Thái là một trong những dân tộc vốn có nền dân vũ (múa) khá phong phú. Một trong những điệu múa phổ biến nhất của dân tộc này là những điệu Xòe duyên dáng, dịu dàng làm say mê ngây ngất lòng người. Từ trước tới nay, múa Xòe hay Xòe luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong những dịp lễ Tết, cúng bản, cúng mường của người Thái Tây Bắc. Bài viết này đề cập đến vai trò của múa Xòe và một số điệu múa khác trong đời sống hằng ngày, trong đời sống tín ngưỡng và lễ hội của người Thái Tây Bắc.
1. Vai trò múa xòe trong đời sống hằng ngày
Một trong những sinh hoạt văn nghệ phổ biến của người Thái là “Xòe vòng”. Xòe vòng là hình thức múa tập thể sơ khai nhất, là nét sinh hoạt vui chơi của người Thái xưa và nay. Múa Xòe phổ cập ở mọi lứa tuổi: trẻ già, trai gái ai cũng biết Xòe và ai cũng thích Xòe. Đây là một điệu múa, một hình thức nghệ thuật và cũng là một tục lệ. Xòe vòng được xuất hiện trong các nghi lễ mừng xuân, được mùa, lên nhà mới, cưới xin... và ngay cả trong các cuộc liên hoan trên nhà sàn, quanh đống lửa, khi rượu đã ngà ngà, tiếng chiêng trống nổi lên thúc dục, thế là không ai bảo ai mọi người cùng nắm tay nhau say sưa trong nhịp bước Xòe vòng. Xòe vòng gắn với một số phong tục tập quán của người Thái Trắng ở Phong Thổ và cả các vùng cư trú của người Thái Đen Tây Bắc.
Ngày Tết, dân Xòe rất đông, địa điểm tổ chức có khi trên bãi đất rộng, có khi vào ban đêm mà tâm điểm thường là đống lửa to. Dân bản nắm tay nhau thành vòng tròn múa quanh đống lửa theo nhịp chiêng trống. Động tác Xòe chỉ gồm một bước nhảy thường với đội hình vòng tròn đơn giản. Nếu đông người thì múa thành hai vòng tròn, vòng trong nhỏ và vòng ngoài lớn. Hai vòng xoay ngược chiều nhau. Tay nắm tay, vai kề vai, chân người nọ dịch bước theo chân người kia trong không khí tình cảm say sưa ấm áp của đêm Xòe. Khách chưa quen chỉ việc đứng ngoài vòng nhìn một hai lần là có thể tham gia Xòe ngay được.
Nhịp Xòe ở đây nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng đôi khi do không khí cuộc vui thôi thúc nên mọi người vỗ tay nhảy hú lên náo nhiệt. Đội hình Xòe đôi lúc dàn hàng ngang hoặc hình bán nguyệt chứ không nhất thiết là vòng tròn. Chẳng những nam nữ thanh niên Thái yêu thích Xòe mà các cụ già cũng hào hứng tham gia. Ban đầu các cụ còn múa nhẹ nhàng, khi rượu đã ngà ngà cùng với tiếng chiêng trống thúc giục, tuổi xuân như trỗi dậy, các cụ múa càng say sưa, sôi nổi. Người Thái nghĩ rằng có tham gia Xòe như vậy thì thánh thần mới phù hộ cho họ làm ăn phát đạt.
Trong sân Xòe, bên cạnh vòng tròn lớn còn có thể thấy những đôi nam nữ thanh niên tách ra để Xòe riêng đó là Xòe đôi và Xòe cụm với bước nhảy nhanh không cần nhạc đệm. Đây là những động tác được sáng tạo tại chỗ, theo ngẫu hứng trong tâm trạng quá cuồng do vậy không nằm trong quy cách bình thường của Xòe vòng. Đây là một biểu hiện của lòng mến khách khi người Thái đem những động tác Xòe ấy ra đón tiếp người khách quý đến chơi nhà đúng lúc có cuộc vui.
Mỗi cuộc Xòe thường kéo dài đến nửa đêm, có khi tới sáng mà mọi người vẫn say sưa không ai bỏ cuộc. Không khí Xòe càng về khuya càng sôi nổi, mạnh mẽ. Mặt nhìn mặt, tay nắm tay ai cũng cũng say mê với nguồn vui thu nhận được từ trong ánh mắt, nụ cười và từ đôi bàn tay ấm áp thân tình.
