Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Âm nhạc dân tộc Thái Đen
Showing posts with label ₪ Âm nhạc dân tộc Thái Đen. Show all posts
Showing posts with label ₪ Âm nhạc dân tộc Thái Đen. Show all posts

Sunday, March 19, 2017

Các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên hát mừng mùa Lễ hội hoa Ban (Triệu Kim Bắc)

Múa nón dân tộc Thái – Mùa Ban trắng

Tối 14/3, tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình trình diễn dân ca, dân vũ các dân tộc. Đây là hoạt động Các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên hát mừng mùa Lễ hội hoa Ban, truyền tải những nét đẹp, nét riêng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh tới du khách thập phương.

Trong khoảng thời gian 90 phút, đã có 17 tiết mục đến từ 12 đoàn huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Các tác phẩm có nội dung xoay quanh những hoạt động đời thường, mô tả lại các lễ hội, những nét đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, như: Thái, Mông, Khơ Mú, Lào, Hà Nhì… đã mang lại cho người xem nhiều cảm xúc mới lạ về nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, vùng miền.
Một số hình ảnh tại đêm trình diễn dân ca, dân vũ các dân tộc tỉnh Điện Biên:


Múa Sắc màu Tây Bắc

 Hát giao duyên dân tộc Hà Nhì

Điệu xòe thương nhau

Triệu Kim Bắc

Sunday, May 1, 2016

"Thư viện âm thanh" một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Văn Hóa Việt)

Vừa qua, được sự giúp đỡ kinh phí của Bộ Khoa học nước cộng hòa Pháp, Trung tâm MICA của Đại học Bách khoa Hà Nội đã "số hóa" âm thanh ngôn ngữ một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam và đã công bố rộng rãi để bạn đọc cùng sử dụng. Đây là kết quả nghiên cứu điền dã của GS M. Ferlus (CNRS, Cộng hòa Pháp và GS Trần Trí Dõi (Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam) trong thời gian hợp tác nghiên cứu từ năm 1985 đến nay. Chúng tôi xin giới thiệu những địa chỉ "Thư viện âm thanh" đã số hóa dưới đây để bạn đọc cùng sử dụng
Địa chỉ thư viện bằng tiếng Anh :
http://lacito.vjf.cnrs.fr/pangloss/index_en.ht
và Bản tiếng Pháp:  http://lacito.vjf.cnrs.fr/pangloss/index.htm 

Dân Tộc Tày-Thái Cổ Và Sự Hình Thành Và Phát Triển Văn Minh Đông Sơn (Hoàng Lương)

Từ của sông trở về với ngọn nguồn, đi tìm sự lắng đọng của văn hoá thời sơ sử trong các nền văn hoá hiện đại. Để từ đó tìm ra mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, giữa tiềm thức và sự hiện hành qua lớp bụi thời gian. Tiến trình lịch sử ấy đã diễn ra như thế nào, điều đó còn cần được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vơí những nguồn tư liệu có trong tay hiện nay, đã có thể nói răng:
"Khi các bộ lạc vùng lưu vực sông Hồng tiến từ văn hoá Phùng Nguyên đến văn hoá Gò Mun thì các bộ lạc xung quanh còn đi theo những con đường phát triển văn hoá riêng của minh. Nhưng, những con đường đó đã dần dần hướng về một quĩ đạo chung, do sức hút của văn hoá sông Hồng. Cho đến khi văn hoá Đông Sơn phát triển thì có thể nói là đa phần các bộ lạc cổ trên đất miền Bắc Việt Nam ngày nay đã đi cùng một quĩ đạo văn hoá"

1 . Từ quĩ đạo chung ấy, trong quá trình phát triển của mình, mỗi tộc người (lúc đầu có thể là những bộ lạc) đã mang những đặc trưng văn hoá riêng của mình, trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình. Trong quá trình đó có các bộ lạc Tày - Thái cổ - một trong những chủ nhân quan trọng của nền văn hoá lúa nước ở nước ta thời kì đó. Thời kì bắt dầu dựng nước của các vua Hùng. Qua những nguồn sử liệu có được từ thời đại vua Hùng, nhất là những số liệu đã được các hội nghị nghiên cứu thời kì lịch sử Hùng Vương dựng nước, họp tại Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 1968, do Viện Khảo Cổ học phối hợp với Viện Sử Học, Viện Bảo tàng Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp tổ chức đều khẳng định cư dân Văn Lang thời các vua Hùng là cư dân làm ruộng nước là chính. Những di chỉ khảo cổ học "thuộc văn hoá Văn Lang đều là những di chỉ định cư lâu dài: tầng văn hoá ở đó rất dày, những đồ gốm lớn rất nhiều, công cụ lao động cũng 1 Hà Văn Tấn: Văn hoá Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt. Tạp chí dân tộc học, số 1-1975, tr.34 lắm, lại có những khu mộ táng lớn gần kề. Những điều này chứng tỏ: dân ta không phải sống về nghề làm nương rẫy"

2 . Đây là tầng văn hoá của lớp cư dân sống định canh định cư của văn minh lúa nước. Ruộng Lạc mà sử sách đã ghi chép chính là ruộng lúa nước. Trong cuốn Hưng Hoá Chí, Vũ Phạm Hà, một nhà nho uyên bác đã từng xác định: "Các xã Hy Chương, Thạch Sơn... thuộc phủ Lâm Thao, xưa có ruộng Lạc, cấy trồng không vất vả mà được lợi nhiều"

3 . Trong lịch sử nhân loại, các cư dân làm nông nghiệp nói chung và cư dân làm nông nghiệp lúa nước nói riêng tại các lưu vực sông suối lớn hầu hết đều là những lớp dân cư đã sáng tạo ra các nền văn minh cổ đại như cư dân vùng sông Ấn-Hằng, (Ấn Độ), sông Ti-gơ-rơ, Ơ-phơrat (Ai Cập), sông Hoàng Hà (Trung Quốc)... Với nền văn minh đó, nhân loại đã bước vào thời kì xã hội mà F. Anghen gọi là "văn minh". Chính Ăngghen đã cùng Mác nhấn mạnh: "Bước chuyển biến từ công xã nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp quyết định sự phát triển về sau của từng cộng đồng người"...

4 Như vậy qua các nguồn sử liệu, nhất là khảo cổ học, dân tộc học đều khẳng định, cư dân Văn Lang (nói chính xác là cư dân Đông Sơn), chính là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Trong lớp cư dân đó có người Thái Cổ, lúc đó cũng đang sinh sống xung quanh vịnh Hà Nội (Hà Văn Tấn). Điều đó cũng đã được giáo sư nhận định thêm: "Chúng ta cũng có thể tìm thấy trong văn hoá Đông Sơn những đặc điểm văn hoá tồn tại ở một số dân tộc hiện nay nói tiếng Môn-Khơ me hoặc tiếng Thái. Nên nhớ rằng, nhiều dân tộc nói các ngôn ngữ khác nhau trong khu vực Đông Nam Á đã có chung nhiều yếu tố văn hoá vật chất hay tinh thần"

5 . Điều đó cũng đã được GS. Phạm Đức Dương nhận xét "Nếu giả thuyết rằng chủ nhân của nền văn hoá Phùng Nguyên, người nói ngôn ngữ Việt - Mường đã áp dụng mô hình văn hoá lúa nước của người Tày - Thái cổ thì rõ ràng, dấu vết văn hoá Môn - Khơ em ở họ chỉ có thể lưu lại trong ngôn ngữ và văn hoá dân tộc của người Việt - Mường mà 2 Nguyễn Linh: Ruộng lạc và một vài vấn đề nông nghiệp thời đại Hùng Vương, Trong Hùng Vương dựng nước (T.I). NXB. KHXH Hà Nội, 1970, tr.208. 3 Nguyễn Linh: Ruộng lạc và một vài vấn đề nông nghiệp thời đại Hùng Vương, Trong Hùng Vương dựng nước (T.I). NXB. KHXH Hà Nội, 1970, tr.208. 4 Nguyễn Linh: Ruộng lạc và một vài vấn đề nông nghiệp thời đại Hùng Vương, Trong Hùng Vương dựng nước (T.I). NXB. KHXH Hà Nội, 1970, tr.208. 5 Hà Văn Tấn: văn hoá Phùng Nguyên... Sdd - tr.23 hiện nay người Việt và người Mường còn bảo lưu. Còn văn hoá vật chất được lưu lại trong lòng đất (văn hoá khảo cổ học) lại phản ánh mô hình văn hoá của người trồng lúa nước cư dân Tày - Thái mà chủ nhân nền văn hoá Phùng Nguên đã để lại. Đấy là chưa nói tới khả năng chủ nhân của nền văn hoá Phùng Nguyên có thể chính là người Tày Thái cổ"

6 . Nếu nhận định của GS trên đây là đúng thì địa vực cư trú của cư dân Tày - Thái cổ phải bao gồm cả một khu vực rộng lớn. Có thể, khu vực đó bao gồm cả phạm vi cư dân Tiền Đông Sơn đến Đông Sơn cư trú. Và cho đến nay, họ đã để lại hàng loạt những di chỉ văn hoá khảo cổ học Phùng Nguyên - Đông Sơn mà cuốn: Văn hoá Đông Sơn của Viện Khảo cổ xuất bản năm 1994, do GS Hà Văn Tấn chủ biên đã được xác định trong tấm bản đồ sau

