Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Cờ Lao
Showing posts with label ₪ Dân tộc Cờ Lao. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Cờ Lao. Show all posts

Sunday, June 26, 2016

Tết của người Cờ Lao ở xã Túng Sán (Lan Anh)

Cộng đồng người Cờ Lao ở xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) được xem là một trong những nơi vẫn gìn giữ được các phong tục, tập quán của dân tộc mình. Không khí ngày Tết thường đến với các gia đình Cờ Lao từ rất sớm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch trong các ngôi nhà đã bắt đầu bận rộn chuẩn bị cho Lễ cúng Thần bếp, một vị thần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Từ đó cho đến ngày 25 tháng chạp, các thành viên trong gia đình sẽ tập trung quét dọn nhà cửa thật sạch và chờ đón năm mới.

Thế nhưng, không khí rộn ràng thật sự bắt đầu vào ngày 26 tháng Chạp khi các nhà mổ lợn chuẩn bị ăn Tết. Theo người già ở đây, trước đây nhà nào cũng phải mổ một con lợn béo đã được nuôi từ trong năm để ăn Tết; vì cái Tết của người Cờ Lao không thể thiếu thịt lợn được. Mọi phần chuẩn bị gần như đã xong, nhưng cần làm một thứ bánh đặc trưng trong ngày Tết nữa đó là bánh giầy; trong các ngôi nhà, những thành viên gia đình sẽ trở về quây quần bên nhau để làm bánh. Khi bếp bập bùng đỏ lửa, những mẻ xôi nếp sẽ được đồ trong chõ gỗ, đến lúc mùi thơm của hương gạo nếp tỏa ra khắp nhà thì người đứng bếp liền nhanh tay đổ ra mẹt lá chuối xanh, rồi từng mẻ xôi lại được đổ vào các cối giã bánh giầy do 2 người đứng giã.
Người Cờ Lao sẽ làm một chiếc bánh lớn bằng cái mâm và một số bánh bé to bằng miệng bát để ăn Tết. Những âm thanh của tiếng chày giã bánh cùng với tiếng cười nói tạo nên sự vui vẻ, đầm ấm trong từng mái nhà. Sau khi các lễ vật dùng để đặt lên bàn thờ Tổ tiên đã chuẩn bị xong, người ta đặt 3 chiếc bánh giầy bé lên bàn thờ. Ngoài ra, người Cờ Lao sẽ treo chiếc bánh giầy lớn và 3 túm bánh nhỏ mỗi túm có 3 chiếc bánh, 1 miếng thịt lợn hun khói ở bên trái bàn thờ cho linh hồn của bố, mẹ về ăn Tết. Vì theo phong tục của người Cờ Lao, hàng cháu phải làm lễ cúng ông, bà trước nên khi bố hoặc mẹ mất đi sẽ chưa được cúng ở trên bàn thờ Tổ tiên mà phải cúng riêng ở bên cạnh.
Đến đêm 30 Tết, một nồi nước thuốc lá cây với rất nhiều loại lá hái ở trên rừng và trong vườn nhà về như: lá chè, ổi, long não, bưởi... được nấu lên để cả nhà tắm rửa sạch sẽ. Sau đó, người ta dâng mâm cơm cúng mời Tổ tiên về ăn Tết lên bàn thờ, các lễ vật bắt buộc phải có gồm: 1 con gà trống, 3 miếng thịt lợn luộc cắt vuông, bánh dày, rượu, vàng hương. Theo quan niệm của người Cờ Lao thì gà trống có ý nghĩa quét nhà, quét đi những điều xấu ra khỏi nhà để đón cái tốt của năm mới đến. Sáng mùng 1 Tết, cúng cơm sẽ là việc phải làm đầu tiên; nhưng đặc biệt trong ngày này người ta kiêng không cho con gái đi ra khỏi nhà, không quét nhà hay làm bất cứ việc gì từ sáng đến tối. Thường thì họ sẽ chờ người khách là nam giới đến xông nhà, chúc Tết xong thì con gái trong nhà mới được đi chơi Xuân. Mùng 2 Tết người ta sẽ mổ 2 con gà trống dành để thờ thổ công và bà mụ của trẻ con cầu mong sức khỏe, an khang, tài lộc... Đến mùng 3, nếu chọn được ngày tốt thì các gia đình sẽ hạ bánh giầy lớn xuống và kết thúc 3 ngày Tết.
Giống như các dân tộc khác, ngày Tết là dịp để cả thôn, bản cùng hòa mình vào các hoạt động sôi động như: đánh yến, đánh cù, đẩy gậy, đu quay... Trong các trò chơi dân gian này, những chàng trai, cô gái mới có dịp khoe quần áo mới đẹp nhất, tài nghệ khéo léo trong trò chơi. Người già và trẻ em cũng tham gia, đến xem, cổ vũ, hát múa... tạo nên không khí tưng bừng trong ngày Tết.

Lan Anh (sưu tầm)

Cúng Hoàng Vần Thùng nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao (Hà Nhung)

Lễ cúng Hoàng Vần Thùng với lễ vật sống.

Lễ cúng Hoàng Vần Thùng là một nghi lễ truyền thống, mang nhiều nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao.
Lễ cúng Hoàng Vần Thùng của người Cờ Lao ở xã Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang trước đây thường do một dòng họ đứng ra chủ trì tổ chức tại miếu thờ thôn Tả Chải. Nghi  lễ cúng Hoàng Vần Thùng (thần Hoàng) hết sức quan trọng, mang ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh sâu sắc đối với cộng đồng người.

Hàng năm, đồng bào dân tộc Cờ Lao ở xã Túng Sán thường chọn ngày Thìn vào tháng 7 âm lịch để cúng Hoàng Vần Thùng.  Đây là một nghi lễ truyền thống, bày tỏ lòng thành kính biết ơn của con cháu đối với Hoàng Vần Thùng - một nhân vật huyền thoại, có sức mạnh huyền bí, người đã có công khai khẩn, gây dựng cơ nghiệp cho dân tộc Cờ Lao.

