Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc M’Nông
Showing posts with label ₪ Dân tộc M’Nông. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc M’Nông. Show all posts

Wednesday, July 20, 2016

Nghi thức đón bạn trong lễ hội của người M'Nông (Hoàng Thị Vinh)

Tiếng tù và cất lên báo hiệu người M'Nông vào hội

Theo già làng Marin ở bon Bu Brung Lu, xã Đắk N'drung, huyện Đắk Song (Đắk Nông), các lễ hội lớn mang tính cộng đồng của người M'Nông đều có nghi thức đón bạn, thể hiện lòng hiếu khách, tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ niềm vui với cộng đồng.

Khi tổ chức lễ hội, già làng, nghệ nhân cồng chiêng, một số người có khả năng hát đối ra đón khách ở đầu bon. Khi đoàn khách bon bạn đến, bon chủ nhà hát đối, bon khách hát đáp lại.

Bon chủ nhà trao tặng cho khách những chiếc vòng sức khỏe

Lúc này bài chiêng Ching Ngăn (đón khách) được tấu lên trang trọng để đón chào bà con gần xa về dự. Trong không khí náo nhiệt và âm thanh giòn giã của cồng chiêng, bon chủ nhà trao tặng cho khách những chiếc vòng sức khỏe với lời chúc luôn được khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn.

Người M'Nông hát, múa,cùng nhau chia sẻ niềm vui với cộng đồng

Nghi thức đón bạn thể hiện lòng hiếu khách của người M'Nông

Chủ và khách hát đối đáp

Hoàng Thị Vinh (sưu tầm)

Dân tộc M’Nông (Đàm Minh Phiếu)

Múa mừng hạnh phúc lứa đôi của dân tộc M nông

Người M'Nông hay còn gọi là người Bu-dâng, Preh, Ger, Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu Nor, nhóm M'Nông-Bu dâng, là sắc tộc sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Dân tộc M’nông cư trú tập trung chủ yếu ở tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và sông Bé.

Tại tỉnh Yên Bái theo số liệu tổng điều tra dân số 1 - 1- 1989 chỉ có 04 người cư trú, đến nay có 6 người đang cư trú, sinh sống (trong đó 03 giới tính nam; 03 giới tính nữ cư trú sinh sống sống ở thành thị 02 người; sống ở nông thôn 04 người).

Dân tộc M'nông có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ  Môn-Khmer (dòng ngôn ngữ Nam Á). Người dân tộc M'nông có tầm vóc thấp, nước da ngăm đen, môi hơi dày, râu thưa, mắt nâu đen, tóc đen, thẳng, nhiều người có tóc xoăn.

Người M'Nông có cả nhà sàn và nhà trệt, ngôi nhà trệt của người M'Nông khá đặc biệt bởi chân mái thường buông xuống gần đất, nên cửa ra vào có cấu trúc vòm như tổ tò vò.

Người M'nông là cư dân nông nghiệp từ lâu đời. Trong sinh hoạt kinh tế truyền thống, phương thức phát rừng làm rẫy (mir) chiếm vị trí trọng yếu. Cây lương thực chính của người M'Nông là lúa tẻ. Số lượng lúa nếp gieo trồng không đáng kể. Ngoài lúa ra, ngô, khoai, sắn cũng được họ trồng thêm trên rẫy để làm lương thực phụ và nhất là dùng cho chăn nuôi heo, gà...

Công cụ làm rẫy của người M'nông Gar, M'nông Chil chủ yếu là: Chà gạc (Viêh), rìu (sùng), gậy chọc lỗ (Rmul), cuốc, Wăng Wít (dụng cụ làm cỏ) và cào..

Xã hội truyền thống của người M'nông còn bảo lưu những dấu ấn khá sâu đậm của chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Sau lễ cưới, người con trai thường ở bên nhà vợ. Con cái sinh ra đều theo dòng họ mẹ và quyền thừa kế tài sản đều thuộc về những người con gái trong gia đình.
Lưu ý: Đây là số liệu theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Yên Bái năm 2009, cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở được thực hiện theo giai đoạn 10 năm một lần, như vậy đến năm 2019 mới có số liệu về dân tộc Kháng tiếp theo.
 Đàm Minh Phiếu (sưu tầm)

Bé gái M'Nông huấn luyện voi gây sốt mạng xã hội (Minh Nguyệt)

Kim Luan bên người bạn thân.

Chỉ trong vòng một tuần đăng tải, hình ảnh em bé huấn luyện voi đã gây tiếng vang trên các mặt báo của hơn 40 quốc gia.
Tác giả chùm ảnh em bé huấn luyện voi là Réhahn Croquevielle - nhiếp ảnh gia người Pháp. Anh sống ở Việt Nam đã 7 năm và đang sở hữu một quán kem nhỏ kiêm phòng trưng bày các tác phẩm của mình. Hiện nay, "tài sản" của Réhahn có khoảng 45.000 bức chân dung ấn tượng được lưu trữ trên fanpage. Những người bình thường trở thành model chuyên nghiệp dưới ống kính Réhahn.

Bức ảnh em bé huấn luyện voi được Réhahn ghi lại trong chuyến du lịch xuyên Việt. Theo tìm hiểu của Réhahn, Kim Luan (tên cô bé) đã huấn luyện chú voi trở thành người bạn thân thiết của mình.

"Khi nhìn thấy Kim Luan chơi đùa cùng chú voi, tôi vô cùng lo lắng cho sự an toàn của cô bé nhưng khi chứng kiến những cử chỉ thân mật giữa hai bên, tôi hoàn toàn yên tâm và rất ngạc nhiên vì chưa bao giờ chứng kiến điều tương tự. Đây cũng là lý do tôi quyết định cầm máy ghi lại khoảnh khắc hiếm hoi này. ". Réhahn chia sẻ.

Sau khi đăng tải, bộ ảnh của Réhahn đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Đặc biệt, tác phẩm đã nhanh chóng trở thành tựa đề cho hơn 40 bài viết trên các website, diễn đàn và mạng xã hội thế giới.

Dưới đây là chùm ảnh em bé M'Nông và 'người bạn già' gây sốt thời gian qua:

Chú voi già.

Bé gái nhỏ bên cạnh chú voi già to lớn khiến nhiều người  thích thú.

Chân dung em bé dân tộc M'Nông.

Minh Nguyệt (sưu tầm)

Thanh bình lễ cúng cổng bon làng người M’Nông (Hồng Hải)

Già làng thổi nung và kêu gọi con cháu.

Lễ cúng cổng bon làng (Bư brah mpêr bon) của người M’nông được tổ chức hàng năm vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch, trước khi những cơn mưa đầu mùa rơi xuống. Lễ thường được tiến hành trong vòng 1 ngày, tại bên cổng ra vào bon làng. Mục đích của lễ cúng là để cầu cin các thần mưa gió, thần bão, thần dịch bệnh không gây tai họa cho bon làng trong suốt cả năm, từ đầu mùa mưa năm nay đến đầu mùa mưa năm sau.

Trước khi tổ chức, già làng thông báo cho các chủ hộ gia đình đến họp bàn định ngày tổ chức lễ, phân công công việc, định phần đóng góp của mỗi gia đình.

Định ngày xong, tin sẽ được loan truyền đến các hộ gia đình ngay sau đó. Sáng hôm làm lễ, mọi người trong bon làng mang theo gùi, lễ vật, nông sản, hoa quả, và các vật dụng đến tập trung tại nhà già làng để chuẩn bị cho lễ cúng.

Những "nữ tú" trong buôn giã gạo nấu cơm.

Già làng chuẩn bị lễ cúng trong tiếng chiêng rộn rã.

Lúc này, gái làng giã gạo nấu cơm, trai làng cột ché rượu, đánh chiêng, gùi nước chuẩn bị cho lễ cúng bon làng với không khí phấn khởi, đoàn kết của dân làng trong buổi lễ. Các lễ vật của lễ cúng cổng bon gồm có: gạo trắng, mỗi gia đình một nắm, thuốc hút 1 nhúm, một hòn than củi được nhặt trong bếp bằng tay trái, được quấn một bông vải làm khố gọi là Sah ônh. Sah ônh được coi là vị thần liên lạc giữa con người với các thần linh mang lễ vật của con người dâng lên các thần, mong các thần ban cho sự bình yên giàu mạnh, cho các gia đình và cho cả bon làng.

Dân làng nô nức chuẩn bị lễ vật cúng thần linh cùng già làng.