7 . Qua tấm bản đồ trên đã cho thấy một sự thật khá lý thú là hầu hết các di chỉ đó đều thuộc lưu vực các con sông lớn ở Miền Bắc. Hơn nữa, cho đến nay, hầu hết xá địa điểm đó văn là địa bàn sống của các lớp dân cư nói tiếng Thái. Sự trùng lặp này cho dù là rất ngẫu nhiên, nhưng lại cho biết một điểm khá rõ ràng: Phải chăng tổ tiên của các cư dân nói tiếng Thái hiện này ở các địa điểm trên đã từng tham gia sáng tạo nên các di chỉ văn hoá Đông Sơn ở nước ta. Đặt vấn đề như vậy, cho dù có phần nào khiên cưỡng thì sự thật vẫn tự nói lên thực chất sự hiện diện của mình. Dù sao, tuy chỉ mới là giả thuyết công tác thì đây cũng là một vấn đề lý thú và góp phần làm sáng tỏ thêm sự đóng góp của cư dân Tày-Thái cổ vào quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Đông Sơn ở nước ta. Như vậy có thể nói rằng trước khi hình thành đồng bằng Bắc bộ (tam giác châu Bắc Bộ) cách đay khoảng 4000 năm do biển lùi sau thời kì biển tiến Flandri thì xung quanh vùng vịnh này đã từng có nhiều cư dân sinh sống trong đó có các lớp cư dân Tày-Thái cổ. Với loại hình kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, trong thực tế, địa bàn sinh tụ của họ còn có thể bao gồm một vùng rộng lớn hơn, đó là lưu vực các con sông Thao, sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Mã, sông Lam... Với giới hạn cực nam là vùng xung quanh vịnh Hà 6 Phạm Đức Dương: Nguồn gốc tiếng Việt: từ tiền Việt Mường đến Việt Mường chung. Trong: Những vấn đề lịch sử Đông Nám Á. Phần: tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Viện Đông Nam Á. Viện Đông Nam Á, Hà Nội, 1983, tr132-133 7 Viện khảo cổ học, Hà Văn Tấn (Chủ biên): Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam. Nxb. KHXH, Hà nội, 1994 Nội, và giới hạn cực Bắc là phía nam sông Tây Giang

8 . Như vậy địa bàn đó năm trong không gian của vùng nông nghiệp trồng lúa nước ở Đông Nam Á

9 . Sự có mặt của người Tày Thái cổ trong lớp cư dân Phùng Nguyên- Đông Sơn là một thực tế lịch sử. Dó đó, quan hệ giữa họ và các nhóm cư dân khác ở thời kì này đã tạo nên một công đồng cư dân thống nhất mà người Tày Thái cổ là một thành viên quan trọng. Chính họ đã đóng góp một phần quan trọng cho sự hình thành và phát triển của văn minh lưu vực sông Hồng mà người Tày Thái cổ gọi là "nặm tạo" (sông quay lại). Đến đây, từ những nguồn sử liệu khác nhau ta lại nhận ra rằng người Tày Thái cổ không chỉ là một trong những chủ nhân ông của nền văn minh lúa nước mà còn là một cư dân sông nước. Tuy hiện nay, địa bàn sinh tụ của họ hầu hết là miền núi, nhưng đó lại là những nơi gần nguồn nước, lấy nước làm tiêu chuẩn hàng đầu cho việc lập bản mường của họ. Cho đến nay, trong ký ức và tiềm thưc của cư dân nói tiếng Tày Thái ở nước ta vẫn lưu lại nhiều hình ảnh liên quan đến nước hay cái thuyền. Thậm chí, nước và thuyền đã trở thành một trong những tín ngưỡng truyền thống của các nhóm cư dân nói tiếng Thái. Nhiều dòng họ người Tày ở Mường Phạ (Vị Xuyên-Hà Giang) cho đến nay vẫn dán hình thuyền bằng giấy lên bàn thờ tổ tiên. Hằng năm voà dịp trước và sau Tết Nguyên Đán, người tày Văn Bàn (Lào Cai) vẫn duy trì tục ngắt lá cây thả sông suối đẻ làm "thuyền" đón, đưa linh hồn tổ tiên về ăn tết với con cháu. Trong bài mo đám ma của người Thái Mường Tấc (Phù Yên-Sơn La) trước khi tiến hồn ma về với tổ tiên phải chặt cây chuối hay tre nứa đóng bè vượt suối Tấc ra ngòi lao xuôi về Vũ Ẻn đến Bạch Hạc. Ở Mường Vạt (Yên Châu-Sơn La) còn có truyền thuyết về chiếc thuyền đồng "hưa thoong" đã theo một cơn lốc bay lên đậu trên đỉnh núi "Khau Cản" và trở thành thần địa của Mường Vạt. Xưa kia, người Thái Mường Vạt hàng năm vẫn làm lễ tế vị thần này bằng trâu trắng tại chân núi Khau Cản, tục quen gọi là tế "Chom Nong" (tế ao trên đỉnh 8 Phạm Đức Dương: Cội nguồn mô hình văn hoá lúa nước ở người Việt cổ qua cứ liệu ngôn ngữ. Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5-1982, tr.50. 9 Trần Quốc Vượng: Về sự đóng góp của văn hoá Tày thái cổ vào sự hình thành và phát triển của văn hoá Việt Nam. Báo cáo tại Hội Thảo Quốc tế về Thái học, lần 2, Băng cốc, Thái Lan-08/1984, tr4. núi). Vì khi cái thuyền đồng bay đến đấy đã khoét sâu vào đỉnh núi tạo nên một cái ao sâu, gọi là Chom Nong. Một trong những biểu hiện của tín ngưỡng liên quan đến nước là biểu tượng con thuồng luồng mà tiếng Tày-Thái gọi là tô ngược. Cho đến nay trong tay chúng tối đã có rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại hay những địa danh ở các địa bàn sinh sống của cư dân nói tiếng Thái về hình tương con thuồng luồng. Thậm chí mối quan hệ giữa thuồng luồng với người Tày-Thái còn là quan hệ hôn nhân, dòng giống. Rất nhiều câu chuyện kể về các chàng trai thuồng luồng lấy con gái Tày Thái rồi sinh con đẻ cái tạo ra dòng giống kết hợp giữa yếu tố nước và cạn. Phải chăng đáy chính là cội nguồn sinh ra truyền thuyết Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ nhằm giải thích nguồn gốc người Việt cổ. (lớp cư dân xây dựng nên nền văn minh Đông Sơn). Trong các địa danh xung quanh đền hùng hiện nay có tới 50% tên gọi có từ "nà" ruộng) - một từ chỉ có trong tiếng Tày Thái. Khi nghiên cứu về thành Cổ Loa, các nhà sử học đều nhận ra một điều hiển nhiên là cấu trúc thành "viếng" (vòng thành) như các lớp thành Tam Vạn "Xam Mứn" (Điện Biên), tha nhành Chiềng Mai (Thái Lan)... đặc biệt là giữa các vòng thành đó lại có các tên gọi các góc từng lớp thành như che cuông (góc trong), che tò (góc nối), và che noọk (góc ngoài). Các tên gọi đó đều là tiếng Tày Thái. Đấy là còn chưa kể ngay chính bản thân Thục Phán An Dương Vương, vị vua ngự trị tại thành Cổ Loa của nước Âu Lạc, cho đến nay vẫn được nhiều người công nhận là người Tày Cổ. Thậm chí, các vua Hùng trước đó, còn được gọi là "Pò Khun" (Trần Quốc Vượng), nghĩa là vua Hùng. Trong ti ếng Tày-Thái "pò" là bố (Bố Cái Đại Vương), "khun" với nghĩa là ông, là ngài-một vị quí phái hay có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Tương truyền rằng, khi sắp nhường ngôi cho Thục Phán, Hùng Vương đã gửi thư cho vua Thục viết bằng chữ hình con nòng nọc. Đến thời Lý, một trong những lễ vật quí đem sang cống tiến cho nhà Tống cũng có một cái mai rùa trên đó khắc loại chứ hình con nòng nọc. Rất có thể loại chữ hình con nòng nọc đó chính là chữ Thái cổ (cho đến nay loại chữ này vẫn viết theo lối cổ như thể). Những minh chứng như thế còn khá phổ biến trong kho tàng văn học nghệ thuật dân gian. Một số ví dụ sau đây có thể chứng minh được điều đó. Khi nghiên cứu về truyện Tấm Cám ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang (Hà Bắc cũ) Cao Huy Đỉnh đã từng nhận xét rằng: "Mặc dù hình tượng cô Tấm ở Hà Bắc đã được lịch sử hoá bằng nhân vật Ỷ Lan phu nhân, nhưng cốt truyện dân gian Tấm Cám ở Hà Bắc lại giống với những dị bản cổ của người Tày Thái

10. Mô típ các chàng trai, cô gái khổng lồ đã có công khai phá, tạo lập bản mường cũng khá phổ biến trong xã hội Việt cổ và Tày thái cổ. Cho tới nay hình tương Ông Đùng Bà Đà (của người Việt Mường) và Ải Lặc Cậc (Thái), Báo Luông, Sao Cải (Tày) và cả Sơn tinh hay Thánh Gióng... cũng đều có những hình tượng bất diệt trong lòng các dân tộc Thái Việt. Tên tục chính của Thánh Gióng là Phù Đổng. Trong tiếng Thái "Phù" hay "Phủ" chỉ người, còn "Đổng" hay "Đông" là rừng rậm. "Phù Đổng" là người ở rừng mà vùng Gia Lâm ngày ấy còn là rừng rậm cũng là điều hiển nhiên, vì mãi đến thời Lý đây vẫn còn là rừng rậm. Tương truyền bà thân sinh của Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) còn phải băng qua những khu rừng rậm đó mỗi khi về thăm quê... Trong lễ hội thánh gióng vùng Gia Lâm (Hà Nội), nhân dân vẫn nhắc đến hai địa danh mang tiếng Tày Thái. Đó là "Trại Nòn", nơi sinh ra Thánh Gióng. Trong tiếng Thái "nòn" là ngủ hay là nằm, nơi nằm đầu tiên khi mới được sinh ra của chàng. Nơi các thợ rèn rèn áo giáp và áo giáp cho chàng có tên "Lang Na" (còn gọi là Y-Na) thuộc huyện Quế Võ-Bắc Ninh. Trong tiếng Thái "na" hay "nà" đều có nghĩa là ruộng hay thửa ruộng. Như vậy rất có thể nơi sinh ra Thánh Gióng và cả những vùng xung quanh đều mang những địa danh tiếng Tày Thái cổ. Ví dụ: Phù Lưu, Phù Chẩn, Phù Lỗ, Phù Yên... hay Đông Anh, Đông Hội, Đông Trù... phải chăng trên những này ở thời xã xưa (khi các nhóm Tày Thái cổ còn sống xung quanh vịnh Hà Nội) cũng có từng có người Thái cổ sinh sống ở những nơi đây? Hoặc chí ít những địa bàn đó cũng đã từng giao lưu, tiếp xúc với các lớp cư dân Tày Thái cổ ở các vùng xung quanh. Về các cuộc tiếp xúc ở đây, giáo sư ngôn ngữ Phạm Đức Dương đã từng rút ra những nhận xét khá xác đáng theo con đường hội tụ văn hoá-tộc người. Giữa ngôn ngữ Việt - Mường chung và ngôn ngữ Tày Thái cổ đã từng diễn ra một quá trình tiếp xúc khác sâu sắc. Sự tiếp xúc ngôn ngữ như thế không chỉ diễn ra trong phạm vi cấu trúc ngôn ngữ mà cả trên bình diện từ vựng, ngữ nghĩa. Vì vậy ngôn ngữ Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) đã có sự pha trộn, tiếp biến khá lớn. Một số từ vị có gốc Thái đã gia nhập vào vốn từ Việt Cổ. VD: huội/suối, tông/đồng, tang/đường, cổng/trống, toong/đồng... và hàng loạt từ hỗn hợp Việt Thái như: dao/pha, đòn/càn, xin/xỏ, tre/pheo, chó/má, 10 Phạm Đức Dương: Cội nguồn mô hình văn hoá... Sdd tr. 52. trông/ coi, cỏ/ giả...