Nhạc cụ dùng để đệm trong múa Xòe vòng thường có: 1 chiếc trống, 2 hoặc 3 chiếc chiêng, 1 đôi chũm chọe và mấy ống tre. Nhiều nơi còn dùng Pí, khèn bè, tính tẩu và đặc biệt là hát đối đáp có láy dưới sau mỗi câu hát. Giai điệu và tiết tấu âm nhạc đơn giản, câu nhạc ngắn, lặp đi lặp lại nhưng có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Ai đã vào vòng Xòe thì có thể múa thâu đêm suốt sáng. Người ta đến với Xòe vòng trước hết là cho vui bản, vui mường, gặp gỡ thăm hỏi nhau, sau là tìm bạn để gửi gắm tâm tình.
Bước vào mùa xuân, ở vùng Thái trắng tất cả mọi người đều tham gia Xòe (trừ những người đau yếu), vì họ quan niệm rằng nếu đầu năm mà không múa, không hát thì cả năm sẽ gặp rủi ro. Người Thái trắng còn có tục múa mừng nhà mới là một việc hệ trọng đối với một gia đình. Dựng nhà mới làm xong, chủ nhà làm cỗ cúng ma nhà và thết đãi khách đến mừng. Trong tiệc rượu, những người đến dự hát chúc chủ nhà có nơi ở tốt, con cái khỏe mạnh, làm ăn khấm khá. Có nơi còn múa Xòe sau tiệc rượu, trước nữa để mừng nhà mới sau là khen chủ nhà đã dựng được ngôi nhà chắc chắn đông người nhảy múa mà không sập.
Xòe vòng được sử dụng linh hoạt rộng rãi nhằm thỏa mãn đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái. Qua các giai đoạn lịch sử, Xòe vòng luôn luôn được phát triển và cho tới ngày nay ở bất cứ trường hợp nào, giai đoạn nào, Xòe vòng vẫn không cũ, không mòn , sức hấp dẫn của nó vốn do cái đẹp tự nhiên mang đậm tính dân tộc sâu sắc. Xòe vòng là một phương tiện giao tiếp tốt, một sản phẩm tinh thần quí giá trong đời sống xã hội. Xòe vòng không còn là của riêng người Thái mà nó trở thành tài sản chung của nhân dân Tây Bắc.
2. Vai trò của múa dân gian trong đời sống tâm linh
Múa là một trong những lễ thức quan trọng trong tín ngưỡng của dân tộc Thái. Xã hội cổ truyền của người Thái vốn hình thành và vận hành trên cơ sở nền tảng nông nghiệp trồng trọt, trong đó lúa gạo và trồng lúa nước chiếm vị trí chủ đạo. Xưa kia, để duy trì trật tự xã hội bản-mường, bọn chúa đất đã lợi dụng việc thờ cúng trời đất, bản mường. Vì không giải thích được các hiện tượng tự nhiên do trình độ hiểu biết thấp kém, người Thái xưa tin rằng có những lực lượng siêu nhiên quyết định số phận của họ.
Theo quan niệm của người Thái Tây Bắc, thế giới được chia làm 3 tầng :
- Tầng trên vòm trời (mương phạ) là thế giới của các vị Then, trong đó Then Luông là đấng tối cao cai quản muôn loài và vũ trụ.
- Tầng mặt đất (mương đin) ở trần gian là thế giới của con người và hàng trăm ma quỉ phải kiêng, phải thờ.
- Tầng âm phủ (mương lụm) dưới mặt đất là thế giới của những người lùn, chỉ cao bằng chiếc bình vôi, cây đa chỉ to cao bằng cây cà.
Then là những lực lượng sáng tạo và hủy diệt. Tin vào điều đó, người Thái xưa đã làm lễ cúng Then để cầu xin phù hộ cho con người làm ăn sinh sống được thuận hòa. Họ cho rằng chúa đất là con cháu của Then được cử xuống trần gian để cai quản họ. Vì thế, hàng năm vào dịp đầu xuân, trước mùa cày cấy gọi là để mở đầu một năm sản xuất thuận lợi, lễ Xên mương (cúng mường ) được tổ chức để chúa đất thay mặt bản mường cúng bái trời đất, thần linh, ma quỷ, tổ tiên dòng họ chúa, phù hộ cho chúa và bản mường làm ăn khấm khá. Lễ được tổ chức linh đình vào tháng giêng (khoảng tháng 7 âm lịch) do Chẩu mường (Lãnh chúa đầu mường) làm chủ tế và ông mo mương chủ trì, toàn mường về tham dự ăn uống, nhảy múa hai 3 ngày liền. Và chỉ ở lễ Xên mường, lời cúng của mo mương mới được trích trong tác phẩm Tay pú xấc (Kể chuyện cha ông đánh giặc).