Lễ vật gồm một cặp ngà voi và một cặp sừng tê giác bằng gỗ.

Bên cạnh ché rượu là một con cọp làm bằng gỗ.

Một cặp ngà voi và một sừng tê giác làm bằng gỗ. Một lá trầu có quét sẵn vôi, một miếng cau. Ba gói bánh nếp gói bằng lá chuối, 3 quả chuối xanh luộc chín, 3 đoạn mía mỗi đoạn 3 đốt, 4 cây nến sáp cắm trên đầu bốn đoạn cây đóng làm cọc.

Phía trước sạp phên cột một ché rượu giả làm bằng vỏ quả bầu khô, bên trong đổ đầy trấu, miệng quả bầu cắm 1 quả ống nhỏ làm cần rượu. Bên cạnh ché rượu giả có dựng tượng một con cọp làm bằng gỗ, ngồi quay mặt từ trong ra phía ngoài. Người M’nông cho rằng các thần xấu, thần ác nhìn thấy tượng con cọp sẽ sợ hãi mà bỏ đi, không dám vào quấy phá bon làng. Phía sau sạp tre, ở giữa hàng rào bon và sạp tre là 1 hàng rào tượng trưng để ngăn chặn các thần ác vào quấy phá.

Già làng lấy tiết lợn hòa cùng rượu.

Lễ cúng tại cổng bon làng.

Sau khi các lễ vật đã được chuẩn bị xong, dân làng trong bon đã đến đủ, già làng sẽ bắt đầu tiến hành làm lễ cúng. Già làng lấy tiết lợn hòa cùng với rượu, cắt ba miếng gan lợn nhỏ, xâu vào một chiếc que cắm bên bình rượu.

Sau khi đã làm lễ cúng tại cổng bon làng, già làng và các chủ hộ gia đình lấy rượu pha với tiết lợn mang về nhà mình để cúng thần giữ nhà Kuăt, thần đá bếp, thần giữ nhà cửa, không cho các thần ác vào nhà gây rối hoặc làm hại người trong gia đình.

Già làng cùng các chủ hộ trong gia đình lấy rượu pha với tiết lợn mang về nhà để cúng thần giữ nhà Kuăt.

Với ước muốn cầu chúc cho những người bạn phương xa, những vị khách quý và các gia đình trong bon làng luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Già làng trao vòng tay cầu chúc sức khỏe cho dân làng.

Trong không khí hơi se lạnh của những ngày cuối tháng 3 điểm xuyết làn nắng vàng như rót mật, già làng cùng nam thanh nữ tú trong bon và du khách vui vẻ thưởng thức hương rượu cần thơm ngọt giữa nhịp chiêng trầm ấm bồng bềnh. Khung cảnh thanh bình như đưa hồn ta về với dòng sông, con suối, về với núi rừng đại ngàn, thật thanh thản và bình yên, thật êm đềm và hạnh phúc...




Hồng Hải (sưu tầm)

Ruốc gà': Vị thuốc của người M’nông (Hoàng Thị Khuyên)

Món "ruốc gà" có mặt trong ngày hội văn hóa, dịp lễ tết của người dân tộc ở Đắk Nông. Ảnh: baodaknong

Không những là món ăn truyền thống dân dã và gần gũi, “ruốc gà” đối với đồng bào người M’nông, Mạ ở Đắk Nông còn là vị thuốc hữu hiệu để giải cảm, giải độc cho người ốm.
Cùng với cơm lam, thịt nướng, canh thụt… thì “ruốc gà” cũng là một trong nhiều món ăn vừa dân dã vừa ngon miệng của người dân tộc M’nông, Mạ (tỉnh Đắk Nông). “Ruốc gà” là món ăn truyền thống độc đáo được chế biến cùng những nguyên liệu quen thuộc từ thiên nhiên và rất được người dân yêu thích.

Theo người dân địa phương, đã từ lâu “ruốc gà” là một món ăn quen thuộc không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đặc biệt vào các dịp lễ hội, cúng cống bon làng. Không quá cầu kỳ trong cách chế biến nhưng mang nét riêng, chất riêng mà  món “ruốc gà” đã trở thành đặc sản và được dùng để thiết đãi khách quý.
Có thể nói “ruốc gà” có sức hấp dẫn vô biên. Đó là sự cộng hưởng từ hương vị thịt nướng thơm ngon, tinh túy đất trời và sương mai được tích lũy, thẩm thấu trong những dược liệu, gia vị thiên nhiên cũng như tấm lòng chu đáo của người làm bếp ẩn trong từng nhịp chày giã ruốc.
Từ gà, gừng là 2 nguyên liệu chính, người dân tộc M’nông, Mạ đã làm ra món “ruốc gà” đầy hấp dẫn. Món này làm nhanh, nhưng không kém phần tinh tế, kỹ lưỡng trong từng công đoạn.

Gà rừng sẽ cho hương vị "ruốc gà" chuẩn nhất, ngon nhất. 

Không phải con gà nào cũng có thể làm thành món “ruốc gà” thơm ngon, chuẩn vị. Nhất thiết phải là gà rừng hoặc gà thả vườn, loại mới lớn. Theo kinh nghiệm dân gian, nên chọn con gà nặng khoảng 1kg thì thịt sẽ đậm đà, khi làm ruốc sẽ cho ra đúng hương vị.
Sau khi chọn xong, gà sẽ được làm sạch sẽ, để nguyên con ướp muối ớt trong khoảng 15 phút rồi nướng trên bếp than hồng. Những ai cầu kỳ hơn có thể quết thêm chút mật ong rừng lên mình gà trước khi nướng nhưng cũng không tẩm ướp nhiều gia vị. Vì đồng bào dân tộc M’nông và Mạ cho rằng nướng không gia vị mới giữ được hương vị nguyên thủy của thịt. Gà được nướng đến khi chín vàng ươm là được.
Người làm bếp tiếp tục xé gà ra thành miếng nhỏ, bỏ vào cối giã cùng gừng theo tỷ lệ. Thường thì họ sẽ giã đan xen, cứ rải một lớp thịt gà vào trong cối thì lại thêm một phần gừng. Sau đó, dưới từng nhịp chày khỏe khắn, thịt gà và gừng được giã nát và quyện vào nhau. Thế là được món “ruốc gà”.
“Ruốc gà” đạt chất lượng có hương thơm nồng hấp dẫn. Từng miếng ruốc có vị ngọt đậm của gà, chút béo ngậy của mỡ gà quyện với gừng cay vừa phải, kích thích vị giác khiến ta cứ muốn ăn thêm nữa.
Vượt trên cả một món ăn, “ruốc gà” còn được dùng như một vị thuốc để giải cảm, giải độc (nhờ gừng ấm nồng) giúp cơ thể hết mệt mỏi, lấy lại năng lượng. Tại một số nơi, khi chế biến người ta còn cho thêm cả sả vào để “ruốc gà” dậy mùi thơm cũng như làm ấm bụng, tránh đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt trong những ngày lễ tết, khi dùng quá nhiều đồ ăn thì “ruốc gà” là món ăn vừa thanh vừa chất, có công dụng kiềm lại những cơn đầy bụng, ậm ạch khó chịu.
“Ruốc gà” vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Đây không phải cách nói khoa trương để nâng tầm quan trọng của món ăn đặc sản có nguồn gốc từ người M’nông, Mạ. Mà điều này được chắt lọc qua kinh nghiệm thực tiễn của nhiều đời người, từ giá trị của món ăn, dược liệu quanh ta. Người ta cũng nghiên cứu và công nhận đây là “tri thức dân gian”.
Chính sự đặc sắc từ nguyên liệu cho đến nét cuốn hút của cách chế biến, thể hiện được những đặc trưng trong nếp sống, sinh hoạt, bản sắc ẩm thực mà “ruốc gà” góp phần làm giàu cho văn hóa ẩm thực của người M’nông nói riêng và dân tộc Việt nói chung. Tới Đắk Nông, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món “ruốc gà” thơm ngon, hấp dẫn nơi đây.

Hoàng Thị Khuyên (sưu tầm)

Lễ cúng mưa đầu mùa của dân tộc M’nông (Minh Bắc)

Đội chiêng vừa đi vòng quanh cây nêu vừa đánh bài chiêng mời gọi Giàng và các thần linh về dự và chứng kiến lễ cúng mưa đầu mùa

Lễ cúng mưa đầu mùa là một trong những nghi lễ truyền thống lâu đời và quan trọng đối với đồng bào M’nông. Cầu mong thần mưa ban cho mưa thuận gió hòa, cây cối nảy lộc, đâm chồi, cuộc sống bon làng ngày càng giàu đẹp.

