Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Phù Lá
Showing posts with label ₪ Dân tộc Phù Lá. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Phù Lá. Show all posts

Sunday, April 9, 2017

Lễ quét làng của người dân tộc Xa Phó (Hoàng Thị Thắng)

Lễ quét làng của người Xa Phó.
Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Trước ngày tổ chức lễ cúng, ông chủ gia đình các hộ trong làng họp nhau tại nhà người cao tuổi nhất làng bàn công việc. Khi đi, mọi người mang theo một bát gạo, một con gà, tiền, hai nén hương và một chai rượu. Những ai mang chó, lợn, dê đến góp thì dân làng có trách nhiệm tới làm trả công cho người đó trong một ngày. 

Tới ngày đã định, tất cả đàn ông trong làng mang tất cả lễ vật ra một bãi trống đầu làng.Theo sự phân công, những người đàn ông khoẻ mạnh nhanh nhẹn cùng nhau mổ lợn, gà, dê, chó. Các thầy cúng tay cầm kiếm gỗ, một cành lá đao, mặt bôi nhọ chia nhau vào từng thôn làm lễ quét nhà cho cả làng. Vào nhà dân, thầy cúng rót một chén rượu đặt vào bàn thờ của gia đình, lầm rầm đọc tên tuổi tất cả những người trong nhà đó. Đọc xong, thầy cúng dùng kiếm gỗ múa khắp nơi trong nhà, gia đình cử một người đi sau dùng ngô (ngô để cả bắp nướng sau đó rẽ hạt) tung qua đầu thầy cúng.Tại Châu Quế Thượng có những nét khá khác biệt. Hôm đó, thầy cúng cùng các chủ gia đình trong làng cầm mỗi người một ống nứa vừa đi vừa gõ. Thầy cúng đi trước đọc lời khấn. Những người tham dự đều phải vẽ mặt mày dữ tợn. Khi thầy cúng lên tiếng mọi người cùng nhau nhảy múa và đập các ống nứa vào vách từng ngôi nhà. Sau đó mọi người tập trung tại đầu làng mang chăn, chiếu rũ vào một chiếc bè nứa (được đóng tượng trưng) với ý niệm mọi vận hạn trong năm sẽ theo dòng nước trôi đi. Lúc này, các lễ vật đã được làm xong. Dê, chó, lợn được xếp lại trong mâm tượng trưng với chiếc đầu, bốn chân, đuôi quay theo hướng tốt, xung quanh đặt các bát gạo của từng gia đình. Thầy cúng bày tám đôi đũa, tám chiếc bát, tám chén rượu, các a pờ ngồi xếp hàng ngang trước mâm lễ lầm rầm khấn. Lời cúng là những tên của loài ma (theo quan niệm của họ) được gọi về hưởng lễ, sau đó ra đi để không làm hại con người. Cuối cùng, mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ. Các thức ăn cúng ma đều phải ăn hết không được mang vào trong làng.Thầy cúng lấy cành tre cắm xung quanh bãi đất sau đó lấy đuôi và tai chó cắm xuống đất nhằm không cho ma vào làng làm hại người. Thầy cúng đốt một đống lửa và bước qua, sau đó đi về nhà.Bắt đầu từ ngày hôm đó, dân làng kiêng không cho người ngoài vào nhà. Sau ba ngày, mọi sinh hoạt lại như cũ.

Hoàng Thị Thắng

Lễ cúng nương cổ truyền của dân tộc Xá Phó (Nông Quang Khải)

Lễ cúng nương cổ truyền của người Xá Phó
Người Xá Phó ở Việt Nam hiện nay có khoảng 7.000 người cư trú tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai và Yên Bái, tên tự gọi là “Lão Va Sơ” hoặc Bồ Khô Pạ, Phù Lá Lão… Người Xá Phó là một dân tộc thiểu số còn lưu giữ được nhiều vốn văn hoá dân gian truyền thống, đặc biệt trong nghi lễ nông nghiệp như tết cơm mới, lễ đuổi ma quét làng, lễ lấy nước cầu may, lễ mừng thầy cúng, lễ cúng nương. Trong đó lễ cúng nương là một nghi lễ nông nghiệp đặc sắc của người Xá Phó.

Lễ cúng nương, tiếng Xá Phó gọi là “Sê mi su to ba”, “sê” có nghĩa là lúa, cây lúa; “mi su” có nghĩa là chia đất; “to ba” có nghĩa là mâm cúng. Ghép lại có nghĩa là mâm cúng chia đất cho nương lúa, gọi cách khác là lễ cúng nương. Lễ cúng nương được tổ chức ở từng gia đình nhưng trong phạm vi cả cộng đồng nhằm mục đích cầu cho mùa màng tươi tốt, bội thu… mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.


Vào tháng 5 âm lịch hàng năm người Xá Phó chuẩn bị cho vụ mùa làm nương mới cầu mong cho năm đó mùa màng tốt tươi, bội thu. Để chuẩn bị tốt lễ cúng, gia đình tìm chọn ngày tốt, sắm sửa lễ vật và giống thóc tốt nhất, trang phục mới, các vật dụng có liên quan và đặc biệt phải nhờ anh chị em trong làng về giúp. Bà chủ đi mời mọi người đến giúp tra lúa thì phải lựa chọn đủ đôi có nam có nữ. Người đi giúp phải là người có gia đình trong sạch tức là gia đình không có tang.
Buổi sáng sớm hôm đi tra lúa, bà chủ chuẩn bị lúa giống và các thứ khác, sau đó nấu cơm cho tất cả mọi người. Những người đến giúp, nam giới mang gậy chọc lỗ, nữ giới mang ống hoặc giỏ đựng. Số người đi hôm đó phải là số chẵn, cứ từng cặp vợ chồng, nam - nữ thành một đôi, đem theo địu và cây húng lúa. Sở dĩ phải đủ cặp vì quan niệm của tộc người Xá Phó số chẵn - có đôi là biểu tượng của sự viên mãn, sự sinh sôi phát triển…
Ngay từ sáng sớm các thành viên đến giúp cùng vợ chồng chủ nhà chuẩn bị lễ vật cho vào gùi đi đến nương, theo thứ tự hai vợ chồng chủ nhà đi trước những cặp khác theo sau. Bà chủ nương có nhiệm vụ đeo địu thóc giống, người chồng mang đồ lễ và làm nhiệm vụ phát quang đường.


Trước đó, các mảnh nương đã được phát dọn sạch sẽ chỉ chờ ngày cúng và tra lúa mới. Thông thường, gia đình có nhiều nương sẽ chọn một mảnh nương to và rộng nhất dùng làm nơi hành lễ - cúng cho ma nương “Kha co mà sờ bá”. Lễ vật dâng cúng cho ma nương gồm một con gà trống lông màu đỏ đẹp, xôi 5 mầu, 1 chai rượu, 1 gói cơm tẻ, 1 vòng tay bạc, 1 vòng cổ bạc, 1 đĩa lá trầu không, một đĩa vôi bột, 1 cum lúa nếp, 1 con dao nhọn, hương nhang…
Khi tới nương vợ chồng chủ nương để gùi vào trong lán chuẩn bị làm mâm cúng. Ông chủ nương lấy dao chặt một cây nứa hoặc cây vầu trẻ làm 8 nan để cắm ở đầu nương dùng làm chỗ đặt mâm cúng. Chủ nương còn cắt một tầu lá chuối và lấy cả hoa chuối rừng (loại vỏ vàng) với quan niệm của tộc người hoa chuối vàng tượng trưng cho hạt thóc giống, hạt lúa vàng, mùa màng bội thu. Nơi bày mâm cúng, chủ nhà lấy tầu lá chuối dải quay cậng về hướng đông - là hướng của sự sống và sự phát triển. Rồi lấy cum lúa vàng đặt ở giữa tầu, lấy vòng bạc cổ đeo vào cum lúa, con gà làm lễ cúng được chủ nương đeo cho vòng cổ bạc với ý nghĩa làm đẹp. Quan niệm lúa có hồn, đeo vòng bạc để giữ hồn lúa ở lại nương sang năm cho mùa màng tốt tươi, lúa chắc hạt, bông to vàng như hoa chuối. Chiếc vòng bạc và việc đeo vòng bạc vào cổ gà có ý nghĩa bảo vệ con gà dâng cho ma nương, ma rừng, ma trời cho gà ngon, đẹp. Tất cả các thứ lễ vật đều được chủ nương bày xếp trong tầu lá để dâng cúng ma nương. Ngay trong cách sắp lễ đã thấy được ước nguyện của tộc người cầu mong cho mùa màng tươi tốt. Nghi lễ cúng nương là một nghi lễ đặc biệt được cả cộng đồng coi trọng, là tín ngưỡng nông nghiệp cổ truyền vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay.


