Associate Professor - Doctor Hoang Nam
Vietnam is the homeland of many nationalities. All are descendants of Lac Long Quan and Au Co, hatching out of a hundred eggs, half of them following their mother to the mountain, the other half accompanying their father to the sea. They joined hands to build the nation from "Three mountains, four seas and the land mass", with endless forests and mountains, delta plains stretching as far as the eyes can see and the Eastern Sea rippling Is waves all the four seasons. It is a land stretching from the high peak of Lung Cu (north) to the hamlet of Rach Tau (south) and from the Truong Son Range (west) to the Truong Sa archipelago (east).
Living together in one country from time immemorial, all the nationalities develop a tradition of patriotism and unite and assist mutually in the conquest of nature and in social struggle, throughout the historic process of national construction, defence and development.
The history of the conquest of nature is really an epic, manifesting the creative innovation, vitally, determination to surmount all obstacles, adaptability to natural conditions of each ethnic group to produce, subsist and develop. People of various nationalities have found out different patterns to cope with nature, appropriate to specific natural geographical conditions.
In the lowland and mid-land regions, people work the ricefields to grow wet rice and build village culture on the background of communal houses, wells, banyan trees and green bamboo groves. The delta plain, agriculture, villages and hamlets constitute a source of inspiration for the making of multipanel robes, rose-coloured bodices and hats with fringed chin strap, for the composition of folk songs, love duets and folk verses familiar with specific regions.
In the mountain areas, people grow wet rice in valleys, develop terraced fields for dry crops, especially corn, and begin to plant perennial trees such as anise and cinnamon, in replacement of natural forests. They live in houses built on stilts, wear trousers or jupes and indigo vests with design motifs imitating wild flowers and beasts. It is their habit to drink can (bamboo pipes) wine from jars.
In the northern uplands and the Central Highlands, people clear and burn jungle patches as a method of farming in the pre-industry age. With a sub-tropical climate, cultivation is chiefly carried out in summer and autumn. For acclimatization and the raising of land utility rate, the highlanders from time immemorial have developed multi-cropping to generate further income and prevent soil erosion. With their dexterity and sense of aesthetics, the young women have made skins and vests with beautiful and colourful decorations and in a style convenient to farming work in terraced fields and to traved on hill slopes and mountain gorges. The generous forests and mountains and backward farming methods give rise to mythical rituals with propitious conditions for their development. Almost all regions in the Central Highlands hold buffalo-stabbing ceremonies in honour of Giang (Heaven) to pray for health, for the good of livestock breeding and for bumper crops. These regions harbour innumerable legendary stories and gallant chronicles, the value of which is comparable to those of China and India but their collection and study are still inadequate. These ethnic minorities are the creators of stone xylophones, T'rung and Krongputmusical instruments, sets of gongs and group dances, rich of community colours.
Along the coastline from north to south, people live on fishing. In the morning fishing boats sail out to the open sea and in the evening return to the shore. The life here is bustling with activity as is in farming areas at harvest time.
Everywhere, man lives in harmony with nature and nature does not betray human efforts.
Lying in the Indochinese peninsular, the gateway to mainland and offshore Southeast Asia, Vietnam is the location of cultural intercourse in this region, with three major language families, I-e. Austro-Asian Language Family, Austronesian Language Family and Sino-Tibetan Language Family. The Vietnamese speak the languages of eight different groups. Of which the Viet-Muong Group includes four ethnic groups: the Chut, Kinh, Muong and Tho; the Tay-Thai Group includes eight ethnic groups: the Bo Y, Giay, Lao, Lu, Nung, San Chay, Tay and Thai; the Mon-Khmer Group includes 21 ethnic groups such as the Ba Na, Brau, Bru-Van Kieu, Cho-ro, Co, Co-ho, Co-tu, Gie-trieng, Hre, Khang, Khmer, Kho Mu, Ma, Mang, M'Nong, O-du, Ro-mam, Ta-oi, Xinh-mun, Xo-dang and Xtieng; the Mong-Dao Group includes the Dao, Mong and Pa Then; the Kadai Group includes the Co Lao, La Chi, La Ha and Pu Peo; the Malayo-Polynesian Group includes the Cham, Chu-ru, Ede, Gia-rai and Ra-glai; the Han Group includes the Hoa, Ngai and San Diu; the Tibeto-Burman Group includes the Gong, Ha Nhi, La Hu, Lo Lo, Phu La and Si-la.
Although they speak different languages, the ethnic groups live close to one another and so one group can know the language of others through everyday relations, and although they are involved in cultural exchange, they keep retaining the identity of their own culture. The diversity of the cultures of ethnic groups does not take them off the track of the common development of the nation, just as the peculiarity is in tune with the generality in the dual category of philosophy.
The Ho Chi Minh Era which started with the triumph of the 1945 August Revolution has brought about a great change in the life of the national community. The consistent policy put forth by the Party and State on nationalities boils down to equality, unity, mutual assistance and alliance in the building of the country for the prosperity of the people, for the might of the country, and for a just and a civilized society imbued with national identity.