Sau những nghi thức mang nội dung tôn giáo là điệu múa Xòe vòng (Vòng Xòe ở đây luôn luôn dịch chuyển ngược lại vòng quay của kim đồng hồ). Ngoài Xòe vòng, nhiều vùng còn sử dụng các điệu xòe khăn, xòe quạt, xòe tăng bu, múa hoa…Kết thúc lễ Xên mường là những trò chơi, nhảy múa tưng bừng náo nhiệt cùng với ăn uống. Nghệ thuật múa được sử dụng trong Xên mường mang tính tự nhiên, ngẫu hứng. Quy mô, thời gian và nội dung mỗi điệu múa không theo một khuôn định chặt chẽ mà tùy số người tham gia, không khí lễ hội quyết định.
Tiếp theo lễ Xên mương, mỗi bản lại tổ chức Xên bản (cúng bản) với nội dung ý nghĩa như Xên mương. Sau lễ Xên bản, từng gia đình bắt đầu từ nhà chúa đất đến nhà chức dịch rồi nhà dân tổ chức lễ Xên hươn (Lễ cúng tổ tiên). Mỗi gia đình đều biết được lịch sử dòng họ mình, công đức của cha ông đối với xã hội. Chỉ có chủ nhà mới có quyền thay mặt gia đình cúng ông bà và làm chủ lễ Xên hươn. Trong dịp lễ này hoặc cưới xin, ma chay, làm nhà mới…con cháu nhớ tới tổ tiên và mời xuống vui chơi. Ngoài lễ vật dâng cúng, con cháu phải mặc y phục cổ truyền, múa hát những điệu múa cổ để mua vui cho tổ tiên. Hiện nay, lễ cúng tổ tiên hầu như không còn tồn tại, hoặc có chăng cũng đã được tổ chức đơn giản.
Tiếp theo lễ Xên mương, mỗi bản lại tổ chức Xên bản (cúng bản) với nội dung ý nghĩa như Xên mương. Sau lễ Xên bản, từng gia đình bắt đầu từ nhà chúa đất đến nhà chức dịch rồi nhà dân tổ chức lễ Xên hươn (Lễ cúng tổ tiên). Mỗi gia đình đều biết được lịch sử dòng họ mình, công đức của cha ông đối với xã hội. Chỉ có chủ nhà mới có quyền thay mặt gia đình cúng ông bà và làm chủ lễ Xên hươn. Trong dịp lễ này hoặc cưới xin, ma chay, làm nhà mới…con cháu nhớ tới tổ tiên và mời xuống vui chơi. Ngoài lễ vật dâng cúng, con cháu phải mặc y phục cổ truyền, múa hát những điệu múa cổ để mua vui cho tổ tiên. Hiện nay, lễ cúng tổ tiên hầu như không còn tồn tại, hoặc có chăng cũng đã được tổ chức đơn giản.
3. Vai trò múa dân gian trong lễ hội
Lễ hội là nơi hội tụ các hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc cũng là nơi khởi nguồn cho nghệ thuật múa được gìn giữ và phát triển. Nội dung và hành động lễ hội bao gồm những tập tục lâu đời, những hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, phù hợp với nguyện vọng và ước muốn chung của dân bản là được mùa lúa ngô, đời sống hạnh phúc, những thế lực siêu nhiên không làm hại, con cháu đề huề thành đạt, nòi giống mãi mãi được trường tồn và phát triển…
Trong lễ hội của người Thái nghệ thuật múa luôn luôn giữ một vị trí quan trọng trong hành động và tiến trình lễ hội. Ta có thể thấy múa trong lễ Xên mường, Xên cha và Kin pang Then.
