Mc tiệc cưới, học làm mc đám cưới, video đám cưới hay nhất: ₪ Dân tộc Lào
Showing posts with label ₪ Dân tộc Lào. Show all posts
Showing posts with label ₪ Dân tộc Lào. Show all posts

Thursday, September 1, 2016

Thạt Luổng – Ngôi tháp tâm linh của dân tộc Lào (Thúy Đội)

Thạt Luổng là tên một ngôi tháp lớn của nước Lan Xạng([1]). Thạt Luổng tiếng Lào có nghĩa là tháp lớn, được xây dựng trong một thời kì lịch sử đáng ghi nhớ của đất nước Lan Xạng, thời kì của Xệt Tha Thi Lạt.

Xệt Tha Thi Lạt là vị vua trẻ tuổi tài ba. Tổ tiên của Nhà vua theo truyền thuyết là Pha Ngừm đã lập nên quốc gia Lan Xạng. Con cháu Pha Ngừm nối tiếp nhau trị vì đất nước này. Cha của Xệt Tha là hậu duệ đời thứ tám của Pha Ngừm, được thừa kế ngôi vua bên vợ là vua nước Lan Na([2]). Sau này, ngôi vua hai nước([3]) được truyền lại cho Xệt Tha Thi Lạt.

Việc cáng đáng một lúc hai ngôi vua đã gây nhiều khó khăn cho nhà vua trẻ. Do những tranh chấp về quyền lực mà một số người trong phe Cựu hoàng đã kết thân với Miến Điện để mượn tay nước này tôn phò nữ hoàng Chi Ra Pa Pha - dì ruột của vua Xệt Tha Thi Lạt - lên ngôi. Cũng từ đó, quân Miến Điện không ngừng tấn công xâm phạm lãnh thổ Lan Na và Lan Xạng. Quốc vương Xệt Tha Thi Lạt đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu kiên cường và đánh bại âm mưu chinh phục của quân Miến.

Năm 1563, sau khi giành được một loạt chiến thắng quân sự, tranh thủ những điều kiện hòa bình và không khí phấn khởi trong nhân dân, vua Xệt Tha Thi Lạt đã tiến hành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với việc dời đô từ Luang Phabang về Viêng Chăn, một loạt công trình kiến trúc lớn và đẹp nhất đã được xây dựng, trong đó có Thạt Luổng.

Thạt Luổng được xây dựng năm 1566, trên một ngôi chùa cũ cách Viêng Chăn chừng hai cây số. Đây là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào với diện tích đáy là 90 x 90m, cao 45m. Khối trung tâm có đế là một đài sen hình vuông với những cánh vàng nở tung ra bốn phía. Trên đài sen là một bệ cao, cũng xây theo hình vuông và cấu trúc theo dạng tầng lớp, lớp dưới là những nấc vuông, càng lên cao càng nhỏ lại rồi phình ra thành một gờ nổi lớn làm thành giá tựa cho khối hình quả bầu thon thả phía trên. Miệng quả bầu đỡ một tháp nhỏ, có đỉnh nhọn vút lên nền trời xanh thẳm. Toàn bộ khối trung tâm nhuộm một màu vàng rực rỡ. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia khối này được lợp bằng vàng lá.

Khối đinh được dựng trên một nền cao to, có bốn mặt cong như hình bản cầu, bề mặt trơn láng, phủ một màu trắng xóa. Bao quanh khối cong đó là 30 ngọn thạt nhỏ màu vàng có hình dáng tương tự như khối đỉnh bên trên. Những thạt nhỏ này được đặt trên một bệ hình chóp cụt màu trắng, bốn thạt ở bốn góc cao hơn so với thạt bên cạnh. Trên mặt các thạt nhỏ có ghi những câu Balamật (paramita)([4]) bằng tiếng Thăm Pali.

Xung quanh các thạt nhỏ là hồi lang vuông, có lan can cao ở phía ngoài. Trên dãy lan can có 228 hình lá nhọn, giữa mỗi lá có một khám nhỏ, trong đặt một tượng Phật đứng. Mỗi mặt lan can có trổ một ô cửa hình cánh cung, trên vòm có trang trí hình tháp nhọn. Ở bốn góc của lan can cũng có 4 tháp nhọn và cao.

Hồi lang tiếp theo cũng được trang trí tương tự, nhưng trên bốn trục chính còn có bốn ngôi đền với dãy tam cấp được trang trí hình thủy quái Macara và rắn Naga.

Toàn bộ ngôi tháp được ngăn cách với không gian xung quanh bằng một dãy hồi lang vuông lớn như cái sân, có tường cao bao bọc và có bốn cổng. Những tường hồi lang của Thạt Luổng đều được tô màu xám. Thạt Luổng là mô hình tháp Phật giáo có nguồn gốc ở Ấn Độ, là hình ảnh tượng trưng cho núi vũ trụ Meru, mà đỉnh trung tâm chính là đỉnh thần sơn Meru([5]). Các tháp nhỏ bao quanh là các vòng núi, những bậc tam cấp có hình thủy quái là đại dương. Đây cũng là hình ảnh của cõi niết bàn mà các nhà sư của Phật giáo tiểu thừa mường tượng ra khi thiền định. Phật giáo tiểu thừa quan niệm rằng niết bàn là nơi giải thoát con người khỏi ba loại khổ gắn liền với ba giới là: dục giới, sắc giới và vô sắc giới, nhằm đạt đến trạng thái vô tướng (anamitta) và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của Thạt Luổng là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới.

Cấu trúc mô hình của Thạt Luổng kết hợp với tỉ lệ phân bố hài hòa giữa những đường nét và màu sắc tạo cho ngôi tháp này có một sắc thái kiến trúc riêng của Lào khá đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Hình dáng cao vút như mũi tên của đỉnh Thạt Luổng không làm cho nó tách rời mà lại hòa nhập vào khối trung tâm như một thể hoàn chỉnh, mặc dù nó gợi cho người xem phảng phất hình bóng của các tháp Thái Lan thời Ayuthai ở các thế kỉ XV - XVIII. Khối thân hình bán cầu của tháp thạt trông có vẻ quy mô, bề thế giống như tháp Sanchi của Ấn Độ, nhưng cái khối lớn lao ấy lại được bao bọc bởi ánh hào quang của một vòng tháp vàng rực rỡ, làm cho nó giống như cái nhụy nổi của một đóa hoa thần tiên kì lạ. Cuối cùng là chân tháp với những vòng hồi lang liên tiếp và các tháp nhỏ xung quanh nhác trông như hình kim tự tháp nhiều bậc thường thấy ở các tháp Miến Điện, nhưng các hồi lang của Thạt Luổng có vẻ rộng rãi, phóng khoáng hơn. Tất cả các hình thể ấy càng trở nên sinh động hơn, ấn tượng hơn bởi các sắc màu phủ lên chúng: màu vàng chói chang như nắng, hừng hực như lửa của vòng thạt nhỏ bao quanh, màu trắng xóa như tuyết của khối bệ bên dưới và màu xám thâm trầm, uy nghiêm của các nền tường hồi lang, đã làm cho Thạt Luổng thật uy nghi, gợi cảm và thanh nhã.

Thạt Luổng được đánh giá như một công trình văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho trí tuệ và óc sáng tạo của nhân dân Lào. Hàng năm, cứ vào tuần trăng tròn của tháng mười một dương lịch, hội Thạt Luổng được tổ chức và kéo dài suốt ba đêm với những nghi lễ long trọng: mở đầu là Lễ tắm Phật, Lễ dâng cơm, Lễ cầu phúc, giảng kinh… cuối cùng là Lễ rước nến. Trai gái, già trẻ thắp nến dâng hoa quanh Thạt, họ cầu xin Phật Trời ban cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong tâm linh của mỗi người dần Lào lúc nào cũng sáng bừng lên ngọn lửa vàng cuồng nhiệt dân lào vẫn nhớ đến hình ảnh đẹp đẽ của Xệt Tha Thi Lạt -  người anh hùng đã mở ra những ý tưởng để Thạt Luổng trở thành hiện thân của dân tộc Lào.

Thúy Đội (sưu tầm)

Nà Luông - bản dân tộc Lào xinh đẹp ở Lai Châu (Thảo Ngân)

Cách trung tâm khoảng 7 km về phía Đông, bạn có thể dễ dàng tìm thấy bản Nà Luông xinh đẹp nằm bên trái với dòng sông Nậm Mu yên ả uốn quanh.


Từ quốc lộ đi vào, nhìn sang bên phải, du khách sẽ thấy bản Nà Luông yên bình giữa mây trời sông nước hùng vĩ

Sống chủ yếu bằng cánh đồng lúa bát ngát, dòng sông Nậm Mu và nghề dệt, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn

Qua cầu là đã đến địa phận bản Nà Luông, bản dân tộc Lào duy nhất với những đặc trưng văn hoá không hề bị pha tạp ở việt Nam

Một buổi chiều cuối tuần ở nhà văn hoá bản. Hàng tuần cán bộ bản đều tổ chức các cuộc họp thế này để trưng cầu dân ý và tìm cách cải thiện cuộc sống của người dân

Con sông Nậm Mu - 1 trong những nguồn sống của người dân, Nậm Mu đã góp phần giúp cuộc sống của bản Nà Luông được như ngày hôm nay

Người dân nơi đây tích trữ khá nhiều củi để đun nấu và để sưởi ấm trong mùa đông, vì mùa đông tại đây khá lạnh


Hầu hết các nhà đều được thiết kế để tích trữ cũi cho mùa đông tiếp theo


Cách bản Nà Luông koảng 3km, có 1 lò gạch. Đây có lẽ là nơi "công nghệ" nhất xunh quanh bản. Lò gạch cũng là 1 trong những nơi giúp người dân có thêm thu nhập những ngày chuyển giao mùa vụ

Bài và ảnh : Thảo Ngân

Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lào (Hoàng Như Hiển)

"Lễ hội "cầu mưa của bản Na Sang, xã Núa Ngam huyện Điện Biên.
Dân tộc Lào sống dọc các con suối lớn, đời sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất lúa ruộng và chăn nuôi, nên khô hanh, hạn hán là một trong những nỗi lo của họ về mùa màng thất bại, ảnh hưởng đời sống cả cộng đồng. Tiết tháng ba vùng Tây Bắc khắc nghiệt. Đó là những tháng cao điểm của mùa khô, nguồn nước cạn kiệt, khô hanh kéo dài. Nước từ các con suối, hồ chứa cạn dưới mức bình thường. Thời điểm này lại có gió phơn (gió Lào) mang hơi nóng như rang phả vào mặt, làm táp lá lúa và làm tăng quá trình bốc hơi nước từ các hồ ao, nơi dự trữ nguồn nước tưới. Đây chính là lúc dân tộc Lào tổ chức lễ hội cầu mưa.

