăn của các em không có gì ngoài cơm, muối và rau rừng.
Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở xã Mường Khoa, nơi 100% học sinh nội trú người dân tộc thiểu số, dù đã chuyển đổi theo mô hình hỗ trợ từ tháng 8 năm 2011 nhưng đến nay, hơn 3 năm sau, học sinh vẫn phải ở ghép, chưa có bếp ăn, thiếu thốn mọi bề.
Riêng tiền mua gạo cho học sinh, hiệu trưởng trường đã chỉ ra hàng loạt khó khăn: Vào mùa giáp hạt người dân địa phương hầu như chẳng đóng góp được gì, học sinh đi học nhưng cứ nghĩ đến gia đình đang đói quay đói quắt nên chữ nghĩa cũng chẳng vào được bao nhiêu. Hơn nữa, thiếu ăn, các em đến lớp cứ gật gù, vật vờ, học cả ngày mà hiểu chẳng được bao nhiêu, điều này làm cho nhiều giáo viên đâm ra nản chí, muốn bỏ nghề.

Với đà người lớn luôn thiếu đói, trẻ em thì không có cơ hội đến lớp bởi còn phải lo phụ giúp gia đình kiếm cái ăn, hầu như đời sống vẫn còn đầy bóng tối nguyên thủy, e rằng, Tây Bắc sẽ còn đối diện với cái đói rất dài, mặc dù hiện tại, đang là thế kỷ 21!

4 người Thượng mất tích sau khi bị Campuchia giao trả cho Việt Nam

Nhiều đợt người Thượng Tây Nguyên trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.

Bốn người dân tộc ít người ở Tây nguyên bị mất tích sau khi bị chính quyền Campuchia gửi trả lại Việt nam.
Hôm thứ tư vừa qua một trong 36 người bị Campuchia trả về Việt nam gần đây gọi điện thoại đến ban tiếng Khmer đài Á châu tự do thông báo tin bốn đồng bào bị mất tích:

Tôi không biết chuyện gì xảy ra với họ. Tôi không biết số phận họ ra sao rồi, không biết là họ có bị bỏ tù không!”
Xin nhắc lại là trong thời gian gần đây có một số người dân tộc ít người ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành trốn chạy sang Campuchia với lý do bị đàn áp tôn giáo ở Việt nam.
Những người Jarai ở Tây nguyên, sau khi sang đến tỉnh Ratanakiri của Campuchia đã được những người Campuchia cùng sắc tộc giúp đỡ. Hơn chục người đến được thủ đô Phnom Penh và hồ sơ của họ được văn phòng tỵ nạn của chính phủ xem xét.
Theo nguồn tin ban tiếng Khmer của đài chúng tôi thì một số người trong số 36 người bị trả về gần đây bị đánh đập khi bị kêu lên trình diện tại trụ sở chính quyền huyện ở Việt nam.
Việc trục xuất những người tị nạn này của Campuchia đã bị các tổ chức quan sát và theo dõi nhân quyền quốc tế chỉ trích.
Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng bày tỏ mối quan tâm về tình trạng sức khỏe của 13 người Thượng từ Việt Nam trốn sang Campuchia và hiện vẫn đang phải lẫn trốn trong rừng tại Ratanakiri.
Văn phòng Cao Ủy tại Phnom Penh cho Đài Á Châu Tự Do chúng tôi biết rằng đã cố gắng bằng nhiều cách để tiếp xúc với nhóm người Thượng này hầu có thể giúp đỡ cho họ, nhưng bị chính quyền địa phương ngăn cản.

Theo cư dân địa phương nói với Đài chúng tôi, 13 người Thượng mà họ tiếp xúc được đều ở trong tình trạng thiếu ăn, đồng thời lo sợ sẽ bị cảnh sát Campuchia bắt, trao trả về Việt Nam.

Tình hình người Thượng ở Việt Nam vẫn vô vọng: luật sư nhân quyền

Liên Hiệp Quốc đang đàm phán đưa nhóm 13 người Thượng về thủ đô Phnom Penh để nộp hồ sơ xin tỵ nạn ngày 20/12/2014.