Người Xá Phó quan niệm ma nương là loại ma trú ngụ ở nương lúa, nương ngô liên quan đến mùa màng. Do đó, trước ngày tra lúa các chủ nương phải làm lễ cúng chia lễ vật, chia đất cho ma nương để nhằm mục đích cầu mong mùa vụ tốt tươi không bị mất mùa. Nếu không cúng cẩn thận sẽ bị ma nương nổi giận cùng với ma trời, ma rừng chiếm hết đất tốt, làm cho cây lúa bị sâu dịch, hạt lép. 
Mâm lễ sau khi đã bày xong, chủ nương dùng dao chẻ lấy đủ 8 nan cắm 2 nan chéo nhau tạo thành chữ u xuống đất xung quanh tàu lá chuối làm 4 góc, có ý nghĩa trang trí làm đẹp cho mâm lễ. Sau đó, chủ nương (thường là bà chủ) đọc bài cúng có đại ý như sau: “Chủ nương tôi là…. họ … hôm nay ngày tốt đi tra lúa nương có đem con gà, rượu, cơm, thóc cum dâng cúng cho ma nương, thần thổ đất, ma trời mời các vị về nhận cho, ăn no uống đủ  xin đừng tranh đất của tôi. Ăn xong cầu mong sự phù hộ cho gia đình trồng lúa được tươi tốt, không bị sâu dịch, bệnh lúc thu hoạch bông lúa to như hoa chuối, vàng như cát ở sông suối ”.
Chủ nương cúng lần hai, quay về trước mâm lễ và đọc bài cúng có ý nghĩa tương tự như lời cúng ở trên và hứa hẹn với các ma nương nếu giúp đỡ cho cây trồng phát triển sang năm lại được thờ cúng chu đáo. Cúng xong, chủ nương cúi người lạy một lạy để cảm ơn các ma. Khi đó, những người được nhờ giúp tra lúa đang ngồi trong lán bắt đầu lên giọng hỏi thật to: Chủ nương đã làm lễ xong chưa? Làm xong rồi, xong rồi, chủ nương đáp. Lúc này, đôi vợ chồng chủ nương mang dụng cụ và thóc giống vào vị trí thật nhanh, chồng húng vợ tra, húng từ đầu nương xuống dưới, lần lượt những đôi khác cùng vào vị trí người húng người tra hạt. Theo phong tục người húng lúa phải cầm gậy chọc lỗ phải là nam giới, còn người bỏ hạt thóc vào lỗ và lấp đất là nữ giới. Từng đôi từng cặp phối hợp tra lúa nhịp nhàng, khi người nam chọc đầu húng xuống dưới tạo thành một hố nhỏ thì người nữ tay cầm hạt thóc giống ném trúng vào giữa hố và dùng chân xoa đất từ trên xuống cho khỏi mưa trôi. Động tác trọc lỗ tra hạt mang biểu tượng của tính phồn thực, giữa người nam và người nữ có sự phối hợp nhịp nhàng cầu mong sự sinh sôi phát triển, mùa màng tươi tốt, bội thu. Sở dĩ, đôi vợ chồng chủ nương phải thực hiện nhanh động tác húng lúa và tra hạt trước nhằm mục đích cầu cho mùa màng năm đó tươi tốt, cây lúa sinh sôi phát triển, bông chắc và hạt mẩy. Còn nếu đôi vợ chồng làm bị chậm, tộc người quan niệm năm đó lúa bị kẹ lá, hạt lép có khi làm không được ăn. Với ý nghĩa đó đôi vợ chồng chủ nương phải húng tra lúa trước, các đôi khác cũng phải làm thật nhanh theo vợ chồng chủ nương nhằm mục đích cầu mùa cho nhà chủ.
Sau khi tra xong mảnh nương, chủ nương hô hào mời tất cả anh chị em tập trung về phía mâm lễ để làm lý ăn cầu may, cầu cho được mùa no đủ. Mọi người cùng nhau dùng tay bốc cơm tẻ, xôi để ăn, uống rượu… Tuy nhiên, người được ăn trước là vợ chồng chủ nương và khi ăn không được ăn hết mà phải để lại một ít phần cho ma nương, ma rừng có như thế ma nương, ma rừng mới phù hộ tốt cho nương rẫy, cho vụ mùa được bội thu còn nếu ăn hết tộc người quan niệm năm đó làm nương không được ăn, chim chuột về phá nương, cây lúa không mọc được chỉ còn mảnh nương trơ chọi.
Nghi lễ cúng nương của người Xá Phó là một nghi lễ nông nghiệp giàu bản sắc văn hóa, chứa đựng nhiều nét độc đáo, riêng biệt. Nó phản ánh tín ngưỡng cầu mùa của cư dân nông nghiệp đã gắn chặt với đời sống của người Xá Phó ở Lào Cai. Lễ cúng nương không chỉ có giá trị về mặt văn hóa dân gian mà còn chứa đựng nhiều tri thức bản địa về khai thác nương rẫy cần được duy trì và bảo tồn.

 Nông Quang Khải

Wednesday, April 5, 2017

Tìm hiểu dân tộc Phù Lá ở Hà Giang (Hứa Ban Mai)

Dân tộc Phù Lá là một trong số những dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng cũng như nước ta nói chung. Theo điều tra của những nhà nghiên cứu cho thấy dân tộc Phù Lá mới chỉ xuất hiện khoảng trên 100 năm.
Dân tộc Phù Lá có hai nhóm là Lao Va Xơ (Xá Phó) và Pu La. Trong đó, tại địa bản tỉnh Hà Giang chủ yếu là nhóm dân tộc Pu La.

Về kinh tế:
Người dân Phù Lá sinh sống chủ yếu bằng công việc làm nương rẫy và trồng lúa. Chăn nuôi các loại gia súc lấy thịt gà lợn, sức kéo, cày như trâu, ngựa. Ngoài ra họ còn làm những sản phẩm thủ công như đan mây tre, gùi có nhiều hoa văn đẹp để mang đến những phiên chợ trao đổi buôn bán với các dân tộc khác hay bán cho du khách.

Thiếu nữ dân tộc Phù Lá

Về cộng đồng :
Dân tộc Phù Lá sinh sống tập trung thành các bản nhỏ trên núi cao, mỗi bản thường có 10-15 hộ, họ sống trong các ngôi nhà đắp đất xen kẽ với các dân tộc khác như Mông, Tày, Nùng, Dao,…Đứng đầu trong cộng đồng người Phù Lá là những già làng, họ sẽ điều hành những công việc quan trọng như các lễ lạt, hội hè.

Khi có lễ hội tất cả người dân Phù Lá sẽ đều tụ tập đầy đủ ở sân bản

Hôn nhân của người Phù Lá :
Thanh niên nam nữ được thoải mái tìm hiểu cho đến khi cho gia đình biết thì sẽ được tổ chức một bữa cơm thân mật như để đính ước. Sau một thời gian họ sẽ tổ chức đám cưới. Cô dâu sẽ theo chồng về nhà. Của hồi môn sẽ là những vật dụng gia đình cần thiết. Người Phù Lá chỉ sống một vợ một chồng.