Nét đẹp trong các nghi thức…
Theo quan niệm của người M’nông, mưa đầu mùa là cơn mưa độc, có thể mang lại nhiều điềm xấu cho bon làng, vì vậy cứ vào khoảng tháng 11 hàng năm, bà con người dân tộc M’nông lại tổ chức lễ cúng Giàng Trời để cầu xin các Giàng phù hộ cho những điều tốt đẹp, đồng thời để giải hạn xấu trong năm.

Thầy cúng Y Krai Cil (buôn Jê Juk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Để làm lễ cúng mưa đầu mùa thì thầy cúng phải tiến hành nghi thức cúng trong nhà trước (cúng Giàng Trời) gồm các lễ vật: một con gà trống sống, một bát cơm, một bát xôi, hai bát rượu, hai bát thịt lợn, một đầu lợn, lông gà... Cây nêu bằng lồ ô cao khoảng 2m đặt giữa nhà, 2 ché rượu cần đặt cạnh hai bên cây nêu.

Sau khi mâm lễ đã chuẩn bị xong, thầy cúng với trang phục trang nghiêm chính thức bắt đầu tiến hành nghi lễ cúng mưa đầu mùa. Thầy cúng cắt tiết gà từ hai bên khóe mỏ con gà trống còn sống, lấy tiết hòa với rượu, vừa khấn vừa lấy chiếc lông gà quét vào chén rượu rồi bôi lên các vật dụng trong nhà như: cột nhà, rổ, rựa, cuốc, cửa trước, cửa sau, cầu thang... để cầu xin thần linh giữ sức khỏe cho con người, cho căn nhà được êm ấm, tránh mọi rủi ro, tai nạn trong lao động sản xuất”.

Thầy cúng Y Krai Cil đọc lời khấn: “Ơ Giàng Trời, Giàng đất, Giàng sông, Giàng suối, Giàng rừng… Hôm nay thay mặt người dân bon làng, tôi mời gọi các Giàng về uống rượu trong ché, cùng chứng kiến và ban phước lành cho người dân trong bon, cho con cháu được mạnh khỏe. Thần cột nhà che chở cho cháu con được an lành; thần lửa hãy tránh xa đừng mang họa vào nhà của người dân”.

…Mong muốn những điều tốt đẹp đến
Sau khi tiến hành nghi lễ cúng trong nhà xong, thầy cúng tiếp tục tiến hành nghi thức cúng ngoài sân với một ché rượu cần và một cây nêu bằng tre dựng sẵn; trên ngọn cây nêu treo chiếc gùi nhỏ đựng một chiếc đùi gà, chuối, trứng vịt, cơm, xôi... Thầy cúng vừa khấn vừa dùng lông gà quét vào chén rượu hòa với tiết gà bôi lên thân cây nêu, trong khi đội chiêng vừa đi vòng quanh cây nêu vừa đánh bài chiêng mời gọi Giàng và các thần linh về dự và chứng kiến lễ cúng mưa đầu mùa. Mời gọi các Giàng về ăn thịt heo uống rượu trong ché, phù hộ cho bon làng mọi điều tốt đẹp. Cầu xin hồn bắp trên ngọn tre, hồn lúa như cây xanh, cái xà gạc, cái cuốc, ché rượu cao như ngọn núi; con heo, con gà đầy đàn dưới chân núi Nam Ka, hồn lúa, hồn bắp từ thần Yang Rlăk được tươi tốt, nước suối người M’nông tràn khắp buôn làng.

Tiếp đến thầy cúng khấn các Giàng để khai hội hái lộc. Một số thanh niên, trai tráng sẽ leo lên cây nêu đã được bôi mỡ lợn để lấy lộc đựng trong chiếc gùi nhỏ và lấy cơm nóng đựng trong chiếc gùi rải khắp xung quanh để cầu mong những con gà, con lợn có cái để ăn, sẽ sinh sôi ngày càng nhiều, buôn làng sẽ sung túc.

Cúng ngoài trời xong, thầy cúng tiếp tục nghi thức cúng trong nhà với mong muốn quanh năm Giàng ban cho cái tốt, điều lành, những cơn mưa hiền hòa, hoa màu bội thu, không cho cái đói cái khát, mong cho lúa đầy kho, ngô đầy bồ, đầy nhà, cuộc sống bon làng ấm no, hạnh phúc.

Sau khi nghi thức cúng mùa đầu mùa đã xong, thầy cúng sẽ mời mọi người cùng uống rượu cần, ăn thịt nướng, cùng hát các làn điệu dân ca và đón chào những điều tốt đẹp đến.
Minh Bắc (sưu tầm)

Cưới hỏi của người M’Nông - Dao (Lý Thị Ninh)

Lễ cưới của dân tộc M'nông Preh ở Tây Nguyên

Người M’Nông cư trú khu vực Tây Nam Tây Nguyên. ở bốn tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Bình Phước số dân khoảng 67 nghìn người.
Đến thời điểm này gia đình của người M’Nông vẫn chủ yếu là gia đình mẫu hệ, con sinh ra thuộc dòng họ mẹ. Cư trú được xác định sau hôn nhân chủ yếu là sống ở nhà vợ, một vài địa phương xuất hiện hình thức cư trú song phương rồi ra ở riêng. Trong gia đình người nữ đứng vai trò chủ đạo nhưng người đàn ông vẫn được vị nể quyền thừa kế tài sản thuộc về người con gái út.

Với Người dân M’Nông, sính lễ được coi như khoản tiền đền bù đôi chút giá trị lao động của người bên này sau khi cưới sang ở nhà bên kia. ở các nhóm M’Nông, Rlăm, Prâng, Pren, Nong… Nếu sau lễ cưới vợ chồng sinh sống ở bên nào thì bên ấy gánh vác khoản tiền đền bù.
Nam nữ thanh niên M’Nông đến lúc thanh niên thường phải cưa răng và có quyền đi lựa chọn người yêu để tiến đến hôn nhân. ở một vài nơi có tục đính ước cho con cái khi chúng còn là vị thành niên, những việc đính ước đấy mong trở thành hiện thực. Nếu xảy ra việc từ hôn sau đính ước chỉ cần tiến hành một món lễ nhỏ và trả lại phía bên kia, một kỷ vật mà thông thường là chuỗi hạt cườm.