11. Thậm chí còn nhiều từ đồng âm, đồng nghĩa như nóng sốt, sốt rẻo (trong tiếng Thái "sốt" là nóng bỏng), luộc rau, luộc thịt (trong tiếng Thái "luộc" cũng có nghĩa là tương tự), canh rau, canh thịt, bát canh... (trong tiếng Thái "canh" cũng có nghĩa như vậy) hay bãi đỗ xe, sân bãi... (tiếng Thái Lan hiện nay gọi là Pai rốt), than củi (tiếng Thái gọi vỏ cây là Pì, Pì mạy), hay đậu, chim đậu (tiếng Thái là đạu), ngót đi (tiếng Thái gọi là "ngọt pay")... (xem thêm thống kê trong tạp chí Dân Tộc học, số 6 (132) - 2004 - tr54-55). Quá trình giao tiếp này phải diễn ra hàng ngàn năm và có sự tiếp xúc ngay từ đầu thì các từ vị cơ bản như thế mới giống nhau cả âm vị lẫn ngữ nghĩa. Điều này cũng đã được GS Phan Ngọc khẳng định: "sự tồn tại cạnh nhau hàng ngàn năm nhất định dẫn tới những quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị và tất cả những quan hệ này đều tác động đến ngôn ngữ"

12 . Như vậy trong vốn từ vựng Việt - Mường chung (Việt cổ) có một hệ thống từ vựng cùng gốc với tiếng Tày Thái cổ. Những từ đó phản ánh nền kinh tế xã hội của những cư dân trồng lúa nước ở hạ tầng cơ sở và cả thượng tầng kiến trúc. Những từ vựng thuộc hai lĩnh vực đó đã được Việt Mường hoá một cách sâu sắc. Tuy nhiên một điều hết sức quan trọn cần nhấn mạnh là nếu nhìn vào lớp từ vựng cơ bản ngoài hệ thống từ chỉ các hiện tượng tự nhiên, cơ thể và sự hoạt động của con người, số đếm... thì trong các ngôn ngữ tiền Việt Mường chỉ có các từ chỉ văn hoá săn bắt, hái lượm và hệ thống canh tác nương rẫy, còn lớp từ vựng về văn minh nông nghiệp lúa nước hoàn toàn không có. Trong khi đó, hệ thống từ này trong ngôn ngữ Việt - Mường lại có chung một gốc với các ngôn ngữ Tày Thái

13 . Qua những tư liệu trên đây đã cho thấy một điều rõ ràng là trong quá trình hình thành nhóm Việt Mường chung (Việt cổ) thì ngay trên địa bàn của nền văn minh sông Hồng đã từng diễn ra sự tiếp xúc giữa lớp cư dân Tày Thái cổ (Poroto Tày Thái) với lớp cư dân Việt Mường chung, trong quá trình tiếp xúc đó đã làm cho ngôn ngữ tiền Việt 11 Phạm Đức Dương: Nguồn gốc tiếng Việt... Sdd, các trang 131, 129, 130, 123. 12 Phạm Đức Dương: Nguồn gốc tiếng Việt... Sdd, các trang 131, 129, 130, 123. 13 Phạm Đức Dương: Nguồn gốc tiếng Việt... Sdd, các trang 131, 129, 130, 123. Mường dần dần chuyển hoá thành ngôn ngữ Tày-Thái. Có lẽ ảnh hưởng của ngôn ngữ Tày Thái là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình chuyến hoá.

14 . Với việc giải mã quá trình hình thành tiếng Việt và phương pháp tiếp cận liên ngành (dân tộc học - ngôn ngữ học và khảo cổ học) cũng những tư liệu thư tịch cổ Việt Nam, một số nhà ngôn ngữ đã đưa ra nhận xét rằng: ngôn ngữ Việt Mường chung bắt nguồn từ gốc Môn Khơ me có trước và rất cơ bản, các yếu tố Tày Thái cổ có sau. Cho nên trong kết cấu ngôn ngữ hỗn hợp Việt-Thái thường thấy các yếu tố Tày Thái đứng sau. Đó là xem xét về mặt cơ tầng. Còn khi xét về mặt cơ chế vận hành của tiếng Việt thì rõ ràng tiếng Việt Mường chung hoàn toàn mô phỏng theo cơ chế Tày Thaí. Trên cơ sở đó, ngoài sự tiếp xúc ngôn ngữ, cư dân Việt Mường chung còn tíêp thu nhiều biện pháp canh tác ruộng nước ở các thung lũng của người Tày thái. Đặc biệt là về hệ thống thuỷ nông. Mặt khác sự tiếp xúc đó cũng tạo ra cơ hội cho cư dân Việt Mường chung mô phỏng theo cơ cấu tổ chức xã hội bản mường của người Tày Thái cổ. Một thiết chế xã hội của cư dân định canh định cư trên cơ sở nông nghịêp lúa nước. Ngay từ thời Văn Lang Âu Lạc, các từ chỉ tầng lớp quí tộc như "Phụ Đạo" (Phụ tạo trong tiếng Thái) cũng đã được các vua Hùng sử dụng. Cho đến nay, từ đạo hay tạo vẫn còn trong xã hộ Thái với ý nghĩa có từ thời cổ như thế. Đối với tầng lớp tôi tớ trong nhà quí tộc, phía tạo cũng được gọi giống như tên gọi từ thời Văn Lang là "xảo chưng" (gái hầu) và "xao chợ" (gái giúp việc)...Sau này trong chế độ lang đạo của người Mường cũng như toàn mô phỏng theo tên gọi và cơ cấu tổ chức xã hội Tày thái, cho dù đã cải biên cho thích hợp với xã hội người Mường. Đó là còn chưa kể một loạt những trò chơi văn nghệ dân gian của người Tày thái cũng hiện diện trong xã hội Viêt - Mường, như ném còn vòng, chơi đu, cồng chiêng, đánh yến đánh phết... Tuy những trò chơi đó hiện nay khá phổ biến ở nhiều dân tộc, nhưng cội nguồn của nó phải bắt nguồn từ cư dân trồng lúa nước, còn người Mường thời xa xưa chỉ là cư dân làm nương rẫy, săn bắt hái lượm. Vì vậy mô hình kinh tế xã hội lúa nước (sau này được gọi là nền văn minh lúa nước) trước khi hình thành đồng bằng Bắc Bộ thì chủ nhân ông của nó phải là cư dân Tày-Thái cổ. Về điều này GS Trần Quốc Vượng đã khẳng định: Như vậy có thể thấy rằng tiếng Tày Thái là một nhân tố cấu trúc quan trọng của tiếng Việt, tộc Tày thái đã tham gia vào 14 Phạm Đức Dương: Nguồn gốc tiếng Việt...Sdd, các trang 131, 129, 130, 123. sự cấu thành người Việt ở Đông bằng Bắc bộ, văn hoá Tày thái đã tham gia ngay từ đầu vào sự hình thành và bước đầu phát triển của văn hoá Việt Nam"

15 . Ngoài những nguồn sử liệu nói trên nghệ thuật trang trí Thái nói chung, hoa văn Thái nói riêng cũng là một nguồn sử liệu quí. Nguồn sử liệu đó cũng giúp chúng ta lần về quá khứ tìm ra mối liên hệ giữa những chủ nhân hoa văn Thái với hoá văn Trang Trí trên các hiện vật khảo cổ học giai đoạn Phùng Nguyên-Đông Sơn vẫn đọng lại khá đậm nét trong các đồ án hoá văn Thái. Cho đến nay, tuy thần thái trang trí Phùng Nguyên-Đông Sơn còn hiện diện trên nhiều nền văn hoá khác nhau như trên cạp váy Mường, thổ cẩm người Chăm, Êđe, Gia rai, Bana... Nhưng thần thái đó còn in đậm nét hơn cả trong các đồ án hoa văn Thái.

