Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Văn học
Showing posts with label ₪ Văn học. Show all posts
Showing posts with label ₪ Văn học. Show all posts

Thursday, April 28, 2016

Nàng Han trong đời sống tâm linh dân tộc Thái (Văn Hóa Tây Bắc)

Điện thờ Nàng Han
Trong tâm thức của mỗi người con dân tộc Thái xưa và nay Nàng Han là niềm tự hào, là hiện thân của khát vọng hòa bình. Bà con dân bản vuột gội nước bên mó nước Nàng Han để cầu may mắn, bình an.
Tôn vinh Nàng Han như một vị thần che chở, bảo vệ cho muôn dân, cho bản mường thì bất kể người Thái, người Mông, người Dao, người Lự, người Khơ Mú... đều giống nhau. Nhưng đối với người Thái ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu, thờ cúng Nàng Han là một trong những ngày lễ hội quan trọng của bà con dân tộc.

Theo truyền thuyết còn lưu truyền trong cộng đồng người Thái, nàng Han là con gái một gia đình nghèo ở bản Lang (nay là xã Mường So, Phong Thổ, Lai Châu). Thủa ấy, giặc phương Bắc hung hãn mang quân sang cướp phá, bắt giết các bản mường. 3 tướng giỏi nhất của các xứ mường mang quân lên cũng không thể đánh thắng kẻ thù. Chúa đất liền đốt lửa tuyển người tài mang quân đi giết giặc. Trong khi trai bản thi triển tài năng đều không có ai thực sự giỏi giang thì nàng Han xuất hiện xin được cầm quân đi đánh giặc. Nàng Han động viên toàn thể tướng sỹ tập luyện võ thuật, tích trữ lương thảo, bày binh bố trận rồi cùng nhau kéo quân lên hợp sức với ba vị tướng. Với tài chỉ huy cùng sức mạnh phi thường của mình, nàng Han tuốt kiếm thúc ngựa tả xung hữu đột, cùng với nhân dân đánh tan kẻ thù xâm lược. Vì tất cả dồn cho luyện tập và đánh giặc, nên quân của nàng Han không kịp may cờ. Khi lâm trận, tướng sỹ đã lấy chiếc chăn thêu mà nàng Han đắp làm cờ, thân tre làm cán. Đúng ngày 30 Tết, quân xâm lược đã bị đánh bại, nàng Han được tướng sỹ khiêng kiệu trở về. Khi đi đến mó nước Nậm So bên suối Tùng Lùm, nàng Han cởi xiêm y, tắm bên mó nước sau đó thăng thiên. Năm ngày sau khi nàng Han bay lên trời, ba vị tướng chỉ đạo ba cánh quân dưới quyền của nàng Han cũng biến mất. Nhân dân quanh vùng sau đó lập đền thờ nàng Han cùng với các vị tướng của bà ở ngay chính mó nước Nậm So... 


Lễ hội Nàng Han đã có từ bao đời, đã trở thành dịp hội hè, tưởng nhớ công lao của vị nữ tướng, cầu mong mùa màng bội thu, lưu giữ tinh thần thượng võ, bất khuất của dân tộc Thái. Khi thực dân Pháp chiếm Lai Châu, để an lòng dân, chúng buộc phải để nhân dân nơi đây tiếp tục tổ chức lễ hội nàng Han. Mó nước nơi nàng Han tắm lạ kỳ thay quanh năm ngày tháng nước trong văn vắt, không bao giờ cạn. Các nghi lễ trong phần tế lễ, như rước nàng Han, ôn lại công lao của nàng Han, cầu xin nàng phù hộ độ trì cho khắp mường an thái, mưa nắng thuận hòa, mùa màng bội thu... được các thầy mo thỉnh lên nàng bằng tiếng Thái hiện đại. Vật phẩm dâng lên nàng Han gồm hoa trái của bản làng, cùng với một con trâu trắng được ngả thịt. Phần hội có sự tham gia của đông đảo bà con thôn bản trong xã Mường So như Tây An, Vằng Pheo, Huổi Én, Nà Củng, Phiêng Đanh... tham gia các trò chơi dân gian như ném còn, đánh cầu, chơi Má lệ, đi cà kheo, kéo co. Những trò chơi mang đậm tinh thần thượng võ như đẩy gậy, bắn nỏ. Các tiết mục văn nghệ đặc trưng của người Thái với những cô gái khăn piêu áo cóm múa xòe, múa quạt như những khóm hoa bung nở giữa ngày xuân...
Truyền thuyết về Nàng Han là bản anh hùng ca lịch sử hào hùng của dân tộc Thái và một số dân tộc khác ở Tây Bắc. Nó chứng tỏ truyền thống yêu nước, xả thân vì Tổ quốc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Đó chính là cội nguồn sức mạnh truyền thống cố kết của dân tộc Thái.