Hiện nay cưới hỏi có nhiều thay đổi, việc cưới hỏi phần nhiều do phía nhà trai đứng ra chủ trì. N’Dranh là người trung gian để dàn xếp giữa nhà trai và nhà gái. Mỗi bản làng thường 1, 2 người D’ranh (tức là người làm mối) họ đều là những người đúng mực, ở độ tuổi ngũ tuần. Hai vợ chồng người làm mối phải song toàn, sống vui, sống đẹp, sống hạnh phúc. Mang lộc đến cho đôi trai gái.
Ở mỗi nhóm M’Nông, tập quán cưới xin có hơi khác nhau một chút, nhưng cái cốt yếu vẫn phải trải qua ba bước: Sa vu hay săm suông, sô nốp, tâm ốp và tâm sông tương tự như ba bước chính trong hôn nhân của người Kinh (lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới).
Sau là lễ thức mà người mai mối thay mặt cho nhà trai đem hai ống lồ ô đựng lễ vật đến nhà gái cầu hôn. Nếu họ ưng thuận thì nhận hai ống lồ ô, nếu nhà gái từ hôn thì gửi cho ông mối một bát gạo để đưa đến nhà trai. Trường hợp nhà gái chấp nhận thì bước nghi lễ thứ hai được tiến hành bàn bạc với quyết tâm xây dựng của hai phía.
Tâm ốp là nghi lễ đóng vai trò thông báo chính thức đến họ hàng, bè bạn và dân làng biết việc tiến hành hôn nhân của đôi trai gái một cảnh thông tỏ ngõ ngàng. Trong nghi lễ này bên nhà trai cử người đến nhà gái đem theo một số lễ vật như: hạt cườm, lược sừng, vòng đồng, con lợn chừng 20kg, một ché rượu bằng sành hay sứ là đặc biệt là khoảng từ 20- 30 ống măng chua cùng với da trâu nuôi. Tại buổi vui mừng họp mặt này việc cư trú của đôi tân hôn sau khi lễ thành hôn sẽ được thỏa thuận theo luật tục.
Tâm  NSông là nghi lễ đưa đôi tân hôn về ăn ở với nhau. Tiệc cưới được tổ chức long trọng ở cả hai bên gia đình và kéo dài đến vài ba hôm sau. Ăn chỉ có thịt và rượu thôi không mâm cao cỗ đầy nhưng thắm tinh dân tộc. Nếu một đám cưới mà sau đó chú rể cư trú tại nhà vợ thì nghi lễ được nhà trai đem biếu tặng mỗi người trong gia đình nhà gái một bát gạo đầy để sau đó sẽ tặng lại mỗi người trong gia đình nhà trai một ché sành hay sứ để ủ rượu cần. Lễ thực được tổ chức chủ yếu ở bên cây cột chính giữa nhà, trên thân cột đó hai người làm chứng buộc một con dao chà gạc. Ông mối đứng làm chủ lễ lẩu tân lang và tân giao nhân đến bên cây cột rồi cầm tay họ đặt lên một chiếc chà gạc và căn dặn về bổn phận của vợ chồng sau khi cưới, sau khi xong thủ tục lễ nghi là cuộc vui say giữa họ hàng thân thuộc mừng vui chúc tụng cô dâu chú rể bách niên gia lão. (Quần áo cưới màu chàm giản dị, ít hoa văn).
Theo tập tục của người M’Nông, vợ chồng ở luôn trong nhà một tuần sau ngày cưới gọi là “ở cữ’ sau đó là tuần lại mặt, một tuần nữa đôi vợ chồng mới cưới được sự chúc lành của ông mối hay bà mai khi họ đến thăm và tặng vị mai mối bát gạo đầy… Tuy đơn sơ bình dị nhưng tỏ ra cung kính, trọng nghĩa vẹn tình.
Những nét đẹp ở trên phản ánh trung thực phong tục cưới hỏi đã được thực hiện từ lâu đời ở miền Tây Nam và Tây Nguyên. Đơn giản, mộc mạc gọn nhẹ nhưng mang đầy tính nhân văn, xung quanh vấn đề cưới hỏi, chỉ cần đến những chét rượu bằng sành hay bằng sứ, da trâu, thị lợn, măng gạo… mang sang nhà gái một số lễ vật như hạt cườm, lược sừng, vòng đồng, lợn quay thế là ổn.  Khẩu phục là món ăn truyền thống không thể nào thiếu được với người dân tộc.
Dù là mẫu hệ hoặc nửa mẫu hệ luật lệ đã có từ lâu đời của người M’Nông, Nhưng người đàn ông vẫn được tôn trọng. Khác hẳn với đi ở rể của người Kinh là bị phụ thuộc tới 70%. Đồ sính lễ đây là tự nguyện đầy thiêng liêng và cao cả gọi là đóng góp một phần nào để xây dựng tổ ấm chung.
Người M’Nông có thịt có gạo, có rượu, măng rừng, nấm hương, mộc nhĩ là vấn đề cưới hỏi đã được 90% rồi. Không có tiền vẫn lo tốt. Đây là một tấm gương sáng đáng được nhân lên, tự túc tối đa, không xa hoa lãng phí là giải  pháp tối ưu để từng bước tiến lên cưới hỏi theo đời sống mới.
Việc cưới hỏi của người Dao có khác hơn, họ sống đông nhất ở các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lai Châu, Lạng Sơn… Hiện nay ở nước ta có hơn 30 nhóm người Dao các nhóm người Dao chính gồm: Dao đỏ. Dao tiền, Dao quần chẹt, Dao cóc mùi, Dao trâng, Dao sừng đỏ… Người Dao có nhiều tiến bộ và văn minh hơn các dân tộc khác. Họ không những sống bằng nghề lúa nương và lúa nước mà còn trồng hoa mầu và trồng lanh dệt vải từ rất sớm. Kỹ thuật canh tác của người Dao có nhiều tiến bộ mặc dù nông cụ sản xuất của họ còn thô sơ và nghèo nàn. Một số nghề thủ công nghiệp của người Dao cũng sớm phát triển như: dệt vải, rèn dụng cụ, mộc, làm giấy, ép dầu, mây tre đan… Họ thường đem các vật dụng làm được đổi lấy hàng hóa hoặc đem chúng ra chợ bán. Chăn nuôi trâu ngựa, dê, chó, lợn, gà… của người Dao cũng hết sức phát triển, thức ăn chủ yếu của người Dao là măng, đôi khi cũng có thịt cá. Người Dao thường giết mổ gia súc, gia cầm vào những ngày lễ hội, tết nhất, ma chay và đặc biệt là vấn đề cưới hỏi được sử dụng nhiều hơn về cả gia cầm lẫn gia súc. Vì tục lệ cưới hỏi ở đây còn nhiêu khê và rườm rà mang tính phức tạp gồm nhiều công đoạn. Không phải mẫu hệ mà đi ở rể lần này vẫn giữ nghi lễ cổ hủ trong đám cưới khi rước dâu cô dâu phải đội mũ chùm đầu, còn có cả dàn nhạc đi theo rất rầm rộ và hoành tràng. Cô dâu quần áo thêu thùa diêm dúa. Nét hoa văn nổi lên trông rất lộng lẫy, quả là một sơn nữ hiện lên giữa rừng xanh- giữ nên nét truyền thống trang phục của phụ nữ Dao khi đi dự đám cưới, đi lễ hội rất phong phú đa dạng với những đường nét… Mầu sắc rực rỡ đặc biệt là Dao đỏ, Dao cóc mùn, Dao tiền, Dao quần chẹt trên đầu có đội khăn trắng nhờ những đường nét hoa văn và cách ăn mặc của phụ nữ không những để chính họ mà các bạn cũng có thể phân biệt các nhóm Dao khác nhau.
Cưới hỏi của người M’Nông mang tính tự túc cao- lành mạnh và tiết kiệm, Đố sính lễ tự sản xuất, ăn cưới chỉ trong gia đình họ hàng, làng bản. Sau khi cưới mang lại niềm hạnh phúc cao, đáng trân trọng, xưa và nay đều có tiến bộ.

Lý Thị Ninh (sưu tầm)

Tuesday, July 19, 2016

Bản sắc văn hoá của dân tộc M’Nông (Lý Hoài Ninh)

Nghi lễ cắm nêu cúng lúa của người M’nông, Đắk Nông

Người M’Nông là một trong những tộc người xuất hiện sớm nhất ở vùng đất Tây Nguyên và bảo lưu được nhiều nét văn hoá đặc trưng của dân tộc. Đó là những lễ hội truyền thống và kho tàng văn hóa dân gian độc đáo như: kể chuyện sử thi, đánh cồng chiêng, dân ca, dân vũ. 