Một cô dâu người Phà lá đội chiếc khăn thổ cẩm trên đầu trước khi bước theo chồng

Về văn hóa : Người Phù Lá cho đến nay vẫn giữ nguyên được những bản sắc văn hóa truyền thống tốt của dân tộc mình như các câu truyện cổ xưa ca ngợi tình yêu con người thiên nhiên đất nước, lành thắng ác. Trong đó điển hình là câu nói “Một giọt nước không thành dòng nước lũ” thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc. Người Phù Lá có những nghi lễ quan trọng trong năm như Tết Nguyên Đán, cúng thần rừng, tết tháng Bảy, tết cơm mới đầu tháng 10, đặt tên con, tang ma,…

Lễ trao tơ hồng…

Nhà cửa :
Nhà đất có hai mái, tường trình chắc chắn kiên cố, hai hồi để trống. Bàn thờ tổ tiên đặt gian giữa, bên cạnh có cửa sổ giả, hay còn là cửa sổ ma, rộng 15- 20 cm sẽ mở khi cúng. Họ còn nhà phụ để chứa lương thực hay tránh hỏa hoạn vì kèo đơn giản chỉ có một bộ kèo tam giác gồm hai kèo và một quá giang gác lên dầu tường.
Còn nhà sàn có hai chai, gần giống với nhà của dân tộc Hà Nhì. Gian chính giữa giáp vách tiền là chạn bát, giữa là nhà bếp, giữa vách hậu là bàn thờ.

Nhà sàn điển hình của người Phù Lá

Đối với trang phục :
Trang phục Phù Lá độc đáo khác những dân tộc khác và đậm chất văn hóa cổ truyền. Trang phục nam giới Phù Lá là áo xẻ ngực, cổ thấp, may từ 6 miếng vải, không cài cúc nẹp ngực viền vải đỏ, ống tay hẹp, cổ tay có hoa văn. Đối với phụ nữ có đôi chút khác biệt giữa có chồng và chưa chồng. Phụ nữ chưa chồng để tóc dàu quấn quanh đầu, đầu có khăn vuông đen hoặc chàm, bốn góc và giữa có hạt cườm đính. Áo ngắn 5 thân, tay dài, cổ vuông thấp chui đầu. Trang trí giữa thân, vai, ống tay và gấu áo. Cổ áo vuông, mô típ hoa văn trang trí mang nét đặc trưng riêng của người Phù Lá. Váy màu chàm đen, đầu và chân váy được trang trí hoa văn đỏ trắng vàng. Đầu vấn khăn hay đội mũ thêu ghép hoa văn theo lối chữ nhất.
 Hứa Ban Mai

Tuesday, March 7, 2017

Dân tộc Phù Lá ở Hà Giang (Nông Gia Khảm)

Dân tộc Phù Lá là một trong số những dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng cũng như nước ta nói chung. Theo điều tra của những nhà nghiên cứu cho thấy dân tộc Phù Lá mới chỉ xuất hiện khoảng trên 100 năm.
Dân tộc Phù Lá có hai nhóm là Lao Va Xơ (Xá Phó) và Pu La. Trong đó, tại địa bản tỉnh Hà Giang chủ yếu là nhóm dân tộc Pu La.

Về kinh tế:
Người dân Phù Lá sinh sống chủ yếu bằng công việc làm nương rẫy và trồng lúa. Chăn nuôi các loại gia súc lấy thịt gà lợn, sức kéo, cày như trâu, ngựa. Ngoài ra họ còn làm những sản phẩm thủ công như đan mây tre, gùi có nhiều hoa văn đẹp để mang đến những phiên chợ trao đổi buôn bán với các dân tộc khác hay bán cho du khách.

Thiếu nữ dân tộc Phù Lá

Về cộng đồng :
Dân tộc Phù Lá sinh sống tập trung thành các bản nhỏ trên núi cao, mỗi bản thường có 10-15 hộ, họ sống trong các ngôi nhà đắp đất xen kẽ với các dân tộc khác như Mông, Tày, Nùng, Dao,…Đứng đầu trong cộng đồng người Phù Lá là những già làng, họ sẽ điều hành những công việc quan trọng như các lễ lạt, hội hè.

Khi có lễ hội tất cả người dân Phù Lá sẽ đều tụ tập đầy đủ ở sân bản

Hôn nhân của người Phù Lá :
Thanh niên nam nữ được thoải mái tìm hiểu cho đến khi cho gia đình biết thì sẽ được tổ chức một bữa cơm thân mật như để đính ước. Sau một thời gian họ sẽ tổ chức đám cưới. Cô dâu sẽ theo chồng về nhà. Của hồi môn sẽ là những vật dụng gia đình cần thiết. Người Phù Lá chỉ sống một vợ một chồng.

Một cô dâu người Phù lá đội chiếc khăn thổ cẩm trên đầu trước khi bước theo chồng

Về văn hóa : Người Phù Lá cho đến nay vẫn giữ nguyên được những bản sắc văn hóa truyền thống tốt của dân tộc mình như các câu truyện cổ xưa ca ngợi tình yêu con người thiên nhiên đất nước, lành thắng ác. Trong đó điển hình là câu nói “Một giọt nước không thành dòng nước lũ” thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc. Người Phù Lá có những nghi lễ quan trọng trong năm như Tết Nguyên Đán, cúng thần rừng, tết tháng Bảy, tết cơm mới đầu tháng 10, đặt tên con, tang ma,…

Lễ trao tơ hồng…

Nhà cửa :
Nhà đất có hai mái, tường trình chắc chắn kiên cố, hai hồi để trống. Bàn thờ tổ tiên đặt gian giữa, bên cạnh có cửa sổ giả, hay còn là cửa sổ ma, rộng 15- 20 cm sẽ mở khi cúng. Họ còn nhà phụ để chứa lương thực hay tránh hỏa hoạn vì kèo đơn giản chỉ có một bộ kèo tam giác gồm hai kèo và một quá giang gác lên dầu tường.
Còn nhà sàn có hai chai, gần giống với nhà của dân tộc Hà Nhì. Gian chính giữa giáp vách tiền là chạn bát, giữa là nhà bếp, giữa vách hậu là bàn thờ.

Nhà sàn điển hình của người Phù Lá

Đối với trang phục :
Trang phục Phù Lá độc đáo khác những dân tộc khác và đậm chất văn hóa cổ truyền. Trang phục nam giới Phù Lá là áo xẻ ngực, cổ thấp, may từ 6 miếng vải, không cài cúc nẹp ngực viền vải đỏ, ống tay hẹp, cổ tay có hoa văn. Đối với phụ nữ có đôi chút khác biệt giữa có chồng và chưa chồng. Phụ nữ chưa chồng để tóc dàu quấn quanh đầu, đầu có khăn vuông đen hoặc chàm, bốn góc và giữa có hạt cườm đính. Áo ngắn 5 thân, tay dài, cổ vuông thấp chui đầu. Trang trí giữa thân, vai, ống tay và gấu áo. Cổ áo vuông, mô típ hoa văn trang trí mang nét đặc trưng riêng của người Phù Lá. Váy màu chàm đen, đầu và chân váy được trang trí hoa văn đỏ trắng vàng. Đầu vấn khăn hay đội mũ thêu ghép hoa văn theo lối chữ nhất.
 Nông Gia Khảm

Sunday, August 7, 2016

Độc đáo lễ ăn hỏi dân tộc Phù Lá (Quảng Ninh)

Đoàn nhà trai mang lễ vật sang nhà gái

Từ nay đến đầu tháng 12 âm lịch, khi nông nhàn cũng là lúc người Phù Lá tổ chức cưới hỏi cho con em mình. Nếu đã đến cao nguyên trắng Bắc Hà, bạn hãy dành thời gian vượt núi ghé thăm bản của người Phù Lá, tìm hiểu nghi lễ, phong tục cưới hỏi độc đáo này.

Bản của người Phù Lá chênh vênh trên núi cao Nậm Đét. Đồng bào dân tộc Phù Lá cho đến giờ vẫn giữ được tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc. Và chúng tôi đã may mắn có dịp dự ăn hỏi của người dân tộc Phù Lá ngay xã Nậm Đét.

Khi đôi trai gái quen nhau, mến nhau và đi đến quyết định xây dựng hạnh phúc lứa đôi, gia đình nhà trai sang nhà gái tiến hành thủ tục hỏi vợ cho chàng trai và đi đến lễ cưới. Đến ngày ăn hỏi nhà trai chuẩn bị cho đủ lễ vật là 50 lít rượu, 50 kg thịt lợn, 120 kg gạo, 1 bộ quần áo, 1 bộ trang sức bằng bạc…

Khi đã chuẩn bị xong các lễ vật, ông thầy mối đi trước, đoàn người mang hành lý đi sau. Khi đến nhà gái, hai thầy mối của nhà trai và nhà gái bắt đầu nói chuyện, mời đại diện nhà gái lên nhận lễ vật.

