Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Tày
Showing posts with label ₪ Dân tộc Tày. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Tày. Show all posts

Wednesday, May 17, 2017

Tiệm cận tín ngưỡng người Tày qua nghi lễ hát Then (Trần Hoàng Tiến)

1. Sơ lược nguồn gốc và tộc danh Tày
Theo số liệu công bố năm 1999, tổng số dân Tày là 1.447.514 người, đứng vị trí thứ hai sau người Kinh, sống tập trung ở vùng Việt Bắc, chủ yếu tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn.

Về nguồn gốc, Tày (và Nùng) thuộc khối cư dân Bắc Việt cư trú lâu đời trên khu vực nam Trung Quốc và bắc Việt Nam. Quá trình cùng chung sống lâu dài đã chịu nhiều ảnh hưởng văn hoá Việt trở thành người Tày (Việt Nam) và văn hoá Hán thành người Choang Đồng (Trung Quốc). Ở Quảng Tây hiện nay vẫn tồn tại các nhóm Choang Đồng với các tên: Pò Choang, Pò Đề Di, Pò Nồng, Pò Tày[3].
Tộc danh Tày bắt nguồn từ cách nêu đặc điểm của nhóm người chuyên nghề cày ruộng, làm lúa nước, nông cụ tiêu biểu là chiếc cày. Trong tiếng Tày- Thái cổ cày gọi là Mạc Thay hay Thây rồi biến âm thành Tày và Thái[2, tr.46], bằng dụng ý rõ ràng hơn khi người Tày được gọi là Cần Nà- Người cày ruộng. Người Tày nói chung đều tự nhận là Cần Tày, tuỳ theo từng nơi có tên Tày bốc- Tày cạn sống vùng núi và Tày nặm- Tày nước làm bản dựng nhà dưới thung lũng nhiều sông suối. Từ thế kỷ XV để phân biệt với Thổ quan từ dưới xuôi lên cai trị, người Tày còn có tên là Thổ với hàm nghĩa thổ địa ám chỉ nhóm người đã sinh sống lâu đời nơi đây.


Như vậy người Tày cổ (Âu Việt) đã dung hợp với nhóm Việt Mường cổ (Lạc Việt) ngay từ buổi đầu dựng nước, góp phần quan trọng hình thành nên dân tộc Việt Nam.

2. Văn hoá tín ngưỡng dân gian Tày
Sơ đồ chỉ hướng:
Trong tam giáo, ảnh hưởng của đạo giáo nổi trội hơn, đạo giáo còn gọi là Lão giáo do Lão Tử sáng lập trước công nguyên hàng trăm năm, tuy vậy về sau chỉ có đạo giáo của Trương Đạo Lăng[2] phổ biến trong tín ngưỡng dân gian Tày, tính chất mang nhiều yếu tố shaman như: tu tiên, luyện đan, đồng cốt, ma thuật phù thuỷ, chiêm tinh, bói toán.
Như vậy, tín ngưỡng người Tày bắt nguồn từ thủa xa xưa, khởi sinh từ ý thức bảo vệ cộng đồng thị tộc, đây là lớp tảng nền sơ khai thứ nhất. Trải qua thời gian, tín ngưỡng bản địa Tày chịu sự tác động của người Việt khi hai tộc người Âu Việt và Lạc Việt cùng nhau liên thủ, đây là lớp văn hoá thứ hai, tuy vậy do tương đồng nên giữa Âu Việt và Lạc Việt luôn có sự gắn bó chặt chẽ. Sự xuất hiện tam giáo du nhập vào là lớp thứ ba đã biến đổi tín ngưỡng Tày sang dạng thức như ngày nay.
GS.TS Ngô Đức Thịnh nhận xét:…kết quả của sự hỗn dung, pha tạp giữa tín ngưỡng bản địa và tam giáo (Phật- Đạo- Nho) đã hình thành và tồn tại một số tín ngưỡng đặc thù: Then, Tạo, Pụt, Mo với tư cách là thày cúng Then, Tào, Pụt, Mo tham gia vào hầu hết các nghi lễ của tín ngưỡng người Tày, Nùng, từ thờ cúng tổ tiên trong gia đình tới các hình thức thờ thổ thần, thành hoàng của cộng đồng  [6, tr.5].


3. Hiện tượng shaman trong Then Tày
Bản chất Then là gì? Nguồn gốc như thế nào? Những biểu hiện của then trong tín ngưỡng người Tày ra sao? Trong nội dung này sẽ xem xét và giải mã hiện tượng Then.
 Có một số giả thuyết quá trình xuất hiện Then trong đời sống tâm linh của người Tày, dựa trên tư liệu dân gian, truyền thuyết từ nhiều vùng khác nhau, đặc biệt là của các tác giả ở Cao Bằng như Hoa Cương, Dương Sách, Triều Ân đều cho rằng Then chính thức ra đời khi nhà Mạc bị thất sủng chạy trốn lên Cao Bằng cát cứ (thế kỷ XVI, XVII)[9]. Đây là sự kiện lịch sử có thật, phản ánh giai đoạn văn hoá Việt- Tày đan cài tại Cao Bằng, để lại đến ngày nay trong Then nhiều trường đoạn hát bằng tiếng Kinh.
Hoàng Tuấn cho rằng: đại bộ phận các ông bà then cắt nghĩa then là tiên, là môn tiên, là trời [8,tr.88], cách giải nghĩa mở rộng hơn dưới góc độ dân tộc học với quan niệm Then là một từ cổ trong vốn từ ngữ Tày- Thái, gốc ban đầu có chung một nghĩa[8]. GS.TS Ngô Đức Thịnh[6] và PGS Vũ Ngọc Khánh[3] cùng chung quan niệm: Then có nghĩa là tiên, cũng như Pụt nghĩa là phật.
Như vậy, Then được hiểu là người cõi trời, giữ mối liên hệ giữa người trần gian với Ngọc Hoàng Thượng Đế trên trời, nhưng cách giải thích trên chưa tầm nguyên đầy đủ về Then. TS Nguyễn Thị Yên[10] tìm cách giải mã lớp tiền tố Then, và nêu rõ các hình thức nhập đồng tồn đọng yếu tố shaman giáo trong các trò chơi của trẻ em, chủ yếu là những nàng tiên/ linh hồn như: nàng Trứng, nàng Cám, nàng Sọt, nàng Hương mang đậm tín ngưỡng bản địa nguyên thuỷ. Đây là tín ngưỡng sliên (tiên)- yếu tố tiền then, chữ sliên- tiên vay mượn từ chữ Hán, về sau dùng để chỉ hình thức cúng bái bản địa liên quan đến sự nhập đồng của then nữ.
Để trở thành ông Then hay bà Then, người Tày cho rằng do căn số, ma then nhập vào. GS.TS Ngô Đức Thịnh[6] nêu hai trường hợp trở thành Then: a) có căn then (mỉng bang) và b) gia đình, dòng dõi có người làm Then (tẩn then). Trong cuộc đời làm Then, ông Then hay bà Then trải qua nhiều lần thăng cấp (tâng) qua lễ lẩu Then, cấp Then biểu hiện ở số lượng dải mũ, tương đương với số quân mà Then cai quản. Như vậy Then là người đặc biệt trong cộng đồng Tày, có khả năng thông quan với thần linh, khi Then thăng cũng có nghĩa Then đã tiếp cận với thế giới siêu nhiên, đồng thời nhập vào mọi đối tượng phi để bắc cầu giao tiếp với người trần gian. Về hình thức và nội dung Then giống như hầu đồng của người Việt, GS.TS Võ Quang Trọng nhận xét: 'hầu đồng của người Việt và then của người Tày là hiện tượng con người tự thôi miên để đưa mình vào trạng thái ảo giác đặc biệt'[7, tr.44].
Trong nhiều công trình, các nhà nghiên cứu tín ngưỡng tộc người đều nhắc đến shaman như một dạng ảo giác đặc biệt và trạng thái ngây ngất- estasy. Đối với Then: shaman là hiện tượng biến hoá tư duy, tinh thần con người từ trạng thái này sang trạng thái khác theo cách hiểu xuất thần nhập thần, vậy shaman là gì?
Thuật ngữ shaman- thày pháp xuất hiện lần đầu tiên trong một số tài liệu ở Nga vào thế kỷ XVII, nguồn gốc từ tiếng Evenk (saman) của bộ lạc Tungus chuyên sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc ở Xibiri, biến đổi từ chữ  samana- tiếng Pali (hệ tiếng sancrit) được các nhà Phương Đông học chấp nhận vào thế kỷ XIX[11]. Gần một thế kỷ sau, thuật ngữ shaman giáo- shamanism trở nên thông dụng, xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu Âu, Mỹ. Ở Trung Quốc, hiện tượng shaman có nhiều tên gọi, tên chung là Vu thuật, người hành nghề shaman là Vu sư. Tuy vậy tùy từng nơi gọi là thỉnh thần phụ thể, thần linh phụ thể, quỷ thần phụ thể, nhưng dịch sang tiếng Việt nhiều nhất là từ giáng thần phụ thể, nghĩa là cầu thần nhập xác. Tại Đông Nam Á, shaman là hình thức tôn giáo sơ khai tự thân hình thành trong các cuộc hành lễ hiến sinh nguyên thuỷ, được cộng đồng đón nhận như một dạng người đặc biệt, có khả năng phi thường, có bí quyết và sức mạnh ma thuật.
Tuy vậy, thời điểm xuất hiện shaman còn có nhiều ý kiến khác nhau. Theo trường phái lịch sử[12] shaman ra đời vào giai đoạn phân rã công xã thị tộc nguyên thuỷ kèm theo sự phân công địa vị một số người. Trường phái dân tộc học Trung Quốc cho rằng shaman tồn tại thời trung kỳ xã hội thị tộc mẫu hệ, lúc này vai trò người phụ nữ có quyền năng rất lớn. Với trường phái sinh học phát triển, shaman là hiện tượng của người mắc bệnh cuồng itteri, một loại bệnh thần kinh, nói cách khác tất cả các thày shaman đều biểu hiện bệnh thần kinh dạng phân tâm học được Freud phát hiện đầu thế kỷ XX. Khi hành nghề, các thầy shaman (cả nam lẫn nữ) bị kích động toàn thân, thực hiện những hành động đặc biệt lúc bình thường ít người làm được như: đi trên than nóng, đoán định tương lai, thần nhập, nói bằng ngôn ngữ chưa bao giờ học, hát múa suốt ngày…thực tế shaman là hiện tượng tồn tại trong hầu hết tất cả các tộc người trên thế giới.
GS.TSKH Tô Ngọc Thanh nêu bản chất shanman là tạo nên yếu tố thiêng phát xuất khi tiến hành nghi lễ (trong then Tày và hầu đồng Việt), từ đó lan toả khắp xung quanh, khiến mọi đối tượng tham gia đều chịu ảnh hưởng. Điều kiện để thiêng hình thành là âm nhạc, múa, do đó Then không thể thiếu hai loại hình nghệ thuật này cùng tham gia. TS Nguyễn Thị Hiền[1] khi tiến hành khảo sát thực tế nghề làm Then tại một số địa bàn người Tày cho biết hầu hết sau lễ cúng, các ông Then, bà Then đều không nhớ lại được hành động, ngôn ngữ khi rơi vào trạng thái xuất thần lúc hành lễ.