Từ sáng sớm, chiêng trống nhà trưởng bản (chủ hộ giữ hồn áo người đầu tiên dựng bản, dựng mường gọi là Chảu sửa) thúc liên hồi, thay cho lời mời gọi. Tối trước những phụ nữ trong bản (nhân lực chính đi thăm đồng, thăm nguồn nước) đã bàn với trưởng bản chuyện tổ chức lễ hội cầu mưa nên vùng dậy sửa soạn trang phục tham gia cùng cộng đồng “Gọi cái nước của trời làm mát lòng đất mẹ, nuôi cây lúa thêm bông”. Phụ nữ dân tộc Lào tóc cuốn cao trên đỉnh đầu giống “Tằng cẩu” của phụ nữ Thái nên khá cầu kỳ, tốn nhiều thời gian. Theo phong tục, mọi người tham gia lễ hội phải nhịn đói, trèo đèo lội suối tìm đến dầu nguồn nước nơi tổ chức lễ hội cầu mưa, cầu thần linh che chở, ban phát mưa thuận, gió hòa, mùa vụ tốt tươi. Dọc đường đi, nhóm phụ nữ xin ăn từ những chủ hộ làm ăn phát đạt năm trước, giáo dục con cháu theo truyền thống dân tộc, có uy tín trong cộng đồng để lấy phúc. Họ tự ngầm hiểu, đó chính là truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, chia sẻ lộc trời cho bà con dân bản.
Mỗi gia đình trong bản có 1 - 2 người tham dự lễ hội cầu mưa (trừ trưởng bản còn tất cả là phụ nữ). Nhóm người mang theo lồng gà (đan bằng mây tre) được buộc vào một đòn tre do 2 người khỏe mạnh nhất nhóm khiêng. Đến trước cửa những gia đình làm ăn may mắn năm trước, họ dừng lại, chỉnh đốn trang phục và lên tiếng gọi chủ hộ. Khi chủ hộ mang xôi (khẩu ón), bánh chưng (khẩu tổm) xuống cầu thang, người đại diện nhận và cúi chào theo phong tục (tay chắp trước ngực) cám ơn. Chủ hộ đã chuẩn bị sẵn chậu nước lấy từ đầu nguồn té vào đám người đi lễ hội, nước bắn càng cao, người đi hội ướt càng nhiều theo quan niệm dân tộc Lào là càng may mắn, lễ hội càng hiệu nghiệm. Xin ăn qua 3 - 5 nhà, nhóm người đi đến đầu nguồn nước, nơi những tảng đá to như con lợn, con trâu vào mùa mưa chìm sâu trong nước thì nay cạn trơ tận đáy được chọn là nơi tổ chức lễ hội. Mọi người quây quần trên những tảng đá to ăn sáng, những thanh nữ (con gái chưa lấy chồng, độ tuổi trăng tròn) được chọn làm người té nước. Nước từ đầu nguồn té càng cao, phụ nữ tham gia lễ hội ướt càng nhiều năm đó thời tiết diễn biến càng thuận: Mưa làm tan những cơn khát của đất, cây lúa đang thì con gái được mưa ví như “Phát cờ mà lên”.
Sau lễ hội cầu mưa, phụ nữ tắm mát, nô đùa trong nguồn nước và trở về nhà mong cho sấm truyền, cơn mưa rơi xuống. Đêm đó, già trẻ gái trai cả bản tụ hội đốt lửa, múa lăm vông, mừng lễ hội cầu mưa tổ chức linh nghiệm. Điện Biên có một số bản dân tộc Lào thuộc xã Núa Ngam, Pa Thơm (huyện Điện Biên), Mường Luân (huyện Điện Biên Đông) giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội cầu mưa dân tộc Lào, nét đẹp văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, phát huy giá trị.
 Hoàng Như Hiển (sưu tầm)

Đặc sản xôi nếp của dân tộc Lào (Lý Hải Ninh)

                                                                   
                                                                             Xoi nep lao


Du lịch Lào luôn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị từ chính nét văn hóa mộc mạc, giản dị của người dân nơi đây. Tiêu biểu như việc thưởng thức hương vị của món xôi nếp Lào, đặc sản thôn quê bình dị.

Hiện tại nhân dân Lào vẫn giữ nét sinh hoạt từ ngàn xưa, họ sinh sống ở các ngôi nhà sàn được cất từ các loại gỗ quý, sàn lát gỗ hay phên nứa rừng. Xôi là món ăn truyền thống của người dân nơi đây, thế nên trong mỗi nhà đều có vài cái chõ đựng xôi, đan bằng tre hoặc trúc.

xoi nep lao

Là đất nước mộ đạo, nên việc dâng hương cúng quải cho chùa đã từng lâu ăn sâu vào nếp nghĩ nếp sống của người dân nước này. Khi tiếng chuông chùa vang lên cũng là lúc các gia đình trong bản mang chõ xôi dâng lên các vị sư sãi, sau đó mới đến lượt họ ăn. Thế nên khách du lịch Lào lần đầu đến có vẻ bỡ ngỡ, nhưng lâu dần sẽ quen và cảm thấy thân thuộc.

Cách chế biến xôi Lào theo kiểu truyền thống thường đựng trong ống nứa, cho nước suối vào và nướng nguyên cái ống trên bếp than hồng. Khi cây nứa vừa cháy xém, cũng là lúc xôi cạn nước. Người ta sẽ gọt lớp vỏ nứa bên ngoài ra, chỉ để lại phần vỏ lụa ôm khít cục xôi nếp tròn trịa, dài dài, thơm thơm mùi lá rừng, để người ăn tự bốc lấy.

xoi nep lao

Ngày nay, người Lào nấu xôi trong nồi, sau đó đồ xôi vào chõ, rồi dọn lên mâm. Thức ăn chung với xôi nếp ở Lào thường là gà nướng hay cá suối kho lạt với riềng. Riêng phần rau xanh, đọt bầu, đọt bí – là hai thứ bà con các bộ tộc Lào hay trồng – để nguyên cọng dài 20-30 cm, luộc sơ.

xoi nep lao

Mộc mạc và chân thành là những khách du lịch Lào có thể cảm nhận khi khám phá vùng đất này, nhất là khi về các vùng thôn quê, hòa mình vào cuộc sống chân chất của người dân. Bạn sẽ khó tìm thấy ở các điểm du lịch nổi tiếng sự bình yên và thư thái trong tâm hồn như ở đâu tại các vùng quê nghèo trên đất Lào.

Lý Hải Ninh (sưu tầm)

Xên Mường của dân tộc Lào ở Sơn La (Hoàng Thị Lân)

Nét xuân ở huyện biên giới Sốp Cộp đặc sắc nhất là lễ hội. Xên mường của dân tộc Lào ở bản Mường Và, xã Mường Và, Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa cầu mong sức khỏe cho mọi người, mùa màng bội thu, bản làng no ấm.
Xên mường được tổ chức hàng năm với quy mô cúng bản (xên bản), đến năm thứ 3 thì có quy mô lớn hơn gọi là cúng mường (xên mường). 

Thời gian tổ chức Lễ hội cũng theo vòng 3 năm. Năm thứ nhất: 1 ngày, 1 đêm; năm thứ hai: 2 ngày, 2 đêm; năm thứ ba: 3 ngày, 3 đêm. Không gian lễ hội gồm hai phần: Tại nhà ông Chẩu sửa (người chủ trì lễ hội được truyền theo dòng họ) và khu rừng thiêng (Lộng căm) của bản. Thời gian tổ chức Lễ hội cũng có tục cấm bản: Từ 18h tối ngày mổ trâu tế lễ: không đi làm ruộng, nương, không hát hò…người vào bản không được gây tiếng động mạnh (như xe máy, ô tô …). Để có vật phẩm, cả bản góp tiền, gạo, rượu … để làm lễ. Việc tổ chức lễ cúng được bắt đầu tại nhà ông Chẩu sửa, cả bản dắt 1 con trâu, dâng chiếc áo - “linh vật” của Lễ hội (chiếc áo được cho là hồn cốt của Khăm Long, người đầu tiên đến khai phá bản Mường Và), và các đồ cúng tế khác đi đến Lộng căm (khu rừng thiêng), tại đây đã dựng sẵn một nhà sàn nhỏ để hàng năm bản cúng tế.

Trong phần lễ có tục người đóng giả hổ để đâm trâu trước khi tiến hành mổ trâu và làm các thủ tục cúng tế... Sau phần lễ sẽ đến phần hội (tổ chức vào ngày kiêng cuối cùng). Mọi người sẽ tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, đánh cù, tó má lẹ… Có tục ném hạt thóc, hạt bông và nhảy múa, đánh trống, chiêng vào buổi sáng. Ngày này, nếu ai muốn thay tên sẽ phải làm các thủ tục và cúng hồn cho Chẩu sửa, người cúng sẽ mang chai rượu lên trình bày tên bố, mẹ đã đặt cho nhưng do hay ốm đau, làm ăn khó khăn... xin được đổi tên mới.

Không chỉ cần cù lao động, từ bao đời nay, các dân tộc ở huyện Sốp Cộp nói chung, dân tộc Lào ở xã Mường Và nói riêng luôn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

 Hoàng Thị Lân (sưu tầm)

Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Lào - Điện Biên (Triệu Thị Bắc)

Từ xưa, thổ cẩm vẫn là niềm tự hào của người phụ nữ dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên. Tại bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, nghề dệt thổ cẩm được lưu truyền và phát triển, đã trở thành cơ sở để hình thành một hợp tác xã có vai trò gìn giữ, phát triển nghề truyền thống, cũng như quảng bá văn hóa dân tộc.