16 . Tuy nhiên điều khiến chúng tôi băn khoăn hơn cả ở đây là mối quan hệ giữa phong cách trang trí Phùng Nguyên-Đông Sơn và nghệ thuật trang trí Thái là sự tiếp nối từ một cội nguồn văn hoá hay đây chỉ là những biểu hiện của sự hỗn dung, giao tiếp văn hoá trong lịch sử các dân tộc nơi đây?. Nhưng, dù sao sự gần gũi giữa phong cách trang trí hoa văn Thái và hoa văn Phùng Nguyên Đông Sơn cũng ít nhiều nêu lên mối quan hệ thân thiết giữa những chủ nhân của chúng. Tóm lại qua những cứ liệu đã trình bày trên đây cũng giúp chúng ta thấy rõ giữa cư dân Phùng Nguyên - Đông Sơn và cư dân Tày Thái cổ có mối quan hệ nội sinh. Có thể nói người Tày Thái cổ là một trong những thành viên quan trọng của khối cộng đồng cư dân Phùng Nguyên Đông Sơn. Và họ (người Tày-Thái cổ) đã góp phần tạo dựng và phát triển nền văn minh Đông Sơn ở nước ta. 15 Trần Quốc Vượng: Về sự đóng góp của văn hoá Tày Thái cổ... sdd, tr13 16 Hoàng Lương: Về nghệ thuật và yếu tố lịch sử của hoa văn Thái. Tạp chí Văn Hoá Nghệ thuật, số 8 (218) - 2002, tr.38-43.

PGS. TS Hoàng Lương

Khắp Thái-nét văn hóa cổ truyền cần được phát huy (Lương Hồng Gấm)

Cô gái Thái hát Khắp trên sàn "Hạn Khuống".

Nếu như người Mông được biết đến với điệu múa Khèn yểu điệu, người Tày với câu hát Then chữ tình thì Khắp Thái lại là một loại hình âm nhạc đặc trưng của dân tộc Thái.
Từ xa xưa, tiếng khắp đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người Thái. Qua làn điệu hát khắp, chúng ta không chỉ thưởng thức sự thi vị của ý thơ mà còn thể hiện những tâm tư, tình cảm của mình với người yêu, người bạn, giãi bày những điều khó nói.

Dân ca Thái–Khắp Thái là những bài hát, những làn điệu trữ tình được các thê hệ lưu giữ bằng cách truyền miệng hoặc ghi chép từ đời này sang đời khác.

Khắp Thái là lối hát dùng thanh nhạc làm hình thức để biểu đạt nội dung thơ, một bài thơ, một truyện thơ đồng thời cũng là một bài hát. Khắp Thái có rất nhiều loại, tùy nội dung, đề tài mà nó có những tên gọi khác nhau.
Đặc biệt nhất của Khắp Thái chính là điệu Khắp "Báo sao". Khác hắn với các loại Khắp khác, khắp "Báo sao" là lời tỏ tình của chàng trai hoặc cô gái với người mình yêu. Được dùng trong các dịp giao duyên, gặp gỡ, hội hè. Điệu khắp này như thay lời muốn nói cho các bạn trẻ để giãi bày, than vãn với nhau khi gặp những oan trái, chia ly. Vì thế nên là khi vui người ta hát và khi buồn thì cũng hát.

Khắp Thái thường kết hợp cùng với "pí khui" (sáo trúc) và "pí pe" (khèn bè), giọng hát trầm bổng cùng với điệu "pí" ngân nga tạo nên một thứ âm thanh vô cùng lạ, độc đáo và đi vào lòng người. Khắp thái thường được bắt đầu bằng "yêu lú nặm ne", "lá ới, noong ơi" có nghĩa là "thương lắm em ơi".

Khắp Thái từ lâu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của người Thái, có thể thể hiện ở khắp nơi như trên nương, ngoài ruộng để xua đi cái mệt nhọc của buổi lao động, hay hát cho nhau nghe vào các dịp lễ hội, lễ tết, các dịp cưới xin, xưa kia người ta còn có thể hát cho nhau nghe từ 2 – 3 ngày đêm…

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bà con dân tộc Thái trong các thôn bản lại cùng nhau tụ họp bên bếp lửa hồng cùng nắm tay nhau nhảy sạp, nhâm nhi chút rượu cho ấm bụng và nghe các bà, các mẹ hát Khắp.


Khắp Thái góp phần tạo nên một Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bởi nó không chỉ là món ăn tinh thần mà còn thể hiện sự độc đáo sáng tạo của người lao động Việt. Tuy nhiên, ngày nay, lối hát Khắp đang dần bị mai một, rất ít người còn biết hát Khắp, nhất là giới trẻ. Vậy, phải làm sao để giữ gìn và phát huy những bản sắc của dân tộc Thái chính là một vấn đề đặt ra cho những nhà chức trách. 

Lương Hồng Gấm

Khắp Thái "khặp pú tay" (Văn Hóa Tây Bắc)

Các cô gái Thái đang trao đổi về lời khặp với nhau trong lễ hội ném còn
Là loại hình trình diễn dân gian, không biết khắp ra đời từ khi nào chỉ biết từ khi người Thái đến định cư ở Tân Thành là những điệu khắp đã được cất lên.
Khắp là một hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, cưới, hỏi, thậm chí ngay cả những lúc đi làm người ta vẫn có thể khắp với nhau.
Khắp thực chất là hát, nói cách khác khắp là cách trình diễn thơ ca. 
Hiện nay có khá nhiều làn điệu khắp khác nhau, nhưng có thể chia thành hai loại chính là khắp bắc (hát sáng tác mới) và khắp lời truyền thống. Khắp lời truyền thống là lời khắp phổ biến nhất hiện nay. 
Từ xa xưa, tiếng khắp đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người thái, qua làn điệu khắp chúng ta không chỉ thưởng thức sự thi vị của ý thơ mà còn thể hiện những tâm tư, tình cảm của mình đối với người mình yêu, người bạn, giãi bày những điều khó nói.
Khắp Thái là lối hát dùng thanh nhạc làm hình thức để biểu đạt nội dung thơ, một bài thơ, một truyện thơ đồng thời cũng là một bài hát, lời khắp theo lối thơ tự do nên không bó buộc luật bằng trắc mà chỉ chú trọng các thanh trầm bổng cân đối nhịp nhàng, lời ngắn gọn, dễ nhớ, bởi ngôn ngữ khắp chính dựa trên câu chào, câu dặn thường dùng hàng ngày trong cộng đồng làng bản sắp xếp lại thành thơ. 
Khắp của đồng bào Thái có nhiều thể loại, tùy theo làn điệu mà có các loại như: khặp xư (ngâm thơ), khặp chôm hươn mơ (hát mừng nhà mới), khặp xường khưởi, ton pợ (hát tiễn dể, đón dâu), khặp chốm pì ai, pì noọng (hát mừng anh em), khặp chôm pỉ mơ (hát mừng năm mới); khặp bào xảo (hát giao duyên). Khắp tán bào xả (hát tán tỉnh), khắp chốm pợ (hát mừng dâu), Khắp pan lau pan khau (hát trên mâm cơm), Khắp Tó nhạc tó nhe (ghẹo đùa), Khắp tó pẹ tó xua (hát thi), Khắp ứ ư lúc (hát ru con), khắp Ồi, khắp lóng xắm, khắp Nhuôn ... và một điệu khắp mới hiện nay là khắp bắc. 
Khắp xư là làn điệu phổ thông nhất, "khắp xư" có nghĩa là hát thơ. Song nhạc điệu trong khắp xư đã có một vị trí cao hơn so với phần nhạc trong các thể ngâm thơ. "Khắp xư" gồm nhiều điệu khác nhau tuỳ theo nội dung của tác phẩm hay theo ngữ cảnh khi hát, có mấy điệu như sau:
- Khắp xư (hát kể chuyện thơ), dùng để chỉ một điệu chuyên dùng để hát lên một bài thơ, câu chuyện cổ của người Thái như: Khun Lú-Nàng Ủa (Chàng Lú nàng Ủa)...), Chàng mồ côi….
- Khắp xư toi căn (hát thơ đồng thanh), dùng cho các em nhỏ hay các cô gái tinh nghịch hát đồng thanh cùng nhau như một bài vè hay bài thơ nào đó. Làn điệu nó cũng giống như "khắp xư" nhưng giọng điệu mượt mà và âm vực rộng hơn.
- Sử Thuân là một trong những dòng khắp truyền miệng và cũng được chép thành sách theo chữ Thái, có bản chép bằng chữ quốc ngữ, cũng có bản được viết bằng chữ Hán Nôm đến nay vẫn còn số ít nghệ nhân biết khắp.