Là cư dân bản địa, sống gần gũi với thiên nhiên, cho đến nay, người M’Nông vẫn tồn tại niềm tin vào tín ngưỡng đa thần. Họ tin rằng, thần linh trú ngụ khắp nơi: Thần đất phù hộ cho gia đình; thần đá bếp giữ lửa ấm, nấu ăn; thần rừng nuôi chim thú cung cấp lương thực cho con người; thần núi; thần suối, thác nước giữ nguồn nước cho bon (buôn) làng; thần lúa và thần hoa màu cho vụ mùa bội thu, cây cối tươi tốt; thần sét ở trên trời trừng phạt kẻ làm điều xấu. Theo phong tục, cứ sau một mùa rẫy là các bon làng người M’Nông lại tổ chức các nghi lễ - lễ hội, nhằm tạ ơn các vị thần linh, trời đất, tạ ơn tổ tiên ông bà đã phù hộ cho mọi người lúa thóc đầy bồ, heo bò đầy sân, chật bãi. Những lễ hội như: lễ hội rượu cần, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành, lễ cúng voi ...mang bản sắc của một cộng đồng sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, săn bắn, hái lượm…Bà Lương Thị Sơn, Giám đốc Bảo tàng dân tộc tỉnh Đắc Lắc, cho biết: “Bây giờ còn tồn tại nhiều lễ hội như: lễ cúng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cầu mùa. Tuy nhiên, có một nghi lễ lớn được đồng bào coi trọng là lễ bỏ mả. Lễ bỏ mả hiện vẫn phổ biến ở vùng Ea sup và Buôn Đôn của tỉnh Đắc Lắc. Một lễ hội lớn nữa là lễ hội đua voi của người M’Nông, đến nay gần như trở thành lễ hội của cả tỉnh. Ngoài ra còn có lễ hội tắm cho voi, cúng sức khoẻ cho voi..”
Lễ bỏ mả (nghi lễ tiễn biệt người chết) được người M’Nông rất coi trọng, vì theo quan niệm của người M’Nông, một người vừa qua đời thì linh hồn của họ vẫn giữ mối liên hệ với người sống. Do vậy, sau khi người chết được an táng, gia đình vẫn làm lễ cúng cơm. Phải sau 3-5 năm sau, dân trong Bon làng mới tổ chức lễ bỏ mả. Theo phong tục: sau lễ bỏ mả tiễn biệt người chết, người ta không bao giờ nhắc đến người chết nữa và cho rằng người chết đã đến một thế giới khác. Nghi lễ bỏ mả gồm các nghi lễ diễn xướng tổng hợp: đánh cồng chiêng, múa, hát, múa rối và cả các các trò chơi dân gian… Bà Nguyễn Thị Ngọc, chuyên viên nghiên cứu dân tộc ở tỉnh Đắc Lắc, cho biết: “Tuỳ điều kiện kinh tế của gia đình mà họ làm lễ bỏ mả. Gia đình mổ heo, gà đãi dân làng, phân công người vào trong rừng lấy gỗ tạc tượng (gọi là tượng nhà mồ). Các tượng này luôn gắn với cuộc sống của người chết như: tượng voi, chim thú, người giã gạo, cho con bú, tượng người ôm mặt khóc hay tượng người đánh trống… thể hiện tình cảm với người chết.. .
Cho đến bây giờ dân tộc M’ Nông vẫn bảo lưu được nhiều nét bản sắc văn hoá đặc trưng của mình, trong đó người M'Nông ở Buôn Đôn vẫn duy trì nghề thuần d­ưỡng voi nổi tiếng. Đặc biệt là họ vẫn bảo tồn được những làn điệu dân ca giàu chất trữ tình và các bộ sử thi. Trong đó bộ sử thi “Ót N’Rông” của dân tộc M’ Nông được coi là bộ sử thi lâu đời và cổ xưa nhất, phản ánh tiến trình phát triển của xã hội các dân tộc Tây Nguyên trong đó có người M’Nông.
Cộng đồng người M’Nông nhiều nơi hiện vẫn giữ gìn được những sinh hoạt văn hoá đặc trưng của dân tộc mình và chính quyền, các ngành chức năng ở các địa phương cũng rất quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống này. Bà Lương Thị Sơn, Giám đốc Bảo tàng dân tộc tỉnh Đắc Lắc cho biết thêm: “Nhà nước đã triển khai nhiều biện pháp hình thức để bảo tồn, ngành văn hoá phục dựng các lễ hội truyền thống, tổ chức truyền dạy nghề, dạy múa, đánh chiêng, các lớp truyền dạy sử thi. Điều quan trọng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bà con để người dân cảm thấy yêu văn hoá truyền thống của mình”.
Tại các địa phương, các cơ quan chức năng còn mở các trại sáng tác âm nhạc, văn học, hội họa, nhiếp ảnh, hội thi dân ca, dân vũ, thi hát kể sử thi... Các hoạt động thiết thực này đã và đang giúp đồng bào dân tộc M’Nông giữ gìn được nét đặc trưng của văn hóa của dân tộc mình trong xu thế hội nhập và phát triển.

 Lý Hoài Ninh (sưu tầm)

Sử thi, kho tàng kinh nghiệm của người M’nông (Thùy Trang)

Ót N’drông (Sử thi) gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào M’nông và có ý nghĩa quan trọng trong việc trao truyền văn hóa cũng như kỹ năng sống. Dù ở khía cạnh nào của cuộc sống, Ót N’drông luôn có những lời khuyên kinh nghiệm hiệu quả và đó là cơ sở để người dân sống tốt hơn.

Hát sử thi, thể loại tự sự dân gian truyền miệng được lưu giữ trong trí nhớ của người M'nông từ đời này sang đời khác và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: Ngọc Tâm

Trong văn hóa dân gian của người M’nông, Ót N’drông (sử thi) là bức họa tổng thể phản ánh những nét cơ bản trong đời sống xã hội thông qua những câu chuyện dài hàng ngàn, hàng vạn câu được lưu truyền theo phương thức truyền miệng.

Ót N’drông có nội dung phong phú, đa dạng, thể hiện ước mơ, khát vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Mỗi tác phẩm có nội dung, cốt truyện riêng biệt, nhưng chung quy lại đều phản ánh xã hội cổ xưa của người M’nông về phong tục, tập quán, sự giao lưu giữa người M’nông với các dân tộc anh em khác… Qua những câu chuyện kể, đồng bào đã chắt lọc thành những kinh nghiệm quý báu truyền lại cho con cháu học tập, noi theo.

Những năm qua, dưới sự nỗ lực của Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam cũng như ngành Văn hóa tỉnh, hàng chục tác phẩm Ót Ndrông của đồng bào M’nông được ghi chép và biên dịch như: “Mùa rẫy bon Tiăng”, “Cây nêu thần”, “Kể dòng con cháu Mẹ Chep”, “Bông Rõng và Tiăng”, “Mẹ Rông và Tiăng”... Những tác phẩm này được thể hiện bằng văn vần tự sự và xen vào là những câu mang tính triết lý, được chắt lọc, đúc rút thành kinh nghiệm và là tiền đề để hình thành bộ luật tục M’nông được lưu truyền cho các thế hệ sau. Do đó, Ót N’drông có giá trị lớn trong nghiên cứu các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, bởi trong nó chứa đựng nhiều mặt tri thức dân gian về tự nhiên, xã hội và con người. Mỗi câu chữ đều được sắp xếp một cách cô đọng, giàu ý nghĩa, phản ánh được những tri thức và kinh nghiệm sống của con người.

Nghệ nhân Y Kai dù tuổi đã cao vẫn say sưa hát sử thi.

Nét cơ bản của Ót N’drông là thông qua những câu nói vần được thể hiện một cách sinh động, gần gũi, nên được ví như chiếc “chìa khóa” để con người tiếp cận và vận dụng vào cuộc sống. Ót N’drông nói rằng, đất đai, rừng núi, sông suối là của ông bà, tổ tiên để lại, vì thế con cháu phải có trách nhiệm gìn giữ, không được bán hay phá hoại những gì của tổ tiên để lại. Phát rẫy lúa không phát rừng già/ Phát rẫy lúa không phát cây to/ Gặp cây khô trong rừng chớ đốt/ Gặp cỏ khô trong rừng chớ đốt/ Đốt cỏ khô cháy qua rừng già… Hay như Đốt rẫy ta phải dọn bờ/ Không dọn bờ lửa cháy tràn rừng…

Bên cạnh đó, Ót N’drông còn dạy cho con cháu những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi hết sức cụ thể như cách chọn đất phù hợp với cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ, trồng trọt chuyên canh, xen canh nhiều loại cây để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trồng khoai môn phải đào hố rộng/ Trồng củ chuối trên đất có nhiều tro/ Trồng khoai mỡ dưới gốc cây to… Đất khuất gió làm rẫy trồng dưa/ Nơi đất bằng làm rẫy trỉa lúa…

Đằng sau sự vất vả, lo lắng hay những phấn khởi trong lao động là kho tàng tri thức quý báu của đồng bào về kinh nghiệm, cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Ót N’drông chú trọng khuyên nhủ đến việc làm và không nên làm; đồng thời châm biếm, phê phán những người lười biếng và đề cao những người siêng năng, chăm chỉ và đưa ra lợi ích của việc làm hướng thiện.

Trong hôn nhân - gia đình, khi chọn vợ, chồng cũng dựa trên những đặc tính như: Cưới vợ phải chọn người trong sạch/ Cưới vợ phải chọn người đảm đang. Người đàn ông trong gia đình khi lớn lên phải học cách kiếm sống để nuôi vợ con. Việc nuôi dạy con cái cũng được thực hiện theo một quy định cụ thể: Dạy con cháu không được cãi nhau/ Lúc ăn cơm không được rủa nhau/ Lúc uống nước không được rủa nhau. Hay như: Có con gái cha mẹ phải giữ/ Có con trai cha mẹ phải răn.

Nghệ nhân Thị Pyơn ở bon Bu Prâng, xã Đắk N'Drung (Đắk Song) (ngoài cùng bên phải) hát kể sử thi cho mọi người cùng nghe.