        Không biết các gia đình người dân tộc Lào đã đến sinh sống, định cư tại bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên từ bao giờ. Với bản tính thân thiện họ sống rất hòa thuận với các dân tộc anh em. Văn hóa dân tộc Lào cũng vì vậy mà được giao thoa và không ngừng tiếp biến, tuy nhiên bản sắc là cái họ không thể để mất đi. Bản sắc ấy đang được lưu giữ trong những phong tục tập quán lâu đời, trong nếp ăn, cách ở, trong trang phục dân tộc và trong cả nghề truyền thống đang được lưu truyền. Nghề dệt thổ cẩm đã theo bước chân du cư của các tộc Lào đi khắp nơi. Thổ cẩm của người dân tộc Lào được dệt từ sợi bông. Qua bàn tay cần cù, khéo léo của người phụ nữ loại sợi tự nhiên này như được biến hóa, trở thành những tấm vải nhiều màu với những hoa văn hết sức đặc trưng. Các hoa văn hình chữ vạn, hình voi, hình rắn hay hình chùa tháp trên trang phục thổ cẩm, khiến người ta nhận ra ngay người dân tộc Lào dù họ ở đâu.
          Trong suốt nhiều năm nghề dệt thổ cẩm ở Na Sang II đã được truyền giữ bởi tình yêu, bởi niềm tự hào của những phụ nữ dân tộc Lào. Mặc dù vậy, nghề thủ công này vẫn không hề phát triển, thổ cẩm Lào chưa có mặt trên thị trường, vì sản phẩm thủ công làm ra chưa được coi là một loại hàng hóa thực sự. Cũng vì thế mà Na Sang II chưa thể trở thành làng nghề trong khi hầu hết phụ nữ trong làng đều biết nghề dệt vải.  
        Phát hiện thấy tiềm năng của một làng nghề với sảm phẩm thủ công truyền thống đặc trưng, năm 2004 tổ chức JICA của Nhật Bản đã nghiên cứu và xây dựng dự án hỗ trợ phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Na Sang II. Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm Na Sang II ra đời từ đây. Đến nay HTX đã tập hợp được trên 30 thành viên. Tình yêu, niềm tự hào đối với nghề dệt thổ cẩm và sự gắn bó của những thành viên HTX, đã trở thành yếu tố quan trọng giúp cho sự khởi đầu tốt đẹp. 

 Triệu Thị Bắc (sưu tầm)   

Đặc sắc Tết cổ truyền Bunpimay của nhân dân các dân tộc Lào (Hứa Ban Mai)

Lễ chúc phúc của các nhà sư.

Bunpimay năm nay được tổ chức trong không khí phấn khởi khi Lào vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ X của Đảng NDCM Lào và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII, Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố.

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngày 13/4, người dân các dân tộc Lào trên khắp cả nước bắt đầu tưng bừng đón Tết cổ truyền Bunpimay 2016 (tức năm 2559 Phật lịch).
Khác với mọi năm, thay vì chỉ diễn ra trong ba ngày, năm nay Tết Lào diễn ra trong bốn ngày (13-16/4) vì là năm nhuận. Theo cách tính của Phật lịch, cứ 5 năm lại có một năm nhuận, đó mà lý do mà Tết Lào năm nay dài 4 ngày.
Theo truyền thống và nghi thức cổ truyền của dân tộc Lào, ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, nhân dân các dân tộc Lào không phân biệt là ở thành phố hay nông thôn đều đổ về các chùa và mang theo những bình, cháp đựng nước thơm để làm lễ tắm mát cho các tượng phật.
Hòa thượng Khamsuc Aliyah, Trụ trì chùa Inpeng, một trong những ngôi chùa lớn tại thủ đô Vientiane, cho biết nghi thức này có từ cổ xưa với mong muốn sẽ mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật và thanh khiết hóa cuộc sống của con người.
Nước dùng để tắm Phật phải là nước sạch, thơm và được chuẩn bị rất kỹ, trong đó có bồ kết nướng, hoặc dầu thơm và thả những cánh hoa Dooc Khoun vàng óng, đặc biệt trong nước tắm phật phải có màu vàng của nghệ.
Một trong những nghi thức không thể thiếu trong ngày đầu của Tết Bunpimay đó là nghi lễ rước nàng Sangkhane, còn được gọi là Nàng Xuân, đây cũng là hoạt động thu hút sự quan tâm của người dân Lào cũng như du khách thập phương.
Linh vật mà nàng Sangkhane cưỡi năm nay là con ngựa. Nàng Sangkhane ngồi giữa, sáu cô gái ngồi dọc hai bên. Nàng Xuân được lựa chọn rất khắt khe và dựa trên các tiêu chí như phải là người đẹp, có đạo đức, có trình độ học vấn,..
Theo sau xe chở Nàng Xuân là đoàn rước rất hoành tráng với tiếng trống, nhạc và điệu múa hòa cùng sắc màu của những trang phục truyền thống đại diện cho 49 dân tộc của Lào.
Ngày Tết của Lào không thể thiếu hai loài hoa đó là Champa và hoa Dooc Khun (hoa đại và hoa muồng vàng). Hoa Champa được kết vòng đeo cổ hoặc cài trên tóc các cô gái, trong khi hoa Dooc Khun được treo khắp nơi, thậm trí trên cửa kính các phương tiện giao thông để mong gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Sau khi kết thúc phần lễ, hội té nước chính thức được bắt đầu. Khắp các đường phố, từ trẻ em đến người lớn tạo thành từng nhóm để cùng nhau té nước người qua đường. Trước khi té nước, người Lào thường dành cho nhau những lời chúc tụng tốt đẹp.
Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới thanh bạch và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều thì người đó được nhiều hạnh phúc và may mắn.

Hứa Ban Mai (sưu tầm)

Điện Biên - Phục dựng lễ hội té nước của dân tộc Lào (Nông Gia Khánh)

Lễ hội té nước của dân tộc Lào

Sau một thời gian dài bị lãng quên, Lễ hội té nước của đồng bào dân tộc Lào ở xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên mới được phục dựng lại.
Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.500 người. Người Lào ở Điện Biên cũng có lễ hội té nước như phong tục cổ truyền của người Thái, người Khmer.

Dù có nhiều hoạt động khác nhau trong Lễ hội nhưng các dân tộc này đều có chung quan niệm làxem ngày tốt xấu tổ chức lễ hội té nước để tẩy rửa những điều không may mắn của năm cũ để bước sang năm mới, cầu cho mưa xuống để mùa màng bội thu, muôn vật sinh sôi, nảy nở.
Tuy nhiên, với đồng bào Lào ở Điện Biên thì sau gần 30 năm vắng bóng, đến nay, lễ hội truyền thống này mới được phục dựng trở lại. Bà Lường Thị Sao May ở bản Na Sang 1, xã Núa Ngam cho biết : “Lễ hội TÉ NƯỚC đã bị mai một, chìm đắm rất lâu.. Đến nỗi chúng tôi còn quên hết cả phong tục, tập quán của dân tộc mình. Xong mới đi ghi chép lại với các ông, các bà đã già tuổi để người ta nhớ lại phong tục, tập quán, truyền thống này. Khai thác dần dần xong mới phục dựng”.
Với mục đích gìn giữ và phát huy sự đa dạng bản sắc Văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các ban ngành chức năng, cùng đồng bào dân tộc Lào, dày công phục dựng lại lễ hội này.
Theo phong tục, đoàn người xin nước là phụ nữ trong bản do bà Mo (thầy xem bói, thầy cúng) dẫn đầu, mang theo lễ vật đi đến từng nhà để xin nước, xin lộc trời. Khi đến mỗi nhà, đoàn Xin nước không được phép lên Nhà trời mà phải đứng ở dưới cùng đọc bài khấn đồng giao. Chủ nhà thay mặt bà con xin với thần linh cho mưa đúng thời vụ, cây cối sinh sôi nẩy nở, không bị sâu bệnh phá hoại.
Sau khi đi hết các nhà trong bản, đoàn xin nước mang lễ vật ra suối xếp thành mâm, mời thần trời, thần đất, thần suối chứng giám.  Sau khi khấn lễ, bà con dân bản ào xuống suối, té nước lên nhau, ai càng ướt nhiều thì càng được nhiều may mắn may mắn. Bên cạnh đó cũng diễn ra rất nhiều trò chơi dân gian của dân tộc Lào. Người dân tộc Lào ở Na Sang lâu nay được biết đến là nơi nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm thủ công truyền thống.
Các sản phẩm dệt của người Lào ở Na Sang với họa tiết tinh xảo, đặc sắc rất được ưa chuộng trên thị trường. Bởi vậy, việc phục dựng lại lễ hội té nước truyền thống sẽ là một trong những điểm nhấn để cùng với làng nghề thổ cẩm trở thành thương hiệu thu hút du lịch của địa phương trong những năm tới

Nông Gia Khánh.

Những nét độc đáo về phong tục cưới hỏi của dân tộc Lào Sủng (Hoàng Thị Hải)

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào gồm có 3 bộ tộc lớn đó là: Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Sủng. Lào Lùm chủ yếu là sống ở vùng đồng bằng, họ đã tạo ra hầu hết các truyền thống cũng như phong tục của Lào. Quốc ngữ của Lào là lấy từ ngôn ngữ của những cư dân miền xuôi này. Quốc giáo Phật giáo cũng là tín ngưỡng của người Lào Lùm.
Tộc Lào Thơng được coi là những cư dân nguyên thủy của Lào. Lào Thơng chiếm chiếm khoảng một phần tư dân số, đứng thứ hai về dân số trong cả nước. Tộc Lào Sủng là tộc người có những đặc trưng chủng tộc khác biệt nhất trong tất cả các bộ tộc ở Lào. Họ theo tín ngưỡng vật linh nhưng trong những nghi lễ tôn giáo hay yến tiệc có xen lẫn tục thờ cúng tổ tiên, đạo Phật và đạo Khổng. Người Lào Sủng nổi tiếng là khéo tay thể hiện qua  những vật dụng trang trí được làm bằng thổ cẩm hay bằng bạc được làm rất tinh xảo. Bên cạnh đó văn hóa kết hôn của người Lào Sủng cũng có những nét độc đáo riêng.