Khắp chốm hướn mờ (hát thơ lên nhà mới). Chủ nhà hát xin với tổ tiên, các đấng siêu nhiên để lên nhà, đại ý: nhà lành hay là dữ, nếu là dữ thì hãy lành ngay, nếu nhà lành thì ta sẽ lên ở, lên ở để sinh sôi nảy nở, để khoẻ mạnh sống lâu, các cụ ông cụ bà tổ tiên, các ngài thổ công thổ địa, hãy chấp thuận và phù hộ cho gia đình bình yên. Sau đó mới bước lên nhà.
Khắp chốm ai, chốm nọng là điệu hát ứng tác hay hát gọi. Nó được sử dụng trong các dịp vui gặp gỡ, khi giã gạo, trong vòng xoè tập thể, trong tiệc tùng, đôi khi còn dùng trong cả nghi lễ… Nhạc điệu của "Khắp chốm ai, chốm nóng" cũng gần giống "khắp xư", vui, trong sáng, nhưng có cấu trúc: mở đầu mỗi khổ hát có đoạn "ai đu" (đoạn mở đầu), tiếp sau là hát ngân nga từ 1 đến 3 câu và kết thúc mỗi khổ hát lại có đoạn "au hang" (đoạn nhạc đóng). Người hát hát hết một khổ, tập thể sẽ hát nhắc lại đoạn "au hang" để hưởng ứng gọi là "xương", sau đó người hát mới hát sang khổ tiếp theo.
Khắp pan lau pan khau (hát trên mâm cơm). Hát trong mâm cơm cũng có nhiều loại, mục này chỉ nói đến điệu hát đối đáp thông thường như: thăm hỏi, khen chủ hiếu khách… Một số nội dung khác cũng hát trên mâm cơm nhưng sẽ hát theo điệu khác như: "khắp báo xao", "khắp xống khươi ton pơ"…
"Khắp xung khươi" và "khắp ton pơ" (Hát tiễn rể - đón dâu) nội dung cũng na ná giống nhau. Khi “xung khươi”, gia đình nhà trai, sau những lời “khắp” chào hỏi sẽ “khắp” xin cho con đến làm rể, lời hát khiêm nhường và có thể kéo dài suốt ngày đêm. Mỗi bên thường tìm cho mình nghệ nhân tài giỏi đối đáp. Hai bên đối đáp nhau, tất cả mọi người trong mâm cơm đều tán thưởng và “xương” theo một cách thích thú và thán phục. Những người nghe hát không ai muốn về, chỉ thích ở lại để được nghe trọn vẹn cả cuộc đối đáp. 
Đặc biệt nhất của khắp thái chính là điệu khắp "bao xáo" khác với các làn điệu khác, khắp "bao xáo" là lối tỏ tình của chàng trai hoặc cô gái với người mình yêu. Được dùng trong các dịp gặp gỡ giao duyên, lễ hội, ngày tết, đám cá xa. Điệu khắp còn được xem như thay cho lời muốn nói, khi vui người ta cũng khắp, lúc buồn người ta cũng khắp, khi khắp người ta thường kết hợp với "pì khùi" sáo dọc giọng khắp trầm bổng cùng với điệu pì ngân nga tạo nên một thứ âm thanh vô cùng lạ, độc đáo đi vào lòng người. 
Khắp báo xáo (hát trai gái giao duyên) chỉ dành cho trai gái giao lưu, gặp gỡ, để tìm hiểu, giãi bày, tỏ tình, đôi khi để kể lại, than vãn với nhau khi gặp phải những khổ đau, oan trái, chia ly. Vì vậy “khắp báo” trở nên đa dạng, độc đáo và đặc sắc nhất, được giới trẻ yêu thích nhất.“Khắp bào xảo” cũng có nhiều làn điệu, tùy nội dung, hoàn cảnh, sự việc cần tâm sự, tỏ bày cùng bạn tình mà vận dụng.
"Khắp tán bào xảo" (hát tán tỉnh) có nội dung tương đối rộng xung quanh chuyện yêu đương trai gái. Trong cuộc "khắp" có thể bắt đầu bằng những câu thăm hỏi như: tên, tuổi, quê quán, đã có vợ hay người yêu chưa, đến đây bằng cách nào (đi ngựa hay xe, bằng thuyền bè hay đi bộ). Chủ nhà (thường là nữ) sẽ chủ động hỏi, để đối phương đáp lời. Tiếp đó là những lời tán tỉnh yêu đương, thường do các chàng trai chủ động: 
"Ta gieo hạt cải nơi đây liệu có nên trồng.
Gửi câu tán tỉnh liệu người thương có đáp?".
Hay: 
"Nhìn thấy cái áo muốn thử mặc.
Thấy chiếc khăn phơi trên sàn muốn cất.
Thấy người yêu dấu khao khát được đón về".

Rồi cả những ước mong mạnh dạn hơn: 
"Làm sao được gieo cải cùng vườn.
Làm sao được trồng dưa cùng luống.
Làm sao được cấy lúa chung nương.
Làm sao mới được làm rể thương bên nàng …".

"Khắp Tó nhạc tó nhe" (ghẹo đùa). Trong các cuộc vui, những người tham gia chưa hiểu rõ nhau hay chưa có đối tượng hợp ý để đối đáp sẽ cùng nhau hát về nhiều chủ đề cho vui. Có thể chủ sẽ nhún mình nói về sự tiếp đón của gia chủ thiếu chu đáo, mâm cơm chẳng có gì, ngược lại khách sẽ khen chủ đã quá hoàn hảo trong việc tiếp đãi. Có khi họ chỉ hát mời nhau uống rượu, từ chối rượu, khen hay chê rượu. Cũng có khi họ lại hát về một sự kiện nổi bật nào đó hay hát về chủ đề về ngày vui gặp gỡ…


"Khắp tó pẹ tó xua" (hát thi) nghĩa là hát đố nhau để xem ai thắng ai thua nhưng thực chất chẳng có bao giờ phân biệt được ai thắng ai thua bao giờ, vì trong cuộc hát đố ai cũng rất tế nhị, người hát giỏi hơn thường rất khiêm tốn, thể hiện ngay trong lời bài hát:
"Em sẽ đắp nước dâng cho chàng nhảy.
Ra những lời lắt léo để chàng đáp lời.
Nếu đáp được sẽ thành người muôn phương.
Không đáp được qua bảy đời vợ cũng bỏ.
Tán bảy cô xứ lạ cũng chẳng ai thương…".
Khắp à ơi lực nói: là điệu hát ru con. Đây cũng là làn điệu hát nhiều bài khác nhau nhưng khi hát phải đúng bài bản, không được thay đổi cả âm điệu và nhịp điệu. Khi hát người ta có thể co hoặc thả dây nôi cho dài hay ngắn để có nhịp hát nhanh hay chậm.
Khắp Ồi thường được những người trung tuổi, người già khắp chúc tụng nhau trong các dịp cầm vía, mừng nhà mới, đám cưới... Ví dụ như:
" Khoi cò cu hơ năm mướng ơi nồi pả thởi nớ,
Khoi cò cu hơ ná mướng uẩn, mướng náng nồi khâu..."
Dịch : "Tôi chúc cho sông mường chị nhiều cá,
Tôi chúc cho đồng ruộng mường chị mùa màng bội thu..."
Khắp “long săm” là làn điệu khắp của người thái ở vùng đầu nguồn sông Chu, sông Mã, điệu khắp này cho đến nay ít người còn lưu giữ, đang dần bị mai một.
Hiện nay, có thêm một làn điệu khắp mới đó là Khắp bắc, đây là làn điệu khắp trong các cuộc hát vui, cuộc biểu diễn, được gieo từ những bài thơ do các nhà thơ sáng tác mới để ca ngợi Đảng, ca ngợi đất nước, con người… cũng có khi người khắp tự sáng tác cho phù hợp vỡi ngữ cảnh. Trong các cuộc khắp đối đáp, khắp giao duyên, người khắp sẽ chọn những câu, đoạn trong “vốn kiến thức” của mình để khắp cho phù hợp. 
Khắp thái thường được mở đầu bằng câu" Yêu đu năm ne...lá nọong ới...!" ý của câu hát là: Thương yêu lắm em ơi...! Khắp thái từ lâu trở thành nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của người thái, thể hiện ở khắp nơi, trên nương rẫy, ngoài đồng ruộng nhằm xua đi nỗi mệt mỏi của buổi lao động cũng có những câu hát động viên khuyến khích người lao động hăng say làm việc, cũng có những câu khắp chê bai kẻ lười biếng.
Trong không khí những ngày xuân rạo rực, ngày lễ chúng ta được lắng lòng theo những điệu khắp tha thiết, êm dịu, thanh thoát, trữ tình, những nhịp khua luống rộn ràng, hân hoan. Khắp Thái có sức sống vượt thời gian, năm tháng bởi đó chính là âm điệu của trái tim đồng bào Thái cất lên từ lao động sản xuất như phát rẫy, trỉa hạt, cày bừa, cấy hái, chăm bón ruộng đồng lúa nước đang vào vụ, đắp đập, be bờ, dựng nhà, xuôi bè, kết mảng, đan chài, kéo lưới, cời bếp lửa bắc niếng hông xôi, giã gạo, khua luống, dệt vải, hái bông, chăn tằm, chăn trâu, hái măng, leo cau, trèo cây lấy tổ ong mật.

Khắp Thái Mường Lò (Thanh Tân)

Hạn khuống là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Thái Mường Lò.

Cũng như nhiều dân tộc khác cùng chung sống trên mảnh đất Yên Bái, người Thái đen vùng Mường Lò còn lưu giữ rất nhiều nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Một trong những nét văn hóa đặc sắc đó là khắp.

Khắp là một hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, cưới, hỏi, thậm chí ngay cả trong lao động.
Khắp thực chất là hát, nói cách khác, khắp là cách trình diễn thơ ca. Hiện nay có khá nhiều làn điệu khắp khác nhau nhưng có thể chia thành hai loại chính là khắp bắc (hát sáng tác mới) và khắp lời truyền thống. Khắp lời truyền thống là lời khắp phổ biến nhất hiện nay.
Trong các cuộc khắp đối đáp, khắp giao duyên, người khắp sẽ chọn những câu, đoạn để khắp cho phù hợp, hoặc cùng nhau khắp những bài khắp truyền thống của đồng bào mình. “Tản chụ xống xương" và "Tản chụ xiết xương" là một trong những điệu khắp truyền thống điển hình.
 "Tản chụ xiết xương" gồm các bài hát để nói kháy yêu nhau theo kiểu tâng người hạ ta. Thực chất hình thức khắp này là mượn chủ đề tình yêu để thi tài năng đối đáp giữa các cặp hát đối. Khắp truyền thống còn có các điệu như: "Tản ỉn tản mặc" nghĩa là lời tỏ tình, "Mỡi lảu, vảy lảu" nghĩa là mời rượu, từ chối rượu, "Xống khươi, tỏn pạu" nghĩa là tiễn rể, đón dâu... Đi kèm với những điệu khắp là những nhạc cụ rất đặc trưng như: tính tẩu, khèn bè, pí pặp, pí thiu, pí ló nhưng phổ biến nhất với người Thái Mường Lò vẫn là pí ló.