Trước khi tổ chức lễ cúng, các gia đình phải họp bàn, thống nhất đóng góp tiền để mua một con lợn dâng lên thần Hoàng.  Còn khi đến dự Lễ cúng không phân biệt giàu có hay nghèo khó, mỗi gia đình đều chuẩn bị chút lễ lạt tùy theo khả năng kinh tế để mang đến miếu.

Lễ vật cúng chung gồm có một con lợn khoảng 50-60kg, rượu, hương, giấy và gà. Khi các khoản đóng góp đã bàn bạc xong, bà con tiến hành làm vệ sinh xung quanh miếu, đường đi lối lại, trong nhà miếu cho thật sạch. Đến ngày thầy cúng làm thủ tục thắp hương cúng và khấn vái xin thần linh cho tiến hành lễ.

Những người trực tiếp tham dự lễ cúng Hoàng Vần Thùng chia làm hai nhóm (có nam và nữ). Mọi người mặc trang phục ngày lễ của dân tộc Cờ Lao. Hai nhóm người đi vòng tròn, hết vòng lại đổi chiều; hết ba vòng thì ngồi vòng tròn để dự lễ, rồi sau đó thầy cúng đọc lời cúng, với mong muốn xin thần hãy nhận lễ vật để phù hộ độ trì cho dân các thôn bản mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, nuôi lợn, gà, trâu, ngựa đầy chuồng, làm việc gì cũng thành công...

Đầu tiên cúng Hoàng Vần Thùng là quốc vương, hai nữa là Cốc Bú thiên chi, thứ ba là người Giem Thông chủ chùa, thứ tư là Cúng  Bổ Tát, thứ năm là cúng Nương Nương, thứ 6 là cúng Thổ Công ở bảo quản nhà miếu.

Sau khi cúng xong lợn và gà được làm thịt luộc chín rồi lại đem lên cúng tiếp. Nội dung các bài cúng này đều tương tự như cúng hiến sinh, chỉ có khác vài câu là “đã làm thịt xong, đã nấu thịt chín xin mời ông chứng kiến và mời ông cùng thưởng thức ăn uống”. Sau bài cúng lần cuối cùng, thầy cúng cầm trên tay một chiếc lưỡi cày được hơ nóng giơ về bốn phương, tám hướng rồi đưa cho mọi người chạm tay vào, thể hiện sự sùng kính và ước vọng no đủ.

Có một điều đáng chú ý là ở nghi lễ cúng Hoàng Vần Thùng và cúng Gia tiên, Thổ công của người Cờ Lao bao giờ các con vật hiến dâng cho Thần và tổ tiên phải cúng sống trước, sau đó mới được thịt, rồi nấu chín lại cúng tiếp.

Sau phần lễ cúng tại miếu thờ Hoàng Vần Thùng và cúng gia tiên, thổ công tại gia đình đại diện, các hộ gia đình được chia lộc và cùng nhau tổ chức ăn uống. Các nghệ nhân, các chàng trai cô gái lại trổ những ngòn nghề tài hoa nhất trên các loại nhạc cụ truyền thống, thi hát dân ca và tham gia các môn thể thao truyền thống, tạo nên một không khí hết sức sôi động, thể hiện tính gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng.

Hà Nhung (sưu tầm)

Khám phá đồng bào dân tộc Cờ Lao (Lan Nhi)

Người dân tộc Cờ Lao sống chủ yếu vào cung ứng nông nghiệp

Người dân tộc Cờ Lao trên cao nguyên Hà Giang sống chủ yếu ở Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Mèo Vạc có nguồn sống chính là cung ứng nông nghiệp có nghề trồng lúa nước, trồng chè, chăn nuôi. Theo nghiên cứu thì Người Cờ Lao có mặt tại Hà Giang cách bây giờ khoảng 120- 150 năm và được chia thành phổ biến nhóm khác nhau.

Người dân tộc Cờ Lao cư trú thành từng thôn bản và mỗi thôn với khoảng 15- 20 gia đình khác nhau. những ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ, hoặc bằng đất, lợp ngói âm dương, ko chái. Phía sau của gian giữa là nơi thờ cúng, phía trước là chỗ ăn cơm. Trên bàn thờ, người tôi đặt những bát hương thờ tổ tiên từ đời trang bị 3 hoặc thiết bị 4 và mỗi năm, lúc mổ lợn ăn tết họ đều lấy những mảnh xương hàm treo lên đấy.

Trang phục đàn ông người Cờ Lao

tới với du lịch Hà Giang 2015 này, du khách ghé thăm những làng bản của người Cờ Lao sở hữu hình ảnh những người đàn ông mặc trang phục giống nhau như quần đen, áo xẻ ngực, 4 túi,…còn đối mang trang phục nữ là mặc quần kết hợp với áo dài, dòng áo xẻ tà, cổ đứng, cài cúc bên nách cần. áo may dài quá đầu gối, trang trí những khoanh vải nhiều màu ở ống tay và phần trên của ngực áo. đặc trưng, trong ngày cưới, chú rể bắt buộc mặc áo dài xanh như kiểu áo nữ và cuốn một tấm khăn đỏ qua người, cô dâu thì búi tóc ngược lên đỉnh đầu…

Trang phục phụ nữ người Cờ Lao

Trong văn hóa hôn nhân của người Cờ Lao thì họ tôn trọng một vợ 1 chồng và siêu ít gia đình bỏ nhau. đặc trưng sở hữu rộng rãi gia đình hôn nhân bền chặt, gắn kết thì gia đình người Cờ Lao sống sở hữu nhau nhiều thế hệ và từ đấy những phong tục, tập quán có giá trị văn hóa truyền thống luôn được giữ gìn từ đời này sang đời khác. ngoài ra, sở hữu ngôn ngữ rộng rãi và nét văn hóa dân gian truyền thống, dân tộc Cờ Lao ngày càng được vững mạnh sở hữu sự tậu hiểu và nghiên cứu những giá trị truyền thống lâu đời đặc thù đưa nét đẹp văn hóa đồng bào dân tộc đến hầu hết du khách trong và không tính nước để tạo phải sự mở rộng, làm cho giàu thêm văn hóa đất nước..
Lan Nhi (sưu tầm)

Nét đẹp trong đám cưới của người Cờ Lao (Minh Hằng)

Kèn đực và kèn cái là loại nhạc cụ thường được thổi trong các đám cưới của người Cờ Lao.