Bố mẹ nhà gái tặng cho con gái 6 bộ quần áo, 1 đôi vòng tay bằng bạc, giày dép rồi căn dặn con gái đi làm dâu phải phục vụ nhà chồng, phải sống hạnh phúc. Tiếp đó, cô dâu quỳ lạy hậu tạ tổ tiên, thầy mối mời đại diện nhà gái bế cô dâu lên ngựa dắt về nhà chồng. Khi về đến nhà chồng thì trả lại toàn bộ đồ trang sức cho nhà trai đón dâu.

Tham dự lễ ăn hỏi, bạn sẽ có những cảm nhận về sự độc đáo, đặc sắc, tinh tế của phong tục truyền thống nơi này.

Nhà gái nhận lễ vật
  
Cô dâu phải bịt mặt khi lên ngựa để về nhà trai -

Cô dâu chú rể quỳ lạy gia đình nhà gái

Đại diện nhà gái bế cô dâu lên ngựa để về nhà trai

Trên đường rước dâu về nhà trai

Ông bà thông gia uống rượu chúc mừng cho vợ chồng trẻ

Quảng Ninh (sưu tầm)

Độc đáo Tết Khùi xì mờ của người Phù Lá (Nông Minh Định)

Phụ nữ người Phù Lá rất giỏi dệt vải và thêu thùa.

Khi hoa mơ, hoa mận nở trắng trên các sườn núi, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về với khắp các bản trên, bản dưới, người Phù Lá ở bản Nhầy, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) tạm gác lại mọi lo toan. Cả bản làng nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết "Khùi - xì- mờ" - Tết mừng năm mới.

Dân tộc Phù Lá sống trên lãnh thổ nước ta từ rất lâu đời. Ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, người Phù Lá có trên 140 hộ gia đình, sống xen kẽ với các tộc người Tày, Mường, Giao, Kinh và Mông. Trong đó, bản Nhầy là nơi người Phù Lá tập trung đông nhất. Những ngôi nhà sàn của người Phù Lá nằm dọc theo phần đất cao ven chân đồi. Trước mặt nhà là khu ruộng bậc thang còn phía sau lưng là mảnh nương, hoặc vườn của gia đình.

Trước kia, nhà của người Phù Lá thường có 5 gian và 2 bếp lửa. Bao giờ, lễ nhóm bếp cùng được tiến hành vào ngày giờ tốt khi ngôi nhà đã được dựng cất hoàn chỉnh. Người ta buộc vào dàn bếp mới làm của nhà mỗi góc 2 bông lúa giống, với nghi thức này, người Phù Lá hy vọng hồn lúa sẽ phù hộ cho họ được no ấm. Sàn nhà sàn thường được người Phù Lá chọn làm từ những cây vầu già. Kinh nghiệm riêng của người Phù Lá là chọn những cây không cụt ngọn và phải chặt vào dịp cuối năm. Vầu sau khi chặt về được thanh niên trong nhà băm ra thành những mảng rộng sau đó bổ một đường thẳng dọc thân. Muốn sàn nhà được bền lâu, vầu sau khi bổ cần phải được phơi nắng sau đó mới đưa và sử dụng.

Phụ nữ người Phù Lá rất giỏi dệt vải và thêu thùa, ngay từ khi còn nhỏ các bé gái đã làm quen với công việc này dưới sự dẫn dắt của mẹ và các chị. Tất cả những kinh nghiệm dệt và thuê từ truyền thống từ dễ đến khó đều được họ nắm bắt thành thực trước khi lập gia đình. Trang phục của người Phù Lá không chỉ có độ bền cao mà còn có giá trị thẩm mỹ bởi mang nhiều nét hoa văn độc đáo. Những hoa ăn này phân bố khá đồng đều ở cả váy và áo, chủ yếu mang gam màu nguyên đỏ trắng và xanh trên nền tràm. Số lượng hoa văn tập trung phân bố theo chiều ngang và bị ngắt quãng bởi các mảng tràm lớn để nguyên không trang trí. Ngược lại, bộ quần áo của người đàn ông thường không trang trí thường chỉ để tràm hoặc trang trí một ít hoa văn ở cổ và lưng. Phụ nữ Phù Lá mặc đẹp nhất trong đám cưới hay các lễ hội cộng đồng quan trọng.

Theo lịch của người Phù Lá, một năm có 12 tháng. Tết Khui xi mơ được diễn ra vào đúng tháng Hâng Nớ Bơ (tức tháng con gà hay tháng 1). Như vậy, là trùng với ngày Tết cổ truyền của dân tộc Kinh. Người Phù Lá ăn Tết bắt đầu từ ngày 30 tháng Chạp (Âm lịch) đến hết rằm tháng Giêng, trong đó có 3 ngày Tết chính (mùng 1, mùng 2 và mùng 3), còn lại là Tết con, (từ ngày mùng 4 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch).

Vào ngày cuối năm, khi công việc đồng áng đã xong, các thành viên trong gia đình chuẩn chỉnh trang nhà của và quần áo chuẩn bị đón Tết. Một trong những nghi lễ quan trọng nhất đối với người Phù Lá trong ngày Tết đó là lễ cúng chiều 30 Tết. Thông thường, trong dịp này người Phù Lá thường mổ lợn để làm lễ cúng và phục vụ cho như cầu sinh hoạt cho gia đình trong những ngày Tết. Tùy theo điều kiện và nhu cầu của mỗi gia đình mà mổ lợn to hay lợn nhỏ khác nhau để làm lễ cúng. Cùng lúc đó, bên trong ngôi nhà, người con gái cả hay người phụ nữ trong gia đình chuẩn bị gạo nếp và đỗ đen để nấu xôi. Xôi và thịt lợn là 2 thánh phần không thể thiếu trong mâm cúng chiều 30 Tết. Xôi được làm bằng gạo nếp thơm ngon trộn lẫn với đỗ xanh hay đỗ đen. Theo quan niệm của người Phù Lá, đỗ đen là tốt nhất.

Bữa cơm đầu tiên mà người Phù Lá ăn trong Tết Khui xi mờ và cũng là bữa cơm đông đủ nhất đối với mỗi gia đình.

Khi trời xế chiều, người Phù Lá bắt đầu Lễ vật chiều 30 Tết, chủ nhà đến mô đất cao trong khuân viên gia đình, hướng mặt lên trời đọc lời khấn “Xin trời âm dương, thiên, địa, xin tổ tiên về để gia đình làm lễ cúng chiều 30 Tết”. Lễ cúng diễn ra tại khu sàn phụ đối diện với của chính ra vào ngôi nhà. Mâm cúng chiều 30 Tết gồm thịt lợn, xôi, hương và rượu. Chủ nhà đọc lời cúng mời tổ tiên về ăn cơm uống rượu và cầu cho may mắn đến với gia đình. Sau đó, cả gia đình người Phù Lá quây quần bên bữa cơm cuối cùng trong năm. Theo phong tục của người Phù Lá, đây là bữa cơm rất quan trọng để đón người đi xa về với gia đình, để con cháu sum vầy bên ông bà, bố mẹ, cùng điểm lại những việc đã làm được trong 1 năm đã qua, vui mừng, hạnh phúc chuẩn bị đón chào một năm mới đang đến.

Ông Phùng Văn Ló, Bản Nhầy, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên chia sẻ: Đối với người Phù Lá, bữa cơm chiều 30 có ý nghĩa rất quan trọng, bất kỳ ai, dù đi làm ăn xa, đi học xa, đến ngày Tết đều phải trở về nhà để sum vầy bên gia đình. Bữa cơm chiều 30 chính là thời gian được mọi người trông đợi nhất trong năm, là bữa cơm đầu tiên mà người Phù Lá ăn trong Tết Khui xi mờ và cũng là bữa cơm đông đủ nhất đối với mỗi gia đình. Nếu trong gia đình có con cháu, đi làm ăn xa, chiều 30 Tết không về dự cơm cùng gia đình được, người già trong nhà mong đợi lo lắng lắm, ăn Tết sẽ mất vui.

