Các nghi lễ quan trọng trong ngày cưới |
Lễ cưới là buổi lễ quan trong của cả đời người. Hai
bên họ trai, gái đều rất chú trọng đến nghi thức cưới. Đặc biệt nhà trai
phải chuẩn bị chu đáo các nghi lễ kèm theo lễ vật đám cưới. Đây là nét
đẹp truyền thống và tùy vào phong tục tập quán của từng địa phương. Hãy
cùng tìm hiểu các phong tục cưới đó nhé.
Lễ Vật
Giống như lễ hỏi nhưng lễ vật đám cưới số lượng nhiều hơn, mang tính
chất long trọng hơn. Ngoài ra còn có thêm bánh kem. Nếu có các loại quả
thì số lượng lúc nào cũng phải chẵn.
Nghi Thức Dâng Lễ Vật
Khi nhà trai mang lễ vật cưới hỏi đến nhà gái thì nhà gái sẽ đón mâm quả và dâng lễ vật nhà trai mang đến lên bàn thờ. Sau đó, bố mẹ nhà gái sẽ mời người họ nhà trai vào nhà để tiến hành nghi thức. Theo phong tục thì nhà trai sẽ đứng bên trái nhà thờ, còn nhà gái đứng bên phải. Nhà gái lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, sau đó đến lượt nhà trai giới thiệu. Kế đến vị chủ hôn ngỏ lời về việc mang lễ vật xin làm lễ đính hôn cho đôi trẻ. Nhà trai xin phép nhà gái cho cô dâu tương lai ra làm lễ ra mắt gia tiên với chú rể. Nhận lời, bố mẹ cho gọi con gái ra trình diện hai họ. Cô dâu tương lai bước ra kính người già trước, sau đó là bố mẹ.
Lễ xin dâu
Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến
nhà gái đem lễ vật đám cưới thường là cơi trầu, chai rượu để báo trước
giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp. Trước đây,
do có sự gả bán, cưỡng hôn nên trong hôn lễ dễ có sự cố (chú rể hoặc cô
dâu vì không đồng ý tổ chức hôn lễ, tự bỏ trốn…), nên lễ này nhằm xác
định chính xác lần cuối cùng thời gian đón dâu hoặc xem lại có sự cố,
bất trắc gì không. Ngày nay, hôn nhân dựa trên cơ sở của tình yêu đối
lứa, nên những bất trắc rất hiếm, thời gian đã thống nhất trước thường
được đảm bảo.
Sau khi trao nhận mâm quả, nhà trai được mời vào trong. Hai bên giới thiệu nhau, nhà trai ngỏ lời trước xin đón cô dâu về nhà. Nhà gái đáp lễ. Chú rể đến trước bàn thờ gia tiên thắp nhang, sau đó cúi đầu chào cha mẹ vợ. Lúc này một người thân vén màn đưa cô dâu ra chào hai họ. Chú rể trao bó hoa cho cô dâu.
Các nghi thức cưới xin và lễ vật đám cưới theo phong tục truyền thống của người Việt Nam phần 2
Sau nghi lễ lên đèn, cha cô dâu thắp nhang khấn gia tiên. Kế đến đôi tân hôn sẽ trao nhẫn cho nhau. Mẹ chồng cũng đeo cho con dâu bông tai và một số nữ trang khác. Đôi trẻ cùng bước đến bàn thờ bái lạy gia tiên, rồi rót rượu mời trầu cha mẹ. Cha mẹ cô dâu căn dặn đôi vợ chồng trẻ vài điều về cuộc sống mới. Khi các nghi lễ đã cử hành xong, vị chủ hôn đáp lời thay cho chú rể và xin được rước dâu. Nhà gái sẽ “lại quả” cho nhà trai, trừ trầu cau và rượu.
Lễ đón dâu
Đoàn rước dâu đi đầu thường là đại diện nhà trai (là người khéo ăn, khéo
nói, có vị thế xã hội). Tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè. (ở
Việt Nam, mẹ chồng không bao giờ đi đón con dâu). Sau khi đã vào nhà
gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần
trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức
được rước cô dâu về.
Nhà gái đáp từ : Sau khi được “các cụ” cho phép, chú rể mới được vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu và cùng cô dâu đến trước bàn thời thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên. Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Vị đại diện nhà trai đáp lời thay cho chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới. Trước đây, khi xe hoa (đám rước dâu) về tới cửa, nhà trai đốt pháo mừng. Nay, không có pháo nữa, người ta phải thế vào đó bằng cách khởi nhạc sống hoặc mở băng nhạc để tạo không khí vui vẻ, long trọng để nghênh tiếp cô dâu và nhà gái.
Đầu tiên, cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó là lê tơ hồng, (ngày nay, lễ tơ hồng không còn là một nghi thức. có tính bắt buộc nữa) tùy từng gia đình, lễ này có thể làm, có thể không). Tiếp theo, cô dâu được dẫn vào phòng cưới, ngồi lên chiếc giường cưới do một người được nhà trai chọn sẵn (mắn con) trải chiếu. Cuối cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả những người tham dự ăn tiệc cưới. Trước kia, tiệc cưới do gia đình người ta thường thuê chỗ và người nấu tiệc.
Không biết tự bao giờ, nhiều gia đình ở thành phố thường làm “ngược” tiến trình này : Họ không rước dâu về nhà mà rước thẳng đến phòng cưới (mà thực chất là phòng tiệc nhà hàng). Sau khi xong việc ở phòng cưới, cô dâu – chú rể mới về nhà chồng, gia đình nền nếp thì có lễ gia tiên, lễ tơ hồng, trải chiếu mừng cô dâu mới.
Lễ cưới là hình thức liên hoan, thông báo, mừng đôi lứa trở thành vợ chồng. Do đó, lễ cưới có ý nghĩa rất thiêng liêng. Là sự kiện trọng đại nhất cuộc đời mỗi người.