 Người Cờ Lao xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì là một trong hai nhóm người Cờ Lao hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Theo  tài liệu ghi chép cho thấy, nhóm người Cờ Lao xã Túng Sán thuộc nhóm Cờ Lao Đỏ có nguồn gốc từ tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) di cư sang Việt Nam đến nay khoảng 150 - 250 năm. Về tên gọi, người Cờ Lao xã Túng Sán thường tự gọi là "Kề Lau" theo phiên âm Hán ngữ là "Kưa Lảo"; về ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Ka - đai. Hiện nay, dân số của dân tộc này theo thống kê chỉ còn trên dưới 1.000 người.

Người Cờ Lao xã Túng Sán cho rằng, cưới hỏi là điều kiện để duy trì nòi giống, việc làm bắt buộc của mỗi người khi đến tuổi trưởng thành và sự lựa chọn hôn nhân là quyền của đôi trai gái. Vào những dịp cuối năm, các chàng trai, cô gái người dân tộc Cờ Lao đến tuổi trưởng thành thường dành thời gian rỗi, nhất là những đêm mưa gió, để tìm đến nhà nhau tâm sự và hát giao duyên, nhiều khi thâu đêm suốt sáng. Thường sau khoảng một tuần trăng thì người con gái mới nhận lời tỏ tình của người con trai. Đến mùa xuân năm sau, khi được sự đồng ý của đôi trai gái thì gia đình nhà trai mang lễ vật gồm một bao thuốc lá hoặc một bó thuốc lá tự trồng đến xin bố mẹ cô gái cho hai người chính thức được đi lại tìm hiểu nhau. Bố mẹ cô gái gọi con gái đến và hỏi ý kiến trực tiếp, nếu cô gái đồng ý thì nhà gái cho phép nhà trai được tiến hành các bước tiếp theo, trong đó điều quan trọng nhất là thống nhất thời gian nhà trai đến ăn hỏi chạm ngõ.
Đến ngày ăn hỏi như hai nhà đã thống nhất, nhà trai mang khoảng 5kg gà và 5 ống gạo đến nhà gái để ăn hỏi. Thành phần gồm có: Bố mẹ, chú rể và một thành viên trong gia đình (thường là em gái chú rể). Khi đến nhà gái, nhà trai tự mổ gà nấu cơm cùng nhà gái ăn cơm, vừa ăn vừa bàn thời gian tổ chức đám cưới và các lễ vật nhà trai phải đem đến nhà gái trong ngày cưới (bữa cơm này có cả anh em chú bác nhà gái đến dự và bàn bạc). Sau bữa cơm này thì đôi trai gái đã được coi như là vợ chồng.
Trước ngày cưới một ngày, nhà trai thành lập một đoàn gồm 10 - 15 người, trong đó, bà mối làm trưởng đoàn (nếu không có bà mối thì chú ruột hoặc một người trong họ tộc có khả năng giao tiếp làm trưởng đoàn) để mang lễ vật đến nhà gái làm thủ tục xin dâu. Thành phần này không có chú rể hoặc bố mẹ chú rể. Khi đoàn đón dâu đến, nhà gái tổ chức đón nhận lễ vật và lá thư viết trên tờ giấy đỏ của bố mẹ chú rể. Nội dung thư thống nhất thời gian đưa đón dâu đúng giờ đã định. Sau bữa cơm tối, bà mối thắp hương cắm lên bàn thờ nhà gái và vái 3 vái, sau đó đến lượt cô dâu thắp hương và vái tổ tiên, vái xong, cô dâu rót lần lượt 4 chén rượu hoặc trà pha đường để bố mẹ cô dâu đi mời khách dự lễ cưới theo thứ tự vai vế và tuổi tác từ trên xuống dưới, sau đó đến lượt cô dâu đi mời và xin bố mẹ, ông bà, chú bác dạy bảo lần cuối trước khi về nhà chồng, đồng thời nhận tặng phẩm của mọi người.
Đến hôm sau, đoàn đón dâu rước cô dâu về nhà trai. Trên đường đi về nhà chồng, cô dâu được phù dâu che bằng một chiếc ô phía trên có bọc một lớp vải màu đỏ. Khi đoàn đưa dâu sắp về đến cửa thì thầy cúng sắp một mâm gồm một chai rượu, 3 chiếc chén, 3 nén hương và một con gà trống để cúng đuổi tà ma. Sau khi thầy cúng làm lễ đuổi tà xong thì cô dâu được vào nhà và chủ nhà - thường là bố đẻ chủ rể - thắp hương cho con trai vái tổ tiên, trong khi cô dâu ngồi bên cạnh (vị trí ngồi của cô dâu căn cứ theo tuổi, nếu hợp hướng nào thì ngồi về hướng đó).
Sau khi chú rể vái tổ tiên xong, cô dâu được phù dâu và bà mối đưa vào buồng nhận buồng cưới. Ngay sau đó, các hoạt động ăn uống, hát hò được diễn ra và kéo dài đến tối. Trong lúc ăn, mọi người thường hát những bài hát truyền thống như: Mời rượu, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài; Sáng cố (kể về nguồn gốc loài người)... và các bài hát đối được ứng tác tại mâm rượu. Lúc này, bà mối thắp hương cắm lên bàn thờ và vái 3 lần, sau đó, chú rể thắp hương, vái tổ tiên rồi rót lần lượt 4 chén rượu hoặc trà pha đường để bố mẹ đi mời khách dự lễ cưới theo thứ tự vai vế và tuổi tác từ trên xuống dưới. Sau đó đến lượt chú rể cùng cô dâu đi mời giống như cô dâu đã làm ở nhà gái và xin bố mẹ, ông bà, chú bác dạy bảo những điều hay lẽ phải và nhận tặng phẩm của mọi người tặng cho đôi trai gái, nhiều ít tùy tâm mỗi người.
Ngày nay, mặc dù tình trạng lãng phí, ăn uống linh đình trong cưới xin có chiều hướng khá phổ biến ở nhiều nơi, nhưng đám cưới của người Cờ Lao xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì vẫn được tổ chức đơn giản và đầy ý nghĩa như xưa. Đây cũng là một trong những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam mà chúng ta cần bảo tồn và lưu giữ.