Ngày đầu của năm mới, lúc còn tờ mờ sáng, khi cả bảng làng vẫn còn chìm trong giấc ngủ, người con gái cả của gia đình dậy thật sớm, ra ngon nước đầu nguồn, hứng đầy ống bương đem về nhà. Đây là một tập quán độc đáo của người Phù Lá. Bởi họ cho rằng, đầu năm mới phải có nước mới, tinh khiết để trong nhà, cả năm mới, gia đình mới khỏe mạnh, sạch sẽ và thu được nhiều cái mới. Trên đường đi, người con gái này phải nhặt một viên đá cuội màu trắng lấy may mắn.

Sáng mồng 1 Tết, gia đình người Phù Lá tiến hành làm lễ cúng tổ tiên. Sau lễ cúng tổ tiên vào sáng mùng 1 đầu năm, theo quan niệm của người Phù Lá, ngày Tết là ngày được nghỉ ngơi và vui chơi, do vậy, các vật nuôi trong nhà, các công cụ lao động và con vật làm sức kéo cũng cần được nghỉ ngơi. Do vậy, sáng mùng 1 cũng không thể thiếu nghi lễ cho trâu bà ăn bánh Khui đen, một loại bánh được làm bằng lá cây Lúc lắc.

Trong ngày mùng Một đầu năm, người Phù Lá cho rằng, nếu bản này sang bản khác chơi hay chúc Tết vào đầu năm, mọi của cải trong làng sẽ đi theo và làm cho bản mình bị đói kém suốt năm đó. Do vậy, sang ngày mùng hai, mùng ba Tết, dân làng bắt đầu đến các bản làng chúc tết. Sau khi uống với nhau chén rượu, ăn miếng bánh, miếng thịt và chúc nhau những điều tốt lành trong năm mới, gia đình sẽ tổ chức múa Xình Xi Bá hay còn gọi là múa Xòe và mời khách cùng tham dự. Vừa múa người ta vừa khấn cầu tổ tiên thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới sức khoẻ, mùa màng bội thu, trâu bò, lợn gà đầy chuồng... Múa Xình Xi Bá là nét văn hóa rất độc đáo, lâu đời của người Phù Lá, thể hiện tính cộng đồng cao. Nhạc cụ được sử dụng trong múa Xình Xi Bá là Ma Nhí hay còn được gọi là Khèn. Cùng với Sáo Cúc Kẹ hay sáo Mũi thì Khèn Ma Nhí chính là hai nhạc cụ độc đáo của người Phù Lá mà không thể lẫn với bất kỳ dân tộc nào khác trên đất nước ta.

Ngày mùng bốn Tết, các bản làng tưng bừng mở hội, mọi người đắm mình tiếng khèn, tiếng sáo, trong các điệu xoè... Cùng với đó là những trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc như: hát đối đáp, đánh quay, bắn nỏ, chơi yến, ném còn... Các trò chơi được kéo dài cho tới rằm tháng Giêng mới kết thúc. Tuy nhiên, độc đáo nhất đối với người Phù Lá vẫn là trò đánh cầu. Quả cầu được làm bằng lông gà, có đế làm bằng lá chuối tươi đan vào nhau. Trong những ngày Tết, người Phù Lá rủ nhau đi chơi, chúc Tết nhau thành những nhóm rất đông, vừa đi vừa đánh cầu. Quả cầu được tung lên, các chàng trai cô gái dùng tay đánh chuyền từ người này sang người kia, trong tiếng cười đùa vui vẻ. Họ cố gắng đánh làm sao cho quả cầu bay càng cao và càng lâu trên không, càng may mắn.

Ông Vũ Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên cho biết: Trong những năm qua, Đảng bộ chính quyền xã đã tuyên truyền cho bà con nhân dân dân tộc Phù Lá giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình, chấp hành nghiêm chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến người Phù Lá như hỗ trợ giống lúa, cho vay vốn. Cuộc sống của bà con đến bây giờ đã ổn định, hộ nghèo còn dưới 20%.

Một mùa Xuân mới lại về với người Phù Lá ở bản Nhầy... Trong trang phục truyền thống, những chàng trai, cô gái Phù Lá đắm say với điệu xoè Xình Xi Bá đón Tết Khui xi mờ.

Nông Minh Định (sưu tầm)

Hát kể - nét đẹp văn hóa của người Phù Lá (Trần Phương Anh)

Nhà trai mang lễ vật lên nhà gái

Đã lâu rồi tôi mới có dịp trở về Tây Bắc bí ẩn, quyến rũ với phong cảnh núi non trùng điệp mây bay bên những ngọn đồi đầy ruộng bậc thang xanh rờn tươi mát. Cảnh vật vẫn như xưa, con người vẫn vẹn nguyên nghĩa tình dù thân xác có già đi vài phần và những câu hát kể chứa chan tình cảm của người dân tộc Phù Lá lại cất lên, khơi gợi cảm xúc khi tôi may mắn được tham gia một đám cưới của họ. Phạm Minh Hòang

Hát kể gắn với đời người
Người Phù Lá có lối sống cộng đồng làng bản khép kín nên “một nhà vui là cả làng vui”, mỗi người trong bản đều góp một ít công sức vào việc chuẩn bị lễ cưới. Thế nên vừa bước chân vào bản, chúng tôi đã có thể cảm nhận được không khí rộn ràng, náo nhiệt tại nơi đây. Đoàn nhà trai sang nhà gái rước dâu, cả đoàn ai cũng rạng rỡ, vui vẻ trong những bộ trang phục truyền thống nhiều màu sắc, được trang trí tỉ mỉ bởi chính bàn tay khéo léo của họ. Dẫn đầu đoàn là đội kèn với vai trò xua đi mọi sự cản trở trên đường để cô dâu về nhà chồng trong sự may mắn, bình an và còn thể hiện sự uy nghi, hoành tráng của nhà trai trong ngày đại hỷ của gia đình.

Với dân tộc Phù Lá, tiếng kèn là biểu tượng cho sự thiêng liêng không thể thiếu trong một đám cưới, bởi họ quan niệm hạnh phúc lứa đôi cũng giống như tiếng kèn, phải có cặp thì khi ngân lên mới tạo nên sự đồng điệu, xúc cảm trong lòng người. Nhưng điều đặc biệt diễn ra đám cưới này là lối hát kể - một trong những bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Phù Lá.

Hát kể là thể loại độc đáo trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Phù Lá và được truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của họ, chu kì đời người gồm bốn giai đoạn: sinh ra, trưởng thành, xây dựng gia đình và già yếu rồi chết. Mỗi mốc thời gian bắt đầu một chu kì đều gắn với nhiều lễ hội đặc trưng mang ý nghĩa khác nhau và không thể thiếu hát kể - hình thức truyền tải câu nói mang giai điệu với giá trị nhân văn sâu sắc.

Tiếng hát gửi gắm yêu thương
Hình thức hát kể trong đám cưới của người Phù Lá bắt đầu khi ông mối, đại diện cho nhà trai hát tuyên bố lí do đến nhà gái: “Hôm nay tôi đại diện cho nhà trai, cân gạo đã đủ cân, cân lợn đúng đủ lợn, gà cũng đã đủ đôi, thịt cũng đã đủ ống, rượu đủ lít, bánh đủ gánh,… Đề nghị bên nhà gái nhẹ tay bưng lễ vật”. Nhà gái vui mừng cho người ra nhận lễ vật, khai tiệc tiếp đãi bà con dân bản để chúc mừng hạnh phúc cô dâu chú rể. Mâm cỗ sung túc với đầy đủ thịt rượu, bánh dày cho cả bản như một bữa cơm gia đình đầy thân mật. Sau khi nhà gái đặt mâm cỗ cúng lên bàn thờ, giọng ca truyền cảm của ông mối lại cất lên: “Xin phép ông bà, tổ tiên, cho cháu được tách khỏi bàn thờ này, xin được rút tên khỏi nhà này để về nhà chồng. Cầu tổ tiên ban nhiều may mắn cho các cháu, cháu qua đò gặp đò, qua đường gặp người tốt giúp, qua làng được làng yêu thương”. Những câu hát kể của ông mối đại diện lời muốn nói của gia đình hai bên, người dân trong bản quây quần chăm chú lắng nghe như để chứng nhận ngày bén duyên cho đôi trai gái. Người Phù Lá là vậy, lời ca tiếng hát của họ vừa là ngôn ngữ giao tiếp, vừa là cách họ bày tỏ tình cảm, gửi gắm yêu thương, tự tạo niềm vui cho bản thân. Tiếng hát kết hợp với tiếng kèn, tiếng trống da trâu, sáo mũi vang lên rộn ràng, náo nhiệt. Trong trang phục váy xòe thêu hoa văn, chiếc áo đính cườm đặc trưng, nét mặt của cô dâu chú rể toát lên vẻ rạng rỡ, tươi vui trong ngày hạnh phúc.