4. Các thành tố diễn xướng trong nghệ thuật Then
Phương tiện hành nghề Then gồm:
- Quả trứng, chim én: là vật thiêng đóng vai trò dẫn hồn Then.
- Bằng sắc và ấn của Ngọc Hoàng cấp để Then vào các cửa thần linh.
- Quạt phép (quạt trời): giúp Then tạo nhiều động tác biến hoá như bay bổng trên mây, xuống âm phủ, đi dưới nước.
- Gương dùng trừ tà, soi sáng đường Then đi.
- Đàn Tính: nguồn khải lực để Then thoát hồn, thông quan với các loại thần linh.
- Chùm xóc nhạc- Miạc: lực lượng âm binh để Then sai khiến.
Những đồ vật biểu trưng linh giáo như: trứng, chim én, gương, quạt qua tay Then đầy tính ma thuật dưới dạng phù thuỷ. Nhưng nổi trội và tạo nên giá trị thu hút toàn thể cộng đồng là nghệ thuật Then- nhân lõi cốt yếu xuyên suốt quá trình xuất, nhập thần. Nhiều nhà nghiên cứu đồng nhất ý kiến: Then Tày là hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể có tính nguyên hợp (syncretic), là hình thức nghi lễ diễn xướng nghệ thuật tổng hợp gồm có hát, nhạc, múa, trang phục [7,tr.44], hoặc then là một nghi lễ tôn giáo được diễn xướng bằng hình thức hát, hát kể có kèm theo nhạc và nhảy múa, ngoài ra còn có những biểu tượng tôn giáo mang tính tượng trưng và nhiều yếu tố sân khấu dân gian[1,tr.74]. PGS.TS Nguyễn Thuỵ Loan tham chiếu các hệ thống tín ngưỡng tộc người ở Việt Nam đã khái quát:…tín ngưỡng tôn giáo là một trong những môi trường quan trọng cho sự sáng tạo và nảy sinh âm nhạc…[4,tr.65].
Như vậy, diễn xướng nhạc- hát- múa là động cơ bên trong nảy sinh không gian thiêng, giúp Then thăng, hoá, xuất, nhập trên đường (tàng) đi. Nếu như hầu đồng của người Việt là hiện tượng nhập hồn thì hành trạng Then Tày biến đổi theo hướng ngược lại, nghĩa là thoát hồn. X.A Tôcarev cho rằng có hai hình thức giao tiếp với thần linh:…hoặc thần linh nhập vào người thầy pháp (hay vào trống của thầy), hoặc ngược lại, hồn thầy pháp chu du lên xứ  sở thần linh…[11,tr.330]. Quá trình thoát xác xảy ra lúc Then ngồi bỗng rùng mình mấy cái, tay cầm chùm xóc nhạc rung rung rồi rơi vào trạng thái estasy- ảo giác ngây ngất.
Cùng với đàn tính, chùm xóc nhạc thì hát Then là môi trường để Then múa các động tác khi thoát hồn. Trên toàn bộ 5 tỉnh Việt Bắc mỗi vùng đều sử dụng hệ thống làn điệu riêng:
- Lạng Sơn: Giải hạn, Cáp tơ hồng, Tiển cổm, Pây sử.
- Cao Bằng: Pây Sử, Kỳ Yên, Cái cấu cầu Bjoóc, Hỉn ẻn.
- Bắc Kạn: kẻn Bjoóc, Khảm hải, Kỳ yên, Cái cấu cầu hoa, Hỉn ẻn, Bách điểu.
- Tuyên Quang: Lẩu luông.
- Hà Giang: toàn bộ các làn điệu trong Lẩu Then.
Hệ thống làn điệu này không cố định, phần lớn tuỳ theo ông bà Then sử dụng vào trình tự cuộc lễ, ví dụ như ở Thất Khê- Lạng Sơn ngoài các làn điệu trên còn có: điệu Cống sử dùng trong lễ cúng trẻ em, Tò mạy ở lễ giải hạn, Suôi lừa hát khi Then làm động tác chèo thuyền, Khẩu tu vùa lúc Then đến cung Ngọc Hoàng…ngoài ra còn chia làn điệu làm 2 kiểu:
- Tàng bốc: đi đường trên cạn.
- Tàng nặm: đi đường dưới nước.
Cũng giống như dân ca của nhiều tộc người trên đất nước Việt Nam, phương thức truyền khẩu, tự ứng tác trong hát Then là hiện tượng phổ biến. Mỗi Then đều xây dựng motif- Âm hình giai điệu riêng ngay từ khi bắt đầu bước vào hành nghề, dần dần Then tiếp thu nhiều làn điệu khác nhau mang âm hưởng dân ca nơi Then sống. Điển hình như điệu lượn Then có gốc giai điệu từ lượn cọi- lối hát giao duyên nam nữ tỏ tình.
Cách hát trong Then phần lớn là hát nói (hoặc nói như hát) mang tính tự sự, kể chuyện, mô tả trên nền nhịp điệu không ổn định về tiết tấu. Đây cũng là đặc điểm khu biệt giữa Then Tày và hầu đồng Việt, nguyên do nguồn âm điệu dân ca Tày hiếm gặp cấu trúc giai điệu dí dỏm, nghịch ngợm, tốc độ nhanh, hoạt, rộn rã. Hoàng Tuấn[8] phân định hát Then làm ba dạng dựa theo tính chất biểu hiện của giai điệu:
- Loại cầu khẩn niệm chú.
- Loại giãi bày tâm sự.
- Loại kể lể, mô tả.    
Từ phân loại trên cho thấy hát Then mang đặc tính cầu khẩn, giãi bày, kể lể tạo nên kiểu hành lễ trong màu sắc tối. Thời điểm diễn ra nghi lễ Then chủ yếu trong đêm tối, như vậy Then diễn xướng trong một không gian tối, tất cả đều mang lại cảm giác hư hư thực thực, mờ ảo gợi lên vẻ huyền bí, âm u. Nếu vào ban ngày thì Then thoát hồn trong nhà, tại những nơi ít ánh sáng chiếu vào.
Cây đàn cùng với hát Then là Tính tẩu, một sáng tạo đặc sắc của người Tày lấy chất liệu sẵn có từ môi trường thiên nhiên. Xung quanh sự ra đời cây đàn Tính nhiều huyền thoại, truyền thuyết được thêu dệt, lưu truyền trong dân gian. Tính là âm tượng thanh tính, tình, tang đặt tên cho cây đàn, tẩu nghĩa là quả Bầu chỉ rõ bầu đàn làm từ quả Bầu. Những câu chuyện về sự ra đời đàn Tính lưu truyền khắp mọi nơi trong cộng đồng người Tày như: Pụt Luông- Bụt lớn sai con gái dạy cho loài người biết lượn, làm đàn Tính. Chuyện ông Bế Văn Phụng[9] chế tác đàn Tính phục vụ nhà Mạc trên Cao Bằng. Chuyện về chàng Xiên Câm, người lấy lá cây Dâu từ trên trời về nuôi tằm, xe sợi tạo dây đàn, trồng cây Bầu lấy quả Bầu chế thành bầu đàn, cán đàn sừng đàn làm từ cây khảo hương và cây lý, những loài cây có hương thơm mọc khắp nơi, ra hoa đẹp nở suốt bốn mùa. Các truyền thuyết trên là niềm tự hào của người Tày. 
Dây đàn Tính truyền thống trước đây dùng tơ tằm xe lại, sau đó lấy sáp ong hoặc nhựa củ nâu chuốt đi chuốt lại nhiều lần giúp dây bền và không rè, hiện nay được thay thế bằng dây nilông. Đàn Tính 2 dây lên dây theo hai kiểu quãng: 4 đúng (rê- sol), 5 đúng (đô- sol), nhiều vùng như Bắc Kạn, Lạng Sơn đàn Tính lên dây thấp hơn 1 cung: đô- fa. Còn đàn 3 dây cách mắc khá đặc biệt: giữa dây dưới- rê và dây trên- sol, dây giữa có cao độ thấp hơn một quãng 8 đúng so với dây trên (rê- sòl- sol), hiệu quả tạo nên âm trầm trì tục khi 3 dây cùng vang lên. Tiếng đàn Tính gọn gàng, ấm áp, hơi đục do hộp cộng hưởng vỏ quả Bàu có mấy lỗ thoát hơi nhỏ đằng sau. Về kỹ thuật diễn tấu, người Tày gảy chủ yếu bằng ngón trỏ, các ngón giữa và áp út chỉ có những người đạt tới trình độ tương đối điêu luyện mới sử dụng. Đàn Tính là loại nhạc cụ của nghi lễ cầu cúng do đó ngày trước ít xuất hiện trong sinh hoạt hát dân ca.
Đồng hành với hát Then, đàn Tính là chùm xóc nhạc- Miạc gồm nhiều quả nhạc nhỏ ghép lại, nối với nhau bằng các vòng tròn bằng sắt hoặc bằng đồng. Xét nguồn gốc ra đời, Hoàng Tuấn[8] đưa ý kiến rất đáng chú ý, Miạc xuất hiện gắn liền với động tác nhảy múa thời nguyên thuỷ, xuất xứ ban đầu là các chùm quả khô bên trong có hạt nhỏ đeo xung quanh người, trải theo thời gian dần biến đổi thành chùm xóc nhạc như ngày nay. Trong nghi lễ hát Then, chùm xóc nhạc tượng trưng cho những chiếc vòng lục lạc trên cổ ngựa, khi chạy phát ra âm thanh nghe réo rắt, do đó Miạc có tên khác là Xáu mạ, nghĩa đen là nhạc ngựa. Nghề Then coi chùm xóc nhạc như con ngựa thiêng được ông bà Then cưỡi dẫn đoàn quan quân lên thiên giới. Giọng hát, đàn Tính, chùm xóc nhạc vang lên tạo thành tổ hợp âm sắc gây ấn tượng đặc biệt, người Tày tin rằng đó là sự tổng hoà các thứ tiếng có trong trời đất qua mối quan hệ biểu tượng: thiên- địa- nhân. Đàn Tính do tiên trời ban cho, chùm xóc nhạc như đoàn âm binh dưới đất, và giọng hát đại diện cho người cùng muôn loài trên dương gian. Về âm nhạc, Miạc luôn tạo nên các nhóm tiết tấu khác nhau, dẫn dắt tiếng đàn điệu hát nhịp nhàng, ổn định, sự kết hợp không cố định giữa các quả nhạc xóc khi rung, lắc tạo âm thanh đa chiều, có màu sắc riêng không lẫn lộn với bất cứ nhạc cụ tự thân vang nào khác.
Cùng với âm nhạc (đàn Tính, chùm xóc nhạc, giọng hát) không thể không nhắc tới trang phục Then, nổi trội và đặc trưng nhất trong nghi lễ cấp sắc Lẩu Then. Màu sắc quần áo then mặc chủ yếu dùng các gam màu nguyên tông như: đỏ, vàng, tím, trắng, chàm, khác hẳn với kiểu phối màu của hầu đồng người Việt. Mỗi màu Then mặc đều ứng với từng vị thần linh, do đó trong một buổi lễ Then phải thay đổi y phục nhiều lần, đây là ước định giúp Then phô diễn hết khả năng trong mỗi hình thức nghi lễ nhất định. Tính thuần nhất về màu phân biệt rõ ràng giữa Then và người bình thường trong ăn mặc sinh hoạt hàng ngày. Lễ phục Then mặc kết hợp với không gian nghi lễ đã hình thành nên một sân khấu dân gian rực rỡ sắc màu, ở đó Then đóng vai chính toàn bộ buổi biểu diễn. Sự sắp đặt trình tự lễ theo quy trình thời gian được Then chuẩn bị chu đáo. Đó chính là những nghệ nhân trình diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc, sản phẩm kết tinh từ văn hoá Tày kế thừa toàn bộ di sản truyền thống, tự thân phát triển tới trình độ ngày càng hoàn thiện hơn. Trải qua thời gian, những nghệ nhân Then đã phát huy tối ưu kinh nghiệm, hiểu biết nghề Then, được cộng đồng chấp nhận như người ưu tú, tiêu biểu cho phức hệ tín ngưỡng Tày.
5. Tạm dừng nội dung- thay cho lời kết
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Then Tày, đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá dân gian, dân tộc học, ngữ văn. Nhưng về âm nhạc học nói chung và âm nhạc tộc người nói riêng từ trước đến nay không nhiều, có thể nêu một số nhà nghiên cứu tiêu biểu: GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, PGS.TS Thuỵ Loan, nhạc sĩ Hoàng Tuấn, nhạc sĩ Nông Thị Nhình…tất cả đều xuất phát từ nhận thức độc lập, say mê với làn điệu dân ca vùng, miền. Tác giả viết bài này chỉ mong muốn tìm tòi, suy ngẫm những thành quả đã đạt được của nhiều người đi trước. Bởi âm nhạc tộc người ở Việt Nam vẫn là mảnh đất luôn thu hút nhiều sự quan tâm hơn, cần nghiên cứu sâu và có hệ thống.
Then Tày ẩn chứa đa phức thể nguyên hợp, định dạng nghiên cứu Then từ nhiều lĩnh vực khác nhau góp phần giải mã hiện tượng Then, hình thái văn hoá- tín ngưỡng- nghệ thuật tiêu biểu của người Tày, từ đó góp phần sáng tỏ các phương thức diễn xướng dân gian của nhiều tộc người khác trên đất nước Việt Nam.