Minh Hằng (sư tầm)

Trang phục dân tộc Cơ Lao (Minh Hằng)

Dân tộc Cơ Lao ở Hà Giang có 3 nhóm là: Cơ Lao trắng, Cơ Lao xanh, Cơ Lao đỏ, nhưng trang phục của 3 nhóm Cơ Lao đều giống nhau gồm: khăn, áo, quần (nay là váy), thắt lưng, yếm che váy, xà cạp.
Khăn (đì ư trì vư) là loại khăn nhiễu không trang trí hoa văn, khăn rộng khoảng 40cm, dài 250-300cm, khi đội khăn được gấp đôi hoặc ba theo chiều dọc quấn nhiều vòng quanh đầu. Cách quấn khăn giữa người sống và người chết có khác nhau, người sống quấn khăn từ phải sang trái, người chết quấn khăn từ trái sang phải. Hiện nay người Cơ Lao còn dùng khăn vuông bằng len để đội đầu.
Phụ nữ Cơ Lao mặc áo có hai lớp, áo ngoài “cư trí lừ”, áo trong “lf pứt đơn”. Hai áo này đều gọi là áo năm thân, cài khuy cạnh nách phải, áo ngoài dài quá gối, tay áo rộng và ngắn, nẹp cổ, ngực áo, bả vai, xẻ tà chạy vòng hết gấu và thân áo sau trang trí nhiều dải vải và đường thêu chỉ màu uốn lượn mềm mại.
Áo trong ngắn ngang hông, tay áo nhỏ và dài trang trí những vòng vải các màu ở ống tay, giữa ống tay, thân áo trong ít trang trí hoa văn. Hoa văn trang trí trên áo phụ nữ Cơ Lao như: hoa đào, hình trái núi, ách cày, cây sa mu, con kiến bò, cây cỏ, hoa lá gắn bó mật thiết với môi trường cư trú vùng cao.
Quần (cúsluô) may bằng vải đen dài khoảng 86cm, cạp rộng 50cm, ống quần rộng 30-32cm. Quần may theo kiểu chân què, cạp lá tọa. Cạp quần cắt rời, cùng loại vải đen với thân quần, khi mặc không dùng dây buộc mà vấn cạp lại chặt, giắt phần mối còn lại trong bụng. Sau khi mặc áo họ dùng thắt lưng để giữ chặt bên ngoài.
Phụ nữ Cơ Lao mặc váy xoè gấp nếp như váy phụ nữ Mông. Tuy nhiên váy phụ nữ Cơ Lao chỉ có một màu đen, không trang trí hoa văn.

Trang phục phụ nữ dân tộc Cơ Lao đỏ

Thắt lưng (đì cố slô) được làm bằng khổ vải nhỏ màu đen có kích thước bằng khăn đội đầu nên còn được gọi là khăn buộc lưng (đì cúc lau). Thắt lưng của phụ nữ Cơ Lao không khâu, không nẹp chỉ cắt từ tấm vải (tà phủ-dệt vải bằng phương pháp bán thủ công) là có thể dùng được ngay. Hiện nay phụ nữ Cơ Lao sử dụng nhiều chất loại vải khác nhau nhất là vải sa tanh hoa, các màu xanh, đỏ, vàng để làm thắt lưng.
Yếm che váy: gồm 2 chiếc: yếm váy trước “gú gieo”, yếm váy sau “bư trẻ tứ”. Về cơ bản hai chiếc váy này rất giống nhau, chúng được ghép bởi 3 mảnh vải theo chiều dọc, kích thước khoảng 50x65cm. Yếm che váy gồm 3 bộ phận cạp váy, thân váy và dây buộc. Điểm khác cơ bản giữa 2 yếm là dây buộc yếm váy trước là dây kép, đầu dây cắt nhọn hình mũi tên, khi mặc cả 4 đầu dây buông phía sau lưng. Dây buộc yếm sau đính liền với thân yếm (không có cạp yếm), hai đầu dây cắt vuông góc khi mặc có thể quấn gọn trước bụng hoặc rủ hai bên cạnh sườn. Hằng ngày khi lao động họ chỉ dùng một chiếc yếm váy sau, khi đi chợ, trong các dịp lễ tết, cưới xin họ mới dùng cả hai chiếc yếm.
Xà cạp (pò lú) được làm bằng vải màu đen, xà cạp có hình tam giác vuông (kiểu xà cạp quấn), chiều rộng 35cm, cạnh chéo dài 135cm, góc nhọn xà cạp có đính đoạn dây vải dài trên 200cm. Khi dùng, đặt đáy lớn của xà cạp vào cổ chân và quấn nhiều vòng từ dưới lên che kín bắp chân, sau đó dùng dây vải quấn ngược từ trên xuống dưới để giữ xà cạp không bị tuột, xà cạp có tác dụng bảo vệ đôi chân trước mọi tác động của môi trường, thời tiết, khi lao động ngoài nương rẫy.
 Minh Hằng (sưu tầm

Lễ hội cúng Thổ công và tổ tiên dân tộc Cờ Lao (Hoàng Thị Hải)

Thi đấu đánh yến tại lễ hội cúng Thổ công và Tổ tiên dân tộc Cờ Lao.

Đây là một hoạt động nằm trong Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cờ Lao tỉnh Hà Giang (giai đoạn 2011 – 2020) nhằm bảo tồn văn hoá cổ truyền của các dân tộc thiểu số. Lễ hội có 2 phần, lễ cúng Thổ công và Tổ tiên của người Cờ Lao có ý nghĩa cầu xin thần linh phù hộ, che chở cho cộng đồng về sức khoẻ, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu…
đồng thời nhắc nhờ, giáo dục con cháu của mình luôn nhớ về cội nguồn. Phần hội là dịp để bà con giao lưu văn hoá văn nghệ, cất lên những lời làn điệu dân ca và thi đấu các môn thể thao truyền thống như: Đẩy gậy, đánh yến, kéo co… Kết thúc lễ hội, Ban tổ chức đã trao giải thưởng ở nội dung thi đấu các môn thể thao truyền thống.