Những thông tin mới đây về nhóm 13 người Thượng ở Tây Nguyên trốn sang Campuchia và được Liên hiệp quốc bảo lãnh đã làm dấy lên mối quan tâm về tình hình người Thượng tại Việt Nam. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc nguyên nhân họ phải bỏ trốn và thời gian mà họ phải chờ đợi để có sự quan tâm của quốc tế đối với tình trạng của mình. Để tìm hiểu vấn đề này, Việt Hà phỏng vấn nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng,
luật sư Scott Johnson ở Australia. Trước hết nói về thông tin những người Thượng bỏ trốn sang Campuchia gần đây, luật sư Scott Johnson cho biết:
Scott Johnson: đây là điển hình của những việc mà chính phủ Việt Nam và Campuchia đã làm trong nhiều năm qua kể từ năm 2001, khi xảy ra một vụ biểu tình lớn ở Việt Nam của người Thượng, và người Thượng phải bỏ trốn. Cho nên nếu nhìn lại lịch sử nhiều năm qua thì những gì đây là những gì đã diễn ra vẫn đang diễn ra, bao gồm sự đàn áp tôn giáo, các nhóm thờ phượng tại nhà, các nhóm đạo thiên chúa tại nhà bị đàn áp ngay ở Việt Nam, và những người dân ở đó cứ phải liên tục chạy sang Campuchia trong nhiều năm, và tình hình không hề thay đổi. Cho nên tôi có thể nói tình hình là rất xấu và điều này chỉ cho thấy sự vô vọng của tình hình người Thượng. Liên Hiệp Quốc, chính phủ Hoa Kỳ, chính phủ Campuchia và Việt Nam, cả liên minh châu Âu nữa, thực sự vẫn chưa giải quyết được cái gì.
Nếu nhìn lại lịch sử nhiều năm qua thì những gì đây là những gì đã diễn ra vẫn đang diễn ra, bao gồm sự đàn áp tôn giáo, các nhóm thờ phượng tại nhà, các nhóm đạo thiên chúa tại nhà bị đàn áp ngay ở Việt Nam
Scott Johnson
Việt Hà: Theo thông tin mà đài Á châu Tự do có thì phía công an Việt Nam có trao cho Campuchia danh sách 16 người Thượng bỏ trốn và yêu cầu dẫn độ. Tuy nhiên đã có 13 người được Liên Hiệp Quốc bảo lãnh và chúng ta không biết chắc điều gì xảy ra với 3 người còn lại. Theo ông thì từ khi ông theo dõi tình hình người Thượng đến nay, số người bỏ trốn sang Campuchia và được định cư an toàn ở nước thứ 3 chiếm bao nhiêu phần trăm trong số người bỏ trốn qua ngả này?
Scott Johnson: kể từ thời điểm của vụ biểu tình lớn ở Việt Nam do người Thượng thực hiện cho đến nay đã có hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn người Thượng tìm cách trốn khỏi Việt Nam. Trong thời gian đó, chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt và bị trả về Việt Nam. Tôi nhớ là đã đến Campuchia, đến các trại tị nạn. Tôi trực tiếp có mặt tại các trung tâm người tị nạn ở Phnompenh nơi có hàng trăm người Thượng, tôi đã phỏng vấn nhiều người trong số họ. Tất cả đều nói về những truy bức, tra tấn, đe dọa bởi công an Việt Nam. Rất nhiều người trong số họ đã phải bỏ trốn cùng gia đình mình. Liên Hiệp quốc có hàng trăm người như vậy trong quá khứ và giờ vẫn vậy. Chúng tôi cũng biết là cảnh sát Campuchia đã truy tìm những người Thượng và bắt giữ họ, bán họ để lấy tiền chuộc. Họ bán lại cho phía Việt Nam để lấy tiền. Tôi nhớ nói chuyện với một cảnh sát Campuchia lúc đó và biết được là mỗi người Thượng đưa trả về Việt Nam, Campuchia được nhận 60 đô la Mỹ, cho nên chúng tôi biết tình hình rất tồi tệ và thêm vào là tham nhũng. Ngoài ra Việt Nam cũng có ảnh hưởng rất mạnh lên Campuchia. Việt Nam muốn nhận lấy những người tù đó và tôi chắc chắn là họ sẽ đối xử rất tàn tệ với những người bị trả lại. Human rights Watch đã ghi nhận nhiều trường hợp bị chết khi đang bị giam giữ. Chúng tôi đã nói chuyện với những người chứng kiến, những người đã may mắn sống sót và biết được là công an Việt Nam thường xuyên đánh đập những người tù này và gây ra những thương tổn trong nội tạng rồi sau đó thả họ về, sau đó họ sẽ chết ở trong cộng đồng. Công an sau đó có thể phủi tay khỏi trách nhiệm.  Nhưng nhiều người vẫn chết khi bị giam giữ và chúng ta có thể thấy các bằng chứng trong báo cáo của Human Rights Watch.  Tôi không có một con số cụ thể nhưng tôi có thể biết là rất khó để có được con số cụ thể vì ngay cả trại tị nạn của UN cũng bị sức ép, họ đã từng bị cảnh sát Campuchia lục soát. Chỉ có một phần trăm rất nhỏ có thể chạy thoát theo con đường này vì có rất nhiều cảnh sát và lực lượng an ninh của Campuchia và Việt nam ở Campuchia. Campuchia hợp tác với Việt Nam để kiểm soát chặt đường biên giới cho nên rất khó cho người chạy thoát vì vậy người nào chạy vào rừng thì cũng khó và nếu họ bị bắt thì ai biết được điều gì sẽ xảy ra với họ? cho nên tôi nghĩ là chỉ có một phần trăm rất nhỏ có thể thoát và theo tôi UN nên nỗ lực hơn nữa trong những gì họ đang làm.
Việt Hà: ông có nói là Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu và Mỹ đã không thể làm gì để giải quyết vấn đề người Thượng trong nhiều năm nhưng lần này trong số 16 người thì đã có 13 người được can thiệp, theo ông thì nguyên nhân nào khiến họ làm được điều này?
Scott Johnson: vấn đề này đã tồn tại từ năm 2001 và tôi nghĩ đã có hơn 1000 người Thượng đã chạy thoát và được định cư ở Mỹ trong quá khứ. Đột ngột bây giờ chúng ta thấy những gì vừa diễn ra thì tôi chỉ đoán là có ai đó đã gây sức ép nhưng đó chỉ là đoán mà thôi, tôi không biết nguyên nhân thực sự. Nhưng điều mà tôi biết khi tôi nghe tin này là thực sự chẳng có gì thay đổi ở Việt Nam hay ở Campuchia.
Việt Hà: ông cũng nói rằng Hoa Kỳ, liên minh châu Âu, Liên Hiệp  Quốc đã không giải quyết thấu đáo vấn đề người Thượng trong nhiều năm qua, tại sao như vậy?
Kể từ thời điểm của vụ biểu tình lớn ở Việt Nam do người Thượng thực hiện cho đến nay đã có hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn người Thượng tìm cách trốn khỏi Việt Nam. Trong thời gian đó, chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt và bị trả về Việt Nam
Scott Johnson
Scott Johnson: chúng ta hãy nhìn vào từng tổ chức một cách độc lập. Bộ ngoại giao Mỹ là một ví dụ. Chính sách của Mỹ là cố gắng làm việc với Việt Nam trong nhiều năm, cố gắng đưa Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc và lại gần Mỹ hơn. Đó là vấn đề về địa chính trị. Cho nên họ sẽ kiềm chế vấn đề nhân quyền. Họ sẽ không để nhân quyền lấn lướt các thỏa thuận thương mại hay cản trở các hiệp ước hay cản trở việc họ muốn kiềm chế Trung Quốc. Chúng ta có thể nhìn thấy bằng chứng rõ ràng là Ủy ban tự do Tôn giáo của Mỹ đã khuyến cáo hàng năm là Việt Nam nên được đưa vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC), nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã từ chối…. Nếu so sánh báo cáo của Ủy ban tự do tôn giáo với báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chúng ta thấy có sự khác biệt. Một báo cáo tìm cách tẩy rửa những vấn đề nhân quyền để đưa Việt Nam ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc trong khi báo cáo kia thì nói Việt Nam không có tự do tôn giáo và Mỹ cần phải có hành động. Điều này cũng tương tự như với Liên Minh châu Âu. EU cũng không có một chính sách ngoại giao thống nhất, và nó không hiệu quả. Họ cũng không để vấn để vấn đề này can thiệp vào các thỏa thuận thương mại. Còn với UN, họ chỉ quanh quẩn. Rất nhiều lần chúng tôi tiếp cận UN, đưa họ thông tin nhưng chúng tôi không nhận được phản hồi và họ chẳng làm gì. Tôi có thể nói là họ không quan tâm…. Vấn đề của người Thượng bị đẩy sang bên nhường chỗ cho các quyền lợi khác của các cường quốc.
Việt Hà: ông có hy vọng gì vào tình hình người Thượng ở Việt nam trong tương lai nhất là sau khi Việt nam được bầu vào hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc?
Scott Johnson: dựa vào lịch sử cách mà chính phủ Việt Nam đối xử với những người sắc tộc thiểu số, tôi có thể nói là người Thượng ở Việt Nam không có nhiều hy vọng. Dựa vào lịch sử của nhà nước cộng sản Việt Nam cho đến giờ tôi không có mấy hy vọng vào tự do thực sự. Nó không thể sớm xảy ra trừ khi có một sự thay đổi như loại bỏ những quan chức tham nhũng, mang lại dân chủ thực sự. Nhìn vào lịch sử 15 năm qua, tôi thấy không có gì thay đổi, người Thượng vẫn bị truy bức và phải trốn sang Campuchia và bị cảnh sát Campuchia bắt lại, bán cho phía Việt Nam. Nó vẫn diễn ra trong suốt hơn 10 năm qua và tôi không có hy vọng gì.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn

Người Thượng từ Tây Nguyên tiếp tục trốn sang Campuchia

 Sáu trong số 18 người Thượng mới tới, trong đó có 2 phụ nữ, đều thuộc sắc tộc J’rai vùng Tây Nguyên Việt Nam

Thêm một nhóm 18 người Thượng từ Tây Nguyên, chạy sang Kampuchia hôm thứ Tư, hiện đang ẩn náu trong khu rừng rậm mạn Đông Bắc tỉnh Rattanakiri của Xứ Chùa Tháp.
Hôm thứ Tư một số dân Kampuchia ở tỉnh Rattanakiri gần biên giới Việt Nam loan báo họ thấy có thêm một toán người Thượng chạy từ Việt Nam sang và hiện đang trốn ở trong khu rừng ở mạn Đông Bắc tỉnh này.

Người sắc tộc J’rai vùng Tây Nguyên
Sang ngày thứ Năm, thông tín viên Ratha Visal của ban Khmer ngữ đài Á Châu Tự Do gởi về bài tường trình cho biết tất cả 18 người Thượng mới tới, trong đó có 2 phụ nữ, đều thuộc sắc tộc J’rai vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Một người J’rai trong nhóm, không muốn tiết lộ tên vì sợ bị công an Việt Nam phát hiện, nói với đài Á Châu Tự Do:
- Anh ta và những người trong nhóm được dân làng giúp đỡ và che dấu trong rừng để khỏi bị cảnh sát bắt.
Đây là nhóm người Thượng thứ ba vượt biên từ Việt Nam và đến Rattanakiri của Kampuchia nội trong tháng Giêng này. Từ đầu thang Giêng, 5 người Thượng Tây Nguyên chạy sang và ẩn náu trong rừng rậm. Đến ngày 17 tây, lại một nhóm 9 người Thượng khác tiếp tục đến Rattanakiri. Trong số tất cả 14 người thuộc hai nhóm đến trước có hai em nhỏ và một trẻ sơ sinh.
Như vậy, cùng với 18 người thuộc nhóm thứ ba, tổng số người Thượng đang trốn trong rừng Kampuchia nay lên tới 32 người.
Trước nay người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam đi qua Kampuchia đều nói họ bỏ chạy vì không muốn bị bắt và bị kết tội chống đối hay phản động, thứ hai là nhờ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Kampuchia giúp cho họ qui chế tị nạn
Trước nay người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam đi qua Kampuchia đều nói họ bỏ chạy vì không muốn bị bắt và bị kết tội chống đối hay phản động, thứ hai là nhờ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Kampuchia giúp cho họ qui chế tị nạn.
Khi đó, ông Chhay Thy thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền ADHOC của Kampuchia, mô tả với báo chí về tình cảnh người Thượng trong rừng là khốn khổ, lo sợ, thiếu ăn, thiếu thuốc men và rất cần sự trợ giúp.
Về nhóm thứ ba vừa đến Rattanakiri hôm thứ Tư, ông Chhay Thy xác nhận đã báo cho Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh về trường hợp mới nhất này.
Vẫn theo lời ông, họ cũng đã được ADHOC giúp đỡ hầu có thể ẩn náu, được tạm thời cung cấp thực phẩm và một số vật dụng cần thiết.
Phần đông người dân tộc vùng cao Việt Nam theo đạo Tín Lành, thường tổ chức những buổi nhóm cầu nguyện tại nhà, điều mà chính quyền địa phương và công an không cho phép.
Với lý do bị bắt giữ và bị cấm tụ tập cầu nguyện, người Thượng rủ nhau băng rừng sang Kampuchia, nói là họ bị phân biệt đối xử, bị cấm đạo, bị công an đánh đập không cho nhóm họp để thờ phượng Chúa.
Nhờ sự giúp đỡ của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, một số người dân tộc theo đạo Tin Lành được cấp qui chế tị nạn rồi sau đó được sắp xếp cho đi định cư ở một nước thứ ba.
Tuy nhiên đa phần còn lại lớp thì bị từ chối qui chế tị nạn, lớp bị bắt trở lại, lớp phải trốn chui trốn nhũi vì sợ bị gởi trả về hoặc sợ bị chính công an Việt Nam bắt giải về nguyên quán.
Phần đông người dân tộc vùng cao Việt Nam theo đạo Tín Lành, thường tổ chức những buổi nhóm cầu nguyện tại nhà, điều mà chính quyền địa phương và công an không cho phép
Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, điển hình như Freedom Now hoặc Human Rights Watch của Hoa Kỳ, BPSOS ở Washington, nhiều lần lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tôn giáo của người sắc tộc Tây Nguyên.
Kết tội nặng nề
Phía nhà nước Việt Nam thường cáo buộc rằng người Thượng Tây Nguyên bỏ nước ra đi là vì những phần tử xấu và các thế lực thù địch bên ngoài xúi dục họ.
Điều cần biết trên thực tế người Thượng bỏ chạy khỏi nước phần vì sợ hãi nhưng mặt khác một số không ý thức rõ ràng về nguyên nhân cũng như hậu quả từ hành động gọi là vượt biên của họ.