 Trần Hoàng Tiến

Lễ báo hiếu của người Tày ở Cao Bằng (Vũ Diệu Trung)

Các tài liệu khảo cổ ở vùng Nà Goọc (Nguyên Bình), Tôôm Đeng (Hà Quảng), Kẻ Ngoã (Hoà An)... cho thấy người Tày đã cư trú lâu đời tại Cao Bằng, xen kẽ với nhiều dân tộc khác như Nùng, Dao, Mông... ở lòng hồ Nêôgen (nay là lòng máng sông Bằng), lưu vực sông Bắc Vọng, Vi Vọng, sông Quây Sơn, những cánh đồng rộng Cẩu Pung (Hoà An), Đào Ngạn (Hà Quảng) (1)...

Họ lấy việc trồng lúa nước làm nguồn sống chính, vì vậy, làng bản thường ở những địa điểm thuận lợi cho việc canh tác lúa nước. Ở đầu bản thường có con lạch hoặc mương nước chảy qua, tiếp đó là những vạt ruộng bằng phẳng hay những vạt ruộng vàn - ruộng bậc thang.

Cư dân Tày có đời sống tín ngưỡng tâm linh phong phú. Họ quan niệm cõi người đang sống là mường gần và cõi mà người chết sẽ đến là mường phi (nơi cư trú của linh hồn người chết, nơi cũng có nhà cửa ruộng vườn, có một cuộc sống tốt đẹp hơn...). Họ còn cho rằng, con người gồm hai phần: thể xác và hồn vía (khoăn), con trai có 7 khoăn, con gái có 9 khoăn. Có nhiều tập tục liên quan đến khoăn: khi ốm là lúc khoăn đi chơi hay bị lạc, thầy Tào phải làm lễ gọi khoăn về. Khi khoăn rời khỏi thân xác (khoăn pây) nghĩa là người đó đã chết, phải làm ma cho họ.

Thành ngữ người Tày có câu: Hết kin nhoòng mỏ mạ (Làm ăn nhờ mồ mả), vì thế, khi có người chết, gia đình cố gắng làm bằng được đám tang, còn gọi là Lễ báo hiếu. Gia đình nào không có điều kiện thì vẫn chôn người chết, nhưng những nghi lễ báo hiếu sẽ phải làm sau, khi có điều kiện. Lễ báo hiếu chính là lễ đưa linh hồn người chết lên trời sống cuộc đời nhàn nhã, có như vậy hồn người chết mới phù hộ cho con cháu.

Trong thủ tục làm đám, gia đình phải mời từ 1 đến 3 vị thầy Tào tiến hành những nghi thức tang lễ. Người chết quàn trong nhà khoảng từ 3, 5, 7 hoặc 9 ngày tùy theo quyết định của thầy Tào.
Một trong những nghi lễ đầu tiên là thủ tục nhập quan. Người ta chọn những cây gỗ tốt để làm áo quan, sau đó là lễ nhập quan. Khi đóng nắp, người ta lấy thóc nếp đốt thành tro đổ nước đun, quấy thành hồ trát kín áo quan.

Nhà táng làm 2 tầng, tầng trên để ở, tầng dưới là chỗ nuôi súc vật, mô phỏng kiểu nhà sàn cổ của người Tày. Trước khi phát tang, gia đình làm thủ tục che ban thờ tổ tiên. Áo quan để ngang gian chính, đầu đặt hướng Nam, phía trên có bát cơm quả trứng (hướng Nam là hướng đi xa, người mất phải dời xa những người đang sống). Cửa nhà táng đặt theo hướng nhà, bên trong là bài vị làm bằng giấy đỏ ghi họ tên, ngày sinh và ngày mất của người quá cố. Hai bên áo quan người ta làm cây hoa thiên lý, cây tiền, tượng trưng cho sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Cờ phan (cờ ma) được dựng phía đầu áo quan, tượng trưng cho vong hồn của người chết trong lúc tiến hành các nghi lễ.

Khi chọn được giờ tốt, thầy Tào cùng những người giúp việc chuẩn bị thủ tục làm ma cho người chết. Dân trong bản cùng đến giúp gia đình làm cơm cúng, làm mũ tang (ăn khuốt) cho tang chủ theo cách thức cổ truyền, biểu thị cho sự ghi nhớ công ơn của những người đang sống đối với người chết.

Tiếp đó là việc lập Đàn lễ. Tranh đạo kinh sư (3 vị Tam Thanh hay còn gọi là Tam Bảo) được treo lên, phía vách trái treo tranh vẽ Ngọc Hoàng và tuần tự, thầy Tào sẽ chuyển tin báo về người chết tới Ngọc Hoàng trong lễ trình báo. Đàn lễ gồm: Thượng đàn (điện Tam Bảo); Ban thờ thập điện (các vị thần trông coi việc cõi âm); Trung đàn (ban thờ tổ tiên thầy Tào); Bát hương của người chết và nơi để ấn tín của Ngọc Hoàng. Tang chủ cùng gia đình hành lễ và túc trực trước linh vị, trong khi đó thầy Tào trình báo tổ tiên và các thánh thần lý do làm lễ, xin chứng giám, giúp đưa hồn người chết lên trời. Tổ tiên ở đây chính là tổ tiên của vị thầy Tào, cùng với thầy thông thiên với các vị thánh thần.

Lễ tẩy uế bắt đầu với nghi thức thầy Tào dùng bát nước lá bưởi (thứ lá tinh khiết, mùi thơm át được tà ma và dùng để tẩy rửa đàn lễ thì khi hành lễ cho thanh tịnh) tẩy uế 5 phương. Thầy Tào khấn mời thần thánh uống trà, nhờ thơ lại đưa tin lên Ngọc Hoàng rằng: Tại bản Phya Đán xã Đào Ngạn huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng có người chết, xin Ngọc Hoàng cấp giấy thông hành để người chết được lên trời với tổ tiên. Đứng sau thầy Tào bao giờ cũng là tang chủ. Thầy Tào, lúc này đã là hiện thân của Ngọc Hoàng, tay cầm tích trượng đồng ý cấp giấy thông hành cho người chết. Sau đó là lễ tụng kinh cứu khổ đổi đời cho người chết.

Lễ cầu xin nước tiến hành vào khoảng 12 giờ đêm sau khi người quá cố được cấp giấy thông hành. Trước đàn lễ thầy Tào khấn bài ca xin nước và cùng đoàn nhạc hiếu đến trước linh cữu chuẩn bị đi xin nước. Dụng cụ lấy nước gồm một thanh kiếm tre; một ống tre treo vào thanh kiếm; một ống tre buộc bó lúa, lược, tiền giấy (bông khẩu péc) dùng để dẫn đường. Khi hành lễ, thầy Tào mời linh hồn người chết theo bài vị và cành phan ra suối lấy nước. Đến bờ suối, tang chủ làm lễ dâng hương cho các thần cai quản nguồn nước. Thầy Tào hát kể mời 6 vị thần trông coi ngũ hành lên xơi trà, ăn cỗ và cầu xin nước; vái lạy 5 phương, lạy xong phương nào vứt về phương đó một tờ tiền. Tang chủ xuống bờ sông múc nước. Trong lúc đó, thầy Tào khấn bài Long Vương cấp nước thần. Lấy nước xong, bài vị và cành phan được rước về nhà, tang chủ cầm tấm vải trắng che đầu để hồn người chết không bị mưa, nắng, gió xâm phạm.

Người Tày quan niệm con người lúc sống ai cũng có tội nên khi chết hồn bị giam hãm dưới ngục tối (thủy phủ). Hồn rời khỏi thân xác thì ngay lập tức dưới địa phủ giam lại, có 9 vị thần canh giữ. Muốn cho người chết siêu thoát, người ta phải phá ngục, chuộc hồn lên làm lễ khai quang để người chết về trời.

Lễ phá ngục được tiến hành vào ban ngày. Ngục bao giờ cũng dựng trong khuôn viên nhà, phía trước là ban thờ với lễ vật thủ lợn, cỗ tạp để dâng cúng thần linh trong bản. Người ta còn cúng một con gà, một con vịt sống dùng đưa hồn vượt ngục về nhà.

Ngục quây vải đen là ngục dương; quây vải trắng là ngục âm; quanh ngục cắm 9 bài vị đặt ở 9 hướng; bài vị người chết đặt ở cửa ngục. Nếu người chết do tuổi già, đau ốm thì chỉ phá một ngục 9 lao tù; chết vì tai nạn thì phá thêm ngục nữa là thương ngục, chết do ngã vực núi thì phá thần núi ngục; chết vì nước thì phá thêm thủy phủ ngục; chết vì sấm sét phá thêm lôi vương ngục; phụ nữ chết do sinh nở phá thêm ngục huyết bồn.

Thầy Tào mời các thần về chứng giám, giúp phá ngục chuộc hồn về. Lễ tẩy uế được diễn ra nơi dựng ngục để chuẩn bị làm lễ phá ngục. Thầy Tào tụng kinh cứu khổ cho người chết. Tờ xá văn và cáo văn được để trên bát gạo đặt trước cửa ngục tù cầu xin xá tội cho người chết. Sau đó thầy Tào hát cầu thánh thần chuộc tội và thả hồn về.

Khi phá ngục thầy đi vòng quanh ngục theo chiều kim đồng hồ 3 vòng vừa đi vừa tụng kinh cứu khổ cho người chết để phá bỏ vòng ngoài. Khi vòng ngoài được giỡ bỏ, thầy cùng gia đình đi vòng quanh ngục, lấy chân giẫm các cột hương dựng vòng ngoài để chuẩn bị phá ngục Âm và ngục Dương.

Cửa ngục được phá với động tác thầy Tào dùng dao nhọn chặt tượng trưng cờ cắm ở đó. Phá trước tiên là cửa phương Đông đến phương Nam, phương Tây, phương Bắc, rồi Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, cuối cùng là trung tâm ngục.

Tiếp theo thầy Tào tay trái cầm con vịt sống, tay phải làm bùa chú để giúp linh hồn người chết vượt biển từ ngục Âm lên ngục Dương. Thầy lại đi vòng quanh ngục và làm phép tẩy uế nơi ngục Âm vừa được phá, đồng thời gọi linh hồn về trú ngụ trên bài vị để lên ngục Dương.

Những nghi lễ phá ngục Dương lại được tiếp tục giống như phá ngục Âm. Sau cùng là lễ thu hồn người chết từ ngục Dương lên bài vị, và yểm bùa nơi dựng ngục.

Thầy Tào dẫn linh hồn người chết cùng gia quyến đi qua hai cổng chào Thái Sơn và Phong Đô, xin các thần trông coi thổ địa cho hồn được về nhà. Trước cổng chào để một cái mâm, trên có vài bộ quần áo, khăn mũ, giầy, tất, tiền bạc... khi hóa lửa nhìn lớp tro thấy xuất hiện hình dáng là gót chân người, chim, gà thì có nghĩa là hồn người chết về dưới lốt con vật này, là điềm tốt. Nếu là dấu chân ngựa, trâu thì không tốt, người chết không thể hóa kiếp làm người được nữa.

Trước khi đưa hồn người chết vào nhà, linh vị phải đi qua một chiếc cầu uốn cong như hình bụng người đàn bà chửa, sau đó mảnh vải thô dùng làm cầu được cuốn lên coi như hồn đã đi qua. Dưới cầu là hai bát nước màu trắng và đỏ được đổ ra (người Tày quan niệm đây là máu của người mẹ vừa sinh con, thủ tục này chỉ được tiến hành đối với người chết là đàn bà).