Hoàng thị Hải (sưu tầm)

Lên Hà Giang khám phá đồng bào dân tộc Cờ Lao (Hoàng thị Hải)

Người dân tộc Cờ Lao trên cao nguyên Hà Giang sống chủ yếu ở Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Mèo Vạc với nguồn sống chính là sản xuất nông nghiệp với nghề trồng lúa nước, trồng chè, chăn nuôi. Theo nghiên cứu thì Người Cờ Lao có mặt tại Hà Giang cách ngày nay khoảng 120- 150 năm và được chia thành nhiều nhóm khác nhau.

Người dân tộc Cờ Lao cư trú thành từng thôn bản và mỗi thôn có khoảng 15- 20 gia đình khác nhau. Các ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ, hoặc bằng đất, lợp ngói âm dương, không chái. Phía sau của gian giữa là nơi thờ cúng, phía trước là chỗ ăn cơm. Trên bàn thờ, người ta đặt các bát hương thờ tổ tiên từ đời thứ 3 hoặc thứ 4 và mỗi năm, khi mổ lợn ăn tết họ đều lấy các mảnh xương hàm treo lên đó.


Đến làng bản của người Cờ Lao với hình ảnh những người đàn ông mặc trang phục giống nhau như quần đen, áo xẻ ngực, 4 túi,…còn đối với trang phục nữ là mặc quần kết hợp với áo dài, loại áo xẻ tà, cổ đứng, cài cúc bên nách phải. áo may dài quá đầu gối, trang trí những khoanh vải nhiều màu ở ống tay và phần trên của ngực áo. Đặc biệt, trong ngày cưới, chú rể bắt buộc mặc áo dài xanh như kiểu áo nữ và cuốn một tấm khăn đỏ qua người, cô dâu thì búi tóc ngược lên đỉnh đầu…


Trong văn hóa hôn nhân của người Cờ Lao thì họ tôn trọng một vợ một chồng và rất ít gia đình bỏ nhau. Đặc biệt có nhiều gia đình hôn nhân bền chặt, gắn kết thì gia đình người Cờ Lao sống với nhau nhiều thế hệ và từ đó các phong tục, tập quán với giá trị văn hóa truyền thống luôn được giữ gìn từ đời này sang đời khác. Ngoài ra, với ngôn ngữ đa dạng và nét văn hóa dân gian truyền thống, dân tộc Cờ Lao ngày càng được phát triển với sự tìm hiểu và nghiên cứu những giá trị truyền thống lâu đời đặc biệt đưa nét đẹp văn hóa đồng bào dân tộc.

Hoàng thị Hải (sưu tầm)

Văn hóa hôn nhân của dân tộc Cờ Lao (Hoàng thị Khuyên)

Dân tộc Cờ Lao thực hiện hôn nhân một vợ một chồng, cư trú bên nhà chồng và ngoại hôn dòng họ. Trong truyền thống, đồng bào chấp nhận lấy vợ, lấy chồng đổi nhau giữa các gia đình (con trai nhà này lấy con gái nhà kia và ngược lại con trai nhà kia lại lấy con gái nhà này).

Đồng thời cũng cho phép thực hiện hôn nhân anh em chồng (anh chết, em lấy chị dâu làm vợ, hoặc em chết, anh lấy em dâu làm vợ). Phong tục này trước kia là nguyên tắc hôn nhân bắt buộc vì liên quan tới thừa kế tài sản, bảo toàn của cải gia đình dòng họ. Nhưng hiện nay đã có thay đổi, không còn bắt buộc nữa.

Phong tục ở rể của người Cờ Lao không phổ biến, nếu gia đình nào không có con trai thì họ được quyền lấy chàng rể về thờ cúng tổ tiên bên vợ và chàng rể được quyền thừa kế tài sản nhà vợ nơi mình ở rể. Tục lệ cưới xin của người Cờ Lao có nhiều bước: dạm hỏi, sêu tết và cưới.

Bên cạnh cách cưới xin thông thường trong vùng đồng bào Cờ Lao vẫn tồn tại cách hôn nhân theo hình thức cướp vợ nhưng đây chỉ là nghi thức truyền thống còn rớt lại và cơ bản vẫn theo sự thuận tình của đôi lứa và đôi bên gia đình, họ mạc.

Ở đồng bào Cờ Lao Xanh lúc đón dâu, chàng rể mặc áo xanh quấn khăn đỏ quanh người. Cô dâu búi tóc ngược thành chỏm trên đỉnh đầu, khi bước qua cổng nhà, cô dâu dẫm vỡ một cái bát sứ, một cái muôi gỗ.

Ở người Cờ Lao Đỏ, cô dâu chỉ về nhà chồng một đêm rồi trở lại nhà mình ngay và ở đó suốt một năm. Thỉnh thoảng chồng mới được sang thăm vợ, sau một năm mới được đón vợ về hẳn nhà mình. Đây là hình thức hôn nhân cư trú bên nhà vợ hình thành từ xa xưa vẫn còn sót lại ở người Cờ Lao nhưng hiện nay tục lệ này đã giảm dần.

Lúc mang thai, phụ nữ Cờ Lao trải qua nhiều kiêng cữ để mong đẻ dễ và dễ nuôi con trẻ. Nhau thai đem đốt thành tro than mang vào rừng sâu chôn nơi hốc đá ngăn không cho lợn dẫm vào, nếu không trời sẽ sinh ra sấm sét bất lợi cho con người. Sinh con trai sau ba ngày ba đêm, sinh con gái sau hai ngày đêm bố mẹ làm lễ đặt tên con. Đứa trẻ được tắm rửa, mặc quần áo mới. Bố mẹ thịt gà cúng thần, cúng tổ tiên, làm lễ trừ tà ma cho đứa trẻ. Nếu là con đầu lòng thì bà ngoại sẽ là người đặt tên và ông cậu tặng quà cầu phúc.
Gia đình dân tộc Cờ Lao là gia đình nhỏ phụ quyền. Trong gia đình thông thường có vợ chồng và những đứa con. Trong nhiều trường hợp cả ông và con trai lớn đã có vợ con. Người cha có quyền quyết định những việc quan trọng của gia đình. Con trai được thừa kế tài sản.