Chuẩn bị trước đám cưới
Trước tiên, nhà chú rể phải đi nhờ 2 người làm người đại diện cho nhà trai, 1 người làm trưởng đoàn, 1 người làm phó đoàn. Nguyên tắc để đi nhờ là khi đến cổng của người thì mình sẽ nhờ thì phải đi vào bằng cổng sau của ngôi nhà, khi vào trong nhà rồi thì phải lấy mâm cơm nhỏ đặt nhanh ở giữa nhà lấy thêm 1 chai rượu cùng với 2 cái cốc đặt ở trên mâm cơm xong rồi mới gọi người mà mình sẽ nhờ ra ngồi cùng và rót rượu cho người đó khi nhờ được rồi thì cầm lấy chai rượu và tiếp tục đi nhờ người thứ 2 nguyên tắc đi xin giống như trên.

Tiếp đến là nhờ người làm phù rể: Phù rể thường là em hoặc cháu, có vợ hay chưa có vợ đều được, nguyên tắc đi nhờ cũng giống như nhờ người đại diện, nếu là người quen biết thì chỉ cần đến nói cho người đó biết là được.

Nhờ người làm phù dâu: phù dâu thường là em họ hoặc em ruột nhưng phải là người chưa lập gia đình. Nếu là em gái thì không cần nhờ chỉ cần nói em biết là được còn nếu là người khác thì phải đi xin bố của người con gái với nguyên tắc xin giống như trên.

2. Chuẩn bị của nhà trai khi đi xin dâu
Mổ 1 con lợn hoặc 34 con gà để làm cơm cho những người giúp việc chuẩn bị cho việc đi đón dâu. Làm 2 con gà nấu chín cho vào gùi để ăn dọc đường. Làm 1 con gà nấu chín, 1 chai rượu,  cơm và 2 cái thìa cho vào gùi để mang đến cho bố mẹ cô dâu.

3. Chuẩn bị của bố mẹ cô dâu
Chuẩn bị đủ gạo, rượu và một số thứ khác. Chuẩn bị 2 con lợn, 1 con bò hoặc 1 con trâu, gà 7 đến 8 con

4. Khi nhà trai đến nhà gái
Khi nhà trai đến cổng nhà gái người hướng dẫn cầm ô đi trước nhưng chưa vào nhà, cần phải hỏi bên nhà gái có kiêng hay không, khi nhà gái mời vào nhà trai chưa vào liền mà phải xin vào bằng tục ngữ rồi mới vào nhà.

Khi nhà trai vào trong nhà: Nhà gái bảo nhà trai đặt đồ xuống và ngồi nghỉ nhưng nhà trai chưa ngồi và cần phải đứng 1 lúc ở giữa nhà sau đó người đại diện họ nhà trai lấy ô treo vào tường nhà rồi mới được ngồi nghỉ. Khi ngồi được 1 lát cả 2 người đại diện lấy thuốc lá chia cho từng người một. Một điều bắt buộc đó là mọi người ở trong nhà phải có đủ 2 điếu thuốc.

5. Việc sắp xếp người ngồi trong đám cưới
- Người đại diện của hai nhà phải ngồi đối diện với nhau
- Chú rể ngồi cạnh người đại diện
- Anh trai đầu của cô dâu ngồi bên cạnh chú rể
- Phù rể ngồi cạnh anh trai cả
- Em trai của cô dâu ngồi cạnh phù rể
- Những người lớn tuổi ngồi ở phía trên
- Những người còn lại ngồi ở phía dưới.

6. Nhà gái chuẩn bị đồ cho con gái đi lấy chồng
Tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình bố mẹ có thể cho vàng, tiền….Sau khi chuẩn bị xong thì đưa cho người đại diện tặng cho con gái.

7. Chuẩn bị cơm và những vật dụng  khác
Nấu 2 con gà cùng với cơm bọc bằng lá chuối, nếu nhà trai đưa đến 2 cái thìa thì bố mẹ nhà gái phải lấy 2 cái thìa đó cất đi rồi lấy 4 cài thìa của nhà mình đưa cho nhà trai có nghĩa là nếu nhà trai đưa đến bao nhiêu thìa thì phải đưa lại gấp đôi.

Nấu 1 con gà  bọc cùng với cơm bằng lá chuối đưa cho bố mẹ chú rể để đem dâng cho ma nhà, ma giữ thành hay dâng cho những người thân đã mất.
Làm một số con gà cho những người phục vụ trong đám cưới của chú rể.

8.Tập tục ăn cơm ở giữa đường
 Một điểm đặc biệt của tục cưới hỏi của dân tộc Lào Sủng đó là ăn cơm ở giữa đường.  Tập tục này đã được tổ tiên truyền lại nên dù ở xa, hay gần kể cả là cùng làng xóm láng giềng cũng phải có tục này. Trong trường hợp nhà xa nhau thì đi được nửa đường mới ăn. Còn nếu là làng xóm láng giềng thì cần phải ra khỏi làng ăn xong mới vào nhà. Trước khi ăn người đại diện xúc thịt ở tay phải và cầm rượu ở tay trái để mời ma nhà, ma giữ thành, tổ tiên và những người đã mất… sau đó mọi người mới được ăn.

9. Chuẩn bị của bố mẹ chú rể khi đón dâu về
- Chuẩn bị 1 con lợn
- Chuẩn bị rượu đủ cho mọi người, cần chuẩn bị mâm cơm đầy đủ rồi chờ chú rể và cô dâu về. Khi về đến nhà cả 2 người đại diện lấy ô treo lên tường nhà sau khi giới thiệu xong thì người đại diện mới lấy ô treo trên tường xuống đặt bên cạnh mâm cơm cùng với giải nghĩa xong tặng ô cho bố mẹ.

Dân tộc Lào Sủng hiện nay chiếm 17% dân số nước Lào, sinh sống chủ yếu ở miền Bắc nước Lào. Nên những đám cưới có thể khác nhau về hình thức nhưng về nội dung đều phải tuân theo luật lệ chung đã có bao nhiêu đời nay.  Hiện nay nhiều tập tục cưới xin của người Lào Sủng cũng có sự thay đổi. Việc cưới xin ngày càng văn minh, giản tiện hơn nhưng không vì thế mà mất đi những tập quán cổ truyền của dân tộc. Chính sự gìn giữ những yếu tố truyền thống đó đã tạo nên nét văn hóa độc đáo và hết sức đặc trưng của dân tộc Lào Sủng.

Hoàng thị Hải (sưu tầm)

Rượu Lào, Thịt bò Lào đặc sản của dân tộc Lào (Hoàng Thị Khuyên)

Mỗi khi nhắc đến dacsanlao là mọi người nhớ tới đất nước triệu voi, bởi thiên nhiên ưu đãi cho người dân nơi đây những cánh rừng bát ngát, đồi núi chập trùng. Thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp như chăn nuôi trâu bò, nguyên liệu cho chăn nuôi gia súc, là nguồn nước trong lành để làm nên rượu làobeer Lào thơm ngon, nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Rượu Lào được làm từ nguồn nước tươi mát, với vị mem lá rất riêng tạo nên vị rượu Lào thơm lừng, vị nhẹ không cay. Khi uống không nhức đầu và để lại vị ngọt trong cổ họng của người uống. Khi uống mọi người có thể để ướp trong thùng đá hay uống luôn cũng không làm mất đi vị riêng của rượu Lào.

Thịt bò khô Lào cũng xuất phát từ những đàn gia súc được chăn thả trên đồi núi, những khi giết mổ bò mà ăn không hết họ sẽ để dành những miếng thịt ngon nhất rồi đem gác lên bếp. Khói bếp bay lên ám vào thanh thịt và làm khô nhưng thớ thịt tươi đó. Để những khi gia đình có việc hay khi thời tiết mưa gió không có thức ăn họ sẽ mang thịt bò khô xuống ăn. vừa thuận tiện mà lại đảm bảo an toàn vệ sinh. Lâu dần nó trở thành món ăn quen thuộc và dần trở thành dacsanlao của dân tộc lào. Không những để ăn mà họ làm quà biếu, quà tặng người thân trong những ngày lễ, ngày Tết. Khi thưởng thức vị thịt bò thơm bùi, hòa lẫn gia vị tẩm ướp rất riêng của người Lào mà thịt bò khô Lào vươn ra ngoài lãnh thổ và đến những người biết thưởng thức, tận hưởng ẩm thực.
Nếu bạn có điều kiện hãy 1 lần thử thịt bò khô Lào của chúng tôi để cảm nhận hương vị hay đơn giản làm món quà biếu mỗi khi Tết đến xuân về. Hẳn sẽ là món quà rất độc đáo và rất riêng của bạn.
Hoang Thị Khuyên (sưu tầm)

Tết cổ truyền Bun Pi May của dân tộc Lào (Hoang Minh Thắng)

Thiếu nữ Lào trong Lễ hội Bun Pi May ở Luông Pha Băng

Giữa tháng 4, khi gió mùa tây-nam xuất hiện, báo hiệu mùa mưa đến, cũng là thời điểm bắt đầu năm mới ở nhiều nước trong khu vực Ðông - Nam Á, trong đó có Tết cổ truyền Bun Pi May của các bộ tộc Lào (lễ hội năm mới) hay Lễ hội Hốt Nậm (Té nước), cầu mong cho cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
Năm mới của nhân dân Lào bắt đầu từ ngày 13-15/4 dương lịch. Theo truyền thống cách đây hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến xuân về, người Lào lại tổ chức lễ hội té nước. Trong lễ hội này, người dân Lào và cả khách du lịch nước ngoài, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo đều cùng hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc của một ngày hội thực thụ.

Theo truyền thống và nghi thức cổ truyền, ngày 14/4 hằng năm là ngày mở hội Bun Pi May, làm phúc trong năm mới. Trong những ngày Tết, nhân dân các bộ tộc Lào từ những bản làng xa xôi, đến phố đông người đều đổ về các chùa, mang theo âu bạc đựng đầy nước ướp hoa thơm để tắm mát cho tượng Phật. Người ta té nước cho nhau thay cho lời chúc năm mới tốt lành, bình an và gặp nhiều may mắn. Người người cầu mong năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, đất nước thanh bình, thịnh vượng.


Tục té nước ngày Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào còn có nét đặc trưng là trong những ngày này không kể dù lạ hay quen, dù có hay không có địa vị trong xã hội cũng đều được gia chủ tiếp đón ân cần như nhau và được thể hiện sự quý trọng bằng những "gầu" nước dội lên khắp người khi đến thăm.