Linh hồn được rước vào nhà, lễ khai quang (mở sáng mắt cho người chết) bắt đầu. Với người Tày, người chết xuống cõi âm tối đen mịt mù, phải nhờ thánh Tam Bảo đốt đèn và đèn ở đây tượng trưng là bảy ánh mặt trời chiếu sáng chốn đen tối, giúp người chết nhìn thấy đường để lên trời.

Trong nhà làm lễ khai quang cho người chết thì ở ngoài sân làm lễ cúng các vị thần trong bản và cầu siêu, cho ma lang thang cùng hưởng cỗ nhà đám.

Chiều tối, sau lễ phá ngục, con cháu trong gia đình dâng lễ vật để báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Con trai là người nối dõi tông đường, đứng ra chịu tang chống gậy cõng hồn cha mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng và cùng với thầy Tào hoàn tất những thủ tục để họ có thể về với tổ tiên. Con gái dâng thủ lợn, vàng mã, tiền bạc để cha mẹ có đủ mọi thứ cần thiết đến mường phi.

Lễ nhiên đăng (đốt đèn) nhằm mở sáng đường cho hồn người chết. Bốn cây nến đặt ở 4 góc, một cây để ở giữa nắp áo quan rồi lần lượt được thắp sáng lên. Người ta đổ 3 bơ gạo vào nong, đặt trước vong linh, gạo được gạt phẳng, rồi dùng 4 thanh tre đặt thành vuông, sau đó 10 ngọn nến được thắp lên theo các phương: Đông, Nam, Tây, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Trung, Thượng, Hạ phương. Mười ngọn đèn tượng trưng cho mười ông vua đèn (thập vương đèn) có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết lên trời.

Lễ nhiễu quan được bắt đầu với nghi thức thầy Tào cùng gia quyến đi quanh vong linh người chết than khóc. Thầy Tào cầm quyển kinh vừa đi vừa khấn, bò tiếp sau là tang chủ (cháu nối dòng của người quá cố) trên lưng buộc linh vị, con rể cầm cành phan, con gái gánh gạo, gánh gà vịt, sau cùng là những người thân trong gia đình. Họ vừa đi vừa nghe các bài ca Khởi linh nhiễu quan, Cứu khổ nhiễu quan, Thập nguyệt hoài thai (Bài này chỉ dùng cho trường hợp người mẹ mất), Thập biệt khoa và Giải hạn cho vong hồn người chết. Họ quan niệm, những người thân đi quanh vong linh người chết nhiều bao nhiêu thì hồn người chết sớm được siêu thoát bấy nhiêu và đây cũng thể hiện mức độ báo hiếu của con cháu đối với công ơn của cha mẹ.

Xưa người ta thường làm lễ giải oan cho người chết. Thầy Tào lấy 3 bơ gạo đổ vào nong và đặt vào chỗ gạo đó 36 ngọn cỏ gianh để trừ tà. Thầy Tào tay cầm cành phan vừa đi vừa xướng bài ca giải kết, theo sau là tang hiếu. Đến trước nong gạo, thầy cúi xuống cầm 3 ngọn cỏ và viết bùa chú. Đi hết mỗi vòng thầy ném cỏ ra phía ngoài cửa cho đến khi hết 36 ngọn thì chuyển sang lễ khoa hoa tan, là lễ cúng hoa, đưa ngũ cốc cho người chết. Đoàn tang hiếu tiếp tục cùng thầy Tào đi vòng quanh áo quan, đến trước nong gạo thầy Tào cúi xuống vốc gạo vãi lên trên vong linh.

Lễ cấp phó là lễ cấp tiền bạc, nhà cửa, những vật dụng cho người chết dùng khi bắt đầu cuộc sống mới. Thầy Tào ghi lại những thứ mà gia đình gửi cho người mất. Thầy đọc tờ cấp phó, sau đó tang hiếu điểm chỉ để chứng nhận những vật dụng mà người chết sẽ mang theo. Tờ cấp phó được cho vào phong bì cùng vài hạt gạo, ít tiền thật rồi phong lại, treo lên cành phan. Bài vị của người chết cũng được gắn lên cành phan để chuẩn bị làm lễ khai khoa lộ, mở đường cho hồn người chết về trời. Người ta lấy một tấm vải trắng, mở hai viên ngói trên cửa nhà đặt một đầu vải vào lỗ đó, đầu kia thả xuống đất nơi cửa nhà táng đặt linh vị người chết hướng ra. Gia đình từ biệt người chết và hóa vàng mã, quần áo, giấy thông hành cho người chết. Thầy Tào cùng tang hiếu đến trước đàn làm lễ tạ ơn các vị thần linh chứng giám và giúp đưa linh hồn người chết về trời.

Lễ tách hồn (pjải khoăn) có nghĩa là chia tay với vong hồn. Thầy Tào lấy bát mỡ dùng giấy bản xoắn làm bấc để thắp đèn, đặt lên lưng tang chủ và làm lễ tách hồn. Khi tang chủ ngồi dậy bát úp ngược xuống đất là điềm tốt. Hồn người chết được thầy Tào đưa lên trời qua dải cầu trắng. Lúc này, tang hiếu khóc tiễn đưa người chết và làm lễ tắt đèn (phản đăng). Thầy Tào cùng tang hiếu đi quanh áo quan theo chiều ngược kim đồng hồ để từ biệt người thân, thầy lần lượt tắt từng ngọn đèn và xướng bài ca tắt đèn.

Hành tang còn gọi là lễ đưa ma hay hoàn sơn (trở về núi). Từ sáng sớm người con gái gánh đồ lễ lên chân núi Phya Đán để xin thần thổ địa cho chôn cất người chết vào giờ lành. Trước khi khiêng áo quan ra khỏi cửa, toàn gia quyến làm lễ mặc niệm. Thầy Tào làm phép thu thập đủ hồn vía của người chết để sau này người chết không quay về phá rối con cháu (2). Áo quan được nhấc lên, con cái của người chết chui qua lại với ý nghĩa không muốn dời xa người chết, muốn cõng hồn người chết về núi. Khi áo quan ra khỏi cửa, chiếu, bàn để đồ lễ được lật ngửa lên, người ta dùng chổi quét uế bẩn ra khỏi nhà. Thầy Tào làm phép đuổi tà ra ngoài rồi đóng cửa lại.

Trong đám đưa ma, đi trước bao giờ cũng là người vác đuốc dẫn đường vì người chết không quan niệm được ban ngày và ban đêm. Phía sau là con cháu cầm chướng, cây hoa thiên lý và cây tiền, những người trong ban tang lễ khiêng áo quan, chủ tang và người thân trong gia đình, thầy Tào cầm cành phan, bà con trong bản đưa tiễn người chết. Khi ra đến đầu bản người ta quay hướng cửa nhà táng về hướng nhà để người chết chào từ biệt gia đình và làng xóm.

Những người chưa có điều kiện làm đám ma cho người chết thì vẫn chôn cất nhưng không làm đám. Họ đợi đến khi có đủ tiền thì làm đám ma khô. Trình tự như đám bình thường, chỉ khác một điểm là trước khi làm ma, thầy cúng ra mộ chiêu hồn người chết về để chuẩn bị làm các lễ thức.

Trong đám tang cũng như 1 năm sau đó, người Tày kiêng ăn những gì ám chỉ đến bộ phận của con người. Không ăn bánh gio (được coi như xương cốt), nhãn (được coi là con ngươi), bún (được coi là gân) của người chết...

Lễ hạ huyệt: Khi về đến núi thầy Tào làm lễ nhập địa cho người chết. Khi hạ quan mặt người chết bao giờ cũng hướng về phía Đông. Tục xưa, trước khi hạ quan xuống huyệt thầy Tào làm phép thả một con gà trống xuống trước để "an sơn thần" rồi để nó nhảy lên bờ trong khi con cháu ngồi xung quanh huyệt. Họ cho rằng con gà trống nhảy về phía người nào người đó sẽ được phúc lành.

Khi mộ đắp xong thầy Tào làm phép hóa nhà táng cùng các cây hoa, đồ vàng mã, cấp phó, một số đồ dùng tư trang thì hơ qua lửa tượng trưng là đã chu cấp cho người chết. Sau khi chôn người chết, thầy Tào lập bài vị cho người chết để thờ tại gia đình. Con cháu đã báo hiếu được với người thân đã mất, họ đã lo được mồ yên mả đẹp, đất đai, nhà cửa để người thân của mình được hưởng phúc ở thế giới bên kia.

Vũ Diệu Trung

Tết Cá người Tày trở thành di sản quốc gia (San Nguyên)

Cuộc đua cá chép là phần nhiều người mong đợi  nhất trong lễ Tết Cá.

(Dân Việt) Người Tày ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, Hà Giang vừa tự hào đón nhận tin vui Tết Cá của dân tộc mình được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Tết Cá đã gắn bó với người Tày ở xã Mậu Duệ từ 300 – 400 năm trước, thường được tổ chức vào ngày 9.9 âm lịch hàng năm.

Độc đáo lễ mừng nhà mới của người Tày
Theo ông Nguyễn Đình Thái ở thôn Nà Sài, xã Mậu Duệ, Tết Cá bắt nguồn từ việc người Tày thường sống bên cạnh những dòng sông, suối, khai phá ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Từ đời sống sinh hoạt hằng ngày, người dân thả cá chép vào ruộng khi canh tác lúa (thường vào vụ mùa). Hằng năm, họ tổ chức ăn mừng đón vụ lúa mới và dâng lễ vật bằng cá chép nuôi tại ruộng để cảm ơn thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho bà con một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đồng thời đó cũng là dịp để mọi người gửi niềm mong mỏi cho mùa màng năm sau tươi tốt, năng suất cao hơn, người dân ngày càng no đủ.

Trong Tết Cá, có 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần chế biến, chuẩn bị các món ẩm thực từ cá chép ruộng để dâng cúng tổ tiên. Trong mâm cỗ cúng thường có từ 7 - 9 món ăn chế biến từ cá chép ruộng, nhưng quan trọng nhất và không được thiếu 3 món chính là: Cá rán, cá nướng và cá đồ măng chua.

Phần hội trong Tết Cá là cuộc thi bơi của các chú cá (hay còn gọi là Hội đua cá). Các “vận động viên” cá chép được buộc một sợi dây dù (hoặc cước) vào lưng và nối với những chiếc phao, thuyền gỗ nhỏ. Sau đó chúng được đặt vào những làn nước đã chuẩn bị sẵn và các chủ cá té nước để cho cá bơi ngược dòng. Cá nào đến đích trước sẽ dành phần thắng

San Nguyên

Tổ chức làng bản của người Tày ở Thái Nguyên (Hoàng Minh Thắng)

Dân tộc Tày đứng thứ 2 trong các dân tộc ở Thái Nguyên và có mặt ở tất cả các xã, phường trên địa bàn tỉnh. Có thể do tổ chức mường của người Tày Thái Nguyên đã bị giải thể từ lâu nên các hình thức tổ chức hành chính như châu, tổng và xã đã được thành lập sớm. Tuy nhiên, đơn vị xã hội cơ sở của người Tày vẫn luôn là bản. Đó là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những định chế riêng.

Người Tày ở Thái Nguyên thường tụ cư ở những vùng giáp ranh giữa rừng và ruộng. Các bản của người Tày ở đây thường tựa lưng vào núi rừng, hướng xuống thung lũng. Mỗi bản thường có địa vực cư trú riêng, bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc… Ranh giới giữa các bản thường được xác định theo đường phân thủy, eo núi, sông suối hoặc đường sá. Quy mô các bản Tày vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có khoảng 30 đến trên dưới 60 hộ gia đình. Cá biệt mới có những bản có quy mô trên 100 nóc nhà. Trong bản đều có nhiều dòng họ cùng chung sống và quan hệ láng giềng được coi là quan hệ chủ đạo. Trong mỗi bản Tày thường có một vài dòng họ có số nhân khẩu đông hơn, có vị thế và tiếng nói có trọng lượng hơn so với các dòng họ khác.