Hoàng Thị Khuyên (sưu tầm)

Dân tộc Cơ Lao (Mai Thục)

Tên gọi khác: Ke Lao
Nhóm ngôn ngữ: Ka đai
Cư trú: Tập trung ở huyện Ðồng Văn và Hoàng Su Phìn (tỉnh Hà Giang).
Ðặc điểm kinh tế: Ở Ðồng Văn, người Cờ Lao làm nương, gieo trồng ngô ở hốc núi đá. Ở Hoàng Su Phi, đồng bào làm ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là chính. Nghề thủ công phổ biến của đồng bào là đan lát và làm đồ gỗ, sản phẩm là phên, cót, nong, bồ, bàn ghế, yên ngựa v.v...


Tổ chức cộng đồng
Mỗi bản người Cờ Lao có khoảng 15-20 nhà. Mỗi nhà là một gia đình nhỏ gồm vợ chồng và con cái, con trai có vợ ít khi ở chung với bố mẹ. 
Mỗi nhóm Cờ Lao có một số họ nhất định. Các con đều theo họ cha.
Hôn nhân gia đình
Theo phong tục con trai cô được lấy con gái cậu. Phụ nữ Cờ Lao khi mang thai thường kiêng cữ cẩn thận để sinh đẻ dễ, con khỏe mạnh. Ở vùng Ðồng Văn, người Cờ Lao đốt nhau của đứa trẻ sơ sinh thành than rồi đem bỏ vào hốc đá trên rừng, tránh để cho chó hay lợn giẫm vào. Ðứa trẻ sinh ra được 3 ngày 3 đêm (nếu là con trai), 2 ngày 3 đêm (nếu là con gái), thì bố mẹ làm lễ đặt tên cho con. Ðứa con đầu lòng được bà ngoại đặt tên cho. Người Cờ Lao chết đi được làm lễ chôn cất và lễ chay. Người Cờ Lao có tục khi chôn cất thì xếp đá thành từng vòng quanh mộ (mỗi vòng đá tương ứng với 10 tuổi của người chết), rồi lấp đất kín những vòng đá ấy.
Văn hóa
Hàng năm người Cờ Lao có những ngày lễ, tết theo âm lịch như 3 tháng 3, 5 tháng 5, 15 tháng 7, 9 tháng 9 v.v... và tết Nguyên đán là lớn nhất.
Nhà cửa
Người Cờ Lao ở nhà đất thường ba gian hai chái. Mái lợp tranh. Ở Hoàng Su Phì đôi khi người ta lợp bằng những máng nứa theo kiểu lợp ngói âm dương. Vách đan bằng nứa, có khi người ta đan bằng những cây gỗ nhỏ...

Trang phục
Cá tính trang phục không rõ ràng chịu ảnh hưởng của trang phục (hay gần gũi) với cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái như (Tày, Nùng Giáy...) về kỹ thuật và phong cách mỹ thuật.
+ Trang phục nam
Ðàn ông Cờ Lao mặc quần như nhiều dân tộc vùng biên giới phía Bắc
+ Trang phục nữ
Phụ nữ Cờ Lao mặc quần, áo dài 5 thân cài nách, dài quá đầu gối, được trang trí bằng nhiều miếng vải khác màu khâu đáp lên ngực áo từ giữa ngực sang nách phải, theo mép xẻ.

Mai Thục (sưu tầm)

Dân tộc Cơ Lao (Hồng Hạnh)

Tên tự gọi: Cơ Lao
Tên gọi khác: Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề
Nhóm địa phương: Cơ Lao Trắng, Cơ Lao Xanh, Cơ Lao Đỏ.
Dân số: 2.636 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Người Cơ Lao nói tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai. Nhiều người biết chữ Hán, dùng chữ Hán để cúng lễ.


Song tấu kèn của dân tộc Cờ Lao Trắng

Địa bàn cư trú: Người Cơ Lao cư trú chủ yếu ở Đồng Văn, Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang.
Nguồn gốc lịch sử: Người Cơ Lao nhập cư vào Việt Nam khoảng 200 năm nay.
Đặc điểm kinh tế: Đồng bào thường trồng ngô, lúa mạch trên hốc đá với công cụ sản xuất thô sơ như cày, cuốc, nạo cỏ. Một bộ phận làm ruộng bậc thang, dùng trâu để cày bừa. Đồng bào nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, rèn và làm đồ gỗ.
Phong tục tập quán:
Ăn: Người Cơ Lao ăn bột ngô đồ (mèn mén) hoặc ăn cơm, quen dùng bát, thìa muôi bằng gỗ.

Ở: Người Cơ Lao ở nhà đất lợp tranh, đầu vách trình tượng hay vách ván thưng. Nhà ở quy tụ thành từng bản nhỏ, kín đáo và cũng thường có tường đá xếp ở xung quanh.
Phương tiện vận chuyển: Người Cơ Lao thường dùng ngựa thồ và mang túi vải
Hôn nhân: Người Cơ Lao có tục ở rể. Trong lễ cưới, chú rể khoác khăn đỏ. Tục kéo vợ còn tồn tại đến nay.
Tang ma: Khi chết cúng hồn người chết hai lần: lễ chôn cất và lễ làm chay.
Tín ngưỡng: Người Cơ Lao thờ tổ tiên 3 - 4 đời, bên cạnh đó còn thờ thần Đất ở nhiều gia đình, nhiều bản làng.
Trang phục: Nữ mặc quần, áo dài năm thân, cài khuy nách, dài quá gối, trước ngực áo, mép áo, tay áo thường ghép màu, thường quấn xà cạp ở chân.
Đời sống văn hóa: Người Cơ Lao có truyện kể dân gian, truyện cổ. Đồng bào thường hát đối trong ngày lễ và thường thổi sáo.