Nhóm 18 người Thượng từ Tây Nguyên, chạy sang Kampuchia hôm thứ Tư, hiện đang ẩn náu trong rừng Rattanakiri

Trong một lần nói chuyện với đài Á Châu Tự Do, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu tù chính trị từng bị giam chung với những người Thượng bị bắt tại trại giam An Điềm, cho biết:
Có 4 anh em thanh niên người J’rai, một người ở Dak Nông, bị kết tội vượt biên nhằm chống chính quyền nhân dân, người thì hoạt động nhắm chống chính quyền nhân dân. Quả thực không thể nói rằng họ phạm tội như vậy. Có một người vượt biên chỉ mỗi mục tiêu là thấy người vượt biên sang bên Kampuchia rồi sau đó sang Mỹ được hai năm thì anh ta gởi một số tiền về cho gia đình, thì nghèo quá thành anh ta cũng muốn đi theo.
Tôi rất phẩn nộ về chuyện ấy, nói thật người tù nhân còn trẻ ấy không có một suy nghĩ gì, không có một hiểu biết gì về tình hình chính trị cũng như căm ghét chề độ hoặc có một ý định chống chính quyền gì cả. Anh áy chỉ muốn vượt biên sang bên ấy để làm kinh tế thôi mà bị kết án những 10 năm
nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Hậu quả của quyết định trốn đi này, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói tiếp, là người thanh niên Thượng ấy bị bắt tại biên giới, bị kết tội vượt biên nhằm chống chính quyền nhân dân với bản án 10 năm tù:
Tôi rất phẩn nộ về chuyện ấy, nói thật người tù nhân còn trẻ ấy không có một suy nghĩ gì, không có một hiểu biết gì về tình hình chính trị cũng như căm ghét chề độ hoặc có một ý định chống chính quyền gì cả. Anh áy chỉ muốn vượt biên sang bên ấy để làm kinh tế thôi mà bị kết án những 10 năm.
Thế rồi đa phần còn lại là họ theo đạo Tin Lành, họ rất khốn khổ. Họ kể theo đạo Tin Lành thì họ tập trung hai ba người vào những buổi cầu nguyện thì công an rồi dân quân , đa số là dân quân trong làng bản còn công an phần đông là người Kinh lên, đến đập phá rồi bắt. Một số người bị nhốt hai ba lần, bị đưa lên đồn lên xã làm kiểm điểm. Còn những người nào cố tình vẫn cứ tập trung năm sáu lần trở lên thì họ kết án người 5 năm người 10 năm, có anh bị kết án những 18 năm bởi vì họ đã cảnh cáo là không được cho mượn nhà để tập trung những người đến cầu nguyện. Nhưng anh vẫn cứ cho và còn rủ hàng xóm đến cầu nguyện. Cuối cùng họ bắt và kết án anh những 18 năm.

Hôm thứ Năm, nói chuyện với đài Á Châu Tự Do, ông Chhay Thy của tổ chức nhân quyền ADHOC đang giúp đỡ bước đầu cho 18 người Thượng mới đến Kampuchia một ngày trước đó, cho biết theo tin tức ông nghe ngóng được thì có thể sẽ còn nhiều người Thượng từ Việt Nam vượt biên sang Kampuchia trong thời gian tới.

Chính sách xóa đói giảm nghèo có đến được với người dân tộc?

Một em bé của một gia đình nghèo thuộc dân tộc thiểu số đôi khi tự đi kiếm ăn.
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi hay còn được gọi tắt là chương trình 135, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo do chính phủ Việt Nam thực hiện từ năm 1998 đến nay. Năm nay, chính phủ quyết định thực hiện giai đoạn 3 của chương trình này với mong muốn giảm số hộ nghèo xuống dưới 35%. Liệu cuộc sống của những người dân tộc hiện sống ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, những người được hưởng lợi từ các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ đã thực sự được cải thiện? và họ mong muốn gì trong giai đoạn tới?

Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc chiếm từ 45% đến 70%
Chị Liên là người dân tộc Nùng, hiện sống ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Gia đình chị hiện có 2 vợ chồng và hai con nhỏ đang học cấp 1. Trong nhiều năm, gia đình chị được xếp vào hộ nghèo ở nông thôn và được hưởng trợ cấp từ chính phủ. Thế nhưng năm nay, gia đình chị được nâng cấp lên hộ cận nghèo tức có mức thu nhập khoảng 400,000 đồng một người một tháng. Với sự ‘nâng cấp’ này, gia đình chị bị cắt một loạt các trợ cấp vốn đã ít ỏi trước đây và đẩy kinh tế gia đình chị vào nhiều khó khăn, nhất là chuyện học phí, bảo hiểm y tế cho hai đứa con nhỏ.
Hoàn cảnh của gia đình chị Liên cũng là hoàn cảnh của rất nhiều người dân tộc ít người khác tại VN. Theo điều tra cơ bản năm 2012 của Ủy ban Dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn còn chiếm tới 45%, thậm chí có xã có từ 70 đến 80% số hộ thuộc diện nghèo
Chị Liên: Năm ngoái là hộ nghèo, nhưng vừa rồi họ cắt. Hộ nghèo thì vẫn đóng nhưng chỉ được miễn một tí tiền bảo hiểm y tế thôi. Vẫn phải đóng hết. Năm ngoái đóng mỗi đứa tiền học phí các thứ cũng 1 triệu một năm. Đấy là tiền học, còn tiền ăn mẫu giáo thì mỗi tháng còn hơn 200 ngàn nữa. Năm nay em bé lên lớp 1 thì đóng hết cả tiền bảo hiểm các thứ thì mỗi đứa hết một triệu.
Chị Liên phải ở nhà đưa con đi học, toàn bộ thu nhập trong gia đình trông chờ vào chồng chị đi làm thuê làm mướn.
Chị Liên: có làm được cái gì, toàn ở nhà, anh thì lâu lâu đi làm, ăn còn hết, tiêu thì chả được bao nhiêu.
Gia đình chị cũng đã nhận được tiền vay hỗ trợ giảm nghèo 18 triệu cách đây hai năm. Anh chi nuôi lợn thêm nhưng không đáng bao nhiêu.

Những trẻ em vùng cao Sơn La trên đường đến trường.