Người được té nước nhiều, áo quần ướt đẫm, càng sung sướng vì tin rằng mình sẽ gặp nhiều may mắn trong năm, đồng thời cũng như sự minh chứng là mình được nhiều người yêu mến. Ngày đầu năm, ngoài tục vẩy nước, té nước còn diễn ra nhiều trò vui, khỏe gắn với sông nước, trong đó nhộn nhịp nhất là các cuộc đua thuyền. Tỉnh nào hầu như cũng mở hội đua thuyền. Mỗi vùng đều có các loại thuyền đua khác nhau, trang trí rực rỡ và độc đáo. Nhiều nhất là thuyền rồng, có thuyền độc mộc khoét từ một thân cổ thụ quý từ trên rừng già, có thuyền sơn son thếp vàng và khảm xà cừ những hoa văn lạ mắt. Những phường bạn chèo, mặc đồng phục đủ mầu, mái chèo loang loáng... Thuyền lướt sóng trước hết là liên hoan gặp mặt hằng năm tay bắt mặt mừng của đại biểu rừng đại ngàn với dòng chảy lớn của sông Mẹ để dân làng bày tỏ sự tri ân với các vị Thần nước, với tổ tiên đã phù hộ được yên ổn làm ăn. Những người không ra xem hội đua thuyền, lại có thú đón Tết bằng trò vui khác cũng từ sông nước. Họ rủ nhau ra bờ sông, chở cát về đắp thành những núi cát nhỏ quanh các gốc cây cổ thụ nơi sân chùa. Ðỉnh núi cát, có cờ đuôi nheo, cờ phướn bằng những dải lụa mầu sắc. Có người chăng trên đỉnh và sườn núi cát những chỉ ngũ sắc. Trẻ em chạy vòng quanh các núi cát, người lớn ngắm nhìn và trò chuyện vui vẻ bên những công trình nghệ thuật và cầu nguyện sang năm mới có nhiều điều phúc như hạt cát trên núi sẽ đến với mọi người. Nhiều gia đình trong những ngày này lại ra sông thả cá. Ngày hội thả cá trên sông cũng tấp nập không kém các trò vui khác. Dân Lào coi việc phóng sinh cá trong ngày Tết, để ước vọng quê hương mình trù phú, trên cánh đồng lúa thơm, dưới sông nước đầy cá béo.
Nhưng có một lễ hội được đông đảo người Lào tham gia trong ngày Tết là rước nữ Chúa Xuân. Tập tục này có từ thời xa xưa. Nữ Chúa Xuân, là nàng Xẳng Khản, một trong bảy người con gái của Thần bốn mặt - vị thần có công đem những điều tốt lành cho dân Lào. Theo đó, mỗi năm trước lễ hội, người ta thi hoa hậu để tuyển bảy cô gái đẹp người, đẹp nết, làm ăn chăm chỉ và giỏi giang trong cuộc sống. Ðến giờ hoàng đạo, đoàn rước nữ Chúa Xuân thật tưng bừng. Một cô gái đóng Chúa Xuân một tay gươm, một tay cầm vòng lửa cùng sáu người em gái xiêm y rực rỡ ngồi trên xe mui trần trang hoàng lộng lẫy. Trong đoàn diễu hành, người ta mang mặt nạ Pu Nhơ và Nha Nhơ, theo truyền thuyết là người đàn ông và đàn bà đầu tiên sinh ra dân tộc Lào. Ði theo đoàn rước là một dòng người nối tiếp nhau vừa đi, vừa múa hát trong tiếng trống vang lừng. Người bên đường tươi cười té nước mát cho đoàn hội, chúc nhau những lời tốt đẹp nhất của năm mới.


Những năm gần đây, Bun Pi May đã mang những nội dung mới. Ðó là dịp các cơ quan, công sở họp mặt tổng kết công tác năm vừa qua và phát động đợt thi đua mới để năm tiếp theo có thêm nhiều thành tích mới. Tiếp đó, là các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn phù hợp đặc điểm dân cư, tập quán của từng vùng. Ðối với người Lào, ở đâu có tiếng trống nổi lên và điệu múa lăm vông làm xốn xang lòng người thì ở đó vui từ đêm đến sáng.
Tết Bun Pi May năm nay diễn ra vui tươi hơn, nhân dân các bộ tộc Lào, nhất là ở Thủ đô Viêng Chăn vui mừng vì đã tổ chức thành công Ðại hội thể thao các nước Ðông-Nam Á năm 2009 và lễ kỷ niệm 450 năm thành lập thành phố vào cuối năm 2010, cũng như việc tổ chức thành công nhiều hội nghị lớn của khu vực và quốc tế khác. Nhiều dự án lớn xây dựng đất nước, phát triển công nghiệp, mở mang giao thông đã, đang và sẽ được triển khai tại Lào. Nước Lào đang đổi mới, đang phát triển để hội nhập theo xu thế chung của khu vực và quốc tế.

 Hoàng Minh Thắng (sưu tầm)

Đôi nét về văn hóa dân tộc Lào ở Điện Biên (Lý Thị Ninh)

Vốn quen với tập quán trồng lúa nước và đánh bắt cá, người Lào thường sống quần tụ bên các dòng sông, con suối

Ở tỉnh Điện Biên, dân tộc Lào sinh sống tập trung tại một số khu vực thuộc các huyện Điện Biên và Điện Biên Đông. Có lẽ do địa bàn sinh sống thuận lợi hơn, nên các bản người Lào ở huyện Điện Biên ngày nay có đời sống kinh tế khá phát triển. Đặc biệt hơn cả là trong quá trình sống hòa đồng với cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, họ vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống khá riêng biệt.

Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định được thời điểm đồng bào dân tộc Lào đã đến sinh sống tại Điện Biên. Tuy nhiên, người ta đều cho rằng từ Vương quốc Lào xưa, một vài nhóm người dân tộc Lào đã theo các nhánh sông suối di cư tới Điện Biên, để tìm vùng đất thích hợp cho canh tác lúa nước. Một trong số các nhóm ấy đã chọn vùng đất bên sông Nậm Núa làm nơi sinh sống, để rồi định cư cho đến tận bây giờ.

Vốn quen với tập quán trồng lúa nước và đánh bắt cá, người Lào thường sống quần tụ bên các dòng sông, con suối thành các bản có từ vài chục đến hàng trăm hộ gia đình. Nguồn nước với họ vô cùng quan trọng. Đối với người dân bản Na Sang, xã Núa  Ngam, dòng Nậm Núa vừa là nơi cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp thực phẩm cho con người và cũng là nơi diễn ra những sinh hoạt thường ngày. Bên dòng sông nhỏ cuộc sống cứ ngày một sinh sôi. Từ 1 bản Na Sang với vài chục nóc nhà, giờ đây đã tách thành 2 bản với hàng trăm hộ gia đình. Dân số của các bản Lào ở Núa Ngam ngày một tăng lên, nhưng do vùng sinh sống khó mở mang thêm ruộng nước, nên ngày nay ngoài làm ruộng người dân còn làm thêm nương rẫy để đảm bảo cuộc sống.

Mới nhìn qua thì bản nhỏ Na Sang II cũng tựa như các bản làng người Thái, nhưng cái khác biệt lại ở chỗ: Dân cư bản Lào sống quần tụ hơn. Theo truyền thống của dân tộc, người dân bản Na Sang II dựng nhà lưng tựa vào núi, mặt quay ra suối và cả bản đều làm nhà theo một hướng. Nhà sàn của người dân ở đây trước kia là nhà gỗ, có 2 tầng. Nhưng với tình trạng mất rừng đáng báo động như hiện nay, họ cũng rất có ý thức trong việc khai thác gỗ rừng để làm nhà.

Để hạn chế việc khai thác gỗ, bảo vệ rừng, ngày nay nhiều gia đình ở bản Na Sang II đã dùng gạch để xây tầng trệt của nhà sàn. Do đó, nhà sàn của người Lào ở đây đã bị biến tướng đi ít nhiều. Với tầng trệt khá kín đáo và lại được xây dựng kiên cố, đây là nơi các gia đình người Lào thường sử dụng làm kho chứa lương thực và để đồ dùng gia đình. Mọi sinh hoạt khác như ngủ, nghỉ đều được tổ chức ở tầng trên. Điều mà bất cứ ai đến bản Na Sang II cũng có thể nhận ra, là ở một bên đầu hồi của nhà, người ta còn làm thêm một sàn nhỏ đua ra ngoài. Sàn này không phải để phơi ngô lúa, mà dành đặt khung dệt của chị em phụ nữ. Phía dưới sàn treo nhiều loại đồ thủ công bằng mây tre, do gia đình tự làm.

Người dân bản Na Sang II dựng nhà lưng tựa vào núi, mặt quay ra suối và cả bản đều làm nhà theo một hướng

Trước đây, khi còn sống đời sống tự cấp, tự túc, các gia đình dân tộc Lào vẫn tự làm dụng cụ lao động sản xuất, đồ gia dụng, cũng như vải vóc. Trồng bông, dệt vải là nghề phụ bất cứ phụ nữ trưởng thành nào cũng biết và thành thạo. Trang phục của dân tộc Lào xưa được dệt bằng sợi tơ tằm hoặc sợi bông. Sau đó họ dùng các loại quả, lá và vỏ cây trên rừng để nhuộm màu cho sợi. Đàn ông dân tộc Lào thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm. Áo có hàng cúc làm bằng vải hoặc gỗ giống như áo của đàn ông người Thái. Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ Lào thường mặc váy có cạp quấn cao tới ngực. Gấu váy thêu hoa văn tinh tế. Áo truyền thống của họ là chiếc áo thân ngắn được may đường viền cầu kỳ, có một hàng cúc bạc phía trước. Bó sát eo là chiếc thắt lưng bằng đồng hay bằng bạc. Khi đi dự lễ hội hoặc dự đám cưới, phụ nữ dân tộc Lào cũng thường đội khăn thêu hoa văn rất đẹp. Tuy nhiên ngày nay trong đời sống hàng ngày, phụ nữ dân tộc Lào thường mặc váy truyền thống kết hợp với những chiếc áo có kiểu dáng hiện đại. Do nhiều nguyên nhân, nghề dệt của người Lào ở một số nơi cũng đã bị mai một. Chị Lò Thị Tương mới về làm dâu ở bản Na Sang II. Trước đây, chị sống ở xã Mường Luân. Bản của chị cũng là bản dân tộc Lào nhưng nghề dệt vải ở đó đã mai một. Về làm dâu ở đây, Tương bắt đầu học dệt những tấm thổ cẩm đầu tiên do bà và mẹ chồng chị truyền dạy.