 Hồng Hạnh (sưu tầm)

Dân tộc Cờ Lao (Hồng Hạnh)

Tên tự gọi: Cờ Lao.
Tên gọi khác: Tứ Ðư, Ho Ki, Voa Ðề.
Nhóm địa phương:Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Ðỏ.
Dân số: 2.636 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê)
Lịch sử: Người Cờ Lao chuyển cư tới Việt Nam cách đây khoảng 150 - 200 năm.

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Trước đây, các nhóm địa phương có phương ngữ khác nhau nhưng hiện nay đa số người Cờ Lao Ðỏ, Cờ Lao Xanh không còn nói được tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Tuỳ theo quá trình tiếp xúc, cộng cư họ quen sử dụng tiếng Quan hoả, tiếng Nùng hay tiếng Pu Péo, Hmông.
Hoạt động sản xuất:Bộ phận người Cờ Lao ở vùng cao núi đá tai mèo chủ yếu làm nương cày, thổ canh hốc đá. Ngô là cây lương thực chính. Trên nương họ còn trồng đậu răng ngựa, lúa mạch, đậu Hà lan, su hào... Người Cờ Lao có truyền thống dùng phân chuồng, phân tro và nhiều kinh nghiệm sử dụng phân bón trên nương. Phân tro được bón vào từng hốc khi tra ngô.
Bộ phận người Cờ Lao ở vùng núi đất chuyên sống bằng nghề làm ruộng bậc thang, lúa là cây lương thực chính. Nghề thủ công truyền thống là đan lát (nong, bồ, phên, cót...) và làm đồ gỗ (bàn, hòm, yên ngựa, quan tài, các đồ đựng bằng gỗ). Nhiều làng có thợ rèn sửa chữa nông cụ.
Ăn: Tuỳ nơi, họ ăn ngô chế thành bột mèn mén hoặc ăn cơm, quen dùng bát, thìa muôi bằng gỗ.
Mặc: Phụ nữ mặc áo cùng loại với áo người Nùng, Giáy nhưng dài quá gối áo được trang trí bằng những miếng vải đáp trên hò áo, ngực, tay áo. Trước đây người Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Xanh còn mặc thêm chiếc áo ngắn tay ra ngoài áo dài để phô những miếng vải mầu đắp trên tay áo trong, chân cuốn xà cạp.
 : Người Cờ Lao thường sống thành từng làng khoảng 15 - 20 nóc nhà ở vùng núi đất huyện Hoàng Su Phì, hoặc núi đá tai mèo ở huyện Ðồng Văn (Hà Giang). Nhà ba gian hai trái, mái lợp cỏ gianh hoặc các ống vầu, nứa bổ đôi xếp úp ngửa. Người Cờ Lao Ðỏ làm nhà trình tường như người láng giềng Pu Péo.
Phương tiện vận chuyển: Dùng ngựa để thồ hàng là một phương tiện vận chuyển phổ biến của người Cờ Lao. Họ quen dùng địu đan bằng giang có hai quai đeo vai. Hàng ngày họ phải địu nước về nhà; ở vùng núi đất, dùng máng lần đưa nước về đến tận nhà hay gần nhà.
Quan hệ xã hội: Mỗi nhóm Cờ Lao thường có dòng họ khác nhau như các họ Vần, Hồ, Sếnh, Chảo (Cờ Lao Trắng), Min, Cáo, Sú Lý (Cờ Lao Ðỏ), Sáng (Cờ Lao Xanh). Gia đình nhỏ phụ hệ là phổ biến. Nếu nhà không có con trai, người ta thường lấy rể về ở rể. Con rể vẫn giữ họ của mình nhưng có quyền thừa kế tài sản nhà vợ. Người ở rể có bàn thờ tổ tiên mình và bàn thờ bố mẹ vợ.
Cưới xin: Tục lệ cưới xin khác nhau giữa các nhóm. Chú rể Cờ Lao Xanh mặc áo dài xanh, cuốn khăn đỏ qua người. Cô dâu về đến cổng phải dẫm vỡ một cái bát, một cái muôi gỗ đã để sẵn trước cổng. Cô dâu Cờ Lao Ðỏ chỉ ngủ lại nhà chồng đêm hôm đón dâu. Cách cưới kéo vợ hay cướp vợ như người Hmông vẫn thường xảy ra.

Phụ nữ Cờ Lao mặc áo dài đến gối. Trên hò ngực và tay áo đắp thêm vải màu. Hiện nay chiếc áo trong với ống tay dài vẫn còn được sử dụng, còn chiếc áo ngoài với ống tay ngắn trở nên hiếm hơn.

Sinh đẻ: Người Cờ Lao không có tục chôn hay treo nhau đẻ lên cây mà thường đem đốt, rồi bỏ tro than vào hốc đá trên rừng. Con trai được đặt tên sau 3 ngày 3 đêm, con gái 2 ngày 3 đêm, ở một số nơi trẻ được đặt tên khi đầy tháng. Trong lễ đặt tên cúng tổ tiên và thần Ghi Trếnh, vị thần bảo vệ trẻ em, theo phong tục, bà ngoại đặt tên và tặng cháu quà.
Ma chay: Trong tang lễ có phong tục làm ma hai lần: lễ chôn người chết và lễ làm chay. Ở NGƯỜI CỜ LAO XANH LỄ làm chay có thể tiến hành ngay hôm chôn hay một vài năm sau. Người chết được cúng đưa hồn về Chan San, quê hương xưa. Người Cờ Lao Ðỏ có phong tục xếp đá quanh mộ, cứ 10 tuổi lại xếp một vòng đá. Các vòng đá tuổi được phủ kín đất; trên cùng lại xếp thêm một vòng đá nữa.

Thiếu nữ Cờ Lao với chiếc khăn cải tiến theo kiểu người H'Mông láng giềng.

Thờ cúng: Người Cờ Lao tin mỗi người có 3 hồn; lúa, bắp và gia súc cũng đều có hồn. Hồn lúa (hồn lúa bố, hồn lúa mẹ, hồn lúa vợ và hồn lúa chồng) được cúng mỗi khi gặt xong và cúng vào dịp Tết 5 tháng 5. Tổ tiên được thờ 3 hay 4 đời. Thần đất là vị thần quan trọng được gia đình và toàn bản thờ cúng.
Lễ tết: Người Cờ Lao ăn Tết Nguyên đán, Tết Mùng 3 tháng 3, mùng 5 tháng 5, 15 tháng 7 và mùng 9 tháng 9 âm lịch như nhiều dân tộc ở vùng đông bắc Việt Nam.
Học: Chữ Hán được sử dụng phổ biến trong việc cúng lễ. Ngày nay như các dân tộc khác trong cả nước, học sinh được học tiếng Việt và chữ phổ thông.