Xên cha là ngày lễ lớn của người Thái Đen vùng Thuận Châu, Sông Mã, Mai Sơn tỉnh Sơn La. Có thể coi đây là lễ kỷ niệm những chiến thắng của người Thái Đen khi thiên di từ phương Bắc vào Việt Nam. Lễ Xên Cha là một trong những lễ to nhất của toàn mường và châu. Đây là nghi lễ nhằm mục đích khẳng định quyền chúa đất của mỗi dòng họ quý tộc Thái Đen đối với toàn thể nhân dân sống trong phạm vi cai quản của toàn mường và trong mỗi châu mường xưa kia. Khách mời có vua, quan, án nha, phìa tạo các mường về dự. Nội dung lễ Xên Cha chủ yếu là dâng Coong (Trống đại) cho Then, vì đây là vật linh thiêng biểu thị quyền uy của chúa đất. Mỗi khi có việc, chúa đất cho đánh trống để thông báo việc lành hay dữ để tập hợp toàn dân mường. Mỗi đời chúa chỉ được làm một chiếc Coong, nếu chúa sống lâu Coong hỏng thì mới được làm chiếc thứ hai. Cùng với lễ dâng Coong là múa Lảng (tức là múa Khiên hình đuôi công). Múa công với tư cách là một nghi thức trong lễ Xên Cha, không chỉ là dịp để cho những người cầm đầu một mường lớn biểu thị nỗi vui mừng của họ mà còn nhằm mục đích cầu xin thần linh phù hộ cho toàn mường. Đây là một trong hai nội dung chính và quan trọng nhất của lễ hội. Dựa theo nhịp điệu âm nhạc thôi thúc, rộn ràng của tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng thanh la lanh lảnh, điệu múa Khiên cùng với Xòe vòng được diễn đi diễn lại suốt trong thời gian lễ hội. Lễ dâng Coong trang nghiêm nhưng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không gian chính là nhảy múa. Nhảy múa đã thu hút đông đảo, tâm trí của toàn dân Mường về dự lễ.
Xên cha là ngày lễ lớn của người Thái Đen vùng Thuận Châu, Sông Mã, Mai Sơn tỉnh Sơn La. Có thể coi đây là lễ kỷ niệm những chiến thắng của người Thái Đen khi thiên di từ phương Bắc vào Việt Nam. Lễ Xên Cha là một trong những lễ to nhất của toàn mường và châu. Đây là nghi lễ nhằm mục đích khẳng định quyền chúa đất của mỗi dòng họ quý tộc Thái Đen đối với toàn thể nhân dân sống trong phạm vi cai quản của toàn mường và trong mỗi châu mường xưa kia. Khách mời có vua, quan, án nha, phìa tạo các mường về dự. Nội dung lễ Xên Cha chủ yếu là dâng Coong (Trống đại) cho Then, vì đây là vật linh thiêng biểu thị quyền uy của chúa đất. Mỗi khi có việc, chúa đất cho đánh trống để thông báo việc lành hay dữ để tập hợp toàn dân mường. Mỗi đời chúa chỉ được làm một chiếc Coong, nếu chúa sống lâu Coong hỏng thì mới được làm chiếc thứ hai. Cùng với lễ dâng Coong là múa Lảng (tức là múa Khiên hình đuôi công). Múa công với tư cách là một nghi thức trong lễ Xên Cha, không chỉ là dịp để cho những người cầm đầu một mường lớn biểu thị nỗi vui mừng của họ mà còn nhằm mục đích cầu xin thần linh phù hộ cho toàn mường. Đây là một trong hai nội dung chính và quan trọng nhất của lễ hội. Dựa theo nhịp điệu âm nhạc thôi thúc, rộn ràng của tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng thanh la lanh lảnh, điệu múa Khiên cùng với Xòe vòng được diễn đi diễn lại suốt trong thời gian lễ hội. Lễ dâng Coong trang nghiêm nhưng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không gian chính là nhảy múa. Nhảy múa đã thu hút đông đảo, tâm trí của toàn dân Mường về dự lễ.
