Sáu trong số 18 người Thượng mới tới, trong đó có 2 phụ nữ, đều thuộc sắc tộc J’rai vùng Tây Nguyên Việt Nam
Thêm một nhóm 18 người Thượng từ Tây Nguyên, chạy sang Kampuchia hôm thứ Tư, hiện đang ẩn náu trong khu rừng rậm mạn Đông Bắc tỉnh Rattanakiri của Xứ Chùa Tháp.
Hôm thứ Tư một số dân Kampuchia ở tỉnh Rattanakiri gần biên giới Việt Nam loan báo họ thấy có thêm một toán người Thượng chạy từ Việt Nam sang và hiện đang trốn ở trong khu rừng ở mạn Đông Bắc tỉnh này.
Người sắc tộc J’rai vùng Tây Nguyên
Sang ngày thứ Năm, thông tín viên Ratha Visal của ban Khmer ngữ đài Á Châu Tự Do gởi về bài tường trình cho biết tất cả 18 người Thượng mới tới, trong đó có 2 phụ nữ, đều thuộc sắc tộc J’rai vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Một người J’rai trong nhóm, không muốn tiết lộ tên vì sợ bị công an Việt Nam phát hiện, nói với đài Á Châu Tự Do:
- Anh ta và những người trong nhóm được dân làng giúp đỡ và che dấu trong rừng để khỏi bị cảnh sát bắt.
Đây là nhóm người Thượng thứ ba vượt biên từ Việt Nam và đến Rattanakiri của Kampuchia nội trong tháng Giêng này. Từ đầu thang Giêng, 5 người Thượng Tây Nguyên chạy sang và ẩn náu trong rừng rậm. Đến ngày 17 tây, lại một nhóm 9 người Thượng khác tiếp tục đến Rattanakiri. Trong số tất cả 14 người thuộc hai nhóm đến trước có hai em nhỏ và một trẻ sơ sinh.
Như vậy, cùng với 18 người thuộc nhóm thứ ba, tổng số người Thượng đang trốn trong rừng Kampuchia nay lên tới 32 người.
Trước nay người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam đi qua Kampuchia đều nói họ bỏ chạy vì không muốn bị bắt và bị kết tội chống đối hay phản động, thứ hai là nhờ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Kampuchia giúp cho họ qui chế tị nạn
Trước nay người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam đi qua Kampuchia đều nói họ bỏ chạy vì không muốn bị bắt và bị kết tội chống đối hay phản động, thứ hai là nhờ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Kampuchia giúp cho họ qui chế tị nạn.
Khi đó, ông Chhay Thy thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền ADHOC của Kampuchia, mô tả với báo chí về tình cảnh người Thượng trong rừng là khốn khổ, lo sợ, thiếu ăn, thiếu thuốc men và rất cần sự trợ giúp.
Về nhóm thứ ba vừa đến Rattanakiri hôm thứ Tư, ông Chhay Thy xác nhận đã báo cho Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh về trường hợp mới nhất này.
Vẫn theo lời ông, họ cũng đã được ADHOC giúp đỡ hầu có thể ẩn náu, được tạm thời cung cấp thực phẩm và một số vật dụng cần thiết.
Phần đông người dân tộc vùng cao Việt Nam theo đạo Tín Lành, thường tổ chức những buổi nhóm cầu nguyện tại nhà, điều mà chính quyền địa phương và công an không cho phép.
Với lý do bị bắt giữ và bị cấm tụ tập cầu nguyện, người Thượng rủ nhau băng rừng sang Kampuchia, nói là họ bị phân biệt đối xử, bị cấm đạo, bị công an đánh đập không cho nhóm họp để thờ phượng Chúa.
Nhờ sự giúp đỡ của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, một số người dân tộc theo đạo Tin Lành được cấp qui chế tị nạn rồi sau đó được sắp xếp cho đi định cư ở một nước thứ ba.
Tuy nhiên đa phần còn lại lớp thì bị từ chối qui chế tị nạn, lớp bị bắt trở lại, lớp phải trốn chui trốn nhũi vì sợ bị gởi trả về hoặc sợ bị chính công an Việt Nam bắt giải về nguyên quán.