Với các nhóm dân tộc từng di chuyển vùng sinh sống, đến nơi ở mới có điều kiện tự nhiên cũng như tập quán sinh hoạt khác với quê hương cũ, những nét văn hóa truyền thống của họ cũng dễ bị biến đổi theo thời gian. Một số tập quán cũ của dân tộc Lào ở Điện Biên như: Các tục kiêng kỵ ; các lễ hội với nghi thức phật giáo ngày nay không còn nữa. Tuy nhiên, những điều này lại được lưu giữ trên tấm thổ cẩm tưởng như chỉ mang ý nghĩa sử dụng kia. Thổ cẩm của người Lào trở nên đặc biệt hơn bởi những nét hoa văn tỉnh xảo mang ý nghĩa huyền bí như: Hoa văn hình người cưỡi voi – con vật biểu tượng của đất nước “vạn tượng” xưa; hình chùa tháp với dáng mái cong vút, tao nhã. Ngoài ra, còn rất nhiều loại hoa văn khác thể hiện vẻ đẹp của các loại hoa lá trong tự nhiên.

Hoa văn trên thổ cẩm dân tộc Lào không chỉ ghi lại những hình ảnh thường thấy ở trong cuộc sống hàng ngày của người Lào xưa. Mỗi nét hoa văn còn là một câu chuyện đầy ý nghĩa. Điển hình như hoa văn con hổ. Phụ nữ dân tộc Lào xưa dệt hoa văn hình con hổ với ý nghĩa nhắc nhở con cháu phải kiêng kỵ. Vốn là dòng họ Lường ở bản Lào kiêng kỵ con hổ. Họ cho cho rằng nếu giết hổ thì sẽ khổ 3 đời. Chính vì vậy, họ luôn nhắc nhở con cháu không được giết hổ. Đi rừng thấy hổ chết thì phải phủ khăn trắng lên mà than khóc, tiếc thương.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Lào ở xã Núa Ngam, huyện Điện Biên

Lại có câu chuyện kể rằng, ngày xưa có người chị dâu muốn hại em chồng, một hôm đi gánh nước nhặt được quả trứng rồng, chị ta bèn đem luộc lên cùng với một quả trứng vịt, khi chồng và em đi làm nương thì dặn chồng ăn trứng vịt, còn em ăn trứng rồng. Nhưng vì thương anh, thấy trứng rồng to hơn nên người em nhường cho người anh. Anh ăn vào, rồi uống nước suối, lập tức đã bị hóa rồng. Anh dặn em buộc dải vải đỏ vào cổ mình để mùa nước lũ anh em nhận ra nhau, rồi bay đi mất.

Các câu chuyện trên đây là chuyện hư cấu, nhưng thể hiện quan niệm vạn vật hữu linh của người Lào cổ. Trong các câu chuyện cũng thấp thoáng thuyết nhân quả của đạo phật. Chính những câu chuyện kỳ bí như vậy khiến cho thổ cẩm Lào có thêm sức cuốn hút. Đó giống như một pho sách phản ánh đời sống văn hóa cũng như tín ngưỡng của người Lào cổ. Nghề dệt thổ cẩm Lào vì vậy đã được coi là nét văn hóa đặc sắc cần gìn giữ. Những năm gần đây, một số ban, ngành chức năng của tỉnh và tổ chức phi chính phủ Jica, đã hỗ trợ giúp người dân bản Na Sang II thành lập hợp tác xã dệt thổ cẩm với mục đích gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống đặc sắc này. Nhiều chị em phụ nữ trong bản đã rất tích cực tham gia hợp tác xã, bởi họ tự hào về nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Văn hóa truyền thống của dân tộc Lào mang đậm dấu ấn của đạo phật. Tuy nhiên, khi những cư dân Lào bị tách biệt khỏi môi trường văn hóa cũ, thì chính quan điểm sống hài hòa của đạo phật, đã khiến các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc Lào dần biến đổi. Qua quá trình giao thoa với các nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Thái bản địa, văn hóa dân tộc Lào ở Điện Biên ngày nay đã mang một màu sắc mới. Tuy nhiên, khi người dân ở các bản Lào có ý thức gìn giữ bản sắc, thì những nét văn hóa của cộng đồng dân tộc ở đây sẽ phong phú thêm, mà cái bản ngã của dân tộc vẫn không hề phai nhạt.
 Lý Thị Ninh (sưu tầm)

Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi dân tộc Lào (Hương Giang)

Lễ hội Căm Mường của người Lào ở Điện Biên

Tóm tắt: Việt Nam và Lào là hai xứ sở kề sát nhau và có quan hệ tình cảm gắn kết qua nhiều thế kỷ. Có những điểm tương đồng song cũng có nhiều khác biệt trong phong tục, tập quán của hai đất nước. Nghiên cứu về văn hóa Lào không thể không tìm hiểu về phong tục cưới hỏi-một hình thức sinh hoạt tinh thần phong phú của dân tộc Lào.
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục cưới xin của người Lào cũng có sự thay đổi. Việc cưới xin ngày càng văn minh, giản tiện hơn nhưng không vì thế mà mất đi những tập quán cổ truyền của dân tộc. Chính sự gìn giữ những yếu tố truyền thống đó đã tạo nên nét văn hóa độc đáo và hết sức đặc trưng của dân tộc Lào.