Trước giờ đưa dâu, bố mẹ cô gái hát kể dặn dò con gái khi về nhà chồng: “Con gái của ta ơi, con về nhà chồng chịu khó nhé. Hôm nay bạn bè, anh em đến để mừng cho con về nhà chồng đấy”.  Tiếng hát của đấng sinh thành cất lên chan chứa yêu thương, trách nhiệm và sự xúc động vì sắp phải xa con. Đáp lại tình cảm mẹ cha, cô dâu khóc thật to, tiếng hát đầy nghẹn ngào, da diết: “Hôm nay con xin phép về nhà chồng, bố mẹ đừng nhớ con. Con cũng lo làm ăn sao cho giàu có bằng chị bằng em, như mọi người trong bản”. Không khí nhà gái lúc này trầm xuống, tiếng kèn cũng dịu dàng, sâu lắng hơn, khuôn mặt mọi người trầm ngâm như đang suy tư điều gì.

Nhà trai, nhà gái giằng co kéo cô dâu

Sau khi cô dâu cúi sát đất lạy bố mẹ 3 lạy, nhà trai đưa cô dâu bước ra cửa, lúc này họ hàng nhà gái liền chạy đến kéo cô dâu lại, nhà trai tranh kéo cô dâu đi, hai bên giả vờ giằng co và cuối cùng nhà gái phải thua để cô dâu bước ra khỏi cửa. Theo người Phù Lá, đó là hành động bày tỏ sự lưu luyến tiễn cô dâu về nhà chồng. Ra đến sân, bố mẹ nhà gái chạy lại hát: “Con chim đi xây tổ phải có rơm có rác, con trâu phải có cày, con người phải có của cải” và tặng con gái của hồi môn. Cùng lúc đó, họ hàng nhà gái bắt đầu hát tiễn đưa dâu với ý “chê bai” nhà trai: “Lợn nhà trai bé bằng con chuột, bánh nhà trai bé bằng ngón tay, rượu nhạt như nước lã…”. Nhà trai nghe xong liền hát đối đáp lại:”Họ nhà trai chúng tôi cần lễ thì đã mang đủ lễ vật đến, ông bà đừng trách nữa”. Những câu hát hai bên gia đình dù chỉ là nghi lễ nhưng đã tạo nên không khí lúc sôi nổi, rộn rã, khi trầm xuống đầy tình tự, quyến luyến trong lễ cưới và gây ấn tượng mạnh với những ai lần đầu chứng kiến.

Khi rước dâu đến cửa nhà trai, đội kèn phải đứng trước ngưỡng cửa để cô dâu làm lễ trong sân rồi mới bước vào nhà. Hai người thổi kèn dàn ra hai bên để cô dâu, chú rể thực hiện nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng trong sự thiêng liêng, trang trọng. Tiếng kèn trở nên dồn dập, da diết hơn, khiến cho người tham dự trào dâng cảm xúc. Từ đây, đôi trai gái Phù Lá chính thức trở thành vợ chồng trước sự chứng kiến của toàn thể họ hàng và bà con trong thôn bản. Mọi người trong bản tổ chức tiệc rượu và nhảy múa vui vẻ ở nhà trai đến tận đêm khuya.
Phạm Minh Hoàng (sưu tầm)

Bản sắc văn hóa người Phù Lá ở Tủa Chùa đang bị mai một (Mạc Quang Khải)

Hiện nay, trong đồng bào Phù Lá chỉ còn rất ít người giữ được phong tục, tập quán.
Theo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, hiện trên địa bàn huyện còn khoảng 20 hộ, với trên 100 nhân khẩu là dân tộc Phù Lá sống tại bản Kép và một số hộ định cư tại bản Túc thuộc xã Mường Đun. Tuy người Phù Lá còn giữ được một số bản sắc truyền thống song về trang phục truyền thống, lễ hội, đặc biệt là ngôn ngữ đang ngày bị mai một.

Ông Nguyễn Hữu Điển, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tủa Chùa, cho biết: Trang phục của nam giới dân tộc Phù Lá theo truyền thống là mặc áo loại xẻ ngực, áo được may từ 6 miếng vải, cổ thấp, ống tay hẹp, cổ tay thêu hoa văn như áo phụ nữ. Đối với phụ nữ Phù Lá chưa chồng thường để tóc dài quấn quanh đầu; đầu quấn khăn vuông đen hoặc chàm, bốn góc và giữa khăn có đính hạt cườm. Người Phù Lá không có tục mặc 2 áo như một số dân tộc khác mà thường mặc áo ngắn 5 thân, dài tay, cổ vuông, thấp, chui đầu. Trên nền chàm của áo, thân được chia thành các khu vực trang trí. Cổ áo vuông và mô típ hoa văn trang trí cũng như bố cục dùng màu làm cho áo phụ nữ Phù Lá không bị lẫn với các tộc người khác. Tuy nhiên, do người Phù Lá ở phân tán, dân tộc Phù Lá ít, lại kết hôn với các dân tộc khác nên đã theo phong tục, ăn mặc, sinh hoạt cùng các dân tộc khác.

Hơn nữa, hiện nay, lớp trẻ cũng không muốn theo phong tục, tập quán mẹ đẻ. Bên cạnh đó, thế hệ đi trước chưa có ý thức bảo lưu, truyền bá văn hóa của dân tộc mình cho lớp kế tiếp, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng nét đẹp văn hóa trong cộng đồng dân tộc. Chính vì thế, ngay cả các lễ hội truyền thống, nghi lễ ma chay, cưới hỏi đã không còn giữ được, kể cả trang phục giờ đây cũng đã bị ảnh hưởng của dân tộc Mông, dân tộc Thái. Trước đây dân tộc Phù Lá mang họ Dề Lọ Xệ, Sê Pạ, Ả Cáp Pả… bây giờ đang dùng họ của dân tộc Thái, như: Quàng, Lò.

Gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá dân tộc là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Năm 1994, Chính phủ bắt đầu triển khai chương trình mục tiêu chống xuống cấp và tôn tạo di tích, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tủa Chùa cũng như toàn tỉnh đã coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống; xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật; bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá, văn học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng mạng lưới thông tin, nâng cao dân trí, xoá bỏ hủ tục ở vùng dân tộc thiểu số. Song quá trình bảo tồn, giữ gìn bản sắc dân tộc Phù Lá còn nhiều khó khăn. Vừa do trình độ nhận thức của người dân, dân cư phân bố không đồng đều và chưa có các chương trình, lễ hội phục dựng nét văn hóa dân tộc Phù Lá cấp tỉnh trở lên.

Có thể nói rằng, văn hoá truyền thống của dân tộc Phù Lá ở Tủa Chùa đang dần bị mai một, chi phối bởi những nền văn hoá khác. Để bảo tồn cũng như giữ gìn nét văn hóa của đồng bào Phù Lá, cần sự quan tâm vào cuộc quyết liệt hơn.

Mạc Quang Khải (sưu tầm)

Văn hóa dân tộc Phù Lá ở Mường Đun đang bị mai một (Lê Hùng)

Dân tộc Phù Lá ở huyện Tủa chùa hiện nay có hơn 100 người sinh sống tập trung ở bản Kép và bản Túc thuộc xã Mường Đun.
Bản vùng cao Tủa Chùa, nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Ngược dòng thời gian, vào những năm 40 của thế kỷ trước dân tộc Phù Lá di cư từ xã Phình Sáng (huyện Tuần Giáo) về định cư tại bản Kép và bản Túc thuộc xã Mường Đun (Huyện Tủa Chùa).

Những người cao tuổi dân tộc Phù Lá ở hai bản cho chúng tôi biết: Hiện nay chỉ còn lại một số ít người nói được tiếng của dân tộc mình. Các lễ hội truyền thống, các nghi lễ ma chay, cưới hỏi đã bị mai một và đang mất dần. Về trang phục dân tộc Phù Lá hiện nay đã và bị ảnh hưởng của trang phục dân tộc Mông, dân tộc Thái sinh cư cận kề.