Phần đông người dân tộc vùng cao Việt Nam theo đạo Tín Lành, thường tổ chức những buổi nhóm cầu nguyện tại nhà, điều mà chính quyền địa phương và công an không cho phép
Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, điển hình như Freedom Now hoặc Human Rights Watch của Hoa Kỳ, BPSOS ở Washington, nhiều lần lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tôn giáo của người sắc tộc Tây Nguyên.
Kết tội nặng nề
Phía nhà nước Việt Nam thường cáo buộc rằng người Thượng Tây Nguyên bỏ nước ra đi là vì những phần tử xấu và các thế lực thù địch bên ngoài xúi dục họ.
Điều cần biết trên thực tế người Thượng bỏ chạy khỏi nước phần vì sợ hãi nhưng mặt khác một số không ý thức rõ ràng về nguyên nhân cũng như hậu quả từ hành động gọi là vượt biên của họ.
Nhóm 18 người Thượng từ Tây Nguyên, chạy sang Kampuchia hôm thứ Tư, hiện đang ẩn náu trong rừng Rattanakiri
Trong một lần nói chuyện với đài Á Châu Tự Do, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu tù chính trị từng bị giam chung với những người Thượng bị bắt tại trại giam An Điềm, cho biết:
Có 4 anh em thanh niên người J’rai, một người ở Dak Nông, bị kết tội vượt biên nhằm chống chính quyền nhân dân, người thì hoạt động nhắm chống chính quyền nhân dân. Quả thực không thể nói rằng họ phạm tội như vậy. Có một người vượt biên chỉ mỗi mục tiêu là thấy người vượt biên sang bên Kampuchia rồi sau đó sang Mỹ được hai năm thì anh ta gởi một số tiền về cho gia đình, thì nghèo quá thành anh ta cũng muốn đi theo.
Tôi rất phẩn nộ về chuyện ấy, nói thật người tù nhân còn trẻ ấy không có một suy nghĩ gì, không có một hiểu biết gì về tình hình chính trị cũng như căm ghét chề độ hoặc có một ý định chống chính quyền gì cả. Anh áy chỉ muốn vượt biên sang bên ấy để làm kinh tế thôi mà bị kết án những 10 năm
nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Hậu quả của quyết định trốn đi này, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói tiếp, là người thanh niên Thượng ấy bị bắt tại biên giới, bị kết tội vượt biên nhằm chống chính quyền nhân dân với bản án 10 năm tù:
Tôi rất phẩn nộ về chuyện ấy, nói thật người tù nhân còn trẻ ấy không có một suy nghĩ gì, không có một hiểu biết gì về tình hình chính trị cũng như căm ghét chề độ hoặc có một ý định chống chính quyền gì cả. Anh áy chỉ muốn vượt biên sang bên ấy để làm kinh tế thôi mà bị kết án những 10 năm.
Thế rồi đa phần còn lại là họ theo đạo Tin Lành, họ rất khốn khổ. Họ kể theo đạo Tin Lành thì họ tập trung hai ba người vào những buổi cầu nguyện thì công an rồi dân quân , đa số là dân quân trong làng bản còn công an phần đông là người Kinh lên, đến đập phá rồi bắt. Một số người bị nhốt hai ba lần, bị đưa lên đồn lên xã làm kiểm điểm. Còn những người nào cố tình vẫn cứ tập trung năm sáu lần trở lên thì họ kết án người 5 năm người 10 năm, có anh bị kết án những 18 năm bởi vì họ đã cảnh cáo là không được cho mượn nhà để tập trung những người đến cầu nguyện. Nhưng anh vẫn cứ cho và còn rủ hàng xóm đến cầu nguyện. Cuối cùng họ bắt và kết án anh những 18 năm.
Hôm thứ Năm, nói chuyện với đài Á Châu Tự Do, ông Chhay Thy của tổ chức nhân quyền ADHOC đang giúp đỡ bước đầu cho 18 người Thượng mới đến Kampuchia một ngày trước đó, cho biết theo tin tức ông nghe ngóng được thì có thể sẽ còn nhiều người Thượng từ Việt Nam vượt biên sang Kampuchia trong thời gian tới.