Trong mối quan hệ cộng đồng, tinh thần cố kết dân tộc luôn được đề cao và xem đó là sức mạnh để xây dựng nên một bon làng giàu có. Mỗi khi trong bon có gia đình nào gặp hoạn nạn, hay khó khăn thì phải biết đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Lúc khó khăn tương trợ lẫn nhau/ Thấy cháy nhà không khoanh tay đứng nhìn/ Ngày nắng hạn giúp nhau lấy nước… Đổi công cho nhau khi làm cỏ rẫy/ Đổi công cho nhau khi giã lúa đã nhiều…

Đặc biệt, mỗi khi bon làng hay nhà nào có khách thì sự tiếp đón được diễn ra một cách trang trọng, thân thiết. Thuốc mời khách phải đựng trên khay/ Trầu cau mời khách phải đựng trên dĩa/ Mời chào khách bằng lời nói ngọt ngào… Khách đến tìm nhờ chị đun nước/ Khách đến tìm nhờ mẹ thổi cơm…

Trong Ót N’drông, việc giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc cũng được đề cập một cách cụ thể. Bộ chiêng thơ đánh uống làm cỏ lúa/ Bộ chiêng Vak đánh uống tuốt lúa/ Uống rượu mừng khách phải đánh chiêng cổ… Hay như Lễ kết hôn ta cúng thần ăn cơm nếp/ Có ống tép ta mời thần ăn trước.

Thùy Trang (sưu tầm)

Văn hóa dân gian người M'Nông ở Đắk Nông (Thúy Hường)

Đắk Nông là vùng đất hội tụ và giao thoa nhiều vùng văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nơi đây còn lưu trữ nhiều nét văn hoá đặc trưng thể hiện qua các lễ hội gắn với đời sống tâm linh của người dân như là sinh hoạt cồng chiêng, sử thi, văn hoá ẩm thực, các điệu múa dân gian truyền thống,…
Sự hình thành của cộng đồng đã tạo cho Đắk Nông nhiều loại văn hoá truyền thống có giá trị. Qua nhiều di chỉ được khai quật thì các nhà khảo cổ học đã tìm ra được nhiều dụng cụ dùng để lao động như cuốc nhỏ chân dài, rìu, bôn,…Các dấu tích của trước đây đã cho thấy đời sống sinh hoạt văn hoá của người xưa. Từ đó chúng ta thấy rằng đời sống tinh thần rất phong phú và đa dạng như là âm nhạc, trang sức, nghệ thuật trình diễn,…
Bên cạnh đó thì hệ thống lễ nghi phục vụ cho đời sống tâm linh như là lễ mừng lúa mới, lễ hội mừng mùa, lễ hội ăn cơm mới, lễ hội kết nghĩa,…. Đồng thời người dân ở đây còn sở hữu một kho tàng văn học dân gian truyền miệng rất đa dạng như là truyện cổ, cao dao, tục ngữ,…
Không gian văn hoá cồng chiên Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2005. Người dân Tây Nguyên nói chung và người Đắk Nông nói riêng đã tạo nên một giá trị di sản nhân loại đó. Chỉ có đời sống của con người gắn với núi rừng, dòng sông, với ngôi nhà dài và chiếc cồng, chiếc chiêng,… thì mới làm nên được sự hấp dẫn riêng cho không gia văn hoá của Tây Nguyên.
Cồng chiêng và nghệ thuật biễu diễn cồng chiêng là một trong những nét văn hoá gắn liền với đời sống tín ngưỡng và tinh thần của người dân vùng cao. Nó được thể hiện qua các nghi thức như là ẩm thực dân gian, lễ hội,… Cồng chiêng là một loại nhạc cụ với khả năng trình diễn phải độc lập và có kết hợp với các loại nhạc cụ khác không thể thiếu trong các mùa lễ hội như quy mô nhỏ một gia đình cũng như cả cộng đồng. Đặc điểm rất nổi bật của dàn cồng chiêng này là sự kết hợp kinh hoạt giữa những tiết tấu là những âm thanh của núi rừng của tiếng suối, tiếng thác chảy và tâm hồn của người M’nông.
Đồng bào M’nông có dàn cồng chiêng để cầu xin và giã bày với thần linh cũng như ứng xử với thiên nhiên, núi rừng. Đó cũng là của cải vật chất để phân biệt giữa người nghèo và kẻ giàu, là sức mạnh vô hình được người khác kính trọng.
Mỗi tộc người của vùng Tây Nguyên có mỗi cách đánh khác nhau để phân biệt giữa các dân tộc. Âm thanh của tiếng cồng mang đến cho người nghe nhiều cảm xúc rạo rực khiến mọi người tìm đến với nhau để chung vui.
Vào những ngày lễ hội với những vòng nhảy múa quanh đóng lửa và bình rượu cần, hoà với không gian ấy là tiếng cồng chiêng vang vọng khắp núi rừng.
Trong kho tàng văn học và văn hoá của Việt Nam thì sử thi của người M’nông có một giá trị văn hoá hết sức đặc biệt. Đó là một món ăn tinh thần không thể thiếu và còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Sử thi M’nông được tạo từ hàng trăm câu văn có vần điệu và là một thể loại văn học truyền miệng có những câu chuyện mang đầm tính chất thần thoại về các hiện tượng của tự nhiên và những nhân vật lịch sử.
Hát và kể sử thi trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người M’nông. Có người nghệ nhân có thể nhớ đến hàng vạn câu sử thi, học còn có giọng hát hay và tiết tấu độc đáo để lưu truyền cho tới ngày nay.
Nghệ thuật hát kể sử thi rất thu hút khách du lịch đến nghe, đặc biệt vào mùa lễ hội. Tuy chưa có định hình rõ ràng nhưng nó có một ẩm hưởng và làn điệu mượt mà gắn liền với đời sống hằng ngày.
Nhạc cụ của người M’nông rất độc đáo về âm điệu cả chức năng. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt cũng như lao động của người dân hằng ngày. Các nhạc cụ được làm bằng gỗ, tre nứa, sừng, vỏ bầu, đá,… Du làm bằng vật liệu gì nhưng những nhạc cụ ở đây rất là độc đáo. Họ dựa vào đôi ta để xác định được độ trầm bỗng của từng loại nhạc cụ. Mỗi loại nhạc cụ lại đi kèm với một câu chuyện và một hoàn cảnh khác nhau. Có loại thì dùng ở nương rẫy, có loại thì đánh trong lễ hội hoặc có loại chỉ dùng để bày tỏ tình yêu đôi lứa, có loại xua đuổi thú rừng, có loại lại dùng để giải trí,…
Hình ảnh nội tuyến 1

Đắk Nông là vùng đất hội tụ và giao thoa giữ nhiều nền văn hoá cả về vật chất lẫn tinh thần. Các lễ hội vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay như là lễ hội mừng lúa mới, lễ hội rượu cần, lễ hội trưởng thành,… Lễ hội đã tạo nên niềm hứng khởi và náo nức của con người và sức lan toả trong cộng đồng. Với quan niệm là vạn vật hữu linh thì đồng bào M’nông lại có những nghi lễ như là lễ vòng đời hay lễ nông nghiệp. Thông qua lễ hội đó để người dân tộc  M’nông cầu xin lên Yàng mang lại những điều tốt lành cho buôn làng. Tất cả đều tạo nên nhiều nét văn hoá truyền thống truyền lại từ ông cha ngày xưa với núi rừng Tây Nguyên

Thúy Hường (sưu tầm)

Văn hóa gia phả dòng họ của dân tộc M’nông (Vũ Kim Tuyến)

Văn hóa gia phả dòng họ của dân tộc M’nông là một di sản cần bảo tồn và phát huy trong xã hội đương đại. Với tộc người M’nông, trong các loại tờ giao dịch, tên của người được ghép với chữ Điểu, chữ K; như Điểu Noi, K’Thanh đối với Nam; còn chữ H’, chữ Thị đối Nữ, như H’Hồng, Thị Mai, làm chúng ta lầm tưởng đó là họ của người M’nông và nhiều người lầm tưởng tộc người M’nông không có họ.