Bản được bố trí theo lối mật tập hoặc rải rác. Trong mỗi bản thường có nhiều chòm xóm nhỏ, phân bố tương đối biệt lập, nhưng đều hướng ra cánh đồng hoặc con đường cái chạy qua. Các tên gọi bản thường được đệm từ: nạ (ruộng), pạc (cửa) hoặc loòng (suối), nắm (nước). Bên cạnh đó, cũng có nhiều bản được đặt theo tên tiếng Việt, do tiếp thu ảnh hưởng từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong mỗi bản có những họ là gốc Tày cổ, nhưng cũng có những họ là gốc Kinh bị Tày hóa. Đặc biệt, từ sau những năm 60 của thế kỷ XX, thực hiện chủ trương xây dựng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước, đã có sự biến đối trong thành phần dân cư của các thôn, bản. Hầu hết các thôn, bản gần trung tâm xã hoặc gần trục giao thông đều có sự xen cư giữa người Tày với người Kinh, thậm chí, trong cùng một bản có người Tày, Kinh và Dao cư trú.

Chế độ tư hữu ruộng đất của người Tày ở Thái Nguyên đã được xác lập từ lây. Tuy nhiên, tàn dư của ruộng đất công vẫn tồn tại trong các thôn bản. Đó là đất hương hỏa cho các đền miếu.

Trước năm 1954, ở các vùng người Tày Thái Nguyên, tuy có hiện tượng đồng ruộng tập trung vào tay phú nông, song diễn ra không gay gắt như ở vùng đồng bằng. Đặc biệt, trong bối cảnh Thái Nguyên là vùng tự do nên người nông dân Tày vẫn có đất ruộng, nương rẫy để canh tác.

Đầu năm 60 của thế kỷ XX, các HTX nông nghiệp đã được xây dựng trên cơ sở phạm vi thôn bản hoặc liên thôn bản, đất đai được tập trung vào các tổ chức kinh tế tập thể, do các ban quản trị điều hành và tổ chức sản xuất. Sau khoán 10, nhất là sau năm 1993, khi Luật Đất đai ra đời, do có sự buông lỏng quản lý HTX đã dẫn đến hiện tượng tranh chấp đất xảy ra tại một số địa phương, nhưng về sau đã được cấp ủy, chính quyền giải quyết ổn thỏa.

Xưa kia, mỗi bản Tày đều có thiết chế tự quản riêng, dựa trên cơ sở của tập quán Pháp. Tuy nhiên, trong bối cảnh của một xã hội đã có sự phân hóa giai cấp, cho đến trước năm 1954, thiết chế tự quản của người Tày ở đây đã có sự thay đổi rõ rệt.

Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, các bản Tày thường nằm dưới các thiết chế quan phương như châu, tổng, xã, bản. Đôi khi, những thôn bản lớn cũng được cấu trúc thành một xã trong bộ máy nhà nước với người đứng đầu là lý trưởng. Với những thôn bản nhỏ, chính quyền phong kiến cấp trên thường ghép hai, ba thôn bản lại thành một xã. Trong các thôn bản này, người đứng đầu được gọi là trưởng bản. Về chức năng, trưởng bản là đại diện cho thiết chế tự quản, thể hiện ý chí của cộng đồng, thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại đối với thôn bản và cấp trên. Từ một hình thức phi quan phương, trưởng bản ở hầu hết các thôn bản của người Tày đã trở thành một chức quan phương, một thành phần trong bộ máy cai trị của giai cấp phong kiến.

Trong quá trình hợp tác hóa, chức vị trưởng bản của người Tày hầu như bị xóa bỏ. Quyền điều hành các hoạt động chung của thôn bản được trao vào tay các chủ nhiệm HTX hay các đội trưởng sản xuất. Đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, với việc kiện toàn lại các tổ chức kinh tế trong khu vực nông nghiệp – nông thôn, Đảng và Nhà nước lại chủ trương tăng cường công tác quản lý cơ sở, chức năng trưởng bản được phục hồi với những chức năng và nhiệm vụ mới. Hiện tại, mỗi xóm bản đều có một trưởng xóm bản.

Chế độ sở hữu của người Tày ở đây gồm hai hình thức: sở hữu công cộng của xóm bản và sở hữu tư nhân. Thuộc về sở hữu công cộng bao gồm toàn bộ đất đai, rừng núi, sông ngòi và tài nguyên trong phạm vi thôn bản. Ngoài ra, còn có các công trình công cộng như đường sá, cầu cống, đền miếu… Sở hữu tư nhân gồm tất cả các tư liệu sản xuất: đất đai, nương rẫy đã và đang được sử dụng, khai thác của mỗi gia đình. Ngoài ra, còn có các tài sản khác như nhà cửa, các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp, các loại đồ gia dụng… do các gia đình tạo nên. Trong các xóm bản còn có  những quy định liên quan đến việc bản vệ rừng, bảo vệ nguồn nước sản xuất cũng như sinh hoạt. Hiện nay, hầu hết các bản Tày đều đã xây dựng những quy ước riêng liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội, từ việc bảo vệ rừng, phát triển sản xuất, bảo vệ mùa màng đến thực hiện nếp sống mới trong ma chay, cưới xin.

Quan hệ cộng đồng là đặc trưng nổi bật trong các xóm bản của người Tay. Người dân Tày trong các xóm bản có những mối liên quan chặt chẽ trong tất cả các khía cạnh của đời sống, từ lao động sản xuất, các quá trình vật chất đến đời sống tinh thần và tôn giáo tín ngưỡng. Không chỉ duy trì quan hệ dòng họ, thân tộc, thích tộc, người Tày còn đặc biệt coi trọng tình làng nghĩa xóm. Bất kể các công việc quan trọng của mỗi đời người (làm nhà mới, cưới xin, tang ma, …) đều được coi là công việc chung của cả cộng đồng. Đặc biệt, từ xưa một số địa phương người Tày vẫn duy trì một hình thức tổ chức xã hội gọi là phe, một tổ chức chuyên lo việc tang ma, sau này, phe đã tham gia vào việc tổ chức, điều hành nhiều hoạt động khác như cưới xin, làm nhà mới; thậm chí, có khi phe còn đứng ra giải quyết những khúc mắc giữa các thành viên với nhau. Các dịp sinh hoạt cộng đồng đều được coi là một cơ hội thắt chặt tình đoàn kết gắn bó xóm giềng, thôn bản. Thông qua đó, ý thức về một tộc người càng được củng cố và nâng cao.

 Hoàng Minh Thắng

Đôi nét về tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Tày, Nùng ở huyện Na Rì (Đinh Thị Thuyến)


Huyện Na Rì nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Kạn, ở vào vị trí cách biệt sâu trong nội địa, cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Bắc Kạn) 70km, địa hình phức tạp, nhiều núi cao, rừng sâu. Na Rì có 5 thành phần dân tộc chính: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông.
Trong đó, dân Tộc Tày, Nùng chiếm trên 70% và có truyền thống lâu đời. Người Tày, Nùng Na Rì sống thành làng, bản ở vùng thung lũng và thường sống tập trung thành dòng họ. Nghề chính của họ là nông nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, xuất hiện nhiều người Tày, Nùng ở đây làm nghề khác nhưng nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
Cùng với đặc điểm vùng, phương thức canh tác, truyền thống văn hoá lâu đời, người Tày, Nùng đã đúc kết được một kho tàng tục ngữ, thành ngữ rất phong phú, đa dạng, được lưu truyền trong dân gian bằng con đường truyền miệng. Thông qua tục ngữ, thành ngữ có thể thấy, người Tày, Nùng Na Rì từ xưa có vốn hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, con người và xã hội, nhất là trong lao động sản xuất và quan hệ gia đình.
Thành ngữ, tục ngữ của người Tày, Nùng Na Rì thường gồm từ ba từ trở lên hoặc những đoản ngữ gắn với nhau theo quy tắc nhất định. Ví dụ câu: Pây rẩy mí pà ma, pây nà mí pà đếch, vần của âm tiết thứ năm của phần thứ nhất ma nhịp với âm tiết thứ hai nà ở phần thứ hai.
Về ngữ nghĩa, tục ngữ, thành ngữ của người Tày, Nùng Na Rì được cấu tạo theo lối so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… như:Ca đăm cắp ca đáng củng ca/Khẩu rẩy cắp khẩu nà củng khẩu/Cần đây cắp cần xẩu củng cần (Dịch là: Quạ đen với quạ khoang cũng là quạ/Thóc ruộng với thóc nương cũng là thóc /Người đẹp với người xấu cũng là người.)
Người Tày, Nùng huyện Na Rì từ xa xưa đã có rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ về lao động sản xuất và quan hệ gia đình được lưu truyền cho đến ngày nay, trong từng bản làng, từng gia đình.
Thứ nhất là thành ngữ, tục về kinh nghiệm lao động, sản xuất. Để một vụ mùa lúa, ngô, khoai, sắn… được thu hoạch thì người nông dân ở đây phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Họ phải có những vốn hiểu biết nhất định về thời tiết thì mới có thể có những mùa vụ kết quả. Khi khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển như ngày nay thì họ dựa vào việc quan sát sự biến chuyển của vạn vật, từ năm này qua năm khác, đời này qua đời khác, phát hiện ra quy luật và lưu truyền lại cho thế hệ sau. Nông nghiệp ở đây phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Vì vậy, thời tiết có ý nghĩa hết sức quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của những người làm nghề nông. Họ quan sát các hiện tượng về sự thay đổi của thời tiết và tìm ra sự tương quan giữa hiện tượng này với hiện tượng kia. Quan sát hiện tượng về mây, họ rút ra được kết luận về mưa, nắng: Phả phạ kẻo mừa keo, khẩu tèo khửn các/Phả phạ kẻo mừa hác khẩu thác chàn (Nghĩa là:Mây kéo về nam, ai có thóc phơi phải thu dọn ngay (trời sắp mưa to);/Mây kéo về bắc, về đổ thóc ra sàn phơi (trời nắng)).
Hay nhìn quầng trăng, họ cũng rút ra được kết luận về mưa, nắng: Quằng lếch noòng, quằng toòng lẹng (Nghĩa là:Vầng trăng quầng sẫm mưa lũ to; Vầng trăng có quầng sáng thì hạn).
Làm nghề nông nghiệp, họ không chỉ tìm ra những quy luật về thời tiết mà họ còn phải biết vận dụng điều đó để tìm ra mối tương quan giữa sự thay đổi của thời tiết với sản xuất để có một mùa vụ bội thu.


Trong một mùa vụ, họ phải thực hiện cả quy trình khép kín, từ khi bắt đầu đến ra sản phẩm, như một vụ lúa: bắt đầu từ cày, bừa, cấy, làm cỏ, gặt, đến bảo quản… nên mỗi giai đoạn họ đúc kết được kiến thức riêng. Ví dụ, việc cày ruộng không thể bừa bãi mà phải vào lúc lập đông thì mới có được mùa vụ tốt: Thây nà lập đông, khẩn thuổn chang tồng, lậm cằn nưa, phưa cằn tẩ. (Nghĩa là: Cày ruộng vào lúc lập đông, thóc lúa đầy đồng, nặng trĩu trên bờ suố)i.

Nếu không cấy ruộng đúng thời điểm tốt trong năm thì sẽ mất mùa: Đăm nà tảm ngoảng á, khẩu bấu quá chài chiêng. (Nghĩa là: Cấy ruộng lúc ve kêu (tháng 7), gạo không đủ ăn qua bữa trưa tết).

Về đất đai, họ có cách làm để có đất màu mỡ, phù hợp địa hình và giống cây trồng: Rầy óm chà, nà óm nặm (Nghĩa là: Làm rẫy phơi cành lá/Làm ruộng để cho đất ngấm nước).