Hoàn cảnh của gia đình chị Liên cũng là hoàn cảnh của rất nhiều người dân tộc ít người khác tại Việt Nam. Theo điều tra cơ bản năm 2012 của Ủy ban Dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn còn chiếm tới 45%, thậm chí có xã có từ 70 đến 80% số hộ thuộc diện nghèo.
Ngày 4 tháng 4 vừa qua, Thủ tướng chính phủ ký ban hành quyết định 551/QĐ-TTg phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, với mong muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở các xã thôn bản vùng dân tộc, miền núi còn nhiều khó khăn.
Đói, con cháu tôi học phải nghỉ ngang lớp 8, lớp 9, lớp 6 cũng nghỉ hết luôn. Bây giờ bên Chăm tôi nghỉ hết đó, không có mấy người học lên lớp 10 đâu. Đi làm mướn hết, 12 tuổi, 15 tuổi đã đi làm mướn hết rồi
bà Châu Thị Giá
Đây là giai đoạn 3 của chương trình 135. Mục tiêu được đặt ra là đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các xã thôn bản vùng đặc biệt khó khăn xuống dưới 35% và còn dưới 15% vào năm 2020. Đến năm 2020 sẽ cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Sơn Phước Hoan, chương trình 135 giai đoạn 2 thực hiện trên địa bàn hơn 1,800 xã và hơn 3,000 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 50 tỉnh cho thấy tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, bình quân là 3,6% một năm.
Vẫn còn sự phân biệt người thiểu số?
Mặc dù vậy, trong phần phỏng vấn dân hỏi bộ trưởng trả lời của VTV1 ngày 21/4/2013, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban dân tộc Việt Nam, Giàng Seo Phử cho biết tình hình hộ nghèo, trẻ em dân tộc không được đến trường vẫn còn phổ biến.
Giàng Seo Phử: rất nhiều chương trình giáo dục của các bộ ngành đã hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển đi lên trong đó có nâng cao dân trí, nhưng chưa phải là chúng ta đã làm cả, ở đâu đó còn khá phổ biến, nhất là ở vùng thôn bản xa xôi hẻo lánh, thì họ vẫn chưa được hưởng thụ những dịch vụ về y tế giáo dục, trong đó có cơ sở vật chất trường học. Cơ bản là đời sống, mức sống của người dân còn khó khăn, nghèo đói. Vào thời điểm bây giờ là tháng 3 tháng 4 là mùa đói giáp hạt, thường họ hết lương thực. Các cháu đi học trường bán trú, nội trú không có gì để nấu cơm ăn, không có gạo mang đi. Thường mùa này họ bỏ học về giúp gia đình, chăn trâu hoặc trông em.

Một lớp học ở Phân trường Lũng Cà, Trường Tiểu học xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên;

Đối với người thiểu số, tôi thấy họ chiếm khoảng 13% dân số Việt Nam nhưng lại chiếm 40% số người sống ở mức nghèo khổ. Đây là điểm đáng báo động. Rõ ràng là các biện pháp giảm nghèo mà chính phủ đang áp dụng đã không đến được với người thiểu số
Magdalena Sepulveda
Ông Giàng Seo phử cho rằng những khó khăn hiện tại mà người dân tộc đang gặp phải là do cơ chế chính sách và ông đã có kiến nghị lên chính phủ để có những giải pháp kịp thời. Một trong các giải pháp ví dụ được ông nói tới trong bài phỏng vấn là thuê người nấu cơm cho học sinh trường nội trú để các em có cơm nóng ăn, nước sôi uống.
Bà Châu Thị Giá, người dân tộc Chăm ở tỉnh Đồng Nai cho biết, khó khăn khiến các học sinh người dân tộc phải nghỉ học chính là vì thiếu đói, phải nghỉ học để đi làm giúp gia đình.
Châu thị Giá: đói, con cháu tôi học phải nghỉ ngang lớp 8, lớp 9, lớp 6 cũng nghỉ hết luôn. Bây giờ bên Chăm tôi nghỉ hết đó, không có mấy người học lên lớp 10 đâu. Đi làm mướn hết, 12 tuổi, 15 tuổi đã đi làm mướn hết rồi.
Theo chuyên gia độc lập của Liên hiệp quốc về Nhân quyền và Nghèo đói, Magdalena Sepulveda, người đã đến Việt Nam thị sát tình hình vào năm 2010, các chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam vẫn chưa thực sự đến được với người thiểu số.
Magdalena Sepulveda: đối với người thiểu số, tôi thấy họ chiếm khoảng 13% dân số Việt nam nhưng lại chiếm 40% số người sống ở mức nghèo khổ. Đây là điểm đáng báo động. Rõ ràng là các biện pháp giảm nghèo mà chính phủ đang áp dụng đã không đến được với người thiểu số. Cần phải có các sáng kiến để cải thiện tình hình của những nhóm người này, tôi ví dụ như chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo 134 và 135 nhưng khi đánh giá hiệu quả các chương trình này thì nhóm người thiểu số vẫn sống ở mức nghèo khổ. Vì thế họ cần phải thay đổi chính sách của mình, và một điểm quan trọng là những dịch vụ công dành cho nhóm người này phải có chất lượng tốt và phù hợp về văn hóa. Tôi nói ví dụ, chính phủ cần phải tôn trọng sự khác biệt về văn hóa. Các biện pháp mà họ áp dụng bây giờ thì có lợi cho nhóm đa số mà không có lợi cho 53 dân tộc thiểu số.
Nói về khác biệt văn hóa và ngôn ngữ, chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cho rằng, chính phủ Việt Nam cần phải cho học sinh dân tộc thiểu số được học ngôn ngữ của chính mình trong trường học bên cạnh tiếng kinh là ngôn ngữ chính.
Tới lúc nó ra trường đi xin việc thì người ta nói bằng này bằng kém, người dân tộc nên người ta không cho làm, cuối cùng nó phải đi bán quán cơm.
bà Châu Thị Giá
Tuy nhiên, theo bà Châu Thị Giá, con trai bà khi học tại trường dân tộc nội trú đã không được học tiếng Chăm của mình vì trường học có rất nhiều học sinh dân tộc khác nhau.
Châu Thị Giá: người ta không biết tiếng chăm sao người ta dạy mình, người ta người Việt mà, người ta tập trung vô con người dân tộc, người Châu  Ro, người Chăm, người gì người gì hết lại đó học. Người ta dạy tiếng kinh.
Không những thế, con bà Giá sau khi tốt nghiệp trường nội trú cũng không kiếm được việc làm.
Châu Thị Giá: Tới lúc nó ra trường đi xin việc thì người ta nói bằng này bằng kém, người dân tộc nên người ta không cho làm, cuối cùng nó phải đi bán quán cơm.
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn của VTV 1, Bộ trưởng Giàng Seo Phử đã đề cập đến vấn đề nhiều người ở các vùng dân tộc không thể kiếm được việc làm dù đã được đào tạo nghề. Theo ông đây là do vấn đề cơ chế chính sách của chính phủ không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư về các vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.
Với việc Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt quyết định thực hiện chương trình 135 giai đoạn 3, những người thực hiện chính sách ở Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả của chương trình trong vòng 8 năm tới, như giảm số hộ nghèo, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh, nhất là các công trình giao thông thủy lợi, điện, trường học, mẫu giáo, nhà sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, đối với những người như chị Liên hay bà Giá, mong ước của họ chỉ rất đơn giản, đó là có tiền hỗ trợ cho họ làm kinh tế, tăng gia, và con cái họ được đi học đàng hoàng.