Trong thực tế, người M’nông đã có họ và nhiều họ khác nhau như: R’Chil, Pang Ting, Buôn K’rông, Rlăk (nhánh M’nông DiSan02_0avanhoamnongGar); họ Plook, R’lawk, Rang (nhánh M’nông R’lăm); họ Liêng, Liêng hot, K’liêng, Ong (nhánh M’nông Chil)… được lưu truyền trong gia phả dòng họ với hình thức truyền khẩu, đồng bào gọi gia phả dòng họ là Boi Jau, nghĩa là tìm, kể chuyện dòng họ, được diễn đạt theo lối kể văn vần mộc mạc, không có sự hư cấu, trừu tượng, ví von; thường đề cập đến địa danh, con vật, về một sự tích, được sắp xếp trình tự về các thế hệ con cháu nối tiếp nhau, đây là một dòng văn hóa độc đáo tồn tại lâu đời song tồn với văn hóa lễ hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc M’nông. Trước hết, có thể tìm thấy văn hóa dòng họ M’nông được thể hiện qua sử thi M’nông, như là dòng văn hóa “Bách khoa toàn thư”. Mọi sự việc diễn ra ở xã hội M’nông cổ đều được phản ánh trong sử thi, mà Boi Jau đã được thể hiện trong sử thi “Kể dòng con cháu mẹ chép” (N’kroch r’noi dech kon sau me chep).

Dân tộc M’nông có tập quán thuộc mẫu hệ, nên con sinh ra lấy tên mẹ; sử thi trên có ghi lại người mẹ tên là Puh, nên con của bà có họ như sau:

N’duh kon Puh, Yang Kon Puh, Ting Kon Puh… Qua gia phả dòng họ (Boi Jau) của M’nông thường thể hiện dưới các dạng sau:
Thường gắn với địa danh và tên người đầu tiên cai quản địa danh đó, như đoạn văn sau:
Cây gle của ông Sơ
Cây gle Pan, ông Sơ trồng
Cây r’hách dăm pang de, ông Sơ trồng
Đất ở thung lũng do bà Pang canh giữ
Ông Sơ lấy bà Pang sinh ra ông Tông
Ông Tông lấy bà Bung sinh ra bà Khuăn
Núi N’Jang ông Dong canh giữ
Bà Khuăn lấy ông Dong sinh ra ông Tõh
(Tài liệu của nghệ nhân Điểu Câu)

Ở đây, địa danh đầu tiên là N’jang, người đầu tiên là ông Sơ và bà Pang được xem là ông tổ của một dòng họ và tên người đầu tiên ở địa danh ấy được lấy làm họ cho một dòng họ mãi mãi về sau.

Sau đoạn mở đầu nói về địa danh và người đầu tiên, đoạn văn tiếp theo kể về các đời con cháu sau, thì Boi Jau, kể tình tự ai lấy ai, con cái là ai, cứ nối tiếp như vậy, mang tính liệt kê đầy đủ, như đoạn văn sau:

Ông Lu lấy bà Lum sinh ra Teh, Khuăn, Pla, Lơp
Ông Lơp lấy bà Lăng sinh ra Bo, B’rông, Jang
Ông Jang lấy bà Ngoel sinh ra Gle, Glot, Lot, Boan
(Tài liệu dẫn trên)

Đôi khi điều cấm kỵ trong thực phẩm, thức ăn, thức uống cũng lấy để làm họ, gắn với họ tên, như câu chuyện về họ K’Pơr nguồn gốc là loại lá rừng; xưa ở một bon nọ có người phụ nữ hái được lá K’Pơr về làm thức ăn cho gia đình, người hàng xóm nghe nói loại lá này quý hiếm, người ăn khỏe mạnh nên đến nài nỉ người phụ nữ chia lại cho, để họ cùng nấu ăn, bà không cho, nhưng sau đó cả nhà người phụ nữ này vì đã ăn lá K’pơr đều bị chết; từ đó người M’nông kiêng kỵ ăn lá K’pơr, và lấy tên K’pơr làm họ cho dòng họ của mình.

Và hầu như nhiều Boi Jau thể hiện dòng họ M’nông đều có điểm chung và nhiều nhất là gắn với tên địa danh như: Bon Ding, Bu P’râng, Bu P’răk, tên họ gắn với con vật như: Pê (con dê) D’rốc (con bò), K’lăn (con trăn). Tên họ gắn với sinh vật như: K’pơr (lá cây) Dâng Ja reh (bãi cỏ tranh), Phai Mur (lúa gạo).

Do điều kiện lịch sử phát triển, xã hội M’nông ngày nay không còn khép kín theo bon, buôn với đôi chục nóc nhà, ở theo họ tộc như xưa mà bon làng của dân tộc M’nông đã có sự đổi thay, từ khép kín đã được mở rộng, hội nhập. Từ chỗ một dòng họ, ngày nay đã nhiều dòng họ; từ chỗ có một dân tộc M’nông giờ đã có nhiều dân tộc và đã được sống xen cư, đa cư, đa dân tộc. Có những bon, buôn có đến 7 dân tộc như: dân tộc Kinh, Tày, Thái, Mường, M’nông, Mông,… và trong quan hệ hôn nhân Nam, Nữ thuộc dân tộc này trở thành vợ hoặc chồng với dân tộc kia, như người cha là dân tộc M’nông, mẹ là người dân tộc Kinh, con sinh ra đều mang theo họ cha, như cha là Điểu Xuân Ân thì tên con là Điểu Xuân Bình, Điểu Xuân Thuận (giới Nam). Trường hợp mẹ là người M’nông, cha là người Kinh thì con lấy theo họ cha; trường hợp cha là người dân tộc Thái (phía Bắc), mẹ là người M’nông thì con không mang họ của cha và mẹ, mà con chỉ lấy tên đệm, như ông Lò Văn Năm và bà H’Mai, con trai là Y’oanh; tình hình hôn nhân ấy làm cho dòng họ M’nông cần có sự ghi chép, quản lý chặt chẽ hơn.

Văn hóa các Boi Jau không chỉ là một dòng văn hóa được truyền khẩu qua nhiều thế hệ, để khẳng định người M’nông cũng như nhiều tộc người khác đã sinh ra là có họ, gia phả dòng họ không chỉ là sự lưu truyền về cội nguồn, họ tộc mà còn là thể loại sinh hoạt trong đời sống tinh thần của cộng đồng người M’nông, mang tính hát kể, một hình thức văn nghệ dân gian; mỗi khi được hát kể, như hát kể sử thi (Ot N’rông) trong những dịp lễ hội, trong gia đình họ tộc để cho con cháu biết, nhớ về cội nguồn, tổ tiên.

Họ tộc M’nông rất phong phú, mỗi nhánh M’nông đều có nhiều họ, có nhánh M’nông có đến hàng chục họ khác nhau. Nhưng trong thực tế, đa số người M’nông trong các loại giấy tờ như khai sinh, căn cước, bằng cấp… không ghi họ mà chỉ ghi tên riêng, và trước tên riêng có kèm theo tên đệm để xác định giới tính như Điểu, Y, K đối với giới Nam; H’, Thị đối với giới Nữ. Do đó, đã dẫn đến không ít người cho rằng, người M’nông không có tên họ, mà thực chất là thiếu sự ghi chép, thất truyền nghiêm trọng trong dòng văn hóa dòng họ (Boi Jau) của dân tộc M’nông và chắc chắn sự thất truyền về dòng họ đã dẫn đến nhiều nhầm lẫn đáng tiếc khác, nhất là sự kết hôn cùng một huyết thống.

Không phải người M’nông không có ý thức sâu sắc về dòng họ, gia phả dòng họ mà do sự biến đổi, phát triển trong xã hội M’nông mang tính đột phá. Có thể thấy, những năm đầu thế kỷ 20, xã hội M’nông đang còn ở thời kỳ kinh tế hái lượm, săn bắt, trồng trọt, chọc tỉa trên nương đồi, sống du canh, du cư, ở chế độ thị tộc lại không có chữ viết. Và cũng trong thời kỳ này, nhiều cuộc khởi nghĩa của đồng bào M’nông do N’Trang Ghư, N’Trang Lơng lãnh đạo chống lại sự xâm lược và áp đặt chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp; những nguyên nhân trên trong nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến sự đứt khoảng về văn hóa, đã làm mất đi tập quán làm gia phả của dân tộc M’nông. Dòng văn hóa gia phả dòng họ được lưu giữ trong trí nhớ của lớp người lớn tuổi, tộc trưởng, người có hiểu biết; nhưng ngày lớp người này nay đã già yếu và có nhiều người đã chết, nên nhiều Boi Jau cũng theo họ xuống nằm dười lòng đất. Cũng như văn hóa sử thi, văn hóa cồng chiêng, nghệ nhân hát sử thi (kể Ot N’rông) ở Đăk Nông năm 2004 còn 30 người, nghệ nhân đánh chiêng 90 người, chưa có thống kê nào về số người chết biết Boi Jau, thì đến nay nghệ nhân kể sử thi chỉ còn không quá 10 người, nghệ nhân cồng chiêng (tấu được 10 bài trở lên) còn không quá 30 người, và chắc chắn người biết Boi Jau cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong quá trình phát triển văn hóa xã hội đương đại, chúng ta chưa chú trọng hoặc chú trọng nhưng chưa kịp thời bảo tồn, gìn giữ, đã để dòng văn hóa Boi Jau cũng như nhiều dòng văn hóa khác đã mai một, mất đi một cách nghiêm trọng.