Trong cuộc sống từ xưa đến nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội bởi nó vừa kế thừa truyền thống, phong tục, tập quán của xã hội lại vừa đổi thay,cách tân theo sự phát triển của thời đại qua từng thời kỳ.Ngày nay, sự du nhập của văn hóa Tây Âu đã tác động và làm biến đổi đến nền văn hóa của nhiều nước trong khu vực châu Á. Song hiếm có đất nước nào trong quá trình hội nhập và phát triển không những du nhập được những nét văn hóa mới mà vẫn giữ được các phong tục cổ truyền như dân tộc Lào. Điều đó được thể hiện một cách rõ nét qua văn hóa cưới hỏi của người Lào.
Nếu như quan niệm Việt Nam coi chuyện tiếp xúc giữa trai gái như lửa với rơm thì người Lào lại quan niệm vấn đề nam nữ như cát với nước và theo lẽ tự nhiên, cát với nước thu hút nhau qua tiếp xúc, giao tế. Trai, gái Lào làm quen, tìm hiểu nhau dễ dàng, cởi mở. Người Lào rất quý con và bình đẳng giữa con gái với con trai. Bởi vậy,con gái Lào từ mười sáu tuổi trở lên được tự do tiếp bạn trai tại nhà, có thể cùng bạn trai đi dự các buổi lễ hội, hội chợ… Tình yêu đôi lứa tự nhiên nảy nở từ sự giao thiệp cởi mở song vẫn được giữ trong khuôn khổ lễ giáo. Từ xưa đến nay trong việc hôn nhân của người Lào, khi cha mẹ đôi bên đã quyết định bàn chuyện kết duyên cho con cái họ thì đôi nam nữ đã yêu nhau hoặc tối thiểu đã quen biết nhau rõ ràng. Bởi vậy trong hôn nhân của người Lào, hiếm có cảnh lần đầu vợ biết mặt chồng trong ngày cưới. Điều đặc biệt là theo tập tục cưới xin ở Lào còn có tục khửn- xu( cho nợ lễ cưới), vợ chồng nghèo có thể về ở với nhau, sau khi làm ăn khá giả sẽ tổ chức lễ cưới theo phong tục của bản mường.
Giống như Việt Nam, tiến trình nghi thức hôn lễ của người Lào ngày nay đã được rút gọn còn một lễ phụ ( lễ bắn tin) và hai lễ chính là lễ hỏi và lễ cưới.
1. Ngan mẳn ( lễ ăn hỏi)
Sau khi 2 gia đình gặp gỡ, thống nhất việc cưới xin của đôi trẻ , bố mẹ, gia đình hai bên sẽ bàn bạc, thoả thuận các điều kiện, cách thức tổ chức và quan trọng hơn là chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ.
Trước kia lễ hỏi được coi là lễ quan trọng trong hôn nhân mà theo đúng nghi thức, gia đình chú rể phải chuẩn bị một số lễ vật gồm:
-   Khà Khuôn phí (lễ vật cúng Thần Hoàng, nơi nhà gái đang cư ngụ). Giá trị của lễ vật sẽ được quy định tuỳ theo hoàn cảnh và thành phần trong xã hội của gia đình hai bên.
-   Khà Đoòng (lễ vật thách cưới) được coi như của hồi môn để đền bù cho công sức nuôi dưỡng của gia đình nhà gái. Đây là nghi thức không thể thiếu mà nhà trai phải nộp cho gia đình cô dâu.  Của hồi môn có thể được tính bằng tiền, vàng ta, đá quý, đất đai nhưng không có quy định cụ thể về số lượng. Nó sẽ được quyết định bởi gia đình cô dâu. Thông thường những gia đình giàu có hoặc có con gái xinh đẹp sẽ đưa ra mức vật chất thách cưới rất lớn. Số lễ vật thách cưới thường được nhà gái giữ hoặc giao lại cho hai vợ chồng với điều kiện sau một thời gian chung sống gia đình phải hoà thuận, người chồng phải hết mực thương yêu vợ. Nó cũng như một khoản vật chất để đảm bảo rằng nếu cuộc hôn nhân của con gái họ không hạnh phúc thì số tiền đó sẽ giúp cho con gái họ đảm bảo cuộc sống sau li hôn. Như vậy, từ xa xưa thân phận của người con gái, phụ nữ Lào đã được xã hội rất coi trọng.
Ngày nay lễ hỏi được tổ chức đơn giản hơn rất nhiều nên việc chuẩn bị các lễ vật cũng chỉ là hình thức .Nhà trai chỉ phải chuẩn bị lễ vật thách cưới và nhà gái lại trao khoản hồi môn đó cho đôi vợ chồng để họ có điều kiện tạo lập cuộc sống riêng sau hôn nhân.
2. Ngan vi va (đám cưới)
Người Lào có lệ tổ chức cưới vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 3 theo lịch Lào. Lý do đơn giản vì khoảng thời gian đó là mùa khô, rất thuận tiện cho việc tổ chức, thực hiện các hoạt động của lễ cưới và tránh được những tháng mùa mưa. Cũng theo lịch Phật, người Lào kiêng cưới vào tháng 7,8,9 vì thời gian này được coi là “ tháng của Phật”. Mọi người đều ăn chay và kiêng kỵ sát sinh, uống bia rượu, tổ chức hội hè…Theo quan niệm của người Lào, ngày tốt để tổ chức đám cưới là ngày trăng rằm hàng tháng , ngụ ý duyên phận vợ chồng son sẽ ngày càng lên cao, càng nẩy nở sáng tỏ như trăng.
Sau khi ngày lành tháng tốt được chọn, hai gia đình sẽ chuẩn bị các công việc cho đám cưới với sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của bà con, họ hàng, làng xóm. Một đám cưới truyền thống của người Lào thường được tổ chức tại nhà của cô dâu vào 10 giờ sáng hoặc 4 giờ chiều.  Sở dĩ họ thường tổ chức cưới vào giờ này vì đây là khoảng thời gian không ảnh hưởng đến công việc thường ngày của mọi người và họ sẽ có nhiều thời gian để vui chơi hơn. Khi buổi lễ kết thúc tại nhà của cô dâu, khách mời có thể dự bữa tiệc mừng đám cưới ngay sau đó. Đám cưới thường được tổ chức trong một ngày gồm những thủ tục sau đây:
-   Haih-Khởi( Lễ rước rể)
-   Su- Khoắn( Lễ buộc chỉ cổ tay)
-   Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng đám cưới)
2.1. Haih- Khởi (Lễ rước rể)
Khác với phong tục truyền thống của Việt Nam, người Lào có tục “gửi rể”Theo tập tục đó, sau hôn lễ, chú rể sẽ về sinh sống ở nhà cô dâu. Có thể giải thích phần nào tại sao chàng trai Lào sau hôn lễ lại về ở nhà vợ qua những câu thành ngữ quen thuộc sau đây của người Lào:
“ Au lục phảy ma dù năm nhà,
Pàn au phí hà ma xày hươn.”
Đem dâu về ở với mẹ chồng
Khác nào rước quỷ về bỏ trong nhà
Ngược lại
“ Đảy lục khởi ma liểng phò thậu
Pàn đảy khậu tềm lẩu tềm kia.”
Được con rể về nuôi bố vợ,
Khác nào được gạo đầy lẫm đầy kho
Theo phong tục thì lễ rước rể được cử hành đầu tiên trong ngày cưới. Khi giờ xuất phát đã điểm, phái đoàn nhà trai gồm bạn bè, họ hàng sẽ rước chú rể đến nhà cô dâu. Đoàn người sẽ phải đi bộ đến nhà cô dâu. Dẫn đầu nhà trai là chú rể trong trang phục truyền thống của Lào: chiếc áo sơ mi dài tay cổ tròn bằng vải thô với hàng khuy cũng làm bằng vải được cài về phía tay trái; chân chú rể quấn chiếc Pha- nhạo- nếp- tiêu (một loại quần lửng ống túm- kiểu trang phục quen thuộc của vua chúa ngày xưa) và vật không thể thiếu trong bất cứ buổi lễ trang trọng nào của người Lào là chiếc Phạ- biềng (khăn quàng vai được làm bằng thổ cẩm). Chiếc khăn được đeo quàng qua vai chú rể và hai đầu được gài với nhau theo kiểu truyền thống chứ không buộc lại một cách thông thường. Tay chú rể cầm theo bó hoa nhỏ làm từ lá và ngọn chuối với một số loại hoa thơm khác được thắp một ít nến .Điều đặc biệt là trên quãng đường luôn có một người, thường là bạn thân nhất của chú rể sẽ đi bên cạnh cầm ô che. Hình ảnh này tạo nên sự liên tưởng tới các vị vua chúa thời xưa luôn dùng ô, lọng che trên đường, nhằm làm tăng thêm vẻ trang trọng của chú rể trong ngày cưới. Của hồi môn được đặt trong Khun-mak (một loại bát mạ vàng hoặc bạc thường được người Lào để nước thơm và hoa tươi mang theo khi lên chùa) do những người lớn tuổi đáng kính trọng hoặc bố mẹ của chú rể mang theo. Không khí vui tươi của đám cưới được thấy ngay trong tiếng trống vang, tiếng khèn, tiếng cười nói, reo hò, có thể nghe thấy bài ca Haih- khởi, thấy những điệu nhảy hoà theo tiếng nhạc. Những lời cầu chúc cho đôi trẻ được mọi người nói với nhau hay thể hiện qua những bàn tay chắp trước ngực họ trong cả quãng đường…
Trong khi đó, cô dâu sẽ đợi trong phòng của mình cho đến khi được gọi ra dự buổi lễ. Không thể phủ nhận rằng cô là người đẹp nhất và hạnh phúc nhất trong giây phút này. Trang phục cưới của người con gái Lào được thiết kế hết sức tinh sảo với màu sắc sặc sỡ, tươi tắn như màu của rừng núi, hoa tươi..  Đó là chiếc áo hình ống kiểu truyền thống với váy quây có cạp được trang trí bởi các hoạ tiết thổ cẩm rất đẹp mắt. Chiếc khăn phạ- biềng đeo qua vai được lựa chọn phù hợp với màu sắc của chiếc váy càng làm nổi bật sự đồng bộ và sang trọng của bộ lễ phục. Tóc cô dâu được bới cao lên đỉnh đầu( thường được cuốn với tóc giả cho dày dặn) và được điểm trang thêm nhiều loại kim gài rất đẹp mắt. Thứ không thể thiếu để giúp cô dâu thêm vẻ đẹp quý phái, sang trọng là những đồ trang sức bằng vàng ta được cha mẹ sắm sửa cho trước lễ cưới. Người  Lào thường rất ưa thích việc đeo nhiều loại trang sức vàng được thiết kế theo kiểu truyền thống. Có thể nói sự chờ đợi dường như là vô tận trong khoảnh khắc này.
Khi đến trước cổng nhà gái, đoàn nhà trai sẽ dừng bước trước một sợi dây được làm bằng bạc hoặc mạ vàng ngăn cho đoàn nhà trai vào do họ hàng cô dâu đứng giữ. Để có thể vào nhà, đoàn nhà trai buộc phải trả lời một số câu hỏi của họ hàng cô dâu. Đó có thể chỉ là những câu hỏi thông thường giữa hai bên nhà thông gia như: tên anh là gì, anh từ đâu đến, anh mang theo những gì đến đây… hoặc những câu hỏi gần gũi hơn như anh có đảm bảo con cháu anh sẽ đem lại hạnh phúc cho vợ của mình, có thực sự mong muốn tạo mối quan hệ tốt với chúng tôi… Thậm chí là những lời mặc cả, thoả thuận song mục đích của nó là để tạo sự giao lưu, thân thiện giữa hai gia đình. Trong suốt quá trình này chú rể không được nói gì mà chỉ có những người lớn tuổi nói với nhau một cách thân thiện, lịch sự và không thể thiếu được trong sự giao lưu đó là những chén rượu mừng trao cho nhau. Sau khi các câu trả lời đã làm thoả mãn gia đình và bạn bè cô dâu ,chú rể sẽ  đưa một khoản tiền nhỏ cho những người “ gác cổng”thường là trẻ con hoặc những cô gái trẻ cầm sợi dây. Nếu cảm thấy hài lòng với món tiền đó, họ sẽ mở rộng đường để mời đoàn nhà trai vào song chú rể phải rửa chân trước khi bước vào cửa nhà. Chú rể sẽ đặt hai chân lên một miếng đá có phủ lá chuối xanh tươi do gia đình cô dâu chuẩn bị sẵn. Người nhà của cô dâu sẽ đem một khay nước cùng một tấm khăn để rửa chân thật kỹ cho chú rể. Dĩ nhiên cũng như khi bước vào cổng nhà, chú rể phải thưởng tiền cho người thi hành lệ đó cho mình. Tục này ngụ ý chú rể sẽ rửa hết những gì không tốt và về ở nhà vợ với tấm thân trong sạch, đem theo những điều mới mẻ, tốt đẹp. Sau đó một người họ hàng lớn tuổi của nhà gái, thường là những người đã có cuộc hôn nhân dài và hạnh phúc sẽ dẫn anh ta đến nơi đặt Pha- khoắn( mâm lễ) . Lúc này người mẹ sẽ dẫn cô dâu ra và buổi lễ được bắt đầu.