UB Nhân quyền Quốc gia Thái Lan giúp người tỵ nạn từ VN

Gia đình chị H Razoen mừng rỡ rời khỏi khỏi Trung tâm Giam giữ Nhập cư Thái Lan vào lúc 10 giờ sáng ngày 27 tháng giêng, 2012
Hai trẻ em người dân tộc thiểu số Tây Nguyên với mẹ và một người cùng trốn khỏi Việt Nam vào ngày 27 tháng giêng được bảo lãnh tại ngoại khỏi Trung tâm Giam Giữ Nhập cư của Thái Lan ở Bangkok.
Bốn người may mắn gồm hai em H Huynh Bya, 13, tuổi, Y Juel Bya, 11 tuổi và mẹ là H Wan Bya, cùng người quen là chị H Razoen, 27, tuổi được ra khỏi Trung tâm Giam giữ Nhập cư Thái Lan vào lúc khoảng 10 giờ sáng ngày 27 tháng giêng.
Cứu vớt các trẻ em không có tổ quốc

Việc trả cho bốn người vừa nêu để được tại ngoài là do quá trình hoạt động phối hợp của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Thái Lan, tổ chức xã hội dân sự mang tên Sáng hội Ủy ban Thái Lan vì người Tỵ nạn cùng Cơ quan Nhập cư Thái Lan trong thời gian qua.
Tiến sĩ Amara Pongsapich, chủ tịch Ủy Ban Nhân quyền Quốc gia Thái Lan cho biết về điều này tại cuộc họp báo tổ chức tại Trung Tâm Báo chí Quốc Tế:
Theo bà cho biết thì các tổ chức cùng nhau làm việc để tìm giải pháp giúp cho những trẻ em mà theo luật pháp Thái Lan hiện nay là những người xem như vô tổ quốc. Các cháu bị giam giữ trong các trại và mất đi những quyền lợi căn bản của trẻ em là được học hành, được chăm sóc như những 

Chị H Razoen mặc áo thung tím và hai cháu H Huynh Bya, 13 tuổi (áo nâu), và Y Juel Bya, 11 tuổi (áo trắng) cùng với người bạn ở cùng trai.
trẻ em khác trên thế giới.
Hai cháu H Huynh Bya và Y Juel Bya là những trường hợp đầu tiên được hưởng lợi theo chương trình làm việc vừa nói.

các tổ chức cùng nhau làm việc để tìm giải pháp giúp cho những trẻ em mà theo luật pháp Thái Lan hiện nay là những người xem như vô tổ quốc. Các cháu bị giam giữ trong các trại và mất đi những quyền lợi căn bản của trẻ em là được học hành, được chăm sóc như những trẻ em khác trên thế giới
Tiến sĩ Amara Pongsapich

Trước hết các cháu với mẹ và người cùng ở suốt quãng thời gian qua được trả tiền để được tại ngoại. Sáng hội Ủy ban Nhân quyền Thái Lan sẽ lo chỗ ăn ở cho cả bốn người sau khi rời trại tạm giam, liên hệ với các cơ quan chức năng Thái Lan để bảo đàm an toàn cho cả bốn người vì họ vẫn chưa có qui chế tỵ nạn của Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc cấp.
Ngay sau khi ra khỏi Trung tâm Giam giữ Nhập cư, hai cháu nhận được học bổng trị giá tương đương 1 triệu bath Thái Lan để học tại Trường Quốc tế St. Andrews ở thủ đô Bangkok.

Bà Annie Hansen, Giám đốc Tiếp nhận và Tiếp thị của trường cho biết sẽ lo việc học cho các cháu khi nào vẫn còn ở tại đất Thái.
Cả bốn người đều rất vui mừng vì được đưa ra khỏi trại giam theo chương trình mà Ủy ban Nhân quyền Quốc gia và Sáng hội Ủy ban vì người tỵ nạn Thái Lan tiến hành.
An ninh VN thường xuyên sách nhiễu

Em H Huynh Bya nhận được học bổng trị giá tương đương 1 triệu bath Thái Lan để học tại Trường Quốc tế St. Andrews ở thủ đô Bangkok.

Theo chính lời người mẹ của hai cháu thì gia đình không thể ở lại quê hương là tỉnh Dak Lak nên phải đưa con trốn khỏi nước. 
Chị H Razoen cho biết tình cảnh của gia đình tại Việt Nam:
Ra đi cháu rất nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ cha mẹ, nhưng lúc ở nhà chính quyền luôn mời tôi hỏi về những mối liên hệ với chể độ cũ. Trong thời chiến tranh Việt Nam, cha mẹ gia nhập quân đội và học trường Mỹ, ông nội, ông ngoại cũng làm cho chính quyền Mỹ. Những năm sau này chính quyền vẫn mời tôi.
Theo lời kể của chị H Razoen thì nhóm của họ từng trốn sang Kampuchia, bị đe dọa trả về lại Việt Nam nên họ trốn sang Thái Lan hồi tháng sáu năm 2008. Họ từng sống tại Chiang Mai, mạn bắc Xứ Thái, rồi xuống Bangkok và bị bắt đưa vào trung tâm giam giữ nhập cư hồi tháng 5 năm 2010.
Ra đi cháu rất nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ cha mẹ, nhưng lúc ở nhà chính quyền luôn mời tôi hỏi về những mối liên hệ với chể độ cũ. Trong thời chiến tranh Việt Nam, cha mẹ gia nhập quân đội và học trường Mỹ
Chị H Razoen
Suốt thời gian ở trại Trung tâm giam giữ Nhập cư ở thủ đô Bangkok họ được một số tổ chức thiện nguyện vào thăm và cho những vật dụng cần thiết để sử dụng. Họ nói không có cơ hội được tiếp cận với Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc.
Nay được tại ngoại họ mong muốn có cơ hội đó và được công nhận quy chế tỵ nạn để có thể đi định cư ở một nước thứ ba.
Cháu H Huynh Bya bày tỏ mong ước được đi học để trở thành một luật sư, sau này có thể giúp cho những đồng bào phải trốn chạy khỏi quê hương như gia đình cháu:
Mẹ của hai cháu H Huynh Bya và Y Juel Bya cho biết chồng của và và cha của hai cháu qua đời sau vụ biểu tình đòi đất ở Tây Nguyên hồi đầu thập niên 2000.