Thiếu nữ Thái Mường Lò. (Ảnh: Hoàng Đô)

Thanh niên người Thái trước đây ai cũng phải biết khắp, nếu không sẽ chẳng thể quen được ai và cũng chẳng thể lấy được con gái của bản mình làm vợ. Bởi lẽ, trai gái đối đáp, giao duyên, muốn làm quen, mời rượu hay muốn tỏ tình cũng đều bằng khắp. Ngày nay cũng vậy, thanh niên trai gái trong làng lớn lên đều phải biết các điệu khắp của bản, mường mình và cũng như bao người Thái gắn bó máu thịt với mảnh đất này, lớn lên bằng những điệu khắp từ lời ca tiếng hát của bà, của mẹ, của những lễ hội tưng bừng cả một vùng trắng hoa ban.
Để phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa của người Thái Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng một đội văn nghệ tại xã Nghĩa An, hội tụ nhiều nghệ nhân trong vùng để truyền dạy cho lớp trẻ những làn điệu khắp của dân tộc mình, mà bà Điêu Thị Siêng - nghệ nhân dân gian là một trong những hạt nhân tích cực cho việc gìn giữ và phát huy.
Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi tộc người chính là chúng ta đang tìm về với cội nguồn dân tộc, về với những giá trị đích thực của cuộc sống. Tìm về với điệu khắp của người Thái Mường Lò để thấy được giá trị truyền đời của một hình thức sinh hoạt văn hóa thuần phác gắn với đời sống tinh thần của đồng bào.
Về Mường Lò, về với mảnh đất giàu bản sắc văn hóa để say trong men nồng hương rượu với những điệu khắp, điệu xòe bất tận để cảm nhận sự mộc mạc thân tình của người dân bản địa. Đó hẳn sẽ là những cảm xúc khó quên với mỗi du khách có dịp ghé thăm Mường Lò, nơi được mệnh danh là cửa ngõ miền Tây của Tổ quốc trong mỗi dịp tết đến xuân về.

Thanh Tân

Thursday, April 28, 2016

Khèn bè đặc sắc (Văn Hóa Tây Bắc)

Chiếc khèn bè, một nét văn hóa đặc sắc của người Thái ở Hòa Bình

Là một trong bảy dân tộc sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình, người Thái ở huyện vùng cao Mai Châu có những nét văn hóa đặc sắc. Trong số đó, khèn bè là một loại nhạc cụ độc đáo không thể thiếu trong những dịp cưới hỏi, lễ, Tết hay ngày hội đón Xuân... của đồng bào Thái.
Các cụ già trong bản kể lại rằng xưa có chàng trai họ Lò nghèo, nhân hậu và có tài thổi sáo, thậm chí lấy lá cây đưa lên miệng thổi cũng ra một thứ âm thanh kỳ lạ làm xao xuyến lòng người. Vì tài đó, con gái một Tạo bản giàu có trong vùng đã yêu chàng tha thiết.

Hay tin con gái mình đã bén hơi chàng trai họ Lò, Tạo bản giận lắm, nhốt con gái trong buồng, đợi ngày lành tháng tốt sẽ gả cho một người giàu có ở làng bên. Không cưỡng nổi ý muốn của cha mẹ, nàng gửi lại cho chàng gói sáp ong đá đã in dấu tay của nàng mỗi khi kéo sợi. Nhận kỷ vật cuối cùng của người yêu, chàng buồn bã bỏ bản ra đi. Lang thang hết ngày này qua ngày khác, cuối cùng chàng gặp con suối và dừng lại.

Bên dòng suối vắng, chàng nảy ra ý định làm cây sáo thổi để giải buồn. Thấy có nhiều cây nứa tép bên bờ suối, chàng chọn lấy từng dóng nứa to, nhỏ khác nhau bó lại và lấy sáp ong người yêu tặng bịt kín các kẽ hở giữa các ống sáo, rồi lấy dao vạt chéo phần đầu và thổi thử.

Lạ thay, cây sáo bè có tiếng to, nhỏ, cao, thấp khác nhau theo các ngón tay bấm của chàng. Chàng mải mê thổi bên dòng nước chảy, quên ăn quên ngủ.

Bẵng đi một thời gian không thấy chàng trai nghèo về bản, bạn bè đi tìm và thấy chàng đã chết khô bên bờ suối, tay vẫn nắm chặt chiếc khèn. Từ đó, cây khèn của chàng trai nghèo họ Lò được bạn bè bắt chước làm theo. Khèn bè theo tay các chàng trai đi sương về nắng, còn sáp ong thì bện chặt lấy khèn, không bao giờ tách rời.

Chàng trai Thái thổi khèn bè cho cô gái mình thương

Khèn bè của dân tộc Thái (Mai Châu) được cấu tạo với 14 ống nứa, nhưng phải là nứa tép bánh tẻ, nhỏ, mỏng, ít mấu và xếp từ thấp đến cao. Khèn được chia làm 2 bè, mỗi bè 7 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịt kín bằng sáp ong đá. Một cây khèn bè của người Thái gồm có 4 ống khèn được thuôn thông suốt gắn chặt vào bầu hơi. Độ dài của ống khèn tùy thuộc vào nghệ nhân làm khèn, nhưng cây khèn kêu được còn phụ thuộc vào những lưỡi khèn. Lưỡi khèn được làm bằng đồng hoặc bạc trắng, đánh mỏng như tờ giấy để gắn vào trong các ống khèn, phía trên bầu hơi có dùi những nốt bấm.

Nghệ nhân mải miết với chiếc khèn

Âm thanh của khèn phụ thuộc vào cách cài những lưỡi khèn và độ chính xác về khoảng cách của những nốt bấm. Khèn bè dài, tiếng to, trầm, dùng cho người cao tuổi thổi ở nhà, còn khèn ngắn, tiếng nhỏ, thanh dùng cho thanh niên mang theo người.

Mỗi chiếc khèn tạo ra thu hút sự chú ý của mọi người

Chiếc khèn bè của người Thái Mai Châu như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, là sự kết tinh những giá trị vật chất của tự nhiên và tình yêu quê hương, dân tộc của người nghệ nhân làm nên chiếc khèn. Khèn bè được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh khác nhau như trong những dịp lễ, Tết, chúc mừng, đón khách, cưới xin...

Khèn được sử dụng trong các lễ hội

Tiếng khèn vang vọng, lúc thoáng đạt, lúc nỉ non dìu dặt làm xao xuyến lòng người. Người Thái sử dụng khèn bè để đệm cho người hát các bài dân ca trong những ngày lễ truyền thống, có khi làm nền cho các điệu dân vũ của người Thái trong những ngày vui, những dịp trọng đại…

Không thể thiếu đi tiếng khèn trong những ngày vui và dịp trọng đại

Tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, phương tiện chắp gió gửi lời của bao chàng trai, cô gái. Bất cứ chàng trai người Thái Mai Châu nào khi biết cầm con dao, cái cuốc để lao động trên nương trên rẫy, thì cũng là lúc họ biết cầm khèn. Với họ, học thổi khèn không chỉ để giải trí, mà còn là phương tiện để thể hiện tài nghệ của mình và là chiếc cầu nối để họ tìm cho mình một người bạn đời thích hợp. Hình ảnh những chàng trai khỏe mạnh với những giai điệu khèn hay sẽ chiếm được cảm tình của các cô gái.

Không chỉ có các chàng trai, những cô gái cũng ngân nga trong điệu khèn


Trải qua thời gian, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nhiều loại nhạc cụ hiện đại xuất hiện đâu đó ở những bản làng Mai Châu (Hòa Bình), nhưng người Thái vẫn luôn gìn giữ chiếc khèn bè của dân tộc mình. Giai điệu dặt dìu của tiếng khèn góp phần chuyển tải ước mong cho mùa màng được tươi tốt, cho bản làng thêm yên vui, cho tình yêu đôi lứa nhân đôi niềm hạnh phúc.

Sự tích khèn bè Yên Châu (Văn Hóa Tây Bắc)

Ngày nay, các nghệ nhân làm khèn bè của người Thái Yên Châu vẫn giữ hình dáng: một đầu phẳng, một đầu vát và lưỡi gà bằng đồng. Khèn được thổi trong các đêm liên hoan văn nghệ thôn bản.


Chuyện rằng:
Xa xưa có một đôi vợ chồng người Thái còn trẻ và xinh đẹp vùng Mường Vạt. Họ lấy nhau đã mười năm mà không có một mụn con, buồn lắm. Đã thế, anh chồng lại đổ bệnh. Cả bản sợ hãi, họ cho là pên hướn (bệnh hủi). Bọn chúa đất đã bắt gia đình, họ hàng anh làm một cái lán nhỏ tận trong rừng sâu, bắt buộc anh phải vào ở đó độc thân. Cấm mọi người giao tiếp, sợ lây bệnh. Hàng tháng, một hai lần gia đình tiếp tế lương thực, muối với một số lượng ít ỏi, để từ xa gọi người bệnh đến lấy.

Người vợ trẻ buồn nản, bị quan bản cấm thăm chồng, với một quy ước hết sức khắc nghiệt, nàng bỏ đi lang thang. Chàng trai trẻ sống lủi thủi một mình, làm bạn với chim và muông thú. Anh đã lấy một cây nứa nhỏ, cắt lỗ hình chữ nhật, lấy cật tre giắt vào làm hình lưỡi gà để phổ, phát ra những âm thanh nghe vui tai. Sau anh làm thành đôi, ghép thành ba mà thổi lên, chỉ nghe rõ một âm thanh thánh thót, gọi được chim muông về bầu bạn. Lâu dần, anh ghép vào bảy đôi thông qua một cục gỗ, có lỗ thoát không khí làm nơi thổi và dùi lỗ. Nếu bịt lại mới kêu, và hai đầu bằng nhau như một cái bè.

Khi anh thổi, đầu óc anh nghĩ tới cảnh đau đớn, chia ly vợ chồng, bệnh tật. Nhưng lạ thay, những âm thanh phát ra lại như mỉa mai. Bực mình, anh lấy dao phát một nhát đứt vát một đầu. Chiếc khèn bị vứt vào lùm cây. Đêm về trăng sáng, anh nhặt lấy cái khèn bị chém vát thổi thử. Lạ lùng thay, chiếc khèn nói lên được tâm sự của anh. Đầu anh suy nghĩ, các ngón tay bấm theo cảm hứng. Tiếng khèn là một bản nhạc lòng da diết, làm thức tỉnh mọi lương tri con người. Khi nghe, họ mất đi cái ác, cái xấu mà gần gũi yêu thương nảy nở, nhất là tình yêu đôi lứa.