Hay về việc chọn giống cây trồng, vật nuôi, người Tày, Nùng ở đây từ lâu đã có tư duy rất khoa học, giống không thể lấy lại sản phẩm cũ mà phải chọn những giống mới, tốt: Khẩu tối chả, mạ tối phằn (Nghĩa là: Làm ruộng thay giống lúa mới/Nuôi ngựa thay giống mới).

Trong gieo trồng, đồng bào cũng rất chú ý đến kỹ thuật, họ có câu: Khinh lao ngược, phước lao slưa. (Nghĩa là: Gừng sợ thuồng luồng (phải trồng nông)/Khoai sọ sợ hổ (phải trồng sâu).


Có thể nói, qua các câu thành ngữ, tục ngữ của người Tày, Nùng huyện Na Rỳ trên đã có thể thấy được người dân ở đây có những kinh nghiệm rất sâu sắc, khoa học, chính xác trong sản xuất nông nghiệp. Từ cách quan sát và đúc kết kinh nghiệm, họ tìm những câu nói vần âm và dùng cách so sánh, liên tưởng… để đồng bào dân tộc mình có thể thuộc nhanh và lưu truyền dễ dàng.

Thứ hai, về quan hệ gia đình, người Tày, Nùng nói chung, và ở huyện Na Rỳ nói riêng, họ rất coi trọng về nhân cách con người, về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Những câu tục ngữ, thành ngữ thường mang ý nghĩa răn dạy, nhắc nhở để mỗi người trong gia đình của mình có thể hoàn thiện hơn.

Trước hết là quan hệ cha mẹ - con cái. Đạo làm con là phải biết nhớ ơn công lao của cha mẹ đã sinh thành và nuôi nấng ta nên người. Họ dùng những hình ảnh về núi sông hùng vĩ để miêu tả công lao to lớn của cha mẹ:
Khuý mạ khửn keng chắng chắc công pèng pò mè
Nghĩa là: Cưỡi ngựa lên đèo cao mới biết công lao bố mẹ.
Làm con phải biết nghe lời cha mẹ thì mới nên người:
Tình cằm pò mè đảy kin, tình cằm bân đin pài nàn
Nghĩa là: Nghe lời cha mẹ thì làm ăn được/ nghe lời thiên hạ thì hết nghiệp.

Khi con cái được giàu sang, không được quên đi công lao của cha mẹ mất cả cuộc đời nuôi dưỡng, chăm sóc ta:Khúy mạ bấu tả pài lăng (Có ngựa cưỡi (khi giàu sang) không quên công ơn những người đằng sau mình (bố mẹ và những người giúp đỡ mình)).

Mối quan hệ chị em trong nhà cũng được thành ngữ, tục ngữ nhắc đến rất nhiều. Họ khẳng định không có tình cảm nào yêu thương và gắn bó hơn chị em ruột trong nhà:
Van bấu quá nựa pết, chếp điếp bấu quá pà nà.
Nghĩa là: Ngon không gì bằng thịt vịt, thân thiết không gì bằng chị em ruột.

Quan hệ vợ chồng cũng hết sức phải đầm ấm, họ chú ý nhiều đến sự đoàn kết giữa vợ chồng. Vợ chồng cả đời yêu thương nhau thì không sợ những việc lớn:
Phua mí điếp căn, mì kin quá slí

Ngoài ra, còn rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ hay về lao động, sản xuất và gia đình đang tồn tại đời sống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng huyện Na Rì. Người Tày, Nùng sống chung với nhau thành bản, thậm chí trong một gia đình nên văn hoá của hai tộc người có nhiều nét giao thoa, tương đồng. Họ cùng chung tay xây dựng cuộc sống từ xa xưa và coi nhau như anh em một nhà, rất hiếm khi tìm thấy một câu nói tỏ sự miệt thị, mâu thuẫn giữa hai tộc người này.
Tục ngữ, thành ngữ biểu hiện một sự trưởng thành nhất định về đời sống kinh tế, văn hoá và là sự tiếp nối tri thức của nhiều thế hệ, được sàng lọc, chứng minh qua thực tế và qua thời gian, nếu còn giá trị, nó sẽ tồn tại mãi.
Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, xuất hiện nhiều loại hình truyền bá thông tin: sách, báo, truyền thanh, truyền hình… thậm chí Internet đi vào đến tận làng bản, làm mờ đi nhiều những nét văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, các câu thành ngữ, tục ngữ vẫn có sức mạnh riêng mà không dễ dàng mất đi. Nhưng không ai giám khẳng định nó có thể sống mãi, bất diệt cùng thời gian mà rất cần những biện pháp bảo tồn, bảo lưu và phát huy để kho tàng tục ngữ, thành ngữ của tộc người Tày, Nùng không chỉ riêng huyện Na Rì được tồn tại mãi và lưu truyền đến những thế hệ tiếp theo.
Tài liệu tham khảo:
Văn hoá truyền thống Tày Nùng, nhiều tác giả, NXB Văn hoá dân tộc, 1993;
Từ điển thành ngữ, tục ngữ các dân tộc Tày, Triều Ân – Hoàng Quyết, NXB Văn hoá dân tộc, 1996;
Công trình nghiên cứu “Sưu tầm, nghiên cứu – bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc huyện Na Rỳ, tỉnh Bắc Kạn”, Triệu Thiêm Cao và các cộng sự, 1999.

Đinh Thị Tuyến

KINH NGHIỆM SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUA TỤC NGỮ NGƯỜI DÂN TỘC TÀY (QUANG HÀ)

Bà con dân tộc Tày huyện Lâm Bình tham gia nghi lễ xuống đồng tại Lễ hội Lồng tông năm 2017.

Dân tộc Tày có kho tàng tục ngữ, thành ngữ để khuyên răn, dạy bảo con người. Trong đó, có nhiều câu nói vần vè, giản dị đúc rút kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn như dự báo thời tiết, lựa chọn thời vụ sản xuất, cách thức trồng trọt…

Là một người tâm huyết với văn hóa Tày, ông Ma Phúc Tiến, thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa) chia sẻ, người Tày có phương thức canh tác, truyền thống văn hóa lâu đời. Để một vụ lúa, ngô, khoai, sắn… được thu hoạch thì người nông dân xưa kia phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Họ phải có vốn hiểu biết nhất định về thời tiết thì mới có được vụ mùa bội thu. Vì vậy, thời tiết có ý nghĩa hết sức quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của những người làm nghề nông. Họ rút ra: “Hiêng hói bên thung, mèng nhùng bên tắm, le phạ ái phuôn” (Đom đóm bay cao, muỗi bay thấp, trời sắp mưa); “Nạn khống phạ đét, quang kếch phạ phuôn” (Hươu rống trời  nắng, nai tác trời mưa)…
Người Tày tìm ra mối quan hệ giữa sự thay đổi thời tiết với quy trình sản xuất để có một mùa vụ thắng lợi. Họ thường nhắc nhở nhau: “Thây nà lập đông, khấu têm nà” (Cày ruộng vào lúc lập đông, thóc lúa đầy đồng) còn nếu không đúng thời điểm thì sẽ mất mùa: “Đăm nà khấu bươn chất, khấu mí đo kin” (Cấy ruộng lúc tháng 7, gạo không đủ ăn).
Sống hòa mình với thiên nhiên, các hiện tượng tự nhiên gần gũi quanh cuộc sống như: Quả chín, hoa nở, gà gáy… trở thành dấu hiệu để người Tày thực hiện đúng thời điểm canh tác. Ví dụ như: “Mác lót rường hang, mương phai lèo chướng” (Quả nhót đỏ trôn, mương phai lo sửa); “Mác phầy ốt rù đăng ván chả, mác phầy cắm hăm  mạ đăm nà” (Quả dâu da vừa lỗ mũi gieo mạ, dâu da tím dái ngựa cấy lúa).
Bên cạnh đó, người Tày có quan niệm rằng thành quả vụ mùa không hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên mà còn phụ thuộc vào ý thức của người nông dân. Họ nhắc nhở nhau rằng: “Pây tổng hết quan, mà rườn tắng pác, pây tổng hết khói, mà rườn đáy kin” (Ra đồng nhởn nhơ, về nhà trơ mõm, ra đồng chịu khó, về nhà có ăn); “Pây rẩy bấu pà ma, pây mà bấu pà đếnh” (Đi nương không mang chó, ra ruộng không mang trẻ); “Pỏ puôn pán mì ngần, lạo puôn đin mì khẩu” (Kẻ buôn bán có tiền, người cuốc đất có lúa).
Trải qua những vất vả “một nắng hai sương”, người nông dân thu hoạch vụ mùa thắng lợi. Người Tày không quên nhắn nhủ con cháu nhớ đến công lao người làm ra hạt lúa: “Mặt khẩu cấu mặt hứa” (hạt gạo chín hạt mồ hôi), “Pát khẩu cấu tẻo vài” (Bát cơm chín đường cày)…
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, người nông dân biết ứng dụng phương pháp canh tác mới, tuy nhiên những câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất vẫn được người Tày áp dụng. Chị Nông Thị Hương, thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa) cho biết, chị được bố mẹ dạy những kinh nghiệm quý giá chẳng hạn như để dự báo thời tiết, lựa chọn thời điểm sản xuất theo hiện tượng tự nhiên…
Qua kinh nghiệm thực tiễn, người nông dân đã đúc kết nên kho tàng kiến thức phong phú được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Qua đó cho thấy, người Tày sống hòa đồng và có vốn hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên.

Quang Hà

Phong tục văn hóa của dân tộc Tày (Hoàng Mộng Lân)

Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng.

Sản phẩm nông nghiệp có đủ các loại như lúa, ngô, khoai, sắn và các loại rau… Các loại quả lê, táo, mận, quýt, hồng ngon nổi tiếng ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Đồng bào còn trồng các loại cây công nghiệp như thuốc lá, trẩu, hồi, chè.

Người Tày có nghề thủ công phong phú, đa dạng, nam nữ đều biết đan các đồ dùng bằng cót, bồ, sọt, rổ, nơm, đó… Nghề làm gạch, ngói, nung vôi có ở nhiều nơi. Nghề kéo dầu thực vật để ăn và thắp cũng khá phổ biến. Lạng Sơn có nghề chưng cất dầu hồi đã có truyền thống từ lâu. Người Tày tự túc được các loại vải để may váy áo, làm màn, khăn mặt, chăn… Nhiều vùng dệt thổ cẩm rất đẹp, nuôi tằm kéo tơ dệt lụa. Nghề rèn đã có mặt ở nhiều nơi để làm ra nông cụ như: Lưỡi cày, cuốc, xẻng, hái, các loại dao…

Từ lâu, người Tày đã cư trú tập chung thành bản, thường ở ven các thung lũng, triền núi thấp trên một miền thượng du. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn, họ thường chọn những loại gỗ quý để dựng nhà. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hoặc lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.

Theo phong tục truyền thống, hầu hết người Tày kết hôn trong cùng dòng họ. Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Thế nhưng, có đi đến hôn nhân hay không lại do hai gia đình quyết định. Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…, thể hiện bản sắc văn hoá của một tộc người. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà.

Người Tày quan niệm, người chết linh hồn tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Nếu người chết bất đắc kỳ tử thì người Tày làm lán quàn quan tài, làm ma chôn tại chỗ. Trẻ em chết thì bó chiếu chôn rất xa nhà. Người già chết thì làm ma trên sân nhà ở. Khi bố mẹ qua đời, người con trai cả đeo dao, mang một gói muối đi mời thầy tào đến cúng làm đám tang. Người con đeo dao suốt những ngày diễn ra tang lễ. Hàng năm, người Tày chỉ đi tảo mộ người chết vào tết Thanh Minh (ngày 3/3 âm lịch) và chỉ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một, ngày Tết như cúng các thần linh khác.

Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Nữ có áo cánh ngắn may cổ cao, năm thân, cài năm khuy ở cổ và sườn bên phải, quần dài, thắt lưng, khăn. Ngày lễ hội, mặc thêm áo cánh trắng bên trong. Trước kia, phụ nữ Tày nhiều vùng cũng mặc váy, gần đây chuyển sang mặc quần, dài chấm gót, quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa. Phụ nữ Tày còn có áo dài kiểu như áo ngắn, vạt buông dài quá đầu gối. Đồ trang sức có vòng cổ, vòng tay, vòng chân và dây xà tích bằng bạc.