Chúng ta đang ra sức xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, con người là trung tâm thì con người trước hết phải biết về cội nguồn, về dòng họ, huyết thống; và trong giao dịch xã hội, bao nhiêu thủ tục hành chính liên quan đến tên họ, con người, thì con người phải được xác lập họ và tên đầy đủ. Boi Jau là một dòng văn hóa M’nông đã hình thành và xuyên xuốt trong quá trình phát triển của dân tộc M’nông, mặc dù nó đã bị đứt khoảng, không được liên tục, đầy đủ trong cộng đồng người M’nông, nhưng dòng văn hóa ấy vẫn còn và có những giá trị nhân văn, mang ý nghĩa thực tiển cao. Do đó, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gia phả dòng họ M’nông, không chỉ tôn vinh vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn đáp ứng nhu cầu của đồng bào M’nông đang có ý thức về cội nguồn và nhằm lưu truyền lại cho con cháu mai sau, tạo thuận lợi trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu, các loại giấy tờ hành chính liên quan, tránh được những điều đáng tiếc trong hôn nhân cùng huyết thống.

 Vũ Kim Tuyến (sưu tầm)

Lễ cúng mưa đầu mùa của dân tộc M’nông (Đinh Văn Sánh)

Lễ cúng mưa đầu mùa là một trong những nghi lễ truyền thống lâu đời và quan trọng đối với đồng bào M’nông. Cầu mong thần mưa ban cho mưa thuận gió hòa, cây cối nảy lộc, đâm chồi, cuộc sống bon làng ngày càng giàu đẹp.
 Đội chiêng vừa đi vòng quanh cây nêu vừa đánh bài chiêng mời gọi Giàng và các thần linh về dự và chứng kiến lễ cúng mưa đầu mùa (Ảnh: Văn Phú)

Nét đẹp trong các nghi thức…
Theo quan niệm của người M’nông, mưa đầu mùa là cơn mưa độc, có thể mang lại nhiều điềm xấu cho bon làng, vì vậy cứ vào khoảng tháng 11 hàng năm, bà con người dân tộc M’nông lại tổ chức lễ cúng Giàng Trời để cầu xin các Giàng phù hộ cho những điều tốt đẹp, đồng thời để giải hạn xấu trong năm.

Thầy cúng Y Krai Cil (buôn Jê Juk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Để làm lễ cúng mưa đầu mùa thì thầy cúng phải tiến hành nghi thức cúng trong nhà trước (cúng Giàng Trời) gồm các lễ vật: một con gà trống sống, một bát cơm, một bát xôi, hai bát rượu, hai bát thịt lợn, một đầu lợn, lông gà... Cây nêu bằng lồ ô cao khoảng 2m đặt giữa nhà, 2 ché rượu cần đặt cạnh hai bên cây nêu.

Sau khi mâm lễ đã chuẩn bị xong, thầy cúng với trang phục trang nghiêm chính thức bắt đầu tiến hành nghi lễ cúng mưa đầu mùa. Thầy cúng cắt tiết gà từ hai bên khóe mỏ con gà trống còn sống, lấy tiết hòa với rượu, vừa khấn vừa lấy chiếc lông gà quét vào chén rượu rồi bôi lên các vật dụng trong nhà như: cột nhà, rổ, rựa, cuốc, cửa trước, cửa sau, cầu thang... để cầu xin thần linh giữ sức khỏe cho con người, cho căn nhà được êm ấm, tránh mọi rủi ro, tai nạn trong lao động sản xuất”.

Thầy cúng Y Krai Cil đọc lời khấn: “Ơ Giàng Trời, Giàng đất, Giàng sông, Giàng suối, Giàng rừng… Hôm nay thay mặt người dân bon làng, tôi mời gọi các Giàng về uống rượu trong ché, cùng chứng kiến và ban phước lành cho người dân trong bon, cho con cháu được mạnh khỏe. Thần cột nhà che chở cho cháu con được an lành; thần lửa hãy tránh xa đừng mang họa vào nhà của người dân”.
…Mong muốn những điều tốt đẹp đến
Sau khi tiến hành nghi lễ cúng trong nhà xong, thầy cúng tiếp tục tiến hành nghi thức cúng ngoài sân với một ché rượu cần và một cây nêu bằng tre dựng sẵn; trên ngọn cây nêu treo chiếc gùi nhỏ đựng một chiếc đùi gà, chuối, trứng vịt, cơm, xôi... Thầy cúng vừa khấn vừa dùng lông gà quét vào chén rượu hòa với tiết gà bôi lên thân cây nêu, trong khi đội chiêng vừa đi vòng quanh cây nêu vừa đánh bài chiêng mời gọi Giàng và các thần linh về dự và chứng kiến lễ cúng mưa đầu mùa. Mời gọi các Giàng về ăn thịt heo uống rượu trong ché, phù hộ cho bon làng mọi điều tốt đẹp. Cầu xin hồn bắp trên ngọn tre, hồn lúa như cây xanh, cái xà gạc, cái cuốc, ché rượu cao như ngọn núi; con heo, con gà đầy đàn dưới chân núi Nam Ka, hồn lúa, hồn bắp từ thần Yang Rlăk được tươi tốt, nước suối người M’nông tràn khắp buôn làng.

Tiếp đến thầy cúng khấn các Giàng để khai hội hái lộc. Một số thanh niên, trai tráng sẽ leo lên cây nêu đã được bôi mỡ lợn để lấy lộc đựng trong chiếc gùi nhỏ và lấy cơm nóng đựng trong chiếc gùi rải khắp xung quanh để cầu mong những con gà, con lợn có cái để ăn, sẽ sinh sôi ngày càng nhiều, buôn làng sẽ sung túc.

Cúng ngoài trời xong, thầy cúng tiếp tục nghi thức cúng trong nhà với mong muốn quanh năm Giàng ban cho cái tốt, điều lành, những cơn mưa hiền hòa, hoa màu bội thu, không cho cái đói cái khát, mong cho lúa đầy kho, ngô đầy bồ, đầy nhà, cuộc sống bon làng ấm no, hạnh phúc.

Sau khi nghi thức cúng mùa đầu mùa đã xong, thầy cúng sẽ mời mọi người cùng uống rượu cần, ăn thịt nướng, cùng hát các làn điệu dân ca và đón chào những điều tốt đẹp đến.
Đinh Văn Sánh (sưu tầm)

Tái hiện Lễ cúng cổng bon dân tộc M’Nông, tỉnh Đăk Nông (Triệu Thị Bắc)

Lễ cúng cổng bon làng của người M’nông được tổ chức vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch hàng năm, trước khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa.
Lễ cúng cổng bon làng của người M’nông được tổ chức vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch hàng năm, trước khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Lễ thường được tiến hành trong một ngày, tại cổng ra vào bon làng.

tai hien le cung cong bon dan toc m’nong, tinh dak nong hinh 0
Quang cảnh Lễ cúng cổng bon của dân tộc Ê đê, tỉnh Đăk Nông.
Lễ cúng được tiến hành trước một cây nêu, các lễ vật cúng gồm các sản vật của địa phương như: gạo trắng, một hòn than củi, một cặp ngà voi, một sừng tê giác làm bằng gỗ, một lá trầu có quét sẵn vôi, một miếng cau ba gói bánh nếp gói bằng lá chuối….
Sau khi đã làm lễ cúng tại cổng bon làng, già làng và các chủ hộ gia đình lấy rượu pha với tiết lợn mang về nhà mình để cúng thần giữ nhà Kuăt, thần đá bếp, thần giữ nhà cửa, không cho các thần ác vào nhà gây rối hoặc làm hại người trong gia đình. Sau khi thực hiện xong phần lễ, bà con trong buôn vui ca hát theo tiếng cồng chiêng dặt dùi mang theo ước vọng một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

Tưng bừng Lễ hội đường phố sắc màu văn hóa Tây Nguyên
Triệu Thị Bắc (sưu tầm)