Càng ngày anh thổi càng hay, anh say sưa sửa chữa, sắp xếp lại khèn, từ làm lưỡi gà bằng cật tre, anh đã hy sinh cái nồi đồng duy nhất anh có, lấy dao chặt gọt làm lưỡi gà cho chiếc khèn của mình. Chiếc khèn lưỡi gà bằng đồng làm xong, thổi lên hay đến mức chim muông về làm tổ. Mọi người được tin thằng pên hướn mi pe (thằng hủi có khèn). Họ nấp từ xa lắng nghe, ai cũng thương anh. Tin đó đến tai bọn chúa đất, tạo bản; chúng lén lút nghe trộm. Quả thật, sau khi nghe tiếng khèn của anh, bọn chúng mất đi cái gian ác, độc địa; chúng bỏ đi cái ý định đày ải cho chết và cho người nhà đón về, làm lều ở góc bản. Từ đó, tiếng khèn của anh lại vang xa. Cô vợ bỏ đi lang thang nay trở về, nghe tiếng khèn của anh, lâu dần cũng tĩnh tâm không còn đi lang thang. Hai vợ chồng khoẻ mạnh trở lại. Cứ tối đến, anh chồng ra đầu sàn thổi khèn, cô vợ ngồi cạnh quay xa, kéo sợi. Anh dạy cho con trai thổi và làm ra nhiều khèn. Từ ngày đó, bản anh vui, sầm uất hẳn lên.


Ngày nay, các nghệ nhân làm khèn bè của người Thái Yên Châu vẫn giữ hình dáng: một đầu phẳng, một đầu vát và lưỡi gà bằng đồng. Khèn được thổi trong các đêm liên hoan văn nghệ thôn bản. Tiếng khèn giữ nguyên bản sắc của người Mường Vạt, Yêu Châu, thiết tha, tình cảm, làm vui nhộn các cuộc vui, góp phần xây nên nếp sống văn hoá tinh thần, mà ít nơi nào có được - giữ được từ xa xưa đến tận ngày nay.

Khèn bè và người con gái Thái (Văn Hóa Tây Bắc)

Trong ánh lửa đêm hay vào ngày mùa vàng trĩu hạt, vũ điệu xòe cùng tiếng khèn déo dắt ôm trọn tấm thân người con gái mang trên mình chiếc áo Xử cỏm Đen chàm ánh nắng hồng, điểm sắc vào bức tranh vùng cao một gam màu tươi sáng, gợi nhắc đến quá khứ xa xưa về chuyện tình đầy thơ mộng mà đẫm lệ của đôi trai tài gái sắc.
Thiên nhiên không chỉ ưu đãi cho vùng đất Tây Bắc với kỳ vĩ núi non, phong cảnh nên thơ hữu tình mà đó còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em. Thừa hưởng nền văn minh lớn lao qua các thế hệ, người Thái Tây Bắc đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc. Nổi trội lên trong các tầng văn hóa đó là điệu xòe Thái mang đậm dấu ấn những điển tích cổ xưa.

Truyền thuyết về cây khèn bè
Từ ngàn xưa vẫn được người dân truyền tai nhau, vang vọng mãi khắp rừng sâu con suối.
Truyền thuyết kể rằng có một chàng trai họ Lò nghèo, nhân hậu và có tài thổi sáo. Chàng chỉ cần mới đưa lên miệng thổi cũng tạo ra một thứ âm thanh kỳ lạ làm xao xuyến lòng người. Âm thanh đó bay qua các bản làng qua các nhành hoa ngọn cỏ để rồi rơi vào lòng một thiếu nữ xinh đẹp con gái một Tạo bản trong vùng từ lúc nào.
Say cái tài cái duyên của chàng trai co gái đã đem lòng yêu chàng. Ngày ngày chàng và nàng hò hẹn nhau dưới chân nhà sàn hay bên dòng suối mát. Tiếng khèn bè dìu dặt len lỏi cả rừng xanh. Hay tin con gái bén hơi chàng trai họ Lò nghèo, Tạo bản giận lắm. Không ưng thuận mối tình này, ông răn đe con gái, sắp xếp đợi ngày lành tháng tốt sẽ gả cho một người giàu có ở làng bên.

Ngày ngày ngồi bên khung cửi, cô gái khóc thương cho mối tình dang dở và số phận hẩm hiu của mình. Biết không cưỡng lại được ý muốn của cha, vào một đêm trăng tròn, cô gái trốn ra ngoài gặp chàng trai để từ biệt người yêu lần cuối. Mắt rưng sóng nước, cô gái cẩn thận đưa cho chàng miếng sáp ong kỷ vật hằn in dấu tay mình mỗi khi kéo sợi. Miếng sáp ong sẽ thay cho cô gái ở bên chàng từ nay cho mãi về sau.
Nhận kỷ vật cuối cùng của người yêu, chàng trai buồn bã bỏ bản ra đi. Lang thang hết ngày này tháng khác, cuối cùng chàng dừng lại bên một con suối nhỏ. Con suối gắn với mối tình của chàng và người yêu. Tiếng suối róc rách, tiếng sáo đưa đẩy mắt trao mắt rõ ràng như vừa mới hôm qua.
Thấy có nhiều cây nứa tép bên bờ suối, chàng chọn chặt lấy từng dóng nứa to, nhỏ khác nhau, miệt mài gọt thành lưỡi sáo và đem thổi. Nhưng thổi càng thêm buồn. Chàng chặt thêm các dóng nứa, bó các cây sáo lại với nhau, lấy sáp ong người yêu tặng bịt kín các kẽ hở giữa các ống sáo rồi đem thổi thử. Chưa vừa ý, chàng lấy dao vạt chéo hết phần đầu các ống sáo. Lạ thay âm thanh phát ra nhỏ to, cao thấp nỉ non như tiếng khóc thầm của người yêu, tiếng sáo càng thổi càng trào dâng như tấm chân tình của chàng trai nghèo họ Lò.
Chàng cứ mải mê thổi mãi, thổi mãi. Cho tới khi lịm đi và không tỉnh dậy được nữa, người ta vẫn thấy đôi tay chàng trai ôm chặt lấy cây khèn bè không dời như lời thề nguyền về tình yêu đôi lứa không thể chia lìa. Từ đó câu chuyện về cây khèn của chàng trai họ Lò và người con gái được khắp chín bản mười mường người Thái cổ nhắc đến như một biểu tượng của tình yêu bất diệt.
Ống nứa dong dỏng như người con trai, nhựa sáp ong mềm mại thơm nồng tựa như người con gái. Sáp ong tỏa hương thơm dìu dịu bay bổng làm ấm lòng người con trai thổi khèn và người con gái nghe khèn. Tâm hồn và trái tim rung động đưa đẩy sự linh hoạt trên đầu ngón tay người con trai tạo âm hưởng đung đưa, dìu dặt, mà mịu mà quyến rũ, như một lời khẳng định về lòng chung thủy tuyệt đối của chàng trai nơi cô gái.
Chiếc khèn bè vì vậy mà trở thành sản phẩm nghệ thuật kết tinh từ cả tâm hồn, trí tuệ và tình yêu đôi lứa. Là khúc dạo đầu không thể thiếu cho các chàng trai-cô gái Thái thương nhau. Tiếng khèn bè cất lên khi da diết sâu lắng tình khúc yêu đương cháy bỏng, lúc lại ngân nga trong sáng như tiếng suối reo ghềnh đá, tiếng gió hát ngọn đồi.

Khúc tâm tình bên suối
Cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng ven suối, đời sống kinh tế nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Thái lấy canh tác lúa nước làm chủ đạo. Người Thái rất coi trọng nguồn nước và coi đó như là sản vật linh thiêng mà thần linh ban tặng. Dòng suối nhẹ nhàng ôm ấp lấy bản làng, gắn bó với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc. Suối là nơi tắm gội, nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc. Cũng là nơi hẹn hò tình tự của trai gái thương nhau.
Cũng từ dòng suối mà người Thái mới có cây khèn bè. Ngồi bên bờ suối, tận hưởng trọn dòng nước mát, người ta lại bất giác tưởng nhớ đến chuyện tình của đôi trai gái năm xưa. Khúc ca khèn bè bởi thế lại vang lên day dứt.
Bên dòng suối mát chúng ta dễ dàng bắt gặp từng nhóm cô gái trẻ đẹp trắng ngần trong lần váy đen áo cóm trằng. Trang phục của người phụ nữ Thái đơn giản mà đặc sắc. Trên nền vải màu có điểm hàng khuy bạc mắc – pém được chạm trổ tinh vi. Mắc mang nghĩa là quả, đại diện cho cái sinh sôi nảy nở, kết quả khai hoa. Pém mang nghĩa là bám vào.
Theo quan niệm của người Thái, chiếc áo cóm là nơi trú ngụ của cái tâm, cái hồn người phụ nữ. Áo cóm đi với váy đen, cùng chiếc thắt lưng xanh và sợi dây xà tích mang đến vẻ đẹp thắt đáy lưng ong duyên dáng, rung động lòng người, làm suối bỏ đường đi, khiến lửa quên reo cháy.
Người phụ nữ Thái ngoài vẻ đẹp dịu dàng, nhân hậu còn phải khéo léo, thành thạo trong công việc gia đình. "Gái biết dệt vải, trai biết đan cài".
Hễ là con gái Thái thì phải biết thêu biết dệt vải. Con thoi đưa qua đưa lại, quệt chút nhựa sáp ong hơ nóng xua đi mọi rối bời, vướng mắc.
Con ong là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Thái. Ong nhả ra sáp tựa cô gái Thái với những mối tâm tình tương tư thầm kín thường ngày. Vì thế miếng sáp ong đi theo những cô gái Thái từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành, cả khi lao động cho đến lúc nghỉ ngơi, là tấm chân tình gửi gắm của người con gái. Hình ảnh chiếc Khèn bè đi với sáp ong quấn quýt chẳng rời là ước vọng cho những đôi trai gái yêu nhau được mãi mãi ở bên nhau.