Hồng Hạnh (sưu tầm)

Dân tộc Cờ Lao (Vi Đức Hồi)

Cờ Lao/Ngật Lão
Tổng số dân: 550.000 (ước)
Khu vực có số dân đang sống: Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên - Trung Quốc; một ít tại Hà Giangn Việt Nam.
Ngôn ngữ: Tiếng Cờ Lao (Ngật Lão)
Tôn giáo: Đạo giáo, Phật giáo.

Dân tộc Cờ Lao, các tên gọi khác Ke Lao, Klau (tiếng Trung: 仡佬族 hay người Ngật Lão) là một dân tộc ít người. Họ là một trong số 54 dân tộc Việt Nam và 56 dân tộc Trung Quốc.
Tổng số người Cờ Lao tại hai quốc gia này khoảng 438.200-594.000 người (theo các nguồn khác nhau). Dân tộc Cờ Lao chủ yếu sinh sống tại khu vực phía tây tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Một số ít sinh sống tại các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên. Tại Việt Nam, có khoảng 1.500 người sinh sống tại các huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang. Tín ngưỡng chính là đa thần, thờ phụng tổ tiên.
Ngôn ngữ
Tiếng Cờ Lao thuộc về hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, nhưng ngày nay chỉ còn rất ít người Cờ Lao còn nói được thứ tiếng này. Do các phương ngữ Cờ Lao khác nhau rất nhiều, nên tại Trung Quốc, tiếng Quan Thoại đã được sử dụng như là ngôn ngữ chung (lingua franca) và hiện nay là thứ tiếng chung được nhiều người Cờ Lao sử dụng. Các tiếng H'Mông, Di và Bố Y cũng được sử dụng. Tiếng Cờ Lao không có bảng chữ cái riêng. Các ký tự của tiếng Trung được người Cơ Lao tại Trung Quốc sử dụng để thay thế.
Trang phục
Quần áo truyền thống của đàn ông bao gồm áo vét và quần dài. Phụ nữ mặc áo vét ngắn và váy hẹp được chia thành ba phần: phần trên được may tỉ mỉ bằng len đỏ trong khi hai phần còn lại là vải được viền các màu đen và trắng. Cả đàn ông lẫn đàn bà đều dùng khăn quàng cổ dài.
Tại Việt Nam
Dân số và địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cờ Lao ở Việt Nam chỉ có dân số 2.636 người, nưhng có mặt tại tới 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cờ Lao cư trú tập trung tại tỉnh Hà Giang (2.301 người, chiếm 87,3% tổng số người Cờ Lao tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Tuyên Quang (69 người), Hà Nội (50 người), thành phố Hồ Chí Minh (25 người).
Kinh tế
Ở Đồng Văn, người Cờ Lao làm nương, gieo trồng ngô ở hốc núi đá. Ở Hoàng Su Phi, họ làm ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là chính. Nghề thủ công phổ biến của người Cờ Lao là đan lát và làm đồ gỗ, sản phẩm là phên, cót, nong, bồ, bàn ghế, yên ngựa v.v.
Tổ chức cộng đồng
Mỗi bản người Cờ Lao có khoảng 15-20 nhà. Mỗi nhà là một gia đình nhỏ gồm vợ chồng và con cái, con trai có vợ ít khi ở chung với bố mẹ. Mỗi nhóm Cờ Lao có một số họ nhất định. Các con đều theo họ cha.
Hôn nhân gia đình
Theo phong tục con trai cô được lấy con gái cậu. Phụ nữ Cờ Lao khi mang thai thường kiêng cữ cẩn thận để sinh đẻ dễ, con khỏe mạnh. Ở vùng Đồng Văn, người Cơ Lao đốt nhau thai của đứa trẻ sơ sinh thành than rồi đem bỏ vào hốc đá trên rừng, tránh để cho chó hay lợn giẫm vào. Đứa trẻ sinh ra được 3 ngày 3 đêm (nếu là con trai), 2 ngày 3 đêm (nếu là con gái), thì bố mẹ làm lễ đặt tên cho con. Đứa con đầu lòng được bà ngoại đặt tên cho. Người Cờ Lao chết đi được làm lễ chôn cất và lễ chay. Người Cờ Lao có tục khi chôn cất thì xếp đá thành từng vòng quanh mộ (mỗi vòng đá tương ứng với 10 tuổi của người chết), rồi lấp đất kín những vòng đá ấy.
Văn hóa
Hàng năm người Cơ Lao có những ngày lễ, tết theo âm lịch như 3 tháng 3, 5 tháng 5, 15 tháng 7, 9 tháng 9 v.v. và tết Nguyên Đán là lớn nhất.
Nhà cửa
Người Cơ Lao ở nhà đất thường ba gian hai chái. Mái lợp tranh. Ở Hoàng Su Phì đôi khi người ta lợp bằng những máng nứa theo kiểu lợp ngói âm dương. Vách đan bằng nứa, có khi người ta đan bằng những cây gỗ nhỏ.
Trang phục
Cá tính trang phục không rõ ràng, chịu ảnh hưởng của trang phục (hay gần gũi) với cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái như Tày, Nùng Giáy v.v về kỹ thuật và phong cách mỹ thuật.
Trang phục nam: Đàn ông Cờ Lao mặc quần như nhiều dân tộc vùng biên giới phía Bắc
Trang phục nữ: Phụ nữ Cờ Lao mặc quần, áo dài 5 thân cài nách, dài quá đầu gối, được trang trí bằng nhiều miếng vải khác màu khâu đáp lên ngực áo từ giữa ngực sang nách phải, theo mép xẻ.
Vi Đức Hồi  (trích bách khoa toàn thư)