Hội Kin pang Then là lễ hội nhằm cúng dâng lễ vật cho những vị thần cai quản Mường trời của người Thái trắng Tây Bắc. Để tạ ơn Then và tiễn đưa Then về trời sau những ngày tết, từ ngày 16 tháng giêng đến tháng 2 âm lịch, khi hoa mạ nở là mở hội. Có thể nói đây là ngày hội của người làm Then/hành nghề tôn giáo. Hội cúng Then thường được làm to. Quan chức trong mường, trong châu tới dự. Mặc dù qui mô của của lễ hội có thể thay đổi tùy theo điều kiện tổ chức của từng bà Then ở từng nơi, hệ thống múa và lễ thức thường được thêm bớt như sau:
(chỉ có múa khăn):
(chỉ có múa khăn):
1.Chầu pô (chầu vua)
2.Nả lăng
3.Táng xạ (diễn tả thân phận thua trận phải đến chầu)
4.Nhụm hơ (đẩy thuyền)
5.Tủm xoong tơ
6.Ca ớk (múa khăn lễ cầu then)
7.Khóa hô
8.Quát bók héo (quét hoa tàn)
Điệu Quát bók héo với ý nghĩa: mùa xuân hết, hoa đã tàn, những ngày vui chơi chấm dứt ta quét hoa tàn đi trở lại bắt tay vào một năm lao dộng mới. Nội dung và hành động lễ hội Kin pang Then chủ yếu là múa hát. Dựa vào nội dung một vài điệu múa ta có thể nói rằng Kin pang Then còn là một thứ hội cầu mùa và mừng hoa. Hát múa chiếm hầu hết thời gian và không gian lễ hội, do vậy mới gọi là hội múa Kin pang Then. So với loại Xòe vòng, xòe trong Kin pang Then có phần chuyên nghiệp hơn, múa then sau này đã được các nhà huấn luyện khai thác, chỉnh sửa, bổ sung thành giáo trình giảng dạy múa chuyên nghiệp.
Hầu hết các điệu múa được trình diễn ở hội mang tính chất lễ thức. Các bài hát, điệu múa được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Các điệu múa chỉ gồm từ một đến ba động tác được múa đi múa lại hồn nhiên, thuần nhuyễn, mở đầu và kết thúc không theo một khuôn định. Điệu múa có thể kéo dài và kết thúc tùy thuộc vào không khí và sự dẫn dắt của một Then.
Chuyên phục vụ cho hội lễ tôn giáo, những điệu xòe kể trên không được biểu diễn rộng rãi vào những ngày thường. Người múa không phải là diễn viên chuyên nghiệp nhưng được tuyển chọn trước và được luyện tập dưới sự hướng dẫn của các ông mo, bà mo. So với Xòe vòng, loại xòe phục vụ hội lễ được nâng cao hơn, phong phú hơn về động tác, đậm tính cách hơn song vẫn chưa vượt lên khỏi mức độ xòe sinh hoạt nghĩa là động tác xòe còn gần với động tác múa trong sinh hoạt chưa được phát triển cao.
Ngoài những loại Xòe trên còn có loại Xòe đạo cụ như: Xòe khăn, xòe nón, xòe quạt, xòe quả nhạc. Theo lời các nghệ nhân ở Phong Thổ, vào khoảng năm 1941 ông Đèo Văn Én đã tập hợp một số thanh niên ham thích văn nghệ tổ chức thành đội xòe. Đầu tiên họ học 6 điệu xòe khăn trong hội lễ Kin Pang Then làm vốn . Sau đó họ đi biễu diễn khắp nơi và được nhân dân rất hưởng ứng. Mỗi chuyến đi xa là một đợt học thêm hình thức xòe ở địa phương khác. Cứ thế ra đời 4 loại xòe có đạo cụ :
- Xòe khăn với các điệu Tung đánh khăn, Tra hạt, Khăn lượn vòng…
- Xòe quạt với các điệu Quạt úp, Quạt mở, Quạt vẫy…
- Xòe nón với các điệu Nón Phong Thổ như đưa nón hai bên người, Xoay nón trên đầu, ngửa nón trước sau.
- Xòe quả nhạc với các điệu Đánh nhạc đôi, Đánh nhạc đan nhau…
Ngày nay, nói đến Xòe đạo cụ không thể quên 3 trung tâm, 3 đỉnh cao của nghệ thuật Xòe đã nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển các đội xòe : Phong Thổ, Lai Châu và Quỳnh Nhai. Xòe đạo cụ đã bỏ khá xa xòe sinh hoạt để trở thành xòe biểu diễn. Nó được chuyên nghiệp hóa. Từ luật động, tạo hình cho đến đội hình , xòe đạo cụ được tổ chức, được qui cách hóa. Có âm nhạc, có bài đàn quy định cho mỗi loại xòe, mỗi điệu xòe. Xòe Thái có bao nhiêu điệu nhạc thì đàn tính cũng có ngần ấy bài kèm theo. Xòe chủ yếu do nữ biểu diễn. Nam tham gia với tư cách là người điều khiển, người sáng tác và thường là người chơi nhạc đệm. Cũng đôi khi nam trực tiếp xòe thường là vào lúc bốc men say hoặc để kết thúc buổi xòe.