The promulgation of this correct and innovative policy in the socio-economic field has yielded successes, very big, very new and very modern. The infrastructure, especially land communication, water resource and telecommunication, has reached the districts and gradually the villages and hamlets at a pace depending on the specific conditions of each region. As masters of the country, the ethnic groups are taking part in State organs of authority at an increasing rate. The Party and the State pay concern to the training of scientific and technical workers. The number of cadres of ethnic groups possessing university or higher degree is on the increase. The treasure of traditional culture and art of various ethnic groups has been collected, preserved, studied and promoted.
As a result of the successful promulgation of the Party policy on nationalities, people of various nationalities who have been working together in the cause of national construction and defense are strengthening their solidarity still further for the sake of national development. The achievements as mentioned above constitute the solid foundation for the consolidation of the block of great national union, for the improvement of the people's level of education and their living standards and for the advancement of all nationalities.
|
Bản tiếng Việt Nam
HÌNH ẢNH CỘNG ĐỒNG 54 DÂN TỘC VIỆT NAM
LỜI GIỚI THIỆU
Phó Giáo sư - Phó Tiến Sỹ: Hoàng Nam
Việt Nam - tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang xây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dải từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).
Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước.
Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức sống mãnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau.
ở đồng bằng và trung du, các dân tộc làm ruộng, cấy lúa nước, dựng nên nền văn hoá xóm làng với trung tâm là đình làng, giếng nước cây đa, bao bọc bởi luỹ tre gai góc đầy sức sống dẻo dai. Đồng bằng, nghề nông, xóm làng là nguồn cảm hứng, là "bột" của những tấm áo mớ ba mớ bảy, của dải yếm đào cùng nón quai thao, của làn điệu quan họ khoan thai mượt mà và của khúc dân ca Nam Bộ ngân dài chứa đựng sự mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long.
ở vùng thấp của miền núi, các dân tộc trồng lúa nước kết hợp với sản xuất trên khô để trồng lúa nương, trồng ngô, bước đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây quế...), thay thế cho rừng tự nhiên. Họ sống trên những nếp nhà sàn, mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Đồng bào có tục uống rượu cần thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc. Người uống ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình người.
ở vùng cao Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bào chọn phương thức phát rừng làm rẫy - là cách ứng xử thiên nhiên của thời đại tiền công nghiệp. Vùng cao, khí hậu á nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiện trong vụ hè thu. Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ ngàn xưa người vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ đất khỏi bị xói mòn bởi những cơn mưa rào mùa hạ. Bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các cô gái đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo với những hoa văn sặc sỡ hài hoà về mầu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo, dốc. Núi rừng hoang sơ cùng với phương thức canh tác lạc hậu là mảnh đất phát sinh và phát triển các lễ nghi đầy tính huyền bí, huyền ảo. Hầu hết các cư dân Tây Nguyên đều có tục đâm trâu làm lễ cúng Giàng (trời), cầu xin sự phù hộ của Giàng cho người sức khoẻ, cho gia súc và cho mùa màng bội thu. Đây cũng là vùng tiềm ẩn nhiều truyện thần thoại, nhiều sử thi anh hùng mà giá trị của nó có thể sánh được với các truyện thần thoại của Trung Quốc, ấn Độ nhưng chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ. Đồng bào là chủ nhân sáng tạo ra những bộ đàn đá, đàn T'rưng, đàn Krông pút... những bộ cồng chiêng và những điệu múa tập thể dân dã, khẻo khoắn kết bó cộng đồng.
Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, các dân tộc sống bằng nghề chài lưới. Cứ sáng sáng đoàn thuyền của ngư dân giăng buồm ra khơi, chiều lại quay về lộng. Cuộc sống ở đây cũng nhộn nhịp, khẩn trương như nông dân trên đồng ruộng ngày mùa.
Ở khắp nơi, con người hoà nhập vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng biết chiều lòng người, không phụ công sức người.
Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam á lục địa với Đông Nam á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam á, ngữ hệ Nam đảo, và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau.
Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.
Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.
Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.
Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. ở đây cái đa dạng của văn hoá dân tộc được thống nhất trong quy luật chung - quy luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.
Thời đại Hồ Chí Minh mở đầu bằng thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 đã đổi đời các dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta nhất quán từ đầu là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước theo mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực hiện chính sách dân tộc đúng đắn và sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn, rất mới mẻ, rất hiện đại. Cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông đường bộ, thuỷ lợi, viễn thông đã phát triển đến tuyến huyện và đang chuyển dần về xã, bản, nhanh, chậm tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng. Với tư cách là người làm chủ đất nước, các dân tộc tham gia vào cơ quan quyền lực Nhà nước ngày càng nhiều, cao hơn. Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật được Đảng và Nhà nước quan tâm đào tạo. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng trong các dân tộc. Vốn văn hoá, nghệ thuật cổ truyền của các dân tộc được sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, phát huy.
Thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, các dân tộc vốn gắn bó với nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nay lại càng gắn bó đoàn kết với nhau hơn trong công cuộc xây dựng đất nước. Những thành tựu đạt được trên là cơ sở vững chắc góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao dân trí, nâng cao đời sống, phát triển các dân tộc.