Lễ hội nào cũng chứa đựng một tâm tưởng vừa kín đáo, vừa lan toả, bao trùm lên nó là sự thờ cúng, tôn vinh các vị thần linh, các diêu nhân có công với bản, với quê hương, đất nước, với tổ tiên. Lễ hội cũng là dịp giải trí, vui chơi, giao lưu, củng cố tình làng xóm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Lễ hội đã góp phần bồi đắp và phát triển ý thức cộng đồng. Ở đây có những lễ hội đặc sắc như lễ hội hoa ban, lễ hội "lồng tồng"
(hội xuống đồng), lễ hội "Xên Hươn-Xên Bản-Xên Mường" (cúng nhà, cúng bản, cúng mường) cầu cho sức khoẻ, làng bản ấm no, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, trâu bò đầy chuồng, thóc lúa đầy nhà...; lễ hội trò chơi, lễ hội ẩm thực... Gắn liền với lễ hội là các trò chơi truyền thống của các dân tộc như kéo co, ném còn, tó mắc lẹ, trình diễn các trang phục dân tộc... luôn song hành hoặc hoà quyện vào nhau tạo nên một vùng đất văn hoá đặc sắc mà ít nơi nào có được. Và một trong số đó phải kể đến nét lễ hội trình diễn các trang phục dân tộc, đặc biệt là trang phục người thái Mường Lò.
(hội xuống đồng), lễ hội "Xên Hươn-Xên Bản-Xên Mường" (cúng nhà, cúng bản, cúng mường) cầu cho sức khoẻ, làng bản ấm no, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, trâu bò đầy chuồng, thóc lúa đầy nhà...; lễ hội trò chơi, lễ hội ẩm thực... Gắn liền với lễ hội là các trò chơi truyền thống của các dân tộc như kéo co, ném còn, tó mắc lẹ, trình diễn các trang phục dân tộc... luôn song hành hoặc hoà quyện vào nhau tạo nên một vùng đất văn hoá đặc sắc mà ít nơi nào có được. Và một trong số đó phải kể đến nét lễ hội trình diễn các trang phục dân tộc, đặc biệt là trang phục người thái Mường Lò.
Qua lễ hội ta thấy được nét đẹp trong trang phục của người Thái mường lò là: Nếu như chiếc áo cỏm của người Thái trắng thì cổ áo thấp có hình chữ V, còn của người Thái đen thì cổ áo cao. Phần cổ áo và tay áo được viền tinh tế bên trong, chỉ để lộ 1 đường nhỏ, tạo cho cổ áo đứng, ôm và cho tay áo có độ tròn tự nhiên. Phần nẹp áo được làm bằng vải sẫm màu tạo sự nổi bật. Trên phần nẹp áo được "đơm" những hàng cúc bạc, hình con bướm, con ve, con ong… Hàng cúc áo cũng thể hiện con người có nam có nữ nên cúc áo cũng phải có con đực con cái. Với phụ nữ đã có chồng thì số hàng cúc sẽ chẵn thể hiện rằng người mặc chiếc áo đã có đôi có cặp. Còn với những cô gái chưa chồng thì số hàng cúc sẽ lẻ có thể là 11,13... Điều đó cũng mách bảo rằng cô gái mặc chiếc áo đó chưa có chồng, đang tìm cho đủ đôi, đủ cặp. Phần nách áo sẽ cắt nối thêm một miếng vải nhỏ, gọi là "tó son". Nhờ có phần "tó son" mà sẽ tạo được độ ôm cho phần ngực và phần eo, mở hết đường cong của người phụ nữ. Người Thái cổ mặc áo màu đen bằng chất liệu vải bông nhuộm chàm, có khi bằng vải kẻ thổ cẩm tự tay dệt.
Bà Hoàng thị Phượng, dân tộc thái, phó bí thư đảng ủy xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ tâm sự: Váy trong tiếng Thái được gọi là Hua a xỉn làm bằng vải bông, được nhuộm chàm, nay thường được làm bằng vải nhung hay xa-tanh. Chiều dài của váy theo chiều cao của người mặc, khổ váy rộng từ 170cm đến 220cm. Cạp váy còn gọi là "tin xỉn" bằng vải kẻ thổ cẩm, mép dưới váy cũng được viền tinh tế bằng vải thổ cẩm đỏ, thể hiện đôi chân của người con gái Thái không sợ chông gai và sự đau đớn, chinh phục núi rừng bằng dòng máu đang chảy trong người của phụ nữ Thái.
Em Lường Thị Hoàn, thị xã Nghĩa Lộ khoe với chúng tôi: Phụ trang đi kèm không thể thiếu trong trang phục phụ nữ Thái đó là dây lưng, được làm bằng tơ, nhuộm màu xanh. Trong trang phục Thái cổ thì dây lưng được làm bằng thổ cẩm, khi dệt thì dệt tất cả hoa văn từ đời sống…
Tuy nhiên do xu thế hội nhập chiếc váy đen, áo cỏm, khăn piêu, từ lâu đã tạo nên nét riêng của người con gái thái mường lò thì nay nó đã một phần bị mai một và cách điệu, cải biên cho hợp với mốt như: cạp váy được cách điệu, không thắt lưng, không có dây xà tích, không có khăn đội đầu, chất liệu vải để may váy và áo cũng phong phú đa chủng loại hơn….
Hiện nay để bảo tồn và phát huy nét văn hoá độc đáo trang phục người Thái ngoài giải pháp của thị xã Nghĩa Lộ là đưa vào quy ước, hương ước của làng xã văn hoá, và đưa vào giáo dục trong trường học. Thì hàng năm thị xã Nghĩa Lộ còn tổ chức các hội thi, hội diễn trang phục các dân tộc; khuyến khích truyền dạy nghề dệt thổ cẩm; khôi phục và phát triển 3 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, gắn với phát triển du lịch văn hoá của địa phương. Và với hội phụ nữ các xã, phường thì hiện nay vào những ngày cưới của các đôi trai gái không mặc áo cưới tây như ngày trước nữa mà thay vào đó họ chỉ mặc váy cưới trong ngày chụp ảnh, còn ngày cưới ra mắt họ hàng xóm làng thì họ sẽ mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình như: nam giới mặc quần cắt theo kiểu chân què có cạp để thắt lưng; áo cánh xẻ ngực có túi ở 2 bên gấu vạt, người Thái trắng có thêm túi bên ngực trái. Màu quần áo chủ yếu là màu thẫm, còn người phụ nữ mặc áo cỏm, đủ các màu sắc, đính hàng khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu... chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhịp với váy dài màu thẫm, cuốn hình ống, có hoa văn ở gấu, thắt eo bằng thắt lưng xanh lá cây, đeo xà tích bạc bên hông.
Trang phục của người phụ nữ Thái là giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc Thái. Không những nó thể hiện được yếu tố sử dụng mà còn thể hiện được các yếu tố văn hoá, thẩm mỹ, tín ngưỡng trong quan hệ cộng đồng mà hàng nghìn năm nay không thay đổi. Chính vì lẽ đó để xây dựng thành công thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã miền núi tiêu biểu của cả nước vào thời gian tới. Thì hiện ngoài những giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, thì thị xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể người dân háy biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình.
Nguyễn Nhật Thanh