Lễ hội Đại Phan của người Sán Dìu (Hoàng Thị Khuyên) - Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất

Saturday, August 13, 2016

Lễ hội Đại Phan của người Sán Dìu (Hoàng Thị Khuyên)

Lễ hội Đại Phan là lễ hội tín ngưỡng dân gian độc đáo của người Sán Dìu, thường tổ chức vào dịp đầu Xuân.
Người Sán Dìu là một dân tộc ít người sinh sống ở miền trung du của một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Các tên gọi khác: Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán quần cộc, Mán váy xẻ.
Dân tộc này thuộc về nhóm ngôn ngữ Hoa. Dân tộc Sán Dìu được tạo lập từ thời nhà Minh tại Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó dần dần di chuyển đến Việt Nam.

Mặc dù nói tiếng Quảng Đông và sử dụng chữ Hán, người Sán Dìu không được Chính phủ Việt Nam phân loại là người Hoa.
Dân tộc Sán Dìu chủ yếu sống ở miền trung du các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương (tổng cộng khoảng 97%).
Một số di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, thành các làng hay sống rải rác tại các tỉnh thành khác.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Sán Dìu ở Việt Nam có dân số 146.821 người, có mặt tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành.
Người Sán Dìu cư trú tập trung tại các tỉnh: Thái Nguyên (44.131 người, chiếm 30,1% tổng số người Sán Dìu tại Việt Nam), Vĩnh Phúc (36.821 người, chiếm 25,1% tổng số người Sán Dìu tại Việt Nam), Bắc Giang (27.283 người), Quảng Ninh (17.946 người), Tuyên Quang (12.565 người), Hải Dương (1.872 người), Đồng Nai (850 người), Hà Nội (832 người), Lâm Đồng (662 người), Đăk Nông (617 người)…
Trang phục của người Sán Dìu đã và đang đổi thay gần giống trang phục người Kinh. Phụ nữ Sán Dìu có tập quán ăn trầu và thường mang theo mình chiếc túi vải đựng trầu hình múi bưởi có thêu nhiều hoa văn sặc sỡ, và kèm theo là con dao bổ cau có bao bằng gỗ được chạm khắc trang trí đẹp.
Người Sán Dìu chủ yếu làm ruộng nước, có phần nương, soi, bãi. Thêm vào đó còn có chăn nuôi, khai thác lâm sản, đánh bắt nuôi thả cá, làm gạch ngói, rèn, đan lát...
Từ lâu đời, người Sán Dìu đã sáng tạo ra chiếc xe quệt (không cần bánh lăn) dùng trâu kéo để làm phương tiện vận chuyển. Hình thức gánh trên vai hầu như chỉ dùng cho việc đi chợ.
Hàng ngày, người Sán Dìu dùng cả cơm lẫn cháo, đồ giải khát thông thường là nước cháo loãng. Ngoài ra họ còn hay uống rượu trong si. Trong mỗi mộ của người Sán Dìu phải có 1 bộ cờ dây (5 cờ) được làm từ giấy với đủ loại màu khác nhau. Với những mộ của người là thầy cúng thì con hoặc cháu cắm thêm cờ tam giác.
Thơ ca dân gian của người Sán Dìu phong phú, dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đối nam nữ (Soọng cô) rất phổ biến. Truyện kể - chủ yếu truyện thơ khá đặc sắc. Các điệu nhảy múa thường xuất hiện trong đám ma.
Nhạc cụ có tù và, kèn, trống, sáo, thanh la, não bạt cũng để phục vụ nghi lễ tôn giáo. Nhiều trò chơi dân tộc được họ ưa thích là: đi cà kheo, đánh khăng, đánh cầu lông kiểu Sán Dìu, kéo co.
Cây nêu trong lễ hội này được gọi là cây Phan Chốc. Đại Phan là nghi lễ rửa tội không chỉ cho vong nhân mà cho cả những người đang sống.
Trong lễ hội này các thầy cúng đốt củi lấy tro than trải ra một quãng đường khoảng 6,5 m và dân làng lội qua đường than ấy để thanh sạch tâm tư, trút bỏ mọi phiền muộn. Thầy cúng còn thực hiện nghi thức leo lên hai cây dương và cây âm. Mỗi cây này có gắn 12 lưỡi dao tượng trưng cho 12 tầng trời và 12 khổ nạn mà con người phải trải qua. Các lưỡi dao đều quay lên trên và chỉ có lưỡi dao gần trên cùng của cây âm là quay xuống dưới. Vào ngày thứ ba của nghi lễ, thầy cúng leo lên và đến mức thang cao nhất vẫn không đổ máu... Thầy cúng vẩy thóc gạo ra mọi phía cho dân chúng đón lấy coi như lộc trời ban cho dân bản no ấm.
Trước nguy cơ đang bị mai một, ngành văn hóa Quảng Ninh đang cố gắng phục dựng lại lễ hội này.
Hoàng Thị Khuyên (sưu tầm)

Share with your friends