Trang phục của nam giới có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối.

Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, các truyện cổ tích, truyện cười dân gian, múa nhạc… Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con. Người Tày phổ biến hát lượn như hát ví ở miền xuôi. Hai bên nam nữ hát đối đáp về mọi khía cạnh của đời sống xã hội, nhất là về tình yêu đôi lứa. Có nhiều điệu lượn như lượn Slương, lượn Then, lượn Nàng Hai… Người Tày còn có các điệu hát Then, gọi là Văn ca, được ngâm hát trong đám tang, gọi là hát hội trong các hội Lồng tồng, gọi là Cỏ lẩu trong hát đám cưới.
Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của đồng bào Tày. Nó như linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính như một phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc.
Trong xu hướng phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Tày cùng các dân tộc anh em khác như giữ lại được những trang phục cổ truyền, sinh hoạt văn hóa trong đám cưới, ma chay, lễ hội là điều không phải dễ dàng. Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất quán để người dân tộc hiểu và nhận thức được vốn quý giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ là lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có như vậy mới tránh được tình trạng dần mất đi bản sắc của dân tộc mình, mà nhiều dân tộc hiện nay đang gặp phải.

Hoàng Mộng Lân

Monday, May 8, 2017

Chính xác, trang phục người Tày sử dùng màu chàm/đen (Mai Thúy Hằng)

chinh-xac-trang-phuc-nguoi-tay-su-dung-mau-cham-den
Trang phục của người Tày tương đối đơn giản, sử dụng màu chàm/đen là phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ. Bộ y phục cổ truyền được làm từ vải bông tự dệt, hầu như không thêu thùa, trang trí.

Phụ nữ Tày thường mặc áo dài đến bắp chân màu đen, gài khuy đồng bên phải, ngang lưng thắt dải, hai đuôi dải buông xuống đằng sau. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song cũng có đủ vòng tay, vòng cổ…, chủ yếu bằng bạc.
Trang phục người dân tộc Tày đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp tự nhiên, bình dị, trang nhã.

Mai Thúy Hằng

Trang phục truyền thống của người Tày (Hữu Duyệt)

Người Tày cư trú ở vùng miền núi phía Bắc. Từ sau năm 1975, người Tày di cư vào các tỉnh Tây Nguyên khá nhiều, ở Đắk Nông, người Tày định cư nhiều ở các huyện Chư Jút, Krông Nô, Đắk Mil…
Cũng như các dân tộc thiểu số khác, người Tày cũng có trang phục riêng, dù không sặc sỡ như của người Mông, Thái, Mường… nhưng cũng có sự độc đáo riêng biệt.

Trang phục của phụ nữ Tày gồm bộ áo và váy. Bộ áo gồm bên trong là yếm và bên ngoài là áo. Yếm là mảnh vải màu hình thang cân để che ngực; xung quanh vòng tròn cổ yếm có đính các hạt Mạt Đạo (là các cúc đúc bằng kim loại tròn hình cái mũ được mạ trắng lóng lánh, làm nổi bật cái cổ cao duyên dáng nơi đầu ngực chị em.

Bên ngoài mặc áo dài tay hay ngắn tay, gấu áo đều dài đến thắt lưng gọi là Cóm, cổ áo may hay khâu rất khéo theo vòng tròn cổ, áo xẻ giữa ngực xuống đến gấu áo để dễ thao tác khi mặc. Từ cổ áo xuống đến gấu có đính 7 đến 9 hàng cúc nhôm hay bạc hình con bướm, mỗi đôi có móc cài vào nhau làm cho khuôn ngực chặt chẽ.

Hiện nay chị em thường thêu hoặc mua sẵn ở chợ. Ngoài cũng là một áo dài tới qua đầu gối có hai dây thắt buộc ở vị trí giữa bụng. Nếu đi chơi, một số người thường đeo thêm túi vải sặc sỡ, nhưng đi rừng, đi nương thì thường thắt dây buộc vỏ dao vào người.

Chiếc váy có thân từ mắt cá chân lên đến bụng dưới thường là màu đen hoặc tràm xanh. Cạp váy là những miếng vải xanh, đỏ, hồng, có chiều rộng 3cm, dài 15cm khâu nối với nhau liên tục cho bằng chu vi của đường tròn váy. Phần trên là khổ vải rộng khoảng 22cm, được thêu tay. Hoa văn thêu là hình các con rồng, phượng và cỏ cây hoa lá bằng chí ngũ sắc rất công phu mỹ thuật; hoặc khâu vải hoa.

Khi mặc, váy rộng được gấp chặt vào thân người và giắt đầu váy vào phía nách bên trái hay nách phải, ở phía trên khuôn ngực. Ngoài cùng được thắt một khăn xanh màu thiên lý hay màu đỏ hồng; gọi là cái tềnh, được thả hai đầu cao thấp bên hông. Nơi dái tai đeo khuyên vòng hay các loại rtang trí khác bằng bạc.

Trang phục nam giới có áo, quần nhưng đơn giản hơn là áo thường may ngắn tay hoặc dài tay chật ống, xẻ tà ngang hông, trước ngực trái có một túi, dưới bụng hai túi, cổ tròn có nẹp dựng đứng nhưng không có ve cổ; áo được cài khuy vải. Chất liệu vải để may quần áo nam thường làm bằng vải bông tự dệt, đem nhuộm tràm, xanh đen.

Quần may kiểu ống đứng, và rộng để tiện khi vén lên qua suối, ở bụng buộc cạp túm lại với nhau, bên ngoài thắt thêm một dây rừng dẻo hoặc dây bông bện cho chắc chắn khi lao động. Người già thường chít khăn quanh đầu rộng khoảng 20cm dài độ 1m đem nhuộm tràm, chít khăn giắt mối rồi thả độ 20 phân xuống bên tai nào thuận tay. Đi rừng thường thắt dao cầm nỏ, đi chặt cây thì mang rìu; đi đào củ mài thì mang thuổng; đi chơi thì khoác túi vải đựng một số đồ vặt. Thanh niên đi chơi lễ hội, có thể thắt thêm khăn màu ở bụng thay dải rút cho an toàn.

Hữu Duyệt

Từ trang phục dân tộc Tày nghĩ về bản sắc văn hóa Việt (Hồng Hải)

Trang phục dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường nhiều màu rực rỡ vui vẻ. Phải xuất phát từ cái cơ bản, cái gốc mới tạo nên cái mới tuyệt đẹp hấp dẫn. Có rễ sâu cây cổ thụ mới sống lâu và vươn cao kiêu hãnh giữa bầu trời. Đó là khi ta ngắm nhìn các nhà sàn đẹp và những chiếc váy xòe màu sắc trên bản.
Đường dài, vòng vòng qua núi,
gần nửa ngày đường tôi chẳng thấy nhà sàn, chỉ thấy toàn nhà bê tông, nhà lớp ngói, lợp tôn lổn nhổn hai bên đường quốc lộ với lèo tèo với mấy cái quán ăn sơn lem nhem, bán mấy thứ linh tinh trước cửa. Đến nơi chúng tôi được đón tiếp ở khu nhà tầng như khu tập thể dưới Hà Nội thời bao cấp. Chúng tôi đến một nơi như doanh trại cũ của Pháp trước kia. Thị trấn chẳng còn bóng nhà sàn, cũng chẳng thấy bóng áo chàm. Các cháu người dân tộc và mọi người đều mặc quần áo như người Kinh. Kinh hóa và xi măng đến tận đỉnh núi. Ngày hôm sau đúng phiên chợ, tôi mới thấy một phụ nữ đứng tuổi mặc bộ váy người Dao, đeo vòng rất ấn tượng, và lác đác vài người mặc trang phục dân tộc Tày. Chiều đi vào bản Hon, thăm nhà một trưởng bản, tôi mới tận mắt thấy cái nhà sàn giữa núi rừng. Phụ nữ Tày đứng tuổi ở đây còn giữ nếp sống cổ xưa không ra tiếp khách. Cụ trưởng bản Hon đón chúng tôi. Trời đã chập choạng tối, thấp thoáng một người đàn bà mặc áo chàm đi lên địu giỏ ngô khô mang cất lên góc nhà sàn để chuẩn bị làm rượu. Bây giờ tôi mới hiểu, trang phục Tày hết sức đơn giản, chỉ có đơn thuần một màu chàm. Trang phục giống nhau cho cả ngày lễ, ngày tang, ngày cưới, lao động, chợ xuân...


Để làm thơm trang phục, phụ nữ Tày ướp loại lá hoắc hương rất thơm, cũng thường dùng làm thuốc để trong rương đựng trang phục. Bình thường thì họ dệt vải đơn giản hoặc mua vải nơi khác đem về nhuộm chàm. Một số trang phục trang trọng hơn, họ dệt những hoa văn thiên nhiên quen thuộc như hoa, lá ẩn trên vải. Khi nhuộm nét đó đậm mầu vằn lên trông rất đẹp. Họa tiết được ký họa là những hình để thích hợp với việc dệt trên khung dệt. Bố cục giản đơn họa tiết theo phương pháp ô quả trám có các đường viền xung quanh tạo thành các đường diềm gãy khúc. Trong các ô quả trám là họa tiết cách điệu hóa hình họa, hình ngọn rau bầu, bí là loại cây có liên quan nhiều đến nền văn hóa cổ, tín ngưỡng cổ của nhiều cư dân nông nghiệp ở phía Bắc nước ta, trong đó có người Tày. Trang phục của họ giản dị, nhưng đồ chăn màn, khăn che bàn thờ tổ tiên lại có màu sắc, có thêm diềm ở phía trên  tương ứng với cõi dương - Trời; có hình các vị thần linh, bảo hộ cho sự sống bình an của con người và thêm đường diềm ở phía dưới  tương ứng với cõi âm - đất với hình con ngựa, con chim là những hình tượng biểu trưng cho cuộc sống, cỏ cây, muông thú trên mặt đất như quan niệm về vũ trụ của dân gian.

Người Tày sống giản dị nhưng trân trọng người đã khuất. Họ tin thế giới linh hồn bên kia luôn phù trợ họ. Họ trân trọng làm lễ tiễn đưa hồn người đã khuất về thế giới bên kia. Mong muốn hạnh phúc nơi vĩnh hằng, có âm dương hòa hợp, nên phụ nữ Tày không chồng không con tức là chưa có hạnh phúc trong cuộc đời dương thế, về bên kia sẽ cũng cô đơn. Theo quan niệm người Tày, những phụ nữ này vẫn phải hóa kiếp trở về cõi nhân gian. Khi nào đầy đủ cuộc sống lứa đôi mới được lên trên thế giới vĩnh hằng đó. Đó là một quan niệm nhân bản, để con người không sống ích kỷ, lẻ loi và chỉ nghĩ đến bản thân, nam nữ phải hòa đồng, chia sẻ trong cuộc sống thực tại và có trách nhiệm bảo tồn nòi giống. Kẻ cô đơn bị coi như là còn ích kỷ. Thế giới bên kia hạnh phúc, lứa đôi, không có người cô đơn, bất hạnh, không có ích kỷ. Nên ai muốn về được thế giới bên kia hạnh phúc, thì ngay từ khi còn sống phải cố gắng cho mình có hạnh phúc lứa đôi và có trách nhiệm bảo tồn nòi giống. Một quan niệm hết sức nhân bản. Một cách giúp con người phải đi tìm và xây dựng hạnh phúc để âm dương hòa hợp ngay từ dương gian.