Ông Quàng Văn Lọ dân Tộc Phù Lá ở Bản Kép xã Mường Đun cho biết: "Trước đây dân tộc phù là mang họ: Sê Pạ, Dề Lọ Xệ, Ả Cáp Pả, Ả Háp Pả, bây giờ đang dùng họ của Dân tộc thái như họ Quàng, họ Lò".

Văn hoá truyền thống dân tộc của người Phù Lá ở Mường đun không những đang mai một mà còn bị chi phối bởi những nền văn hoá khác. Hậu quả để lại những thế hệ sau này sẽ không biết cội nguồn văn hóa dân tộc mình,về những nghi thức truyền thống và tiếng nói của dân tộc mình.

Gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. Từ năm 1994, Chính phủ bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu chống xuống cấp và tôn tạo di tích, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc. Trước nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của dân tộc Phù Lá ở huyện Tủa Chùa hiện nay, nếu như không có sự quan tâm kịp thời để bảo tồn và khôi phục chắc chắn không bao lâu văn hoá dân tộc Phù Lá sẽ mai một hoàn toàn./.

Lê Hùng (sưu tầm)

Tết Tháng Bảy Tín Ngưỡng Của Các Gia Đình Người Phù Lá (Hoàng Thị Lê)

Tết tháng Bảy của người Phù Lá, là ngày con cháu đón các cụ tổ tiên, ba đời, bốn đời, các linh hồn cô quạnh không có người thờ cúng được gia đình
Bạn muốn khám phá văn hóa từng vùng miền trên khắp thế giới?! Vậy thì hãy tham gia các tour du lịch Nhật Bản, du lich Han Quoc, hay tour du lịch Campuchia, tour du lịch Nhật Bản, du lịch tết Thái Lan …..

Tết tháng Bảy của người Phù Lá, là ngày con cháu đón các cụ tổ tiên, ba đời, bốn đời, các linh hồn cô quạnh không có người thờ cúng được gia đình gọi về ăn tết và cầu mong các cụ tổ tiên phù hộ cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, mùa màng bội thu, gia đình có cuộc sống ấm no, thịnh vượng. Nên Tết tháng Bảy, các gia đình trong làng đã tất bật dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị thực phẩm, gà, lợn, giấy tiền, quần áo, vàng hương… để đón tổ tiên, anh em về ăn tết với gia đình.

Dân tộc Phù Lá còn có tên gọi khác là Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Dí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang. Phần lớn người Phù Lá sống tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam, và dân số năm 1999 là 9.046 người. Cũng như người Tày, Nùng, Mông, Dao, người Phù Lá có rất nhiều ngày lễ tết trong năm. Dân tộc Phù Lá sống thành bản riêng, xen kẽ trong vùng có nhiều dân tộc như Mông, Dao, Tày. Mỗi bản thường có từ 10 đến 5 nóc nhà. Các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ có vai trò rất lớn trong việc điều hành các công việc ở làng bản.

lễ hội Việt Nam, le hoi dan toc, le hoi nguoi Phu La, Tết Tháng Bảy
Ngoài tết cổ truyền Nguyên Đán, thì tết tháng Bảy “sì dì sừ sử”, hay người Phù Lá còn gọi là “lý tháng bảy” luôn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của các gia đình.

Người Phù Lá thường ăn tết tháng Bảy từ ngày 10/7 kéo dài đến hết ngày 14/7 (âm lịch). Những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, họ tổ chức ăn Tết tháng Bảy từ bốn đến năm ngày, còn những gia đình nghèo cũng tổ chức ăn tết trong ba ngày. Từ ngày mồng mười trở đi, các gia đình đã dọn dẹp bàn thờ, bày hoa quả gọi tổ tiên, ông bà, cô dì, chú bác, anh em… đã mất trong gia đình về ăn tết cho đến ngày mười bốn thì tiễn các cụ. Sở dĩ người Phù Lá tổ chức ăn tết sớm với quan niệm vì trong một năm, con cháu mới có dịp mời tất cả linh hồn những người đã mất trong dòng họ về ăn tết một lần, còn những ngày lễ tết khác thì chỉ có một số người mới được con cháu mời về, cho nên phải mời các cụ tổ tiên về sớm. Mặt khác, người Phù Lá cũng cho rằng, ngày tết các gia đình con cháu đều tổ chức ăn tết, các cụ tổ tiên sẽ không đến đủ mọi nhà nên con cháu phải tổ chức sớm và kéo dài thì tổ tiên mới đến ăn tết hết các nhà con cháu.

 Hoàng Thị Lê (sưu tầm)

Dân tộc Phù Lá - Xa Phó (Vi Đức Cường)

Dân tộc Phù Lá ở Yên Bái có 942 người (theo thống kê năm 2009) sống tập trung tại huyện Văn Yên, số ít sống tại các huyện Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.
Dân tộc Xa Phó (Yên Bái)
Nhóm Phù Lá ở Yên Bái có tên gọi là Xa Phó, ngoài ra đồng bảo còn thường gọi là Lâpvaxơ. Ngôn ngữ đồng bào Xa Phó sử dụng thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miễn (trong dòng ngữ hệ Hán – Tạng), có tiếng nói riêng, song không có chữ viết riêng.