Theo lời của chị H Razoen thì ở chung phòng với bốn người tại Trung tâm Giam giữ Nhập cư ở thủ đô Bangkok, Thái Lan còn có hơn chục người H’mong từ Việt Nam chạy sang Thái Lan tìm qui chế tỵ nạn và một số người khác nữa. Trong đó vẫn còn một số trẻ em chưa được may mắn như hai cháu H Huynh Bya và Y Juel Bya.

Cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Cuộc sống đồng bào dân tộc ít người ở Lâm Đồng

Việt Nam là một quốc gia có hơn 50 dân tộc, sự đa dạng sắc tộc này còn phản ánh qua những khác biệt khó có thể phủ nhận trong cuộc sống.
Khó khăn nhiều mặt    
Qua tìm hiểu từ các quan chức hữu trách và nhiều vùng trong cả nước, tình trạng đói nghèo của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam là một thực tế. 

Hoàn cảnh sống một cộng đồng dân cư ngoài các ảnh hưởng từ tự nhiên thì luôn chịu tác động lớn từ chính sách của nhà nước. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử, chính sách của nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số là như sau:
"Chính sách của chúng tôi thì vẫn là tốt đẹp cả thôi. Vâng, chúng tôi không có gì thay đổi cả, các ngài biết cả rồi. Chính sách của chúng tôi là bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, tương trợ và giúp nhau cùng phát triển. Thế thôi."
Vậy chính sách này được phản ánh trong cuộc sống như thế nào. Để có thể hình dung kết quả của chính sách đã thể hiện qua đời sống thực tế, chúng tôi tìm hiểu từ một người dân bản địa, đó là ông Kra Jan Ho, đã trả lời cùng Đài Á Châu Tự do như sau:
"Tôi đang ở Việt Nam đây, dân tộc K’Ho thuộc tỉnh Lâm Đồng. Tôn giáo là nó cũng làm khó khăn, bên mình là theo Công giáo. Nhưng mà vừa rồi, xây nhà thờ nó cũng lập biên bản. Nó bảo là không thông qua nhà nước, có thông qua rồi mà họ vẫn nói như thế. Tại vì họ đo kích thước, làm xây thừa một cái nhà gọi là nhà để sinh hoạt cho các cháu học giáo lý. Vừa rồi nó lập biên bản, nó ghép tội đủ thứ luôn, cho nên rất là khó khăn."
Câu chuyện về cuộc sống của người dân tộc K’Ho này không chỉ có như vậy, mà còn được bộc lộ qua những khía cạnh khác:
"Con cái tôi đi học mà họ không cho làm việc nhà nước gì hết. Họ ghép vào gia đình mình là gia đình không phải thuộc cái diện của chế độ này. Mình vẫn cho con đi học nhưng mà học đến lớp 9, lớp 10 là họ không cho duyệt vào tham gia công tác.
Cái đất đai vừa rồi là cũng bị ảnh hưởng, tại vì hiện tại bây giờ một số diện tích đất của nhà vẫn thu hồi để làm dự án thủy điện. Rồi họ thu hồi để họ đưa cho công ty họ trồng rừng, nhưng mà thực ra họ thu hồi đó để mục đích là không cho mình phát triển làm ăn."    
Ngoài người Kinh, không thể phủ nhận Việt Nam cũng là quê hương của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số và bản địa khác, do đó họ cần phải được đối xử bình đẳng như với mọi công dân khác trong xã hội, mà điều kiện để sinh sống là một phần trong các chính sách dân sinh nhà nước cần quan tâm. Chúng tôi phỏng vấn thêm một người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thì được biết:
"Dân tộc Khmer tập trung khoảng 3 tỉnh, Sóc Trăng là địa bàn cơ sở tôi đóng đó; thứ 2 là Trà Vinh, thứ 3 là Kiên Giang, cái đó là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tất nhiên, một số tỉnh khác cũng có nhưng mà rải rác và mật độ dân cư không nhiều lắm.
Con cái tôi đi học mà họ không cho làm việc nhà nước gì hết. Họ ghép vào gia đình mình là gia đình không phải thuộc cái diện của chế độ này. 
Ô. Kra Jan Ho, dân tộc K’Ho 
Đặc điểm của người Khmer thì sống bằng nghề nông nghiệp, chắc chắn rồi. Nhưng do cái đặc thù điều kiện của người Kmer, nói chung tổng thể là hơi kém hơn là người Hoa hay là người Việt."
Liệu tình trạng cuộc sống của người Khmer vùng Nam bộ và K’Ho trên cao nguyên có phải là những trường hợp cá biệt ở Việt Nam hay không, nếu so sánh với nhận xét của một người đang làm việc tại miền Bắc Việt Nam thì thính giả Đài Á Châu Tự do có thể nghe được như sau:
"Em đang thực hiện cái dự án ở trên tỉnh Điện Biên, hỗ trợ người H’Mông ở trên này. Đối với người H’Mông ở trên này thì họ chủ yếu vẫn là sản xuất tự cung tự cấp thôi. Kinh tế họ cũng khó khăn lắm, về đặc biệt vào những cái mùa giáp hạt tức là những cái mùa đói của họ đấy, thì thông thường rơi vào tầm những tháng 12 đến tháng 4. Tức là tháng 12 của năm nay kéo đến tháng 4 của sang năm, trên này đằng mùa gọi là mùa khô thì không trồng được cái gì cả, họ rất là đói.
Thành thử nhìn những cái bữa ăn các thứ của họ, rất là tội nghiệp. Chẳng hạn chủ yếu là ăn những cái món như mèn mén, tức là món ngô xay lên đồ lên rồi luộc."
Có lẽ cộng đồng các dân tộc thiểu số là những người ít được hưởng lợi nhất từ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Để kiểm chứng thêm một lần nữa về sự chú ý của dư luận quốc tế với hiện trạng đối xử bất bình đẳng trong vấn đề chủng tộc tại Việt Nam, Nhân Khánh đã tìm đến ông Hoàng Xuân Lương, Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, với câu hỏi về hoàn cảnh thực tế và chính sách chung của Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số thì nhận được câu trả lời:
"Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số của mình thì còn khó khăn lắm. Là vì họ ở trong nhưng vùng địa hình quá bị chia cắt, thường xuyên bị thiên tai, lũ ống, lũ quét. Đời sống từ gốc từ xưa đến giờ là đã khó khăn rồi, bây giờ vẫn còn thiếu ăn. Một năm vẫn còn thiếu ăn đến 2, 3 tháng. Rồi nhà cửa vẫn còn chưa đủ, nhà ở vẫn dột nát. Thiếu đất sản xuất, rồi có những vùng không có nước sinh hoạt. 
Chính sách thì đảng nhà nước ta vẫn có chính sách hỗ trợ cho đồng bào, kể cả về lương thực, rồi chính sách đi học đi hành, rồi làm hạ tầng cơ sở. Nói chung là chính sách thì có, nhưng vì bà con sống quá phân tán. Từng bản làng một, quá phân tán trên những rẻo núi cao xa như thế. Cho nên quả thật cũng… Xin lỗi bác là mặc dầu mình quan tâm nhưng cũng chưa thể nào quan tâm hết được. Cho nên vì thế bây giờ cái tỷ lệ nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn trên 50%."
Vai trò của nhà nước