Bản tình ca trong đêm
Khi màn đêm buống xuống, ánh trăng chiếu rọi khắp bầu trời bản Mường, ấy là lúc các trai làng sửa soạn sống áo, cầm trên tay chiếc khèn bè và tìm đến trước cổng nhà người mình yêu.
Giữa đêm khuya thanh vắng, trong giấc say nồng của bản làng, tiếng khèn cất lên ngân vang, rộn rã. Âm thanh mê hoặc lòng người, phảng phất cả một vùng đồi nương sông núi ấy đã tác thành cho bao mối lương duyên trong cộng đồng người Thái.
Không chỉ trầm bổng, sâu lắng, dồn dập làm thổn thức bao trái tim yêu đương, khèn bè còn là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh đoàn kết của những người con bản Thái. Những chiếc khèn bè đơn sơ, mộc mạc như linh hồn đưa đẩy những điệu xòe, điệu khắp, mang đến niềm vui ấm áp chan hòa, thể hiện giấc mơ về cuộc sống thanh bình, ước muốn ấm no hạnh phúc. Ai ai nghe thấy tiếng khèn cất lên cũng đều muốn nhảy múa, cũng muốn cầm tay nhau vào xòe.
Tiếng khèn làm đẹp bản Mường
Như nắng dệt gấm trên quê hương
Như núi lam xanh sương đêm vừa gội
Như suối hát tình ca…
Cùng với tiếng khèn bè êm ái trong những điệu xòe, tiếng khắp đậm đà bản sắc, cuộc sống người Thái khắp chín bản mười mường cứ thế trôi đi qua bao mùa lúa ngô trĩu hạt. Câu chuyện tình của chàng trai họ Lò và tấm lòng son sắt của cô gái Thái chàng yêu luôn sống mãi trong lòng các thế hệ già, trẻ, gái, trai Tây Bắc. Như gợi về một miền ký ức xa xôi tươi đẹp. Là tiền đề chắp cánh cho lớp lớp chuyện tình của các chàng trai – cô gái miền sơn cước này ngày một dài thêm tròn trịa hơn, xòe nở như đóa hoa ban mỗi độ xuân về.

Chiếc khèn bè của người Thái như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, là sự kết tinh những giá trị vật chất của tự nhiên và tình yêu quê hương, dân tộc của người nghệ nhân.
"Dậy đi em!
Dậy đi em!
Anh hồi hộp nâng khèn
Trăng vàng sóng sánh
Đầu khèn chạm vào hò hẹn
Sao Hôm đậu xuống mái nhà…" -những âm thanh trong sáng ngân nga như tiếng suối reo, gió hát của chiếc khèn bè ở khúc “Púc xao” (Gọi bạn tình) như ru người nghe mê đi cùng đêm hội xòe Mường Lò vùng Tây Bắc.
Hệ thống nhạc cụ của người Thái rất đa dạng và phong phú, gồm bộ gõ, các loại pí… và đặc biệt là khèn bè. Chiếc khèn bè của người Thái như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, là sự kết tinh những giá trị vật chất của tự nhiên và tình yêu quê hương, dân tộc của người nghệ nhân. Nó là sản phẩm minh chứng cho sự phát triển trong lĩnh vực âm nhạc, là biểu tượng văn hoá tinh thần độc đáo, riêng biệt của đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lò.
Khèn bè được sử dụng làm nhạc cụ đệm trong hầu hết các làn điệu dân ca, làm nền cho các điệu dân vũ của người Thái. Mỗi khi tiếng khèn bè cất lên làm người nghe thấy da diết sâu lắng như tình yêu cháy bỏng mà người con trai gửi tới người con gái.

Giai điệu tự tình của chiếc khèn làm mê đắm mọi lứa tuổi.
Chế tác khèn bè đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo, và sự cầu kỳ trong khi làm cũng như sự tinh tường trong thẩm âm. Với 14 ống nứa tép được ghép lại thành từng đôi trên một bầu bằng gỗ thừng mực, nghệ nhân phải dùi 12 lỗ bấm đối xứng và khoét các lỗ thoát hơi trên các ống nứa với các kích cỡ khác nhau ở các vị trí thích hợp.
Một trong các kỹ thuật khó nhất là xử lý các lam đồng, từ độ dày, độ dài tới độ bóng bề mặt. Với 5 cung và 1 quãng 8, khèn bè có thể diễn tả được hầu hết các điệu dân ca, nhạc hiện đại và làm nền cho các điệu dân vũ và múa hiện đại. Bởi vậy khèn bè luôn có vị trí xứng đáng trong đời sống nghệ thuật của người Thái và cả trong các tiết mục sân khấu.
Điều thú vị là ở khèn bè Thái có những âm thanh sóng đôi như: Lả-lá, 2 nốt rế, 2 nốt son, đồ -đố, phà-phá, mà các nghệ nhân gọi là pò mè – tức là bố mẹ. Bởi vậy mỗi khi tiếng khèn bè cất lên nghe da diết sâu lắng như lời tâm tình yêu đương cháy bỏng của những đôi trai gái. Dù đó là điệu báo xao (trai gái), sài peng (tình tự), lòng tông (qua cánh đồng), hay đệm cho các điệu xoè.
Triết lý âm-dương, sự sinh sôi phát triển của cuộc sống được thể hiện vô cùng tinh tế. Chiếc khèn bè không chỉ là nhạc cụ với những âm thanh tuyệt vời mà còn là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, kết tinh những giá trị vật chất và tinh thần của tự nhiên và sự sáng tạo cùng tình yêu cao cả của người nghệ sĩ.

Người Thái Mai Châu có một truyền thuyết về xuất xứ của cây khèn bè rằng "Xưa kia có một chàng trai họ Lò, gia cảnh nghèo hèn, cả gia tài chỉ có một con dao của bố mẹ để lại. Nhưng chàng lại có một biệt tài là bắt chước tiếng nói của muôn loài. Vì tài đó của chàng mà con gái của Tạo bản giàu có trong vùng đã yêu chàng tha thiết. Thế nhưng tình yêu của đôi trai gái đã bị Tạo bản ngăn cấm. Tạo bản gả cô gái cho một người giàu có ở làng bên. Chàng trai họ Lò bỏ làng đi, mang theo kỉ vật của người yêu là một gói sáp ong đá. Một ngày dừng chân bên dòng suối, chàng dừng lại và lấy nứa tép bên bờ suối để làm sáo. Tiếng sáo buồn bã, cô đơn. Chàng bèn bó các cây sáo lại với nhau, dùng sáp ong đá của người yêu để bịt kín các kẽ hở giữa các ống sáo. Thế nhưng tiếng sáo không đều theo ý chàng. Bực mình, chàng trai đã dùng dao vạt chéo hết phần đầu của các ống sáo và đem thổi thử. Lạ thay cây sáo bè có tiếng to nhỏ cao thấp cứ ngân nga theo các ngón tay bấm của chàng. Chàng trai họ Lò mải mê học thổi theo tiếng thác nước chảy cho đến chết. Bạn bè của chàng trai họ Lò đã tìm thấy chàng bên dòng nước hai tay vẫn nắm chặt lấy chiếc khèn. Sau đó cây khèn của chàng được các bạn bắt chước làm. Khèn được bịt hơi bằng sáp ong thì kêu tốt. Từ đó, khèn theo tay các chàng trai đi sương, về nắng, còn sáp ong quấn chặt lấy khèn, không bao giờ nỡ rời xa."
Với ý nghĩa ca ngợi tình yêu chung thủy của đôi trai gái mà khèn bè được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Thái. Không biết từ bao giờ, chiếc khèn bè đã gắn liền với đời sống văn hóa, đó là văn hóa tinh thần độc đáo, riêng biệt của đồng bào dân tộc Thái. Khèn bè Thái Mai Châu hiện nay đã được cải tiến nhiều về hình thức cũng như tính năng. Với 14 ống sáo bằng nứa tép, nhỏ bằng cỡ ngón tay út đều nhau, lưỡi sáo bằng đồng hoặc bạc trắng đánh mỏng như tờ giấy được lắp vào các ống sáo. Khèn chia làm 2 bè, mỗi bè 7 sáo. Cách đáy sáo khoảng 20cm là trục bằng gỗ, dài 11cm, để khoét miệng thổi và 2 rãnh nhỏ hẹp dài 1cm ngăn đôi giữa 2 bè. Lưỡi sáo của 2 bè cùng hướng vào nhau, thông với miệng khèn, bên ngoài trục thổi bịt kín sáp ong đá.
Khèn bè được sử dụng làm nhạc cụ đệm trong hầu hết các làn điệu dân ca, làm nền cho các điệu dân vũ của người Thái. Mỗi khi tiếng khèn bè cất lên làm người nghe thấy da diết, sâu lắng như tình yêu cháy bỏng mà người con trai gửi tới người con gái, lúc lại ngân nga trong sáng như tiếng suối reo, gió hát. Tiếng khèn bập bùng như ngọn lửa làm xao xuyến lòng người. Người thổi khèn bè phải hiểu được tính năng riêng của khèn bè và đặc biệt phải thuộc những giai điệu riêng, những bài hát để từ đó cùng với tiếng khèn có thể chuyển tải đến người nghe cái hay, cái tinh túy của tiếng khèn, âm thanh của khèn vừa có giai điệu lại vừa có phần đệm tạo cho người nghe cảm giác thư thái, yên bình, đó cũng là nét độc đáo của khèn bè. Ông Lường Song Toàn-Nhà sưu tầm văn hóa dân gian cho biết: "Cùng với các nhạc cụ độc đáo khác của dân tộc Thái, khèn bè được sử dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có thể nói khèn bè là cái hồn của người thái, làm phong phú kho tàng dân ca, dân vũ của cộng đồng dân tộc Thái ở Yên Châu".

Chiếc khèn bè của người Thái như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, là sự kết tinh những giá trị vật chất của tự nhiên và tình yêu quê hương, dân tộc của người thổi. Nó là sản phẩm minh chứng cho sự phát triển trong lĩnh vực âm nhạc, là biểu tượng văn hoá tinh thần độc đáo, riêng biệt của đồng bào dân tộc Thái.

Cuộc sống đã có nhiều đổi thay, nhưng tiếng khèn bè với âm thanh mang đậm hơi thở núi rừng vẫn len lỏi trong từng bản làng ở vùng cao Yên Châu.