Saturday, April 23, 2016

Vài Suy Nghĩ Khi Đọc "Quam Tô Mương" (Lò Văn Lả)

Quam Tô Mương là một tập sách cổ Thái mang nội dung lịch sử kể các sự kiện xảy ra trong một đời thủ lĩnh của một châu mường. Như vậy mỗi châu mường có cách kể khác nhau. Muốn hiểu nó phải đọc các quyển Quam Tô Mương rồi tổng hợp, so sánh, ghi lại để chú thích và khảo dị. Tôi mới được đọc Quam Tô Mương quyển Mường La, có đối chiếu với tập sưu tầm ở Mường Muổi và bước đầu có những suy nghĩ như sau:

1. Đoạn mở đầu, có thể nói đây là những câu chuyện biểu hiện vũ trụ quan của người Thái. Trong đó có giải thích về sinh trời, sinh đất, sinh người và sinh ra nơi cư trú của mình.
"Có pên nặm pên đin,
Có pên hin chết ton,
Có pên hin xam xẳu,
Có pên nặm cẳu qué,
Có pên pák Te Tao"
dịch
"Kể từ khi tạo thành nước và đất
Tạo thành bẩy vùng đất
Tạo thành núi ba ngọn
Tạo thành chín dòng nước
Tạo thành cửa Đà - Thao"
Như vậy qua đoạn này của Quam Tô Mương ta biết tổ tiên xa nhất của người Thái đã sinh tụ ở cửa Đà - Thao, ngày nay là thành phố Việt Trì nơi cố đô của các vua Hùng dựng nước.

2. Quam Tô Mương đã kể tới hơn 40 đời thủ lĩnh cũng là hơn 40 đời người sinh sống ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Trong đó có ba thủ lĩnh nổi tiếng trong lịch sử:

Thế Kỷ XIII-XIV
a) Lò Lẹt mang biệt hiệu Ngu Háu, ghi và đọc theo âm Hán - Việt là Ngưu Hống đã có công phát triển Mường Muổi trở thành trung tâm và dần dần thu phục các mường khác.
b) Ta Ngân là cháu đích tôn của Lò Lẹt đã tiếp tục sự nghiệp của cha ông, đưa Mường Muổi Chiềng Pha thực sự trở thành trung tâm quy phục các mường lớn nhỏ của vùng Tây Bắc Việt Nam:
- Mở mang bờ cõi gồm Mường Tung, Mường Hoàng, Mường Chúp, Mường Mi, Mường Tiêng, Chiềng Khem nay thuộc vùng Tây Nam tỉnh Vân Nam Trung Quốc sang đến một phần Thượng Lào xuống tới vùng người Mường (Mường Pi, Mường Xàng) và phía đông là vùng tả ngạn sông Thao thuộc Yên Bái, Lào Cai. Là bầy tôi của triều đình, ông đã đem tất cả vùng đất này quy thuận chính quyền phong kiến Trung ương tập quyền Việt Nam.
- Ông đã hoàn thiện tổ chức xã hội theo mô thức bản mường của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam

Thế Kỷ XVIII
c) Bun Phanh đã có công:
- Tổ chức lực lượng quét giặc Giẳng ra khỏi bờ cõi, khôi phục lại vùng mang tên Mười Sáu Châu Thái được xây dựng từ thời Ta Ngân.
- Ông đã được "vua Kinh tin dùng, vua Lào mến phục" (pua Keo ha, pua Lao hặc). Vua Lê Hiến Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) phong chức Gia Ngãi (Nghĩa) Tướng Quân, vua Lào phong "Minh úp xay phạ khưng" (Phìa Minh lớn chiến thắng nổi sấm gầm).

Ngoài ba vị rất nổi tiếng, Quam Tô Mương còn kể đến cuộc nổi dậy chống quân xâm lược Pháp. Thời kỳ đầu đứng trong phái chủ chiến của quan đại thần Tôn Thất Thuyết. Nghĩa quân của bản mường Tây Bắc đã tham gia hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử nước nhà:
Một là giết chết viên đại uý Frăng-xi-gác-ni-ê ngày 21 tháng 12 năm 1873. Hai là giết chết tên đại tá tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ là Hăng-ri Ri-vi-e ngày 19 tháng 5 năm 1883.

Như vậy, tôi đọc Quam Tô Mương mà biết được nhiều sự kiện lịch sử của cha ông ở vùng Tây Bắc đã đóng góp vào sử xanh của Tổ quốc Việt Nam, tôi càng thêm yêu đất nước, quê hương. Đó chính là giá trị to lớn mà pho sách cổ này đã để lại sâu sắc trong lòng tôi.

Chương trình nhạc dùng khăn Piêu làm khố

BTC cần cẩn thận và chu đáo hơn nữa trong việc kiểm duyệt các tiết mục trước giờ lên sóng bởi đây là một gameshow được phát sóng trên cả nước, được hàng vạn độc giả xem, vậy mà BTC lại không phát hiện để một lỗi lớn như vậy lọt qua kiểm duyệt thì tôi cho là quá thiếu sót và thiếu trách nhiệm",
nhạc sĩ Doãn Nho - tác giả ca khúc "Chiếc khăn Piêu" chia sẻ về thông tin nhóm nhạc đóng khố bằng khăn Piêu trong chương trình X-Factor. Nhóm nhạc đóng khố... bằng khăn Piêu trên sóng truyền hình -  

Thưa nhạc sĩ, vừa qua Ban nhạc Fband đã dùng chiếc khăn Piêu đóng khố để biểu diễn trong đêm bán kết chương trình X-Factor diễn ra tối 12.10. Ngay sau đó đã có rất nhiều làn sóng phản đối và cho rằng đó là hành động thiếu văn hóa, phản cảm. Với tư cách là nhạc sĩ đã sáng tác ca khúc rất nổi tiếng - Chiếc khăn Piêu, nhạc sĩ nghĩ như thế nào về điều này?

- Tôi rất tiếc, tôi không được xem chương trình đó, nhưng tôi cũng được nghe lại từ dư luận và phản đối hành động như vậy.
Theo tôi hành động lấy khăn Piêu làm khố thuộc về văn hóa, rất phản cảm và không hay, rất không nên. Có phải là thiếu vải đâu, sao lại dùng khăn Piêu, một chiếc khăn đội đầu của người con gái Thái làm khố để biểu diễn?

Quan điểm

Nhạc sĩ Doãn Nho  Tác giả của ca khúc "Chiếc khăn Piêu"

Theo tôi hành động lấy khăn Piêu làm khố thuộc về văn hóa, rất phản cảm và không hay, rất không nên. Có phải là thiếu vải đâu, sao lại dùng khăn Piêu, một chiếc khăn đội đầu của người con gái Thái làm khố để biểu diễn?...  
Theo nhạc sĩ, chiếc khăn Piêu có ý nghĩa như thế nào đối với người Thái?
- Chiếc khăn Piêu là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Thái, khi nói chiếc khăn Piêu là mọi người nghĩ ngay đến dân tộc Thái nên chiếc khăn Piêu là nét đặc trưng mà nhìn vào bất cứ ai đội đầu cũng sẽ biết ngay đó là người Thái.
Chiếc khăn Piêu là quà cô dâu về nhà chồng, là khăn để lên bàn thờ trong những ngày lễ Tết, là chiếc khăn trao tình, làm tin của cô gái với chàng trai.
Chiếc khăn Piêu của người Thái cũng giống như các cụ nam ngày xưa hay dùng  khăn xếp đội đầu, là chiếc khăn mỏ quạ của các cụ bà vấn trên đầu. Giờ thử hỏi chiếc khăn bị đem ra đeo ở chân, đóng thành khố thì sẽ thế nào?
Tuy nhiên tôi nghĩ có thể ban nhạc đã chưa kịp nhận thức, có thể là vô tình, bởi các bạn ấy còn quá trẻ không hiểu biết hết các nét văn hóa của các dân tộc. Nhưng theo tôi các bạn ấy cần phải rút kinh nghiệm, cẩn thận hơn mỗi khi biểu diễn để tránh những sai sót đáng tiếc như vậy lại tiếp tục xảy ra.
Đúng như nhạc sĩ nhận xét, các bạn trong ban nhạc còn quá trẻ để hiểu hết các nét văn hóa của các dân tộc. Và ngay sau khi nhận được phản ứng của khán giả trên trang cá nhân của các bạn, ban nhạc FBand đã gửi lời xin lỗi tới khán giả, đặc biệt những người con của dân tộc Thái. Tuy nhiên đó là về phía ban nhạc, nhưng sự việc đáng tiếc xảy ra còn là do BTC đã thiếu nhạy bén để kiểm duyệt các tiết mục trước giờ lên sóng, nhạc sĩ có nghĩ vậy?
- Đúng rồi, tôi nghĩ BTC cần cẩn thận và chu đáo hơn nữa trong việc kiểm duyệt các tiết mục trước giờ lên sóng. Bởi đây là một gameshow được phát sóng trên cả nước, được hàng vạn độc giả xem, vậy mà BTC lại không phát hiện để một lỗi lớn như vậy lọt qua kiểm duyệt thì tôi cho là quá thiếu sót và thiếu trách nhiệm.

Xin cảm ơn nhạc sĩ !

Thursday, April 21, 2016

Luật tục Thái ở Việt Nam - tái bản què cụt và thiếu sót về tri thức (Tuệ Lâm - Bùi Tuấn)

Sách "Luật tục Thái ở Việt Nam" bị cắt xén

Chúng tôi có trong tay 2 bản in “Luật tục Thái ở Việt Nam” của  Nhà xuất bản (NXB) Văn hóa Dân tộc ấn hành (đều do Lưu Xuân Lý chịu trách nhiệm xuất bản), trong đó bản in năm 2003 do Hoàng Tuấn Cư biên tập nội dung, bản in nộp lưu chiểu quý IV năm 2012 do Nguyễn Thị Chính – Lý Thanh Tâm biên tập. Đối chiếu hai bản này, chúng tôi thấy rằng văn bản in năm 2012 đã tùy tiện thay đổi và cắt xén nhiều trang quan trọng.

Tự ý tự quyền 
Có thể nói Cầm Trọng và Từ Chi là hai tên tuổi sáng giá nhất của lịch sử dân tộc học Việt Nam. Vì thế, tìm hiểu, dù đại quan hay chuyên sâu về người Thái Việt Nam, nhất là ngành Thái đen (Taidam) không thể bỏ qua Cầm Trọng như một mắt xích mang tính then chốt để nắm bắt các dữ liệu về Thái.
Sự nghiệp dân tộc học của Cầm Trọng về cơ bản là các thành tựu dân tộc chí, trong đó cuốn "Luật tục Thái ở Việt Nam" (đồng tác giả Ngô Đức Thịnh). "Luật tục Thái ở Việt Nam" được giới nghiên cứu Dân tộc học đánh giá cao, năm 2012 công trình này được tái bản trong Dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam (Dự án). Nhưng những người thực hiện khi cho tái bản đã biến công trình khoa học này có nguy cơ trở thành phế phẩm bởi văn bản do Dự án in đã tùy tiện thay đổi và cắt xén nhiều trang quan trọng. 
Xin dẫn vài ví dụ khi đối chiếu bản in năm 2012 với bản in năm 2003: Nxb đã tự ý chuyển "Lời giới thiệu" cuốn sách của cố GS Đinh Gia Khánh thành "Lời bạt" in cuối cuốn sách. Trong nghiên cứu khoa học Lời giới thiệu (tương tự như Lời tựa) và Lời bạt là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, không thể đánh tráo, lại càng không thể hoán đổi vị trí một cách tùy tiện. 
Không những vậy, biên tập còn bỏ đi những chữ "thừa" trong Lời giới thiệu. Cố GS Đinh Gia Khánh viết: Đó là Bộ luật của triều Nguyễn (bao gồm Bộ Gia Long được soạn thảo hồi đầu thế kỷ XIX) thì biên tập cắt bỏ hết chỉ để lại Luật Gia Long. 
PGS. TS Đinh Thị Minh Hằng, (con gái cố GS Đinh Gia Khánh) cho biết: Khi tái bản lại cần nguyên xi như bản gốc, nếu có thay đổi thì trước hết phải xin ý kiến tác giả. Lời giới thiệu là phần tóm tắt nội dung cuốn sách, nếu cắt bớt câu chữ sẽ làm cho câu văn bị tối nghĩa, người đọc khó hình dung, đôi khi làm sai lệch vấn đề.  
Không chỉ thay đổi về hình thức, biên tập còn cắt xén nội dung so với bản gốc. Trang 560 sách Dự án đã cắt bỏ toàn bộ chú thích đánh số 6: Sơ đồ tổ chức mường phìa trong mường và mường phìa ngoài mường, trích từ sách "Văn hóa Thái ở Việt Nam" của tác giả Cầm Trọng và Phan Hữu Dật, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1995. Chú thích này gồm 3 trang (Bản in 2003, trang 592 – 594) có Sơ đồ Châu Mường Muổi (Thuận Châu) trước năm 1954, với các khái niệm: Đất chiềng, Xổng pằn, Xổng pọng, Xổng ho luông, Xổng pọng cang, Lộng;… 
Trước những thay đổi vô lý này, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Xuân Lý, Giám đốc NXB Văn hóa Dân tộc thì nhận được câu trả lời: "NXB có quyền sửa bản thảo, không phải bất kỳ chi tiết nào cũng phải xin ý kiến tác giả". 

GS Ngô Đức Thịnh bất bình khi so sánh 2 cuốn sách

Hậu quả khó lường  
Khi được hỏi về những chỉnh sửa trong lần tái bản này, GS.TS Ngô Đức Thịnh hết sức bất bình: "Làm thế là bậy, anh sửa cái gì cũng phải hỏi xem tác giả có đồng ý hay không. Một chữ cũng phải hỏi tác giả". Những quan điểm mang tính chính trị Nxb có thể sửa nhưng trước khi sửa cũng phải thông qua tác giả. Về quan điểm học thuật thì Nxb không có quyền. Quan điểm của tác giả sai thì phải tranh luận với tác giả chứ không được tự ý chỉnh sửa. 
Cuốn sách "Luật tục Thái ở Việt Nam" đã có những bản in hoàn chỉnh trước đó, đến bản in sau đáng ra phải tốt hơn mà lại để sai sót như vậy thì thật đáng quan ngại. Mỗi cuốn sách lỗi ra đời ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng học thuật của tác giả không chỉ trong nước mà còn với các nhà khoa học trên thế giới. "Người ta sẽ đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu, đánh giá thái độ nghiêm túc của các nhà khoa học. Vì những cẩu thả, tắc trách để bị đánh giá như vậy rất là không nên", GS Ngô Đức Thịnh phân tích.
Một vài ví dụ nêu trên để bạn đọc thấy rằng, nếu đi vào cụ thể chi tiết hẳn sẽ còn nhiều điều phải nói về Dự án này. Dưới đây, xin dẫn lời của một nhà nghiên cứu dân tộc học đánh giá về công trình này và việc tái bản nó của Dự án: "Việc tái bản lại Luật tục Thái ở Việt Nam một cách thiếu trách nhiệm, nhất là bỏ đi hàng vài trang chú thích quan trọng của Cầm Trọng và Ngô Đức Thịnh làm cho biến dạng công trình quan trọng này của nghiên cứu Thái Việt Nam. Hậu thế sẽ không hiểu đủ, hiểu đúng di sản để lại của Cầm Trọng và tai hại hơn, tạo ra những tác phẩm mang danh tiếng Cầm Trọng què cụt và thiếu sót về tri thức".
Tuệ Lâm - Bùi Tuấn

Cuộc hành trình đi tìm lại chính mình... (Tường Phạm)

Múa dân gian không còn sức hút với khán giả hay lớp biên đạo trẻ bị "cám dỗ" bởi múa hiện đại phương Tây nên không "mặn mà" với múa dân gian?
Lâu lắm rồi, sân khấu múa chuyên nghiệp Việt Nam không thấy xuất hiện những tác phẩm múa dân gian dân tộc thực sự gây ấn tượng với công chúng. Phải chăng múa dân gian không còn sức hút với khán giả hay lớp biên đạo trẻ bị "cám dỗ" bởi sự "hào nhoáng" của múa hiện đại phương Tây nên không "mặn mà" với múa dân gian?

Quá hiếm những tác phẩm múa dân gian
Một thực tế đáng buồn là những show diễn về múa mang tính giao lưu, đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế vẫn phải sử dụng đến những tác phẩm múa mang tính "kinh điển" như Mùa ban nở (biên đạo NSND Minh Tiến), Những cô gái K’Tu (biên đạo NSND Thái Ly và NSƯT Ngân Quý), Lời ru của rừng (biên đạo NSND Anh Phương), Tiếng gọi nơi hoang dã (biên đạo NSND Công Nhạc), Hương xuân (biên đạo NSND Chu Thúy Quỳnh). Phải thừa nhận rằng sáng tác của những biên đạo trước đã "chạm" đến trái tim công chúng yêu nghệ thuật múa qua nhiều thế hệ. Đến tận bây giờ, khi xem lại những tác phẩm múa có "tuổi thọ" khá cao nhưng vẫn thấy rất hấp dẫn. Những cô gái Thái với chiếc nón duyên dáng, mềm mại chuyển động trên nền nhạc tạo nên hình tượng như bông hoa ban e ấp giữa núi rừng Tây Bắc. Tiếng gọi nơi hoang dã lại mang đến sự hùng vĩ, hoang dại của cánh chim giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Một điều dễ nhận thấy rằng, ngôn ngữ múa được sử dụng trong những tác phẩm "kinh điển" không quá phức tạp, đội hình, tuyến chuyển động đơn giản, tạo hình múa theo kiểu truyền thống cân bằng – đối xứng. Tuy nhiên, thành công của những tác phẩm múa dân gian chính là không gian múa, tinh thần của múa dân gian dân tộc. Không chỉ thiếu vắng về số lượng, tinh thần dân gian trong sáng tác múa là những vấn đề đang đặt ra với đội ngũ biên đạo trẻ hiện nay.
Truyền hình thực tế về nhảy múa đang trở thành cầu nối đưa khán giả đến gần hơn với nghệ thuật múa. "So you think you can dance – Thử thách cùng bước nhảy" đã lên sóng mùa thứ hai và "Vũ điệu đam mê - Got to dance" mới kết thúc mùa thứ nhất đã "gieo" vào lòng công chúng ấn tượng đẹp về nghệ thuật múa. Tuy nhiên, trong những chương trình này, múa dân gian dân tộc đang bị "lép vế" trước múa đương đại, hip hop và dance sport. Đây có lẽ là điều dễ hiểu bởi nếu chọn múa dân gian, thí sinh dự thi rất khó thể hiện được kỹ thuật, kỹ xảo của mình. Kỹ thuật của múa dân gian dân tộc Việt Nam thể hiện ở sự tinh tế, nhuần nhuyễn trong động tác múa và khả năng trình diễn chứ không phải ở những động tác quay, nhảy lớn hay bê đỡ. Một "nghịch lý" khác xuất hiện trong các chương trình truyền hình thực tế về nhảy múa là tác giả những tác phẩm múa dân gian xuất sắc đôi khi lại không phải là biên đạo Việt. Tiết mục Cõng mẹ đi chơi (biên đạo NSƯT Kiều Lê, biểu diễn: Thái Sơn, Minh Tú), Lý Ngựa ô (biên đạo: Hữu Trị, biểu diễn: Ngọc Tiên và Thái Sơn) là hai trong số những tác phẩm múa dân gian hiếm hoi lên sóng trong chương trình "Thử thách cùng bước nhảy – So you think you can dance" năm 2013. Tuy nhiên, ấn tượng nhất phải kể đến tiết mục dự thi của cặp đôi Minh Trường và Mỹ An tại liveshow 7 do biên đạo Hani Abaza dàn dựng. Là một người nước ngoài nhưng biên đạo trẻ này đã rất khéo léo kết hợp luật động múa, tinh thần dân tộc với múa đương đại gây ấn tượng mạnh với người xem. Thế mới nói rằng, với múa dân gian dân tộc thì “tinh thần dân tộc” hay “hồn dân tộc” mới là yếu tố quyết định sự thành công.


Một cảnh trong vở Men tình – tác phẩm đoạt giải A cuộc thi Tác phẩm múa dân gian các dân tộc Việt Nam năm 2010 .

Ngôn ngữ múa dân gian đang bị pha tạp
Cuộc thi "Tác phẩm múa dân gian các dân tộc Việt Nam" năm 2010 là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam trong việc tìm kiếm những tác phẩm múa dân gian mới bổ sung vào "kho tư liệu" múa dân tộc. Cũng chính từ cuộc thi này, nhiều người phải "thốt" lên rằng, múa dân gian đang được khoác lên mình diện mạo mới rất khác so với hình ảnh của nó nhiều năm về trước. Đó là hình ảnh vừa hiện đại, trẻ trung nhưng đôi khi lại quá táo bạo, thậm chí là “biến dạng”. Những tác phẩm được trao giải cao nhất của cuộc thi là Kháp ông Trâu (biên đạo Nguyễn Văn Dũng, Đoàn Nghệ thuật Quân chủng Hải quân), Đêm trăng bên cối gạo mới (biên đạo Phan Duy Hưng, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội), Men tình (NSND Kim Chung, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam) cũng chưa làm khán giả “tâm phục, khẩu phục”. Những tạo hình múa đôi (duo) được khai thác quá nhiều khiến Đêm trăng bên cối gạo mới mất đi sự dung dị, chân tình của những chàng trai, cô gái dân tộc Khơ mú. Với Men tình, một vài màn bê đỡ quá táo bạo, sự lạm dụng kỹ thuật của múa hiện đại phương Tây và múa ba lê cổ điển châu Âu trong bài múa dân gian dân tộc Mông đôi chỗ gây phản cảm. Cũng trong cuộc thi này, có tác phẩm múa thậm chí còn "mạnh dạn" sử dụng âm nhạc Trung Quốc, cách biên đạo bị ảnh hưởng sâu sắc của múa Trung Quốc.
Nói gì thì nói, vấn đề ngôn ngữ múa dân tộc hiện đại cũng là vấn đề rất đáng bàn trong sáng tác của biên đạo trẻ. Hiện nay, hòa trộn ngôn ngữ múa dân gian dân tộc với múa hiện đại phương Tây đang trở thành trào lưu phát triển mạnh mẽ. Múa hiện đại phương Tây có nhiều lợi thế về kỹ thuật, cấu trúc, luật động động tác, đội hình, tuyến múa, không gian múa mở nên có nhiều điều kiện để khai thác, phát triển múa dân gian dân tộc. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng, sự khai thác “quá đà” ngôn ngữ múa hiện đại trong sáng tác múa dân gian đã khiến múa dân gian không còn là chính mình. Hình ảnh duyên dáng của những cô gái Tày, Thái, những bước xúng xính váy hoa của cô gái Mông xuống chợ thỉnh thoảng lại được xen kẽ với những cú "đá", "xoạc chân", "lăn", "bò"... trên mặt sàn không phải hiếm và rất phản cảm.
Múa dân gian được coi là tài sản quý báu của văn hóa dân tộc, mạch nguồn khơi dậy cảm hứng sáng tạo trong nghệ thuật múa. Giá trị của múa dân gian không phải là cái gì đó hiện hữu cụ thể mà ta có thể cầm, nắm mà phải được thông qua những tác phẩm múa dân gian "đỉnh cao". Tác phẩm múa chính là cầu nối để lưu truyền, cải tiến và tiếp biến những giá trị của múa dân gian dân tộc. Để có được tác phẩm múa dân gian "đỉnh cao", trước hết, cần tình yêu, đam mê cháy bỏng với múa dân gian dân tộc, sự hiểu biết, vốn sống, sự trải nghiệm của biên đạo và tất nhiên, cần một tài năng đang chờ tỏa sáng...
Tường Phạm

Khèn Bè - Nhạc cụ độc đáo của người Thái (Văn Hóa Tây Bắc)

Say sưa trong men rượu cần nồng nàn, êm dịu; thú vị khi xem điệu múa xòe uyển chuyển, nhẹ nhàng của các cô gái Thái trong trang phục truyền thống cùng với điệu khèn Bè dìu dặt để nghe một lần vấn vương, lưu luyến mãi không về.
Đến với bản người Thái ở huyện vùng cao Yên Châu, có ai không một lần say sưa trong men nồng nàn, êm dịu của rượu cần, thú vị khi xem điệu múa xòe uyển chuyển, nhẹ nhàng của các cô gái Thái trong trang phục truyền thống cùng với điệu khèn Bè dìu dặt. Tiếng khèn nghe một lần vấn vương, lưu luyến mãi không về.

Với người Thái, khèn Bè là nhạc cụ kết tinh của tình yêu. Là khúc dạo đầu cơ bản để các chàng tra Thái tìm được người yêu mình.
Theo các cụ già trong bản kể lại: Xưa có chàng trai họ Lò nghèo, nhân hậu và có tài thổi sáo, thậm chí lấy lá cây đưa lên miệng thổi cũng ra một thứ âm thanh kỳ lạ làm xao xuyến lòng người. Vì tài đó, con gái một Tạo bản giàu có trong vùng đã yêu chàng tha thiết. Hay tin con gái mình đã bén hơi chàng trai họ Lò, Tạo bản giận lắm, nhốt con gái trong buồng, đợi ngày lành tháng tốt sẽ gả cho một người giàu có ở làng bên. Không cưỡng nổi ý muốn của cha mẹ, nàng gửi lại cho chàng gói sáp ong đá đã in dấu tay của nàng mỗi khi kéo sợi. Nhận kỷ vật cuối cùng của người yêu, chàng buồn bã bỏ bản ra đi. Lang thang hết ngày này qua ngày khác, cuối cùng chàng gặp con suối và dừng lại thả tâm hồn theo dòng nước. Bên dòng suối vắng, chàng nảy ra ý định làm cây sáo thổi để giải buồn. Thấy có nhiều cây nứa tép bên bờ suối, chàng chọn lấy từng dóng nứa to, nhỏ khác nhau bó lại và lấy sáp ong người yêu tặng bịt kín các kẽ hở giữa các ống sáo, rồi lấy dao vạt chéo phần đầu và thổi thử. Lạ thay cây sáo bè có tiếng to, nhỏ, cao, thấp khác nhau theo các ngón tay bấm của chàng. Chàng mải mê thổi bên dòng nước chảy, quên ăn quên ngủ. Bẵng đi một thời gian không thấy chàng trai nghèo về bản, bạn bè liền đi tìm và thấy chàng đã chết khô bên bờ suối, tay vẫn nắm chặt chiếc khèn. Từ đó, cây khèn của chàng trai nghèo họ Lò được bạn bè bắt chước làm theo. Khèn bè theo tay các chàng trai đi sương về nắng, còn sáp ong thì bện chặt lấy khèn, không bao giờ tách rời.

Khèn Bè của dân tộc Thái

Không giống với khèn của các dân tộc khác, khèn Bè của dân tộc Thái (Yên Châu) được cấu tạo với 14 ống nứa, nhưng phải là nứa tép bánh tẻ, nhỏ, mỏng, ít mấu và xếp từ thấp đến cao. Khèn được chia làm 2 bè, mỗi bè 7 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịt kín bằng sáp ong đá. Lớp sáp ong này cần bịt kín để tạo ra âm thanh cho khèn.
Một cây khèn Bè của người Thái gồm có 4 ống khèn được thuôn thông suốt gắn chặt vào bầu hơi. Độ dài của ống khèn tùy thuộc vào nghệ nhân làm khèn, nhưng cây khèn kêu được còn phụ thuộc vào những lưỡi khèn. Lưỡi khèn được làm bằng đồng hoặc bạc trắng, đánh mỏng như tờ giấy để gắn vào trong các ống khèn. Phía trên bầu hơi có dùi những nốt bấm. Âm thanh của khèn phụ thuộc vào cách cài những lưỡi khèn và độ chính xác về khoảng cách của những nốt bấm. Vì thế, những người làm khèn Bè cần thẩm âm chuẩn và có đôi tai thính. Chiếc khèn bè không chỉ là nhạc cụ tạo nên âm thanh đặc biệt mà còn là một sản phẩm nghệ thuật cần sự kết tinh từ tâm hồn - trí tuệ - tình yêu và sự sáng tạo của người chế tác.
Trong hệ thống nhạc cụ của dân tộc Thái, khèn Bè là một loại nhạc cụ độc đáo, gắn liền với đời sống tinh thần và trong lao động nghệ thuật của đồng bào dân tộc Thái. Nó không chỉ thể hiện được những cung bậc cảm xúc trong các bài hát dân ca truyền thống mà còn thể hiện được sự tinh tế nhạc hiện đại, trong những bài hát dân vũ.
Đã bao đời nay, những chiếc khèn Bè đơn sơ, mộc mạc đã tạo nên những thanh âm rộn ràng, rạo rực cho những điệu xòe, điệu khặp trong các dịp lễ hội. Tiếng khèn trầm bổng, sâu lắng, dồn dập làm thổn thức bao trái tim chàng trai, cô gái Thái. Không chỉ thế, khèn bè còn là một biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh đoàn kết của những con người trong bản Thái. Có thể vì thế, mà người Thái có câu:  
"Tiếng khèn làm đẹp bản Mường
Như nắng dệt gấm trên quê hương
Như núi lam xanh sương đêm vừa gội
Như suối hát tình ca

Như tiếng người yêu gọi..."

Wednesday, April 20, 2016

Thành ngữ tục ngữ Thái (Văn Hóa Tây Bắc)


Nặm đởi tá lá cón
Bon đởi xôn lá cản
Chụ côông bản lá khạm xương.
Dịch:  Suối trôi nước lạ
Vườn thay lá mới
Giọng người tình cũ cũng khác xưa.


Lược giải: Người đã xa quê lâu ngày trở về nay nhìn cái gì cũng thấy đổi thay khác lạ. Dòng suối chảy những luồng nước mới. Cây trong vườn thay lá mới. Giọng nói của người tình cũ cũng già đục đi theo thời gian không còn được ngọt ngào   trong trẻo như xưa.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Ngày đi trúc chửa mọc măng
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre
Ngày đi lúa chửa chia vè
Ngày về lúa đã vàng hoe ngoài đồng
Ngày đi em chửa có chồng
Ngày về em đã con bồng con mang. (Ca dao).

Lụk tang pó
Nó tang lặm.
Dịch:  Con thay cha
Măng thay tre.
Lược giải: Lớp trước bao giờ cũng có lớp sau kế tiếp. Cha già yếu đi thì đã có con trưởng thành thay cha gánh vác lo lắng mọi công việc. Tre già bị gẫy đổ vì gió bão thì đã có măng non lớn lên thay thế.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Tre già măng mọc.

Tốp ta xếu kin.
Dịch:  Trừng mắt ăn người.
Lược giải: Thành ngữ dùng để ám chỉ những kẻ khôn vặt khôn lỏi lọc lõi ranh mãnh láu cá thực dụng luôn luôn biết tìm cách giở thủ đoạn đối với người khác để vơ lợi về bản thân.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Khôn ăn người.

Mu pị bớ cứ xôn phom.
Dịch:  Lợn béo không bằng vườn gầy.
Lược giải: Câu tục ngữ mang tính so sánh ý nói việc chăn nuôi lợn không kinh tế bằng trồng trọt.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:
- Nuôi lợn ba năm không bằng chăn tằm một lứa.

Bẳư pé mu chôn phớ.
Bẳư pé đớ kin khoại
Dịch:  Dốt như lợn dũi khoai
Dốt như ve cắn trâu.
Lược giải: Ve ở đây là một loại côn trùng ký sinh chuyên hút máu trâu bò để sống. Câu tục ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt.
* Thành ngữ tục ngữ phổ thông liên quan ý nghĩa:

- Dốt đặc cán mai/ Dốt dài cán thuổng.