Đồng bào dân tộc Cơ Tu ở xã Thượng Nhật (huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên- Huế) thu hoạch chuối. Photo courtesy of ipsard.gov.vn

Đứng từ góc độ quản lý nhà nước, bên cạnh các lý do khách quan, cần phải thẳng thắn nhìn nhận những nguyên nhân chủ quan, trong đó có cả hiệu năng quản lý của chính phủ. Sự chênh lệch quá lớn về kinh tế, văn hóa và giáo dục giữa các dân tộc tại Việt Nam cần được nhìn nhận một cách trung thực hơn. Chẳng hạn vấn nạn: sự chênh lệch giữa tỷ lệ nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tỷ lệ nghèo bình quân của Việt Nam cần có cách giải thích thỏa đáng hơn. Riêng về vấn đề giáo dục song ngữ, ông Hoàng Xuân Lương cũng cho biết:
"Hiện nay chủ trương của ta là cho các trường tiểu học học song ngữ, các trường tiểu học hiện nay là có 8 thứ tiếng. Ta có 53 dân tộc thiểu số, nhưng hiện nay chỉ có 8 dân tộc là đưa vào học song ngữ." 
Việc tăng cường giáo dục song ngữ là một hình thức tạo thêm cơ hội hội nhập cho các cộng đồng dân tộc thiểu số về mặt hành chính; số phận hơn 40 dân tộc còn lại khó mà có được một tương lai sáng sủa, một khi con cháu họ bị vấp ngay trong những bước chân đầu tiên vào đời bởi hàng rào ngôn ngữ trong giáo dục. 
Hậu quả của kỳ thị chủng tộc ngoài việc gây ra bao đau khổ cho cộng đồng, còn có khả năng làm tiêu vong cả một sắc tộc. Do đó báo cáo của Tổ chức các Quốc gia và Dân tộc không có đại diện (UNPO) sẽ nộp cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc tại kỳ họp thứ 80 diễn ra tại Thụy Sĩ trong tháng 2 này, chẳng phải là không có căn cứ. Chẳng hạn tại trang 8 và 9 trong bản báo cáo liên quan đến Việt Nam có đề cập quan ngại về vấn đề người xin tỵ nạn, thính giả Đài Á Châu Tự do có thể nghe một nhân chứng phát biểu rằng:
"Tôi là Liang Hot Eduar, dân tộc Lạch, mục sư truyền đạo thuộc giáo phái truyền thống. Trong thực tế nếu một người nào mà Cao ủy không chấp nhận tỵ nạn, trả về Việt Nam, cộng sản sẽ trả thù bằng mọi hình thức thủ đoạn. Như là bắt tù rồi chẳng hạn như chích thuốc, họ làm cho điên khùng. Có khi họ cũng tiêu diệt ngay luôn."
Hiện nay chủ trương của ta là cho các trường tiểu học học song ngữ, các trường tiểu học hiện nay là có 8 thứ tiếng. Ta có 53 dân tộc thiểu số, nhưng hiện nay chỉ có 8 dân tộc là đưa vào học song ngữ.
Ô. Hoàng Xuân Lương
Liệu có sự tôn trọng một xã hội đa văn hóa theo nghĩa công nhận sự tồn tại nhiều dân tộc, nhiều nhóm người, nhiều tôn giáo trong một thể chế có luồng tư tưởng chính trị luôn đề cao vai trò thống soái của mình không. Vấn nạn này cũng được Mục sư Tin Lành Liang Hot Eduar cho biết qua những gì bản thân từng trải nghiệm:
"Trong thời gian tôi ở Việt Nam, tôi đi truyền đạo luôn bị chúng đàn áp bắt bớ tôi nhiều lần. Cho tôi giấy triệu tập, bọn chúng mời tôi lên xã huyện đánh đập tôi nhiều lần. Họ cố tình làm những cái chuyện đánh đập không phải riêng một mình tôi mà rất nhiều anh em. Một số anh em cũng chạy vào trốn ở trong rừng. Giữa cái chết và cái sống, tôi đành tìm đường chạy sang Thái Lan để lánh nạn."    

Trong thực tế, sự kỳ thị thường không dễ mô tả. Do đó, không thể xác định được mức độ kỳ thị chủng tộc nếu thiếu những công cụ đo lường thích hợp. Ở bối cảnh hiện tại, Việt Nam đang thiếu những công trình nghiên cứu sâu trong lãnh vực đời sống người dân tộc bản địa và thiểu số. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia cần được nhìn nhận nghiêm túc, đồng thời một chính sách rõ ràng về đa văn hóa cũng là một yêu cầu cấp bách hiện nay.