Nơi cư trú của đồng bào Xa Phó xưa kia ở trên vùng núi cao, xa xôi cách trở, tuy nhiên từ sau những năm 60 với chính sách hạ sơn của Nhà nước, đồng bào Xa Phó ở Yên Bái đã định cư ở những triền núi thấp, gần sông Hồng và phát triển canh tác lúa nước ngoài lúa nương truyền thống. Đại bộ phận người Xa Phó xã Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên) ở nhà sàn. Cách bài trí trong nhà của người Phù Lá cơ bản giống nhau, bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa nơi nối hai tấm vách, bên cạnh có mở một cửa giả, gọi là “cửa ma”, nơi thờ có cắm vài cái lông gà, một tờ giấy vàng và một gói lá nhỏ giắt trên liếp, cửa này chỉ mở ra khi cúng lễ, đây chính là nơi thờ tổ tiên của đồng bào, vị trí quan trọng nhất trong nhà và là nơi diễn ra lễ cúng tổ tiên chính thức vào dịp tết Nguyên đán. Nhà sàn có cửa lên xuống ở hai đầu hồi. Nhà đất mở ở chính gian giữa. Ngoài nhà ở các gia đình đều đã làm nhà phụ để chứa thóc trên nương rẫy. Phương tiện xay giã hiện nay vẫn còn phổ biến giã bằng tay hoặc bằng cối nước.
Kinh tế truyền thống của người Xa Phó ở Yên Bái là kinh tế tự cung tự cấp, chủ yếu dự vào nương rẫy với phương pháp canh tác thô sơ trọc lỗ tra hạt như một số tộc người thiểu số khác cư trú trong vùng. Từ khi hạ sơn về định cư tại các vùng thấp như hiện nay đồng bào đã chuyển sang canh tác ruộng nước, kết hợp với kinh tế vườn rừng đã từng bước cải thiện đời sống khó khăn trước đây trước đây. Đồng bào cũng phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà….Ngoài ra còn nuôi cá trong các thùng đấu nhỏ ở gầm sàn, ở ao và ruộng nước.
 Các nghề phụ gia đình ở đồng bào Xa Phó cũng khá phát triển. Đáng chú ý hơn là nghề đan lát  bằng mây tre, trúc, các đồ đựng quần áo, thức ăn….với nhiều loại, tạo dáng hoa văn màu sắc sặc sỡ được sử dụng trong gia đình và được mang trao đổi mua bán. Đàn ông người Xa Phó rất giỏi làm nỏ và bắn nỏ, nhất là kỹ thuật sản xuất và sử dụng tên tẩm thuốc độc để săn bắt thú lớn. Phụ nữ lo việc trồng bông dệt vải, tự túc trang bị vải mặc cho gia đình. Trong các khâu đoạn dệt họ không dùng sa quay sợi mà dùng tay kéo con trượt. Dụng cụ sản xuất là cày, cuốc, dao tay, dao phát nương…
Về văn hóa ẩm thực: Cơm tẻ là lương thực chính trong bữa ăn, gạo nếp thì nấu hoặc đồ xôi. Ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn và các loại củ như: Khoai sọ, củ mài, củ từ…Trong tiếp khách cũng như trong sinh hoạt thường ngày, đồng bào thích ăn các loại cá, các loại rau quả bầu, bí, ớt giã với các loại rau thơm, quả bùi. Thịt muông thú săn được, người ta sấy khô để dành thức ăn cho ngày mùa. Người Xa Phó có ý thức tương trợ lẫn nhau, từ việc phát nương, tra lúa, làm nhà ở, đến ma chay, cưới xin, nhà nào cũng có việc thì cả làng đến giúp.
Về trang phục của người Xa Phó ở Yên Bái, trước đây đàn ông thường để búi tóc trên đỉnh đầu và thường búi khăn, với trang phục nổi bật là chiếc áo xòe ngực, không có cổ riêng, thân áo được đính nhiều hạt cườm thành những hình chữ thập. Trang phục của người phụ nữ đáng chú ý là áo chui đầu cổ vuông, áo ngắn, không che kín cạp váy nên có thêm dải thắt ngoài cạp, cổ áo, tay áo, thân áo, đều cắt thẳng không có đường lượn phần dưới và vạt áo đều thêu các hoa văn hình quả trám, hình vuông, hình tam giác và những hình gấp khúc được bố trí nhắc đi nhắc lại. Phần trên đính hạt cườm thành những đường thẳng song song kẻ xuống ngực và lưng. Thắt lưng của người phụ nữ được trang trí bằng toàn bộ vỏ ốc núi. Chiếc váy đều may kín phần cạp nhỏ hơn gấu, gấu váy được thêu nhiều đường hoa văn với nhiều kiểu loại. Xưa kia phụ nữ Xa Phó thường nhuộm răng bằng cánh kiến đỏ, họ coi đó là một yếu tố thẩm mỹ.
Thiết chế xã hội người Xa Phó trong xã hội phong kiến là chế độ phụ quyền, căn cứ vào quan hệ truyền thống xa hay gần mà định trên dưới, theo một thứ tự tôn ty rất nghiêm ngặt.
Về họ tộc: Tộc biểu thị quan hệ thân thuộc của gia đình, mỗi người chịu sự chi phối của hai hệ thống tộc: Cửu tộc (chính họ) và Tam tộc (ba họ). Cửu tộc là chính thế hệ, lấy một người làm chuẩn  thì trên là cha (phụ), trên cha là ông (tổ), trên ông là cụ (bằng tổ), trên cụ kị hoặc cố (cao bằng tổ), dưới chắt là chút (tằng tăng tôn). Lấy huyết thống làm nguyên tắc người cùng họ không được lấy nhau, ai phạm điều cấm kỵ ấy đều khép vào tội loạn luân. Trước đây người Xá Phó có tục khi anh trai chết thì em trai phải lấy chị dâu làm vợ, trừ trường hợp chênh lệch tuổi tác quá lớn. Trong gia đình ngôi trưởng đích hệ là rất quan trọng, lấn áp hàng thu. Quyền của người cha đối với con là tuyệt đối, con đối với cha phải ăn ở hết đạo hiếu.
Hôn nhân của người Xá Phó, xưa kia hoàn toàn do cha mẹ quyết định. Ngày nay, trai gái Xa Phó ở Yên Bái được tự do tìm hiểu, con trai đến nhà con gái thổi kèn môi làm hiệu, người con gái mở cửa cho vào nói chuyện. Khi đôi trai gái thỏa thuận họ thưa với bố mẹ.
Tục cưới xin gồm nhiều nghi lễ phức tạp (Tùy theo từng nhóm mà có nghi lễ riêng). Thông thường phải qua mấy bước: Lễ đánh trống, lễ rạm hỏi, lễ ăn hỏi chính thức và lễ cưới. Nét đặc trưng nhất trong hôn nhân là tục buộc chỉ trắng cổ tay cho cô dâu, chủ rể và người dẫn đường (phù dâu, phù rể). Đứa trẻ khi mới sinh được bà đỡ và bố cầu mong cho mọi sự tốt lành. Ngày đặt tên do bố mẹ chồng buộc chỉ cho con dâu. Tục ma chay của người Xá Phó ở Yên Bái có những nét rất riêng biệt. Mộ đã chôn rồi người thân tuyệt đối không được đến. Bàn thờ là một tấm vách nhỏ cài đặt chính giữa vách của gian giữa nhà (thẳng nơi đặt bếp). Các lễ cúng đặt mâm trước tấm cửa này và chỉ khi nào có người chết đột ngột, chết trẻ thì mới làm lễ mở của đuổi ma, đồng bào đưa tiễn người quá cố theo nghi lễ dân tộc trang trọng. Sau 12 ngày kể từ ngày mai táng gia đình quá cố làm lễ sửa mộ, người Xa Phó không có lễ bốc mộ, mỗi gia đình đều có một bếp chính đặt thẳng cửa ma. Mỗi khi cúng tổ tiên thì cúng bếp, bếp được đặt khi dựng nhà mới.
Về nhạc cụ tiêu biểu là trống, trống được bưng bằng da thú, có nhiều loại trống: trống đại, trung, tiểu. Trống đại hay dùng trong lễ hội, trong việc liên lạc bằng âm thanh của mỗi gia đình. Khi lên nương chỉ cần nghe tiếng trống là có thể biết được trống của nhà ai? Báo hiệu điều gì?...
Các loại nhạc cụ khá phổ biến là bộ hơi gồm: Khèn bầu (ma nhí) và các loại tiêu, sáo… Đặc biệt là sáo cúc kẹ (sáo mũi). Do sống trên những triền núi cao nên âm nhạc và các điệu múa cũng từ đó mà có cung, quãng hep. Khuân múa chủ yếu là khuân múa vòng tròn bước đi nhẹ nhàng, theo tiết tấu pha tạp của người Tày, Thái… “ Sập sập, xòe” được nhắc đi nhắc lại mô phỏng nhiều lần. Ca hát có hát sinh hoạt, hát ru con, ru em, hát giao duyên, hát mừng đám cưới, mừng được mùa.
Văn học dân gian, chuyện cổ, tục ngữ ca dao của người Xa Phó phản ánh tâm tư, tình cảm của người lao động, ca ngợi tình yêu chung thủy, ca ngợi tài năng trí tuệ của nhân dân.
Kho tàng văn hóa dân gian của người Phù Lá (nói chung), của người Xa Phó ở Yên Bái (nói riêng) bên cạnh những yếu tố tiếp thu của các dân tộc khác vẫn bảo lưu những nét riêng của bản sắc dân tộc.
Dân tộc Xá Phó là dân tộc có ít người, đồng bào đã vượt qua rất nhiều khó nhăn để xây dựng thôn bản của mình tiến bộ, lành mạnh, góp sức mình cùng các dân tộc ở Yên  Bái thực hiện xóa đói,  giảm nghèo, cuộc sống ngày càng phát triển.
Vi Đức Cường ( sưut tầm)

Nét đẹp của người dân tộc Phù Lá (Đặng Bích Hà)

Nghi lễ rước dâu của người Phù Lá.
Người dân tộc Phù Lá giỏi làm nương và ruộng bậc thang. Họ quen sử dụng nỏ, trồng bông, dệt vải, xe sợi bằng con trượt.
Người Phù Lá giã gạo hàng ngày bằng chày tay, ăn cơm tẻ ngày hai bữa, sáng sớm và tối, thích hợp với điều kiện canh tác trên nương. Ðồ nếp dùng trong lễ cúng, làm bánh. Cơm nếp, các món ăn cá, thịt ướp với gạo rang giã nhỏ cùng gia vị ớt, rau thơm, thịt nướng rất được họ ưa thích.


Nét đẹp trang phục thiếu nữ Phù Lá.

Kho tàng văn học dân gian phong phú, nhiều truyện cổ tích rất gần với mô tip của người Việt. Trai, gái Phù Lá thích hát giao duyên. Ở Lào Cai, người Phù Lá sinh sống nhiều ở xã Bảo Nhai, Lùng Phình (Bắc Hà), Thanh Bình (Mường Khương).

Nông sản của người Phù Lá bán tại chợ phiên vùng cao

Đặng Bích Hà (sưu tầm)