Theo phong  tục Tày hầu như các màu sắc chỉ được dùng trong hoa văn trang trí trên mặt chăn hay các tấm thổ cẩm chứ không được dùng trên trang phục. Người Tày mặc giống nhau như mặc đồng phục mang một ý nghĩa nhân bản. Các dân tộc khác cũng có trang phục riêng để nhận nhau. Thời trước không có căn cước, giấy tờ, con người hòa đồng cùng thiên nhiên, đi giữa rừng có thể lạc hoặc xảy ra tai nạn. Nếu ai đó tình cờ trông thấy chỉ cần qua sắc phục là họ biết dân tộc nào, thì họ giúp đưa về bản đó, hoặc gọi ra đón về. Đó là hình thức nhận ra nhau và phân biệt với dân tộc xung quanh. Dù đi đâu, người cùng dân tộc cũng nhận ra đồng hương qua trang phục. Trang phục Tày giản dị nhất so với các trang phục dân tộc khác, không màu mè, để không phân biệt nghèo giầu. Khi đến ngày lễ hội vui của bản, người nghèo không mặc cảm vì quần áo, hay phải lủi trốn không dám đến. Họ sẽ không bị coi thường vì trang phục. Khi đi ra đồng, hay tiếp khách đều tiện, không cầu kỳ phải thay trang phục, không phải bận tâm vì không có quần áo sang mới dám đón khách. Khách chủ như nhau. Quần áo không đánh giá con người. Tình người mới quan trọng. Thường ngày lễ họ chỉ cần chọn bộ mới nhất đem ra mặc. Không ai bị chê cười vì không mặc đúng kiểu, đúng thời trang. Không ai phải lựa chọn bạn đời qua mác hiệu quần áo. Sự đơn điệu trong trang phục còn thể hiện nếp sống kỷ luật của dân tộc Tày. Tất cả như nhau, khi giúp đỡ nhau, có thể mượn trang phục của nhau mà không ai biết nghèo phải mượn… Người Tày vì lý do gì phải đi xa bản lập nghiệp khi trở về quê hương không ngại bị đánh giá sự thành công nếu vẫn mặc quần áo sắc tộc đến chào bà con.


Có người cho rằng mặc thế trông nghèo nàn. Mỗi sắc tộc có quan niệm sống khác biệt. Chính sự đơn giản có thể là nguyên nhân dân tộc Tày phát triển và giữ vững được cộng đồng của mình. Dân tộc Tày chiếm 20% tổng số dân tộc thiểu số (gồm 53 dân tộc trên 500 người, không tính người Kinh, vậy người Tày có khoảng 1,6 triệu người, sống rải từng khu ở vùng núi miền Bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang. Dân tộc Tày chiếm 1,89% dân số người Việt Nam, đứng thứ 2 sau người Kinh. Dân tộc Tày phát triển mạnh dù địa lý hiểm trở, núi cao. Dân tộc Thái cũng như dân tộc Tày có nguồn gốc chung ngôn ngữ cổ, văn hóa có những nét tương đồng, nhưng trang phục Thái rất đa sắc. Có thể người Tày gốc chung một nguồn, nhưng do ban đầu nghèo hơn, với lòng tự trọng cao, tự lập nên đã tách ra và tạo nên dân tộc mang sắc thái riêng. Có thể tổ tiên ban đầu đi lập nghiệp nghèo, đã hiểu được cái tầm quan trọng của trang phục đối với sự đoàn kết anh em họ hàng, nên các trưởng tộc trong bản đã quyết định đơn giản hóa trang phục, trong mọi sinh hoạt. Hơn nữa kỹ thuật nhuộm màu ban đầu không thể nhiều màu như ngày nay. Màu chàm là màu thông dụng. Việc đơn giản hóa trang phục giúp người phụ nữ nhiều thời gian chăm lo giáo dục con cái và đồng áng hơn là suốt ngày phải lo trang phục đẹp để khoe với mọi người. Trang phục đồng bộ đơn giản giúp con người xích lại dễ dàng hơn, đồng cảm và tính đồng hương cao. Thời trước, ngay vua chúa Việt Nam cũng nghèo, trang phục đơn giản. Sự giản đơn của trang phục dân tộc Tày đã tạo nên sự liên kết giữa con người với nhau, mang ý nghĩa nhân bản trong sự tương trợ giúp đỡ nhau khi xã hội kinh tế chưa phát triển, còn du canh du cư trên miền núi phía Bắc lạnh lẽo và đầy thú dữ.

Rất tiếc ngày nay các bản người Tày đã bị Kinh hóa nhiều, các cô gái Tày mặc quần bò, váy đầm ngắn. Tất nhiên trong sự hội nhập với cả nước, và để phù hợp với công nghiệp hiện đại, họ không biết rằng họ sẽ đang rơi vào xu hướng mất bản sắc dân tộc. Khách du lịch đến Bắc Kạn hay đi Tuyên Quang, Hà Giang… ngắm hồ Ba Bể hay miền núi hoang sơ chứ không phải để ngắm những nam nữ dân tộc mặc quần bò, áo thun, nghe hát rap, và xem những ngôi nhà xi măng, nhà lầu, xe hơi… Họ thèm khát sự thay đổi không khí trong lành chưa bị ô nhiễm vì công nghiệp, với những con ngựa thồ trên núi, với những tiếng khèn gọi bạn, với những trang phục dân tộc và những nhà sàn lạ mắt… Đó là một nguồn thu nhập du lịch đáng kể, nếu như biết tổ chức và khai thác. Ngay bên bờ biển sát vách núi ở vùng Saint Lunaire, một vùng biển phía Tây Bắc nước Pháp, nơi có rất nhiều người đã từng có mặt ở Đông Dương, nỗi nhớ Đông Dương cho họ một ý tưởng lợp nhà bằng gianh, và đặt tên Quán “Gianh” (Bar “chaumière”). Trong khi đó chúng ta đang có sẵn lại phá đi để xây mấy cái nhà lợp tôn nóng bức, làm hỏng cả quần thể của núi rừng phía Bắc. Tại sao chúng ta không nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hiện đại kết hợp dùng nóc nhà gianh, xây kiểu nhà sàn, vẫn bền và giữ bản sắc dân tộc và thu hút được khách du lịch?

Nếu qua Paris chúng ta có thể gặp nhiều người phụ nữ Ấn Độ vẫn khoác cái khăn, áo xà rông của họ ngoài phố, phụ nữ châu Phi mặc áo màu rực rỡ giữa thành phố văn minh đầy kiêu hãnh, ở Việt Nam chúng ta ít khi gặp người thiểu số mặc trang phục dân tộc đi ngoài thành phố lớn. Phải chăng họ bị mặc cảm vì sự xa lạ giữa quần thể người Kinh đông đúc? Người Việt vốn hay tò mò nhìn họ, xem là dân trên núi xuống. Họ chỉ thay trang phục khi có yêu cầu buổi dạ hội, và có xe đến đón đi biểu diễn, hoặc đến nơi mới thay, họ không mặc trang phục của dân tộc mình ra đường. Ngày nay nhiều người mặc áo đũi, vải thô mát, kiểu dân tộc ở thành phố đã tạo ra một cái nhìn quen thuộc. Nhưng những tấm áo dài phụ nữ dân tộc hầu như không thấy xuất hiện ngoài đường. Tất nhiên do điều kiện giao thông, trang phục phụ nữ dân tộc không thể chen lấn ô tô buýt hay tàu xe, nhưng tại sao họ lại bắt chước trang phục phụ nữ phương Tây mặc váy ngắn dài đi làm bằng xe máy, xe đạp được, nhưng lại ngại mặc quần áo dân tộc của chính họ? Sự quen mắt và lạ đẹp sẽ trở thành mốt. Phụ nữ Kinh giờ đây sành điệu cũng sử dụng vòng bạc khuyên bạc kiểu dân tộc, khoác túi thổ cẩm đa sắc, trông vừa hiện đại vừa dân tộc tính khi đi chơi. Chúng ta biết mang trang phục thổ cẩm ra giới thiệu với người phương Tây, nhưng lại ngại giới thiệu với dân cả nước cùng đồng bào mình. Khi ra nước ngoài thì người Kinh lại mang túi, khăn, áo, quần thổ cẩm làm quà cho bạn Tây. Người dân tộc đang nắm trong tay cái bảo vật quý, quốc hồn quốc túy mà họ không biết trân trọng.

Dân tộc Bách Việt vốn đa màu sắc, tại sao chúng ta không khuyến khích mọi người mặc áo dân tộc ngoài phố để giúp phát triển kinh tế các vùng dân tộc và giữ bản sắc phong phú các dân tộc mà lại đi nhập cảng tràn lan những áo rẻ tiền bắt chước dân tộc thiểu số và nhuộm dởm bằng hóa chất. Ngày hội vui, tại sao mọi người cứ phải thích hóa trang kiểu Tây không hóa trang làm 54 dân tộc, vừa lôi kéo khách du lịch vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Cái gì ban đầu lạ, nhưng dùng nhiều thành quen mắt và trở thành quốc túy. Phở, nem Việt Nam được thế giới biết đến như thịt bò Kobe, Pizza, Mcdonald, được biết đến ở Việt Nam hiện nay… Vậy để phát huy và giữ bản sắc dân tộc, phải chính bản thân người dân tộc phải nỗ lực và tự hào cái mình hiện có, đem nó từ cái không phổ biến của dân tộc ít người trở thành cái phổ biến, như vòng bạc, áo khăn thổ cẩm và các món ăn đặc sản của núi rừng. Trong khi trang phục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tuyệt diệu ít được khai thác, thì quần áo trang phục Tây thì được bày bán nhan nhản và toàn sản xuất từ Trung Quốc. Tiếng Việt phong phú, nhưng các chương trình giải trí trên vô tuyến lại dùng tiếng Anh dân dã xen vào như “yes” rồi vỗ tay vào nhau đánh chát, chưa kể người dẫn chương trình (gọi là M.C) còn phát âm chưa chuẩn ngoại ngữ, đôi khi gây nực cười như “Việt Nam ai đần (idol)”…

Người Việt hầu như ai cũng giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên. Hồn các cụ về tưởng bị lạc đường, nhầm nhà vì ngôn ngữ loạn tiếng Anh nhiều. Người ta thi nhau dịch trinh thám, chuyện rùng rợn ở phương Tây, trong khi các dân tộc ít người có nhiều chuyện truyền khẩu ly kỳ hấp dẫn không kém. Dương Thuấn nhà thơ dân tộc Tày, đã chịu khó sưu tầm ghi chép lại thơ, truyện truyền khẩu, cùng phong tục của dân tộc mình giới thiệu ra cho cả nước và thế giới biết. Lê Anh Hoài người Kinh đi ngược xu hướng thức thời của thiên hạ bằng việc đem thơ mình nhờ dịch ra tiếng thiểu số: Kh’mer, Lô Lô, K’Ho và chữ Nôm để mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc gìn giữ bản sắc ngôn ngữ dân tộc và hòa nhập dân tộc. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn, nổi tiếng nhờ chất ly kỳ rùng rợn của rừng tác giả tích lũy được sau nhiều năm chung sống với đồng bào thiểu số… Đó là khát vọng của một số người cầm bút tâm huyết với văn hóa ngôn ngữ dân tộc, yêu thiên nhiên muôn màu và hòa hợp các dân tộc.

Sự tồn tại của bản sắc riêng của hồn dân tộc đánh dấu sự hiện diện của nó. Hương hoa hồng khác hoa nhài, hoa cúc, hoa lan. Thiên nhiên đẹp vì đa màu sắc, đa hương. Hoa nào cũng thơm, cũng đẹp, nét đặc trưng văn hóa nào cũng mang tính nhân bản và hữu ích riêng nếu ta biết nâng niu, trân trọng nó. Sự lai căng cũng tạo sắc thái riêng, nhưng sẽ giết dần bản sắc dân tộc. Tất cả mọi xu hướng đều quý, nhưng bản sắc dân tộc cần giữ như bảy nốt nhạc cơ bản làm nên bản nhạc giao hưởng hùng tráng hay thiết tha nhờ người soạn giả xuất chúng và cũng chỉ mấy màu cơ bản hòa quyện thành những bức tranh đẹp dưới tay người họa sỹ tài ba.

Phải xuất phát từ cái cơ bản, cái gốc mới tạo nên cái mới tuyệt đẹp hấp dẫn. Có rễ sâu cây cổ thụ mới sống lâu và vươn cao kiêu hãnh giữa bầu trời.

Hồng Hải