2.2. Su- khoắn ( lễ buộc chỉ cổ tay)
Lễ Su- khoắn dùng để chỉ một hình thức tổ chức biểu hiện một nội dung tín ngưỡng được biết đến cái tên quen thuộc là Lễ buộc chỉ cổ tay. Trong Đạo Phật hệ tiểu thừa- quốc giáo của người Lào - không hề có nghi lễ này. Du nhập và phát triển từ thời vua Pha-ngum (thế kỷ XIV), Phật giáo còn tồn tại song song cùng với nhiều tín ngưỡng khác gọi chung là Linh hồn giáo tức tín ngưỡng về thần, ma. Sự chiếm lĩnh của Phật giáo đã làm một số đạo, tín ngưỡng đó bị mờ nhạt, chỉ còn giữ lại một số nghi lễ lớn trong đó có Su- khoắn là tục buộc chỉ cổ tay để cầu vía, cầu phúc. Theo đó người Lào tin rằng con người có phì (linh hồn hay còn gọi là ma). Khi chết thì linh hồn vẫn tồn tại. Nó có thể phù hộ nhưng cũng có thể gây tai hoạ cho con người nên đã hình thành hai khái niệm là Phì- đi (ma lành) vàPhì- hãi (ma dữ). Phì- đi là ma bản, ma nhà (ông bà, cha mẹ, người phúc đức có công với bản) thường trú ngụ quanh bản làng, nhà cửa để phù hộ, che chở cho con cháu, dân bản. Phì- hãi là linh hồn của những người chết bất đắc kỳ tử , chết oan, chết yểu không người thờ cúng, thường ẩn khuất ở những cây cao lớn, vực nước xoáy, mỏm đá cao… Làm lễ Su-khoắn để cầu cho những linh hồn của “ma lành” để nó luôn luôn bảo vệ, đem lại may mắn cho con người và ngăn sự xâm phạm của ‘ma dữ’. Như vậy có thể thấy dù là phong tục không thể thiếu trong các lễ cưới nhưng trong lễ Su- khoắn, ý nghĩa của việc xác nhận hai người đã thành vợ thành chồng không được chú trọng mà nó chỉ là sự mong cầu may mắn, hạnh phúc, sức khoẻ cho đôi vợ chồng mới.
Nghi lễ Su- khoắn thường được diễn ra ở nơi trang trọng nhất trong nhà, thường là phòng khách.Pha-khoắn (mâm lễ) phải được chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi lễ. Nó được tạo nên bởi các ô và khan(loại mâm nhỏ) chồng lên nhau. Trên mỗi mâm được cắm  nhiều ống hình ống loa làm bằng lá chuối xanh phủ đầy các loại hoa đủ màu sắc, thường có một loại hoa chủ đạo là hoa chăm- pa. Trầu cau, thuốc lá, trứng luộc, xôi, rượu, nhang, nến... được bầy biện một cách ngay ngắn xung quanh mâm. Và không thể thiếu trong mâm Pha-khoắn những sợi chỉ trắng được làm bằng bông, móc vào những chiếc que nhỏ và cắm quanh mâm lễ.
Lễ cưới truyền thống của người Lào không thể thiếu Mor- phon (vị chủ lễ), người sẽ điều hành lễ Su- khoắn. Bắt đầu buổi lễ, cô dâu chú rể ngồi theo hàng cùng với gia đình, người thân của họ.Mor-phon lấy sợi chỉ trắng dài để nối mâm Pha- khoắn và đưa 2 đầu sợi dây cho cô dâu chú rể kẹp vào lòng bàn tay trong tư thế chắp hai tay cầu nguyện. Buổi lễ bắt đầu, Mor-phon nhắm mắt và bắt đầu đọc các bài kinh, các câu xướng trong lúc hành lễ. Đó là những câu thơ thi vị, tự nhiên, gần gũi, mong muốn cô dâu sẽ là người vợ tốt, chú rể có thể là trụ cột vững chắc cho gia đình... Thời gian làm lễ sẽ kéo dài từ 1 đến 3 tiếng đồng hồ. Kết thúc buổi lễ, gia đình và bạn bè hai bên sẽ vái lần cuối và đồng thanh hô “ Khuane aeh ma Deh” để gọi “ vía” về. Sau phần nghi thức Su- khoắn , vị chủ lễ lấy một quả trứng luộc, dùng chỉ cắt đôi, một nửa trao cho cô dâu, một nửa trao cho chú rể để hai người đút trọn cho nhau. Hình ảnh quả trứng hàm ý đã là vợ chồng thì hai người phải luôn yêu thương, đùm bọc, bảo vệ lấy nhau. Kế đó vị chủ lễ lấy một sợi chỉ trắng vừa đủ dài, một đầu cột vào cổ tay của chú rể, đầu kia cột vào cổ tay  của cô dâu rồi ra hiệu cho hai người kéo tay giật đứt làm đôi. Lúc này ánh mắt của mọi người đều tập trung xem cổ tay người nào giữ được phần dài hơn thì người đó là sẽ là người được nhiều may mắn hơn( hoặc là người sẽ giữ được tình cảm lâu bền hơn). Có những vùng như Xiêng Khoảng vị chủ lễ sẽ cắt sợi dây làm đôi cho bằng nhau để tránh chuyện ganh tỵ. Sau đó mọi người có mặt trong buổi lễ sẽ lần lượt buộc chỉ cổ tay cho hai người không quên kèm những lời chúc tốt đẹp nhất đến đôi trẻ. Một số người sẽ cuốn theo tiền vào sợi chỉ coi như món quà cho đôi trẻ để họ bắt đầu cuộc sống mới. Sợi chỉ trắng là biểu tượng cho sự may mắn và lời cầu nguyện cho đôi trẻ: hai tâm hồn sẽ thành một và sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi.
Một điều quan trọng là lễ cưới của người Lào không đòi hỏi phải có sự tham gia của các vị sư như đám cưới của người Thái Lan. Nhiều người nhầm tưởng rằng phong tục của Lào và Thái giống nhau song đám cưới cổ truyền tại hai nước được sắp đặt khác nhau. Theo phong tục của người Lào, mặc dù không cần thiết nhưng cũng có thể mời các nhà sư đến để làm lễ cầu nguyện trước hoặc sau ngày cưới . Trong ngày cưới không tiến hành nghi lễ đó vì đám cưới không có liên quan đến tôn giáo. Thay vì đó buổi lễ sẽ được điều hành bởi vị chủ lễ, thường là những người đứng tuổi hoặc các vị sư đã hoàn tục là người trong làng. Trong văn hoá của người Thái Lan, họ không có lễ Su- khoắn cho các dịp đặc biệt như đám cưới, đính hôn, liên hoan chia tay, mừng đầy tháng… mà chỉ có dân tộc Lào ở Thái Lan còn thực hiện lễ đó.
2.3. Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng đám cưới)
Bữa tiệc mừng sẽ được tổ chức vào buổi tối ngày hôm đó tại nhà của cô dâu hay ngoài khách sạn và thường được kéo dài trong khoảng bốn đến năm tiếng đồng hồ. Có thể ví như trong một ngày người Lào tổ chức hai lễ cưới: một lễ cưới truyền thống( tức lễ Su- khoắn) dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng và một lễ cưới hiện đại dành cho tất cả các vị khách mời gồm cả nam thanh nữ tú, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể.
Sự nhu nhập của văn hoá Tây- Âu trong những năm gần đây cũng làm biến đổi cách thức tổ chức lễ ăn mừng đám cưới của người Lào. Ngày nay nó được tổ chức theo xu hướng hiện đại song vẫn đảm bảo các nghi thức truyền thống. Có thể nhận định hiếm dân tộc nào trên đất nước Châu Á trong giai đoạn hội nhập, phát triển không những du nhập được nét văn hoá mới mà vẫn giữ vững được nét đặc trưng, đặc sắc như dân tộc Lào- được thể hiện một cách rõ nét qua cách tổ chức lễ ăn mừng đám cưới.
Bữa tiệc được bắt đầu khoảng 11giờ trưa hoặc 6, 7 giờ tối. Dù đến sớm hay đúng giờ được mời thì các vị khách cũng nán đợi đến giờ tổ chức rồi mới bắt đầu ăn tiệc (chủ nhà sẽ đón khách trong khoảng 1 tiếng tính từ thời gian ghi trong giấy mời). Điều đặc biệt trong cách đón khách của người Lào là không chỉ cô dâu chú rể cùng bố mẹ hai bên mà hầu hết những người họ hàng gần gũi cũng sẽ đứng trang trọng bên ngoài để cùng đón khách( thường ưu tiên những người họ hàng có chức sắc, quan hệ rộng). Đoàn đón khách ăn mặc thật đẹp đứng thành một hàng dài theo từng hàng nam trước nữ sau( thông thường có khoảng chục đôi vợ chồng là họ hàng thân thích của nhà gái). Đứng ở cửa vào phòng chính là các cô gái trẻ tay cầm khán( khay nhỏ) để mời tất cả các vị khách khi qua cửa sẽ uống một ly rượu tây. Đến giờ khai mạc bữa tiệc, sau khi đại diện hai gia đình có lời cám ơn mọi người mới bắt đầu dùng bữa. Lúc này cô dâu, chú rể sẽ đi từng bàn chúc rượu. Chú rể cầm chai rượu tây rót vào ly trên khay do cô dâu cầm rồi đi mời rượu các vị khách quý và hầu hết không ai từ chối uống ly rượu mừng đó. Tuy nhiên họ không mời tất cả mà chỉ mời đại diện những vị khách quan trọng thường được sắp xếp ngồi trên những dãy bàn đầu. Sau đó buổi tiệc mới thực sự bắt đầu bằng tiếng nhạc sống và điệu nhảy truyền thống Lam Vông đầu tiên của cô dâu và chú rể.Sau điệu nhảy của đôi trẻ,sân khấu dành cho tất cả mọi người cùng tham gia . Dưới sự dẫn dắt của người dẫn chương trình, mỗi một bài hát là một điệu nhảy mà cặp đôi đầu tiên lên nhảy sẽ được xướng tên, sau đó các vị khách khác có thể lên hoà cùng giai điệu, tham gia cuộc vui. Điều độc đáo là các bản nhạc của Lào, dù là những bài hát truyền thống hay những bản nhạc cách tân theo phong cách Valse, Rumba, Cha cha…đều có nhịp điệu sôi nổi, đặc trưng và hết sức phù hợp với điệu múa Lam Vông truyền thống. Điệu múa tuy chỉ có những động tác đơn giản nhưng không ngừng khiến ta say sưa thể hiện qua giai điệu của các bản nhạc. Ngoài các kiểu múa Lam Vông theo đôi, người Lào còn có những kiểu múa tập thể hết sức độc đáo. Trai gái, già trẻ sẽ đứng theo hàng và nhảy theo nhịp điệu của tiếng nhạc thật đều. Và trong suốt buổi tiệc mừng đám cưới, gia đình cô dâu chú rể và các vị khách mời có thể vừa ăn uống vừa giao lưu với nhau qua những câu chuyện, những điệu nhảy… Dù có tổ chức ở những nơi xa hoa, tráng lệ như khách sạn hay dân dã tại nhà thì nét văn hoá sinh hoạt cộng đồng của người Lào cũng không hề thay đổi. Lễ cưới kết thúc, chắc hẳn mọi người đều thấm mệt song những niềm vui trong họ thật khó quên…
Như vậy cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của người Lào cũng có những sự thay đổi. Việc cưới xin bây giờ tương đối giản tiện hơn, văn minh hơn song vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc. Đám cưới- hình thức sinh hoạt tinh thần của dân tộc Lào thực sự tạo được những ấn tượng tốt đẹp về con người, về văn hoá, tập tục của đất nước mến khách này.Chỉ cần một lần được gần gũi, tiếp xúc cũng để lại những ấn tượng khó có thể nào quên…

Hương Giang (sưu tầm)