Xòe Thái nhìn chung không bước rộng, không có động tác vung tay đánh hết đà. Phổ biến là bước đi lướt nhanh, nhỏ, là đường nhấn nhá, lượn vòng, là động tác vung tay, vung khăn, quả nhạc, quạt, nón trong phạm vi hẹp quanh người. Nhún nẩy là một nét nổi bật, quán xuyến trong toàn bộ nghệ thuật xòe. Khi nẩy lên không nẩy hết đà vì nẩy hết đà thành nẩy giật, ngắt quãng, động tác trở thành thô cứng, điều mà xòe Thái rất kỵ. Thân người luôn hoạt động trong tư thế tự nhiên, ổn định. Có thể nói rằng toàn bộ xòe Thái là hoạt động liên tục và nhuần nhuyễn của những đường nét nhỏ, tế nhị, tinh tế.
Xòe Thái nhìn chung không bước rộng, không có động tác vung tay đánh hết đà. Phổ biến là bước đi lướt nhanh, nhỏ, là đường nhấn nhá, lượn vòng, là động tác vung tay, vung khăn, quả nhạc, quạt, nón trong phạm vi hẹp quanh người. Nhún nẩy là một nét nổi bật, quán xuyến trong toàn bộ nghệ thuật xòe. Khi nẩy lên không nẩy hết đà vì nẩy hết đà thành nẩy giật, ngắt quãng, động tác trở thành thô cứng, điều mà xòe Thái rất kỵ. Thân người luôn hoạt động trong tư thế tự nhiên, ổn định. Có thể nói rằng toàn bộ xòe Thái là hoạt động liên tục và nhuần nhuyễn của những đường nét nhỏ, tế nhị, tinh tế.
Đây là một nền nghệ thuật múa có trình độ phát triển khá cao. Điều này thể hiện ở các động tác múa khăn, múa quạt, múa nón, múa quả nhạc. Mỗi thể loại và loại hình vừa mang tính trữ tình lại vừa phong phú các sắc thái địa phương. Do vậy đây là một nền nghệ thuật múa mang bản sắc dân tộc đậm đà. Trình độ nghệ thuật múa dân gian Thái không tách rời mà hơn nữa là kết quả của sự phát triển chung của nền văn học nghệ thuật Thái. Nếu không có các lễ lớn như Kin Pang Then thì thì sẽ không có một vốn múa dân gian lớn và kèm theo đó là vốn âm nhạc cho múa của cây tính tẩu.
4. Kết luận
Với môi trường văn hoá phong phú và đa dạng như vậy đã mở ra một tiềm năng dồi dào cho nghệ thuật múa hình thành và phát triển mạnh mẽ. Chính trong môi trường văn hoá đó đã tạo ra mảnh đất màu mỡ để nghệ thuật múa dân gian Thái từ chỗ không chuyên trở thành chuyên nghiệp và đã được đào tạo bài bản theo một hệ thống chuyên sâu khoa học. Vì vậy, trong khi tôn trọng di sản văn hoá phi vật thể của người Thái, cần phải duy trì, nâng cao và phát huy để góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hoá Việt Nam, nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Vì thế, cần phải bảo lưu và gìn giữ nghệ thuật múa dân gian Thái để không bị mai một, bị mất đi hương sắc của nó và được lưu truyền trong nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Múa dân gian Thái là một trong những biểu hiện của nền văn hóa dân tộc. Nó là sự chắt lọc tinh hoa của phong tục tập quán mang tính tích cực của dân tộc. Những tinh hoa ấy được phát triển theo quy luật của cái đẹp mang bản sắc dân tộc; phản ánh sức sống và trình độ phát triển của cả cộng đồng, góp phần tạo nên sức mạnh của quốc gia và thể hiện bộ mặt của xã hội. Bảo tồn, kế thừa và phát triển múa dân gian Thái là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu khoa học, của các cơ quan văn hóa. Và, đó là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nền nghệ thuật múa Việt Nam “ Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ”.
Tài liệu tham khảo :
- Lê Ngọc Canh ( 2002 ), Đại cương nghệ thuật Múa.
- Lâm Tô Lộc ( 1985 ), Xòe Thái.
- Chí Thanh ( 1998 ), Di sản Múa dân gian